12/10/2000: Tàu USS Cole bị khủng bố tấn công

Nguồn: USS Cole attacked by terrorists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2000, lúc 12:15 chiều theo giờ địa phương, một chiếc xuồng cao su có động cơ chở đầy chất nổ đã xé toạc một lỗ có kích thước khoảng 4 m2 ở mạn trái của USS Cole, một tàu khu trục của Hải quân Mỹ đang tiếp nhiên liệu tại Aden, Yemen. 17 thủy thủ đã thiệt mạng và 38 người khác bị thương trong vụ tấn công được thực hiện bởi hai kẻ khủng bố liều chết được cho là thành viên của mạng lưới khủng bố al Qaeda của Osama bin Laden, đang sống lưu vong ở Ả Rập Saudi. Continue reading “12/10/2000: Tàu USS Cole bị khủng bố tấn công”

Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU

Nguồn: Carl Bildt, “The Promise and Peril of EU Expansion,” Foreign Affairs, 28/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên minh châu Âu cần phải kết nạp Ukraine – nhưng mọi chuyện sẽ không đơn giản.

Trong sáu thập niên vừa qua, không có khía cạnh nào trong quá trình hội nhập châu Âu gây tác động lớn như việc mở rộng dần dần tổ chức mà ngày nay là Liên minh châu Âu. Sự mở rộng của EU đã mang nền dân chủ đến những nơi từng chỉ biết đến độc tài. Nó đã biến một lục địa thường xuyên xung đột trở thành một trong những khu vực thịnh vượng nhất trên thế giới. Continue reading “Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU”

Đúng, trật tự thế giới hiện nay là đa cực!

Nguồn: Emma Ashford và Evan Cooper, “Yes, the World Is Multipolar,” Foreign Policy, 05/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Không, trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!

Nhưng đó không phải là tin xấu đối với Mỹ.

Một thuật ngữ học thuật ít được mọi người biết đến đột nhiên trở nên thịnh hành trong các vấn đề quốc tế. Trật tự đa cực – ý tưởng cho rằng có nhiều cường quốc quan trọng trên toàn cầu, chứ không phải chỉ một vài siêu cường – đang được các nhà lãnh đạo, CEO, và học giả coi là tương lai. Tin tức khắp nơi đang gợi ý tầm quan trọng ngày càng tăng của các cường quốc tầm trung, từ Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil đến Hàn Quốc và Australia. Continue reading “Đúng, trật tự thế giới hiện nay là đa cực!”

10/10/1991: Cựu nhân viên bưu điện Mỹ trở thành kẻ giết người hàng loạt

Nguồn: A former postal worker commits mass murder, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, cựu nhân viên bưu điện Mỹ Joseph Harris đã bắn chết hai đồng nghiệp cũ tại bưu điện ở Ridgewood, New Jersey. Đêm hôm trước, hắn đã giết cấp trên cũ của mình, Carol Ott, bằng một thanh kiếm samurai dài gần 3m, và bắn chết vị hôn phu của cô, Cornelius Kasten, tại nhà của họ. Sau bốn giờ đối đầu với cảnh sát tại bưu điện, Harris đã bị bắt. Vụ tấn công bạo lực này là một trong hàng loạt vụ tấn công khét tiếng của nhân viên bưu điện dẫn đến việc bổ sung cụm từ “going postal” (nghĩa bóng là hoá điên/ nghĩa đen là đến bưu điện) vào từ điển của người Mỹ. Continue reading “10/10/1991: Cựu nhân viên bưu điện Mỹ trở thành kẻ giết người hàng loạt”

Những điều cần biết về xung đột Israel-Hamas

Nguồn: Daniel Byman và Alexander Palmer, “What You Need to Know About the Israel-Hamas Violence,” Foreign Policy, 07/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình hình đang rất hỗn loạn, giao tranh vẫn tiếp diễn. Nhưng đã có thể rút ra một số quan sát như sau.

Sáng ngày 7/10, Hamas, nhóm chiến binh người Palestine, đã thực hiện một cuộc tấn công lớn vào Israel với quy mô và phạm vi gần như chưa từng có tiền lệ. Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Hamas đã bắn tên lửa từ Gaza và các thành viên của tổ chức này đã thâm nhập qua biên giới Israel, nơi họ tham gia các cuộc đọ súng tại bảy địa điểm khác nhau ở miền nam Israel. Có ít nhất 250 người Israel đã thiệt mạng và con số này dự kiến sẽ còn tăng lên, với hơn 1.400 người bị thương, trong đó ít nhất 18 người bị thương nặng và 267 người trong tình trạng nghiêm trọng. Hamas cũng được cho là đã bắt hàng chục người Israel làm con tin, công bố video để khẳng định tuyên bố của mình. Continue reading “Những điều cần biết về xung đột Israel-Hamas”

Bên trong cuộc thanh trừng quân đội của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Inside Xi Jinping’s great military purge,” Nikkei Asia, 05/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự vắng mặt của nhiều sĩ quan trong tiệc mừng Quốc Khánh thể hiện quyết tâm của Tập Cận Bình trong việc củng cố lòng trung thành của quân đội.

Một cuộc đại thanh trừng quân đội đang được tiến hành ở Trung Quốc.

Sự vắng mặt của các nhân vật chủ chốt của quân đội trong bữa tiệc chiêu đãi kỷ niệm ngày thành lập nước Trung Hoa thời hiện đại vào tuần trước đã làm rõ thực tế đó và khiến chính giới Bắc Kinh phải suy nghĩ về ý định của Chủ tịch Tập Cận Bình. Continue reading “Bên trong cuộc thanh trừng quân đội của Tập Cận Bình”

08/10/2004: Wangari Maathai giành giải Nobel Hòa bình

Nguồn: Kenyan environmentalist and human rights campaigner Wangari Maathai wins Nobel Peace Prize, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2004, nhà hoạt động vì môi trường người Kenya, Wangari Maathai, đã nhận được giải Nobel Hòa bình nhằm ghi nhận “đóng góp của bà cho sự phát triển bền vững, dân chủ, và hòa bình.” Bà cũng trở thành người phụ nữ châu Phi đầu tiên giành được giải thưởng này.

Maathai sinh ra trong một gia đình nông dân vào năm 1940 và lớn lên trong một cộng đồng nông thôn ở Kenya. Bà nhận bằng cử nhân và thạc sĩ tại Mỹ trước khi trở lại nước Kenya mới độc lập vào năm 1966, nơi bà trở thành người phụ nữ đầu tiên ở miền đông và miền trung châu Phi có bằng tiến sĩ. Năm 1977, bà thành lập Phong trào Vành đai Xanh (Green Belt Movement), một tổ chức cơ sở tập trung vào xoá đói giảm nghèo và bảo tồn môi trường tự nhiên. Continue reading “08/10/2004: Wangari Maathai giành giải Nobel Hòa bình”

07/10/1975: Thẩm phán New York đảo ngược lệnh trục xuất John Lennon

Nguồn: A New York judge reverses John Lennon’s deportation order, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, một thẩm phán của Tòa án Tối cao Tiểu bang New York đã đảo ngược lệnh trục xuất John Lennon, cho phép ông ở lại một cách hợp pháp tại ngôi nhà của mình ở Thành phố New York.

Các cuộc biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam đã leo thang đáng kể sau thông báo về cuộc xâm lược Campuchia vào ngày 30/04/1970 và vụ bắn chết bốn sinh viên biểu tình tại Đại học Kent State chỉ bốn ngày sau đó. Trong những cuộc biểu tình này, những người biểu tình ôn hòa thường hát bài “Give Peace A Chance” (Hãy cho hòa bình một cơ hội, ra mắt năm 1969) của Lennon, nhưng những cuộc tụ tập khác lại mang tính gây hấn nhiều hơn. Continue reading “07/10/1975: Thẩm phán New York đảo ngược lệnh trục xuất John Lennon”

Thăng trầm trong chính sách ngoại giao chiến lang của Trung Quốc

Nguồn: Duan Xiaolin và Liu Yitong, “The Rise and Fall of China’s Wolf Warrior Diplomacy,” The Diplomat, 22/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chuyển hướng của Trung Quốc sang chính sách ngoại giao cưỡng bức bắt nguồn từ những nguyên nhân trong nước rất quan trọng cần được xem xét, ngay cả khi chính phủ báo hiệu một cách tiếp cận mới.

Việc triển khai “ngoại giao chiến lang”, một phong cách ngoại giao cưỡng bức mới của Trung Quốc, đã làm dấy lên lo ngại toàn cầu về sự hung hăng của Bắc Kinh trong những năm gần đây. Dưới đây là một số ví dụ nổi bật.

Tháng 3/2020, Triệu Lập Kiên, khi đó là người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, đã châm ngòi cho một thuyết âm mưu rằng quân đội Mỹ có thể đã mang COVID-19 đến Trung Quốc trong Thế vận hội Quân sự (Military World Games), được tổ chức tại Vũ Hán vào tháng 10/2019. Continue reading “Thăng trầm trong chính sách ngoại giao chiến lang của Trung Quốc”

05/10/1892: Băng Dalton bị tiêu diệt ở Coffeyville, Kansas

Nguồn: The Dalton Gang is wiped out in Coffeyville, Kansas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1892, băng Dalton khét tiếng đã cùng lúc thực hiện hai vụ cướp táo bạo giữa ban ngày ở hai ngân hàng tại Coffeyville, Kansas. Nhưng nếu các thành viên băng đảng tin rằng sự táo bạo trong kế hoạch của chúng sẽ mang lại thành công thì chúng đã nhầm lẫn tai hại. Thay vào đó, bọn chúng đã bị người dân thị trấn tiêu diệt.

Suốt một năm rưỡi, băng Dalton đã khủng bố tiểu bang Oklahoma, chủ yếu tiến hành các vụ cướp tàu lửa. Dù băng này gây ra nhiều vụ giết người hơn là cướp bóc, nhưng chúng đã thoát được những nỗ lực của các quan chức tư pháp Oklahoma nhằm đưa chúng ra trước công lý. Có lẽ thành công đã tạo ra sự tự tin thái quá, nhưng bất kể lý do là gì, các thành viên băng đảng đã quyết định thử cướp không chỉ một ngân hàng mà là hai ngân hàng, Ngân hàng First National và Ngân hàng Condon, ở quê cũ của chúng là Coffeyville cùng một lúc. Continue reading “05/10/1892: Băng Dalton bị tiêu diệt ở Coffeyville, Kansas”

Tại sao không thể làm ngơ trước vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar ở Canada?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why the west cannot turn a blind eye to a murder in Canada,” Financial Times, 02/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bỏ qua việc các chính phủ nước ngoài nhúng tay vào các vụ ám sát sẽ gây ra rủi ro lớn cho an ninh quốc gia và ổn định xã hội.

Khi chào đón Narendra Modi đến Washington hồi tháng 6, Joe Biden nói, “Giữa chúng ta có sự tôn trọng lẫn nhau rất lớn vì cả hai nước đều là những nền dân chủ.” Tuyên bố chung do các nhà lãnh đạo Mỹ và Ấn Độ đưa ra nhấn mạnh niềm tin chung của họ rằng “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ phải được tôn trọng.”

Tuyên bố đó được đưa ra vào ngày 22/06, bốn ngày sau vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar, người đã bị bắn tới 34 viên đạn trong một bãi đậu xe ở Vancouver. Continue reading “Tại sao không thể làm ngơ trước vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar ở Canada?”

Tại sao Tập Cận Bình không tin tưởng quân đội?

Nguồn: Joel Wuthnow, “Why Xi Jinping Doesn’t Trust His Own Military,” Foreign Affairs, 26/09/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ý nghĩa thực sự của việc các tướng lĩnh Trung Quốc biến mất là gì?

Trong hai tháng qua, hàng loạt tướng lĩnh cấp cao của Trung Quốc đã biến mất khỏi tầm mắt công chúng, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng và ban lãnh đạo lực lượng phụ trách tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBMs) của Trung Quốc. Những vụ việc này gây ngạc nhiên nếu xét đến quan điểm cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nắm quyền kiểm soát Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) và việc ông cam kết loại bỏ tận gốc những hành vi sai trái trong nhiệm kỳ của mình. Trên thực tế, những hành vi sai trái không chỉ tiếp diễn mà còn ảnh hưởng đến một số bộ phận nhạy cảm nhất của PLA, cho thấy giới hạn quyền lực của Tập Cận Bình. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình không tin tưởng quân đội?”

03/10/2011: Đảo ngược phán quyết vụ Amanda Knox

Nguồn: Amanda Knox murder conviction overturned in Italy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2011, trong một quyết định gây chú ý trên toàn thế giới, một tòa phúc thẩm ở Italy đã đảo ngược bản án giết người đối với Amanda Knox, một sinh viên trao đổi người Mỹ, người hai năm trước đó đã bị kết tội trong vụ sát hại bạn cùng phòng người Anh của cô, Meredith Kercher, vào năm 2007 ở Perugia, Italy. Vào thời điểm bị kết án năm 2009, Knox, khi đó 22 tuổi, nhận bản án 26 năm tù, trong khi bạn trai cũ của cô, sinh viên người Italy Raffaelle Sollecito, người cũng bị kết tội giết người, bị kết án 25 năm tù. Vụ án giật gân, gây xôn xao dư luận này đã đặt ra câu hỏi ở Mỹ về hệ thống tư pháp Italy, và liệu Knox, người luôn khẳng định mình vô tội, có bị kết án oan hay không. Continue reading “03/10/2011: Đảo ngược phán quyết vụ Amanda Knox”

Vladimir Medinsky: Người đứng sau những trang sử bị bóp méo của Putin

Nguồn: Mikhail Zygar, “The Man Behind Putin’s Warped View of History,” New York Times, 19/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kể từ tháng này, tất cả học sinh trung học ở Nga sẽ bắt đầu học sách giáo khoa lịch sử mới. Trên các trang sách ấy, các em sẽ tìm thấy một bản tường thuật cực kỳ đơn giản về quãng thời gian 80 năm qua – từ cuối Thế chiến II đến nay – tất cả đều có dấu ấn của Điện Kremlin.

Người ta chẳng buồn che giấu chủ nghĩa xét lại. Trái ngược với những mô tả tiêu chuẩn trong sách giáo khoa Nga hơn 30 năm qua, Stalin được thể hiện như một nhà lãnh đạo khôn ngoan và hiệu quả, người có công giúp Liên Xô giành chiến thắng trong thế chiến và giúp dân thường có cuộc sống tốt hơn. Những đợt đàn áp vẫn được đề cập, nhưng dưới dạng những lời cáo buộc. Người đọc sẽ có cảm giác rằng các nạn nhân của Stalin đều có tội và phải chịu trừng phạt tương xứng. Continue reading “Vladimir Medinsky: Người đứng sau những trang sử bị bóp méo của Putin”

Trương Đức Giang: ‘Người thứ ba’ ở Bắc Đới Hà và tương lai chính trị Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “’Third man’ of Beidaihe offers clue behind China’s turmoil,”Nikkei Asia, 28/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chế độ Tập Cận Bình đã đáp trả bằng việc chấm dứt sự nghiệp của con trai Đặng Tiểu Bình.

Biến động chính trị ở Trung Quốc ngày nay không đơn thuần chỉ xoay quanh việc các bộ trưởng mất tích.

Trương Đức Giang, một đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc 76 tuổi, người đã tham dự mật nghị thường niên Bắc Đới Hà hồi tháng 8, là chìa khóa giúp chúng ta hiểu những gì đang thực sự xảy ra bên trong Trung Quốc của Tập Cận Bình. Continue reading “Trương Đức Giang: ‘Người thứ ba’ ở Bắc Đới Hà và tương lai chính trị Trung Quốc”

01/10/2005: Đánh bom khủng bố tại Bali

Nguồn: Suicide bombers stage attacks in Bali, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, những kẻ đánh bom liều chết đã tấn công ba nhà hàng ở hai khu du lịch trên đảo Bali của Indonesia, một khu nghỉ mát nổi tiếng. Vụ đánh bom đã giết chết 22 người, bao gồm cả những kẻ đánh bom, và làm bị thương hơn 50 người. Đây là vụ đánh bom liều chết thứ hai làm rung chuyển hòn đảo trong vòng chưa đầy ba năm. (Năm 2002, ba vụ đánh bom khác đã giết chết 202 người, nhiều trong số đó là người nước ngoài đang đi nghỉ ở Bali, gồm có 88 người Australia.) Continue reading “01/10/2005: Đánh bom khủng bố tại Bali”

30/09/1776: George Washington phàn nàn về lực lượng dân quân

Nguồn: General George Washington complains about his militia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong một lá thư gửi cho cháu trai của mình, Lund Washington, quản lý đồn điền ở Mount Vernon, Tướng George Washington đã viết về sự bất bình của ông đối với các hành vi vô kỷ luật và thành tích chiến trường kém cỏi của lực lượng dân quân Mỹ. Washington đổ lỗi rằng sự phụ thuộc của phe Ái Quốc vào lực lượng dân quân là nguyên nhân chính khiến ông để mất Long Island và Manhattan vào tay người Anh. Continue reading “30/09/1776: George Washington phàn nàn về lực lượng dân quân”

Không, trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!

Nguồn: Jo Inge Bekkevold, “No, the World Is Not Multipolar,” Foreign Policy, 22/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một thế giới đa cực với các trung tâm quyền lực mới nổi là một ý tưởng phổ biến nhưng không chính xác, và có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng về chính sách.

Một trong những lập luận được các chính trị gia, nhà ngoại giao, và nhà quan sát chính trị quốc tế lặp đi lặp lại nhiều nhất là thế giới đang hoặc sẽ sớm trở thành đa cực. Trong những tháng gần đây, lập luận này đã được đưa ra bởi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Josep Borrell, Cao uỷ đặc trách đối ngoại của Liên minh châu Âu, lập luận rằng thế giới đã trở thành một hệ thống “đa cực phức tạp” kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Continue reading “Không, trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!”

28/09/2018: Tuyến vận chuyển Bắc Cực được mở do băng tan

Nguồn: Arctic shipping lane opens due to ice melt; cargo ship completes the journey, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2018, tàu chở hàng Venta Maersk cập cảng St. Petersburg, Nga, hơn một tháng sau khi khởi hành từ Vladivostok ở bờ bên kia đất nước. Chuyến đi thành công xuyên qua vùng Bắc Cực của Nga (Russian Arctic) là một bước ngoặt đối với ngành vận tải biển quốc tế, đồng thời là một lời nhắc nhở nghiêm túc về mức độ tan chảy của các chỏm băng trên Trái Đất. Continue reading “28/09/2018: Tuyến vận chuyển Bắc Cực được mở do băng tan”

Đằng sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc

Nguồn: Gina Anne Tam, “China’s Language Police,” Foreign Affairs, 19/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Bắc Kinh lại tìm cách quảng bá tiếng Quan Thoại?

Cuối tháng 8 vừa qua, chính quyền Hong Kong đã đột kích vào nhà của Andrew Chan, người sáng lập một nhóm ủng hộ tiếng Quảng Đông có tên là Hiệp hội Học tập Ngôn ngữ Hong Kong (Hong Kong Language Learning Association). Lực lượng an ninh quốc gia đã thẩm vấn Chan về một cuộc thi tiểu luận mà nhóm của ông đã tổ chức ba năm trước đó, dành cho các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ phổ biến ở Hong Kong. Một trong những tác phẩm lọt vào vòng chung kết của cuộc thi là một truyện ngắn viễn tưởng, kể về một chàng trai trẻ tìm cách khôi phục lịch sử của Hong Kong vốn đã bị chế độ độc tài xóa bỏ. Trong quá trình lục soát nhà của Chan mà không hề có lệnh khám xét, cảnh sát đã yêu cầu ông xóa tác phẩm trên khỏi trang web của mình, đe dọa sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ông và gia đình. Sau đó, Chan đưa ra tuyên bố rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài giải tán Hiệp hội, một tổ chức đã giúp quảng bá văn hóa Hong Kong thông qua việc bảo tồn tiếng Quảng Đông trong gần mười năm. Continue reading “Đằng sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc”