Đài Loan là động lực cho cuộc thanh trừng quân sự của Tập?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s ambition to unify Taiwan motivates military purges,” Nikkei Asia, 11/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc hòn đảo chuẩn bị bỏ phiếu bầu tổng thống tiếp theo, Bắc Kinh đang tìm cách gây thêm áp lực.

Cuộc bầu cử tổng thống của Đài Loan đã mang lại cho Trung Quốc một cái cớ để phô diễn sức mạnh quân sự, và quân đội nước này, đặc biệt là các quân chủng rocket và tên lửa, đã trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế.

Chiều thứ Ba (09/01/2024), Bộ Quốc phòng Đài Loan đã phát đi một cảnh báo khẩn cấp, thông báo cho người dân rằng một tên lửa do Trung Quốc phóng đi đã bay qua khu vực phía nam của hòn đảo. Chuông báo động vang lên khắp Đài Loan, trong lúc người dân nhận được thông báo khẩn cấp trên điện thoại của mình. Continue reading “Đài Loan là động lực cho cuộc thanh trừng quân sự của Tập?”

14/01/1875: Ngày sinh Albert Schweitzer

Nguồn: Albert Schweitzer born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1875, Albert Schweitzer, nhà thần học, nhạc sĩ, nhà triết học, và bác sĩ từng đoạt giải Nobel, đã chào đời tại Upper-Alsace, Đức (nay là Haut-Rhin, Pháp).

Là con trai và cháu trai trong một gia đình mục sư, Schweitzer đã theo học thần học và triết học tại các trường đại học Strasbourg, Paris, và Berlin. Sau khi làm mục sư, ông ghi danh tại trường y vào năm 1905, với ước mơ trở thành nhà truyền giáo ở châu Phi. Schweitzer cũng là một nghệ sĩ đàn organ hòa nhạc nổi tiếng, từng tham gia các buổi biểu diễn chuyên nghiệp để kiếm tiền đi học. Đến năm 1913, khi nhận được bằng y khoa (M.D.), Schweitzer đã xuất bản nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn “The Quest for the Historical Jesus” với tầm ảnh hưởng lớn, và một cuốn sách khác về nhà soạn nhạc Johann Sebastian Bach. Continue reading “14/01/1875: Ngày sinh Albert Schweitzer”

13/01/1939: Doc Barker bị lính canh giết khi cố vượt ngục

Nguồn: Doc Barker is killed by prison guards as he attempts to escape, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Arthur “Doc” Barker đã thiệt mạng khi cố gắng trốn thoát khỏi Nhà tù Alcatraz ở Vịnh San Francisco. Barker, một thành viên của băng đảng khét tiếng “Bloody Barkers” (Barker khát máu), đã bị phát hiện ở ghềnh đá của hòn đảo sau khi trèo qua tường nhà tù. Dù lính canh đã ra lệnh cho hắn đầu hàng, Barker vẫn cố tình buộc các mảnh gỗ với nhau thành một chiếc bè tạm bợ. Khi hắn xuống nước, lính canh đã nổ súng và giết hắn. Continue reading “13/01/1939: Doc Barker bị lính canh giết khi cố vượt ngục”

11/01/2010: Miep Gies, người cưu mang Anne Frank, qua đời ở tuổi 100

Nguồn: Miep Gies, who hid Anne Frank, dies at 100, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2010, Miep Gies, người sống sót cuối cùng trong một nhóm nhỏ những người đã giúp che giấu cô bé người Do Thái, Anne Frank, và gia đình cô khỏi Đức Quốc Xã trong Thế chiến II, đã qua đời ở tuổi 100 tại Hà Lan.

Sau khi gia đình Frank bị phát hiện vào năm 1944 và bị đưa đến trại tập trung, Gies đã lưu giữ những cuốn sổ tay mà Anne để lại, ghi chép về hai năm trốn chạy của gia đình cô bé. Những cuốn sổ này sau đó được xuất bản thành tập sách “Anne Frank: The Diary of a Young Girl” (Nhật ký Anne Frank), trở thành một trong những tài liệu được đọc nhiều nhất về thảm họa diệt chủng Holocaust. Continue reading “11/01/2010: Miep Gies, người cưu mang Anne Frank, qua đời ở tuổi 100”

Liệu Chính quyền Palestine có đủ khả năng quản lý Gaza?

Nguồn: Daniel Byman, “Can the Palestinian Authority Govern Gaza?,” Foreign Affairs, 04/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cần làm gì để giúp PA có thể cầm quyền thời hậu chiến?

Đến một lúc nào đó, súng sẽ ngừng nổ, bom sẽ ngừng rơi, và cuộc chiến ở Dải Gaza sẽ kết thúc. Khi đó, sẽ cần có người quản lý Gaza, nhưng các lựa chọn lại chẳng mấy khả quan. Hamas chắc chắn sẽ không được giao quyền kiểm soát, vì Israel đã thề rằng họ sẽ không bao giờ cho phép nhóm này xây dựng lại năng lực quân sự và một lần nữa đe dọa Israel. Hoặc Israel cũng có thể tiếp quản dải đất này, nhưng họ có lẽ không muốn quản lý hơn hai triệu người Palestine thù địch, những người chắc chắn sẽ tiến hành một cuộc nổi dậy ngầm, trong khi tính chính danh quốc tế của Israel tiếp tục suy giảm. Nhiều người đã đề xuất một lực lượng quốc tế, bao gồm chủ yếu quân đội từ các quốc gia Ả Rập, nhưng các thành viên Ả Rập tiềm năng đều đã tuyên bố rằng đó là điều không thể thành công. Continue reading “Liệu Chính quyền Palestine có đủ khả năng quản lý Gaza?”

09/01/1972: Chìm tàu RMS Queen Elizabeth

Nguồn: Fire breaks out on former RMS Queen Elizabeth, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, tàu Seawise University (trước đây là RMS Queen Elizabeth) đã bị chìm tại cảng Hong Kong sau một vụ cháy kinh hoàng kéo dài 2 ngày.

RMS Queen Elizabeth, được đặt theo tên vợ của Vua George VI, đã hạ thủy vào ngày 27/09/1938. Vào thời điểm đó, nó là tàu chở khách lớn nhất từng được đóng. Khi Thế chiến II nổ ra, để bảo vệ nó khỏi bom Đức, Queen Elizabeth đã được gửi đến New York, nơi nó thả neo cạnh Normandie và Queen Mary, hai tàu chở khách lớn nhất khác thời bấy giờ. Continue reading “09/01/1972: Chìm tàu RMS Queen Elizabeth”

Phân tích tác động từ cuộc “tái đấu” giữa Trump và Biden

Nguồn: Leslie Vinjamuri, “What Another Trump-Biden Showdown Means for the World,” Foreign Policy, 03/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc đua sẽ có các tác động tiềm tàng lên cam kết của Mỹ đối với chủ nghĩa đa phương, biến đổi khí hậu, và vấn đề Đài Loan.

Các vấn đề chính trị cục bộ sẽ quyết định kết quả của các cuộc bầu cử trên toàn thế giới trong năm nay, kể cả ở Mỹ. Các đối tác và đồng minh của Washington đang cảnh giác trước khả năng Donald Trump có thể trở lại Nhà Trắng; đồng thời, họ cũng chưa sẵn sàng để đối mặt với viễn cảnh một thế giới không được điều phối bởi quyền lực và sự lãnh đạo của Mỹ.

Nếu các cuộc bầu cử chủ yếu chỉ được thúc đẩy bởi các vấn đề trong nước, thì sẽ nảy sinh câu hỏi liệu chúng có thực sự tạo ra sự khác biệt cho chính sách đối ngoại hay không. Continue reading “Phân tích tác động từ cuộc “tái đấu” giữa Trump và Biden”

Sự hồi sinh của ngành tình báo Nga

Nguồn: Andrei Soldatov và Irina Borogan, “The Rebirth of Russian Spycraft,” Foreign Affairs, ngày 27/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh Ukraine đã thay đổi cuộc chơi như thế nào đối với các điệp viên Điện Kremlin – và các đối thủ phương Tây của họ?

Tháng 4/2023, một công dân Nga nổi tiếng bị nghi ngờ có quan hệ với tình báo nước này đã có một cuộc đào tẩu ngoạn mục khỏi đất Ý. Artem Uss, một doanh nhân và là con trai của một cựu thống đốc Nga, đã bị giam giữ tại Milan vài tháng trước đó, với cáo buộc buôn lậu công nghệ quân sự nhạy cảm của Mỹ sang Nga. Theo bản cáo trạng do tòa án liên bang ở Brooklyn, New York, công bố vào tháng 10/2022, Uss đã buôn bán trái phép loại chất bán dẫn cần thiết để chế tạo tên lửa đạn đạo và nhiều loại vũ khí khác, một vài trong số đó đã được sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, trong lúc đang chờ dẫn độ sang Mỹ, Uss đã trốn khỏi Ý với sự giúp đỡ của một băng nhóm tội phạm người Serbia và trở về Nga. Continue reading “Sự hồi sinh của ngành tình báo Nga”

07/01/1959: Mỹ công nhận chính phủ mới của Cuba

Nguồn: United States recognizes new Cuban government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, chỉ sáu ngày sau khi chế độ độc tài Fulgencio Batista sụp đổ ở Cuba, chính quyền Mỹ đã công nhận chính phủ lâm thời mới của đảo quốc này. Dù lo ngại rằng Fidel Castro, người đã lãnh đạo cuộc nổi dậy lật đổ Batista, có thiên hướng cộng sản, chính phủ Mỹ tin rằng họ có thể hợp tác với chế độ mới và bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Cuba.

Sự sụp đổ của chính phủ thân Mỹ của Batista là nguyên nhân gây lo ngại nghiêm trọng cho các quan chức Mỹ. Ban đầu, chính phủ mới, do Manuel Urrutia làm tổng thống lâm thời, tỏ ra thờ ơ với các nhà ngoại giao Mỹ, bao gồm Đại sứ Mỹ Earl E. T. Smith. Cá nhân Smith cũng nghi ngờ về chính trị của chế độ mới. Ông và những người Mỹ khác ở Cuba nghi ngờ động cơ và mục tiêu của nhà lãnh đạo nổi dậy đầy lôi cuốn Fidel Castro. Continue reading “07/01/1959: Mỹ công nhận chính phủ mới của Cuba”

06/01/1066: Harold II lên ngôi Vua Anh

Nguồn: Harold II crowned king of England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1066, sau khi Vua Edward Sám hối (Edward the Confessor) qua đời, Harold Godwine, người đứng đầu dòng họ quý tộc hùng mạnh nhất nước Anh, đã được phong vương, trở thành Vua Harold II. Tương truyền rằng, trên giường bệnh, Edward đã chỉ định Harold làm người thừa kế ngai vàng, nhưng tuyên bố này đã bị phản đối bởi William, Công tước xứ Normandy và cũng là em họ của nhà vua quá cố. Thêm vào đó, Vua Harald III Hardraade của Na Uy cũng có ý định xâm chiếm nước Anh, và tương tự là Tostig, em trai của Harold. Continue reading “06/01/1066: Harold II lên ngôi Vua Anh”

04/01/1847: Samuel Colt bán dòng súng lục ổ quay đầu tiên cho chính phủ Mỹ

Nguồn: Samuel Colt sells his first revolvers to the U.S. government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1847, Samuel Colt đã giải cứu công ty đang rơi vào bế tắc của mình bằng cách giành được hợp đồng cung cấp cho chính phủ Mỹ 1.000 khẩu súng lục ổ quay cỡ nòng .44.

Trước khi Colt bắt đầu sản xuất hàng loạt khẩu súng lục ổ quay nổi tiếng của mình vào năm 1847, súng ngắn chưa đóng một vai trò quan trọng nào trong lịch sử của miền tây, hay toàn bộ nước Mỹ. Những khẩu súng ngắn đắt tiền nhưng không chính xác chỉ đơn giản là không thực tế đối với đa số người Mỹ, dù một số ít thành viên của giới nhà giàu vẫn khăng khăng sử dụng súng ngắn trong các cuộc đấu tay đôi để giải quyết tranh chấp. Khi lựa chọn một loại vũ khí thiết thực để tự vệ và cận chiến, hầu hết người Mỹ đều chuộng dùng dao, và các nhà tiên phong miền tây đặc biệt ưa chuộng loại dao Bowie đa năng và chết người. Continue reading “04/01/1847: Samuel Colt bán dòng súng lục ổ quay đầu tiên cho chính phủ Mỹ”

Phản ứng của các nước Đông Nam Á trước xung đột Israel-Hamas

Nguồn: Joseph Rachman, “Gaza Is a Burning Topic for Southeast Asia’s Domestic Politics,” Foreign Policy, 29/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một cuộc chiến xa xôi lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến một khu vực thường bị chia rẽ bởi tôn giáo.

Tại Indonesia, một ứng viên tổng thống và bộ trưởng ngoại giao đã phát biểu về cuộc chiến ở Gaza trước hàng trăm nghìn người biểu tình. Tại Malaysia, thủ tướng, đội khăn keffiyeh của người Palestine, đã dẫn đầu cuộc biểu tình của riêng mình, mô tả tình hình Gaza là “điên rồ” và “đỉnh cao của sự man rợ.” Còn tại Singapore, chính phủ cấm treo cờ của hai bên tham chiến. Continue reading “Phản ứng của các nước Đông Nam Á trước xung đột Israel-Hamas”

02/01/1923: Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Albert Fall từ chức vì bê bối tham nhũng

Nguồn: Secretary Fall resigns in Teapot Dome scandal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Albert Fall, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mỹ, tuyên bố ông sẽ từ chức trước làn sóng phẫn nộ của công chúng về vụ bê bối Teapot Dome. Việc Fall từ chức, có hiệu lực hai tháng sau đó, đã làm sáng tỏ quan hệ tham nhũng giữa các nhà phát triển ở miền tây nước Mỹ và chính phủ liên bang.

Sinh ra ở Kentucky vào năm 1861, Albert Fall chuyển đến New Mexico vào năm 1887 vì các bác sĩ nói rằng không khí khô ráo của sa mạc sẽ giúp ông cải thiện sức khỏe. Fall đã làm việc chăm chỉ tại ngôi nhà mới của mình, nhanh chóng xây dựng một trang trại chăn nuôi lớn gần Las Cruces, đồng thời đầu tư vào khai thác bạc cũng như nhiều hoạt động kinh doanh khác. Vào đầu thế kỷ 20, Fall đã là một doanh nhân quyền lực và được kính trọng ở miền tây. Sau đó, ông sử dụng nguồn lực đáng kể của mình để giành được một ghế trong Thượng viện Mỹ khi New Mexico trở thành một tiểu bang vào năm 1912. Continue reading “02/01/1923: Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Albert Fall từ chức vì bê bối tham nhũng”

Tác động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Putin promises Xi to ‘fight for five years’ in Ukraine,” Nikkei Asia, 28/12/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo tiết lộ từ các nguồn tin, trong cuộc gặp ở Moscow hồi tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Nga “sẽ chiến đấu [ít nhất] 5 năm” ở Ukraine.

Đó chắc hẳn là cách để Putin tóm tắt tình hình không thuận lợi đối với Nga vào thời điểm đó, và đảm bảo với Tập rằng cuối cùng Nga sẽ giành chiến thắng. Continue reading “Tác động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm”

31/12/1944: Hungary tuyên chiến với Đức

Nguồn: Hungary declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, chính phủ lâm thời Hungary đã chính thức tuyên chiến với Đức, chấm dứt sự hợp tác – đôi khi tự nguyện, đôi khi bị ép buộc – của nước này với phe Trục.

Miklos Horthy, vị nhiếp chính chủ trương chống cộng và nhà độc tài trên thực tế của Hungary, người từng hy vọng giữ cho đất nước của mình không tham chiến, đã phải miễn cưỡng liên kết Hungary với Hitler vào tháng 11/1940. Dù về mặt ý thức hệ, Hungary không phải là một quốc gia phát xít, nhưng nền chính trị nước này vẫn có nhiều phần tử cánh hữu cực đoan, đồng thời cũng có lịch sử bài Do Thái. Continue reading “31/12/1944: Hungary tuyên chiến với Đức”

30/12/1884: Ngày sinh Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo

Nguồn: Japanese prime minister Hideki Tojo is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1884, Hideki Tojo, Thủ tướng Nhật Bản trong Thế chiến II, đã chào đời ở Tokyo.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia và Trường đào tạo Sĩ quan Tham mưu Quân đội, Tojo được cử đến Berlin với tư cách là tùy viên quân sự của Nhật Bản sau Thế chiến I. Vốn đã nổi tiếng về sự nghiêm khắc và tính kỷ luật, Tojo sớm được trao quyền chỉ huy Trung đoàn Bộ binh số 1 khi trở về Nhật Bản. Năm 1937, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Quân đội Quan Đông ở Mãn Châu, Trung Quốc. Khi trở về quê hương một lần nữa, Tojo đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Chiến tranh và nhanh chóng lãnh đạo việc quân đội ngày càng kiểm soát chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Continue reading “30/12/1884: Ngày sinh Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo”

Vấn đề dân quyền và sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Ukraine

Nguồn: Nicolai N. Petro, “Ukraine Has a Civil Rights Problem,” Foreign Policy, 18/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình đoàn kết thời chiến cũng không thể giúp hàn gắn vết thương trong quá khứ.

Nửa cuối năm 2022, khi việc Ukraine chiến thắng Nga vẫn còn là một viễn cảnh xa vời, những tiếng nói chất vấn các chính sách đối nội của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là rất hiếm. Tuy nhiên, giờ đây, dù những lời chỉ trích chiến lược quân sự của Kyiv vẫn là điều cấm kỵ, chúng ta đã bắt đầu chứng kiến những cuộc tranh luận thẳng thắn trên mạng xã hội Ukraine về tương lai của đất nước sau chiến tranh, và ai sẽ là người xây dựng tương lai ấy. Continue reading “Vấn đề dân quyền và sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Ukraine”

28/12/1832: John C. Calhoun từ chức Phó tổng thống Mỹ

Nguồn: John C. Calhoun resigns vice presidency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1832, viện dẫn những khác biệt chính trị với Tổng thống Andrew Jackson, và mong muốn được sở hữu chiếc ghế Thượng viện còn trống ở Nam Carolina, John C. Calhoun đã trở thành phó tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ từ chức.

Sinh ra gần Abbeville, Nam Carolina, vào năm 1782, Calhoun là người ủng hộ quyền của các tiểu bang, đồng thời bảo vệ miền Nam nông nghiệp chống lại miền Bắc công nghiệp. Calhoun từng là Bộ trưởng Chiến tranh dưới thời Tổng thống James Monroe, và đã ra tranh cử tổng thống vào năm 1824. Tuy nhiên, những cuộc tấn công gay gắt từ các ứng viên khác đã buộc ông phải rời khỏi cuộc đua và đành chấp nhận chức vụ phó tổng thống dưới thời Tổng thống John Quincy Adams. Continue reading “28/12/1832: John C. Calhoun từ chức Phó tổng thống Mỹ”

Các nhà sử học ngầm thách thức quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Ian Johnson, “Who Gets to Tell China’s Story?,” Foreign Affairs, 19/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà sử học ngầm của Trung Quốc đang thách thức câu chuyện lịch sử của Đảng Cộng sản nước này.

Đầu năm 1990, một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Trung Quốc đã ẩn náu cùng vợ và con trai tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, trong lúc chứng kiến đất nước bị nhấn chìm bởi bạo lực. Vào tháng 6 một năm trước, chính quyền đã đàn áp các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo ở Quảng trường Thiên An Môn, sát hại hàng trăm người và buộc nhiều người khác phải lưu vong. Phương Lệ Chi khi đó đã trốn đến đại sứ quán và đang chờ đợi một thỏa thuận cho phép ông rời đi. Continue reading “Các nhà sử học ngầm thách thức quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

26/12/1917: Chính phủ Mỹ quốc hữu hoá đường sắt quốc gia

Nguồn: U.S. government takes over control of nation’s railroads, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, tám tháng sau khi Mỹ tham gia Thế chiến I, đứng về phía quân Đồng minh Hiệp ước, Tổng thống Woodrow Wilson đã tuyên bố quốc hữu hóa phần lớn các tuyến đường sắt của đất nước theo Đạo luật Kiểm soát và Sở hữu Liên bang.

Quyết định tham chiến vào tháng 4/1917 của Mỹ trùng hợp với thời điểm tình hình ngành đường sắt của nước này đang đi xuống: thuế và chi phí hoạt động tăng cao, kết hợp với giá cả do pháp luật ấn định, đã đẩy nhiều công ty đường sắt vào tình trạng vỡ nợ ngay từ cuối năm 1915. Continue reading “26/12/1917: Chính phủ Mỹ quốc hữu hoá đường sắt quốc gia”