07/02/1962: Mỹ công bố cấm vận hoàn toàn đối với Cuba

Nguồn: Full U.S.-Cuba embargo is announced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Tổng thống John F. Kennedy ban hành sắc lệnh mở rộng các hạn chế thương mại của Mỹ đối với Cuba. Lệnh cấm vận theo sau – cấm toàn bộ hoạt động thương mại giữa Cuba và Mỹ – đã có tác động tiêu cực sâu sắc đến nền kinh tế của đảo quốc và định hình lịch sử đương đại của Tây Bán cầu.

Lệnh cấm vận là kết quả của sự lao dốc nhanh chóng trong quan hệ Mỹ-Cuba. Các nhà cách mạng của Fidel Castro đã lật đổ chính phủ do Mỹ hậu thuẫn vào năm 1959, nhưng ban đầu, chế độ mới của Cuba đã tìm kiếm quan hệ thân thiện với nước láng giềng hùng mạnh nhất của mình. Continue reading “07/02/1962: Mỹ công bố cấm vận hoàn toàn đối với Cuba”

Khí cầu do thám Trung Quốc ảnh hưởng quan hệ với Mỹ như thế nào?

Nguồn: James Palmer, “How a Chinese Spy Balloon Blew Up a Key U.S. Diplomatic Trip,” Foreign Policy, 03/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến thăm Bắc Kinh để đáp trả vụ một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua lãnh thổ Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến thăm ngoại giao quan trọng tới Bắc Kinh vào cuối tuần này sau tin tức về việc một khí cầu do thám của Trung Quốc, mang theo lượng thiết bị có kích thước gần bằng ba chiếc xe buýt, bay vào vùng trời của bang Montana, gần các địa điểm hạt nhân nhạy cảm. Chính quyền Biden cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ quả khí cầu, đã vô hiệu hóa bất kỳ mối đe dọa tình báo nào mà nó gây ra, và đang tìm cách phù hợp để tiêu hủy nó, vì có những lo ngại rằng nó có thể rơi xuống các khu vực có người ở. Continue reading “Khí cầu do thám Trung Quốc ảnh hưởng quan hệ với Mỹ như thế nào?”

Đằng sau việc Trung Quốc tạm ngừng cấp thị thực cho người Nhật

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China flip-flop on Japanese visas highlights further policy confusion,” Nikkei Asia, 02/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những nỗ lực nhằm giữ thể diện cho Tập Cận Bình mang các đặc điểm tương tự việc đột ngột hủy bỏ chính sách zero-covid.

Hôm Chủ nhật (29/1/2023), một bài đăng mới xuất hiện trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản. Dù bắt đầu bằng cụm từ “thông báo”, nó lại được đăng một cách âm thầm đến mức hầu hết mọi người có thể sẽ không để ý.

“Bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ nối lại việc cấp thị thực Trung Quốc cho công dân Nhật Bản,” bài đăng cho biết. Continue reading “Đằng sau việc Trung Quốc tạm ngừng cấp thị thực cho người Nhật”

05/02/2003: Colin Powell biện minh cho việc Mỹ xâm lược Iraq tại Liên Hiệp Quốc

Nguồn: Secretary of State Colin Powell speaks at UN, justifies US invasion of Iraq, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đã có một bài phát biểu trước Liên Hiệp Quốc – một bài phát biểu vừa dẫn đến nhiều hệ lụy, vừa chứa đầy những tuyên bố mà sau này sẽ bị vạch trần là không đủ cơ sở hoặc không đáng tin cậy. Theo đó, Powell đã bào chữa cho hành động của người Mỹ rằng Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, đưa ra lập luận ủng hộ cuộc xâm lược vốn sẽ xảy ra vào tháng sau. Powell sau đó đã gọi bài phát biểu là “vết nhơ” trong sự nghiệp của mình. Continue reading “05/02/2003: Colin Powell biện minh cho việc Mỹ xâm lược Iraq tại Liên Hiệp Quốc”

04/02/1999: Amadou Diallo bị cảnh sát Mỹ bắn chết

Nguồn: Amadou Diallo killed by police, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1999, ngay sau nửa đêm, các sĩ quan mặc thường phục thuộc Đơn vị chống Tội phạm Đường phố (SCU) của Sở Cảnh sát New York (NYPD) đã bắn 41 phát súng vào Amadou Diallo, một người nhập cư từ Guinea, không có vũ trang, khiến anh gục chết trên bậc thềm của tòa nhà chung cư. Vụ sát hại Diallo đã làm công chúng phẫn nộ, sau cùng dẫn đến việc giải tán SCU, nhưng bốn sĩ quan nổ súng đã không bị kết tội giết người. Continue reading “04/02/1999: Amadou Diallo bị cảnh sát Mỹ bắn chết”

George Kennan đã tiên tri chính xác về quan hệ Nga-Ukraine như thế nào?

Nguồn: Frank Costigliola, “Kennan’s Warning on Ukraine,” Foreign Affairs, 27/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tham vọng, bất ổn, và những hiểm họa của nền độc lập

George Kennan, nhà ngoại giao xuất chúng và nhà quan sát quan hệ quốc tế người Mỹ, đã trở nên nổi tiếng nhờ dự báo về sự sụp đổ của Liên Xô. Một dự báo ít được biết đến hơn của ông là lời cảnh báo năm 1948, rằng sẽ không có chính phủ Nga nào chấp nhận nền độc lập của Ukraine. Đoán trước được bế tắc giữa Moscow và Kyiv, vào thời điểm đó, Kennan đã đưa ra những gợi ý chi tiết về cách Washington nên giải quyết cuộc xung đột giữa một Ukraine độc lập với Nga. Ông trở lại với chủ đề này nửa thế kỷ sau đó. Kennan, khi ấy đang trong độ tuổi 90, đã cảnh báo rằng việc NATO mở rộng về phía đông sẽ hủy hoại nền dân chủ ở Nga và châm ngòi cho một cuộc Chiến tranh Lạnh khác. Continue reading “George Kennan đã tiên tri chính xác về quan hệ Nga-Ukraine như thế nào?”

02/02/1968: Bức ảnh tướng Loan hành quyết Nguyễn Văn Lém được chụp

Nguồn: Viet Cong officer is shot in the head; iconic photo taken, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào mùa đông năm 1968, Sài Gòn là một nơi hỗn loạn và đẫm máu. Ngày 30/1, lực lượng Bắc Việt đột nhiên tấn công với quân số áp đảo vào các mục tiêu trên khắp miền Nam, khiến quân Việt Nam Cộng hòa và các đồng minh Mỹ của họ bất ngờ. Sự kiện này cũng trở thành bằng chứng chống lại lời trấn an của Tổng thống Lyndon Johnson dành cho người Mỹ rằng họ sắp chiến thắng. Trong lúc quân đội Việt Nam Cộng hòa quay cuồng cố gắng thiết lập lại trật tự ở thủ đô của họ, một nhiếp ảnh gia người Mỹ đã chụp được một bức ảnh mang tính biểu trưng cho sự tàn khốc của cuộc xung đột. Continue reading “02/02/1968: Bức ảnh tướng Loan hành quyết Nguyễn Văn Lém được chụp”

Tại sao cuộc suy thoái kinh tế thế giới tiếp theo sẽ kéo dài?

Nguồn: Ruchir Sharma, “The world is not ready for the long grind to come,” Financial Times, 29/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thay đổi về nhân khẩu học và tình trạng phi toàn cầu hóa sẽ khiến lạm phát cao hơn mức mà các nhà hoạch định chính sách đã quen thuộc trước đại dịch.

Trong nửa thế kỷ qua, khi các chính phủ và ngân hàng trung ương hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết để quản lý tăng trưởng kinh tế, các cuộc suy thoái đã ngày càng ít xảy ra. Thông thường, chúng ngắn hơn và ít nghiêm trọng hơn so với giai đoạn trước. Sau nhiều lần suy thoái nhẹ, hầu hết chúng ta không thể hình dung một chu kỳ suy thoái kéo dài một cách đau đớn. Nhưng nền kinh tế toàn cầu đang bước vào một thời kỳ mà chúng ta chưa từng chứng kiến suốt hàng chục năm. Continue reading “Tại sao cuộc suy thoái kinh tế thế giới tiếp theo sẽ kéo dài?”

31/01/1945: Binh nhì Eddie Slovik bị xử tử vì tội đào ngũ

Nguồn: The execution of Pvt. Slovik, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Binh nhì Eddie Slovik trở thành lính Mỹ đầu tiên bị xử tử vì tội đào ngũ kể từ Nội chiến Hoa Kỳ – và là người duy nhất phải chịu số phận này trong Thế chiến II.

Eddie Slovik là lính nghĩa vụ. Ban đầu được phân loại 4-F vì có tiền án tù (trộm cắp xe hơi), sau đó anh đã được tái phân loại thành 1-A khi các tiêu chuẩn cho lính nhập ngũ được hạ xuống để đáp ứng nhu cầu nhân sự ngày càng tăng. Tháng 1/1944, Slovik được huấn luyện để trở thành lính bắn tỉa, điều mà anh không thích vì bản thân anh ghét súng. Continue reading “31/01/1945: Binh nhì Eddie Slovik bị xử tử vì tội đào ngũ”

Tập giao Vương Hỗ Ninh thiết kế chiến lược mới để thu hồi Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi puts top brain in charge of Taiwan unification strategy,” Nikkei Asia, 26/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vương Hỗ Ninh đã được giao nhiệm vụ tạo ra giải pháp thay thế cho chính sách “một quốc gia, hai chế độ.”

Một nguồn thạo tin về hoạt động nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hé lộ bí mật về cuộc cải tổ lãnh đạo của Tổng bí thư Tập Cận Bình vào tháng 10 năm ngoái.

Tại sao một số nhà lãnh đạo được giữ lại để phục vụ thêm một nhiệm kỳ, trong khi những người khác bị loại bỏ thẳng tay? Continue reading “Tập giao Vương Hỗ Ninh thiết kế chiến lược mới để thu hồi Đài Loan”

Jack Ma sụp đổ đánh dấu hồi kết cho thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Jack Ma downfall spells end of China’s golden age,” Nikkei Asia, 19/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà sáng lập Alibaba đã bị “thổi bay như một đám mây.”

Mức tăng trưởng ít ỏi chỉ 3% của Trung Quốc trong năm 2022 đã báo hiệu hồi kết của thời kỳ hoàng kim kéo dài 30 năm của nền kinh tế nước này.

Ngoại trừ mức tăng trưởng 2,2% vào năm 2020, vốn là giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, đây là thành tích kinh tế tồi tệ nhất của Trung Quốc kể từ năm 1976, khi Cách mạng Văn hóa kéo tăng trưởng xuống mức âm.

Việc đột ngột từ bỏ chính sách zero-covid – và đợt bùng dịch theo sau nó – không phải là lý do duy nhất khiến tăng trưởng đạt kết quả kém. Các chính sách kinh tế của Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình là một nguyên nhân khác. Trong thập niên vừa qua, dưới sự cai trị của Tập Cận Bình, ý thức hệ đã được đặt lên trên tư duy lý tính về kinh tế. Continue reading “Jack Ma sụp đổ đánh dấu hồi kết cho thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc”

29/01/1915: Erwin Rommel chỉ huy một nhiệm vụ táo bạo tại Pháp

Nguồn: German lieutenant Erwin Rommel leads daring mission in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, tại vùng Argonne của Pháp, vị trung úy người Đức Erwin Rommel đã dẫn đầu đại đội của mình đánh chiếm bốn khu lô cốt của Pháp, vốn được sử dụng ở mặt trận để bố trí cho lực lượng pháo binh.

Rommel đích thân len lỏi qua hàng rào của quân Pháp trước, sau đó gọi những người còn lại trong đại đội đi theo mình. Khi thấy những người này lùi lại dù ông liên tục thét lên để ra lệnh, Rommel bò trở lại đại đội, đe dọa sẽ bắn chỉ huy trung đội dẫn đường nếu những người khác không đi theo ông. Đại đội cuối cùng đã tiến lên, chiếm được các lô cốt và chống lại thành công đợt phản công đầu tiên của quân Pháp trước khi bị bao vây, hứng chịu hỏa lực dày đặc, và buộc phải rút lui. Continue reading “29/01/1915: Erwin Rommel chỉ huy một nhiệm vụ táo bạo tại Pháp”

Kim Jong Un đã bắt đầu lên kế hoạch “truyền ngôi”?

Nguồn: Seong Hyon Lee, “Kim Jong Un has started his succession planning,” Nikkei Asia, 25/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Triều Tiên đang tìm cách đảm bảo rằng quyền lực của người kế nhiệm ông sẽ được chấp nhận.

Cho đến nay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vẫn cực kỳ kín tiếng về đời tư của mình.

Nhưng bất ngờ thay, trong vòng hai tháng qua, cô con gái Kim Ju Ae của ông đã ba lần xuất hiện trước công chúng.

Các quan chức tình báo Hàn Quốc nói với các nhà lập pháp rằng cô bé khoảng 10 tuổi. Nhưng Ju Ae, người giống hệt mẹ mình, Ri Sol Ju, trông cao hơn so với trẻ em cùng độ tuổi. Continue reading “Kim Jong Un đã bắt đầu lên kế hoạch “truyền ngôi”?”

28/01/1917: “Bạo loạn Nhà tắm” nổ ra tại Mỹ

Nguồn: The 1917 Bath Riots, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày này năm 1917, một cô giúp việc người Mexico tên là Carmelita Torres đã quyết định phản kháng trước sự sỉ nhục mà cô phải chịu đựng mỗi sáng kể từ khi bắt đầu làm việc ở khu vực biên giới với Mỹ. Hành động phản kháng của Torres chống lại việc sử dụng hóa chất độc hại để “khử trùng” những người Mexico băng qua biên giới phía Bắc đã dẫn đến sự kiện gọi là Bạo loạn Nhà tắm (Bath Riots), một sự kiện thường bị bỏ qua trong lịch sử người Mỹ gốc Mexico (người Chicano). Continue reading “28/01/1917: “Bạo loạn Nhà tắm” nổ ra tại Mỹ”

26/01/1970: Tù nhân Chiến tranh Việt Nam trải qua ngày thứ 2.000 bị giam cầm

 

Nguồn: POW spends 2,000th day in captivity, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Trung úy Hải quân Mỹ Everett Alvarez Jr. đã trải qua ngày thứ 2.000 bị giam cầm ở Đông Nam Á. Alvarez bị bắt làm tù binh khi máy bay của ông bị bắn rơi vào ngày 5/8/1964 và đã trở thành một trong những tù nhân chiến tranh bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông bị bắn rơi ở Hòn Gai trong cuộc ném bom đầu tiên vào miền Bắc Việt Nam để trả đũa vụ tấn công gây tranh cãi nhằm vào các tàu khu trục của Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ vào tháng 8/1964. Continue reading “26/01/1970: Tù nhân Chiến tranh Việt Nam trải qua ngày thứ 2.000 bị giam cầm”

24/01/2011: Sân bay Quốc tế Domodedovo ở Moscow bị đánh bom

Nguồn: Moscow’s Domodedovo International Airport is bombed by terrorists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2011, một quả bom đã phát nổ tại sảnh đến quốc tế của Sân bay Domodedovo ở Moscow, giết chết 35 người và làm bị thương 173 người khác. Caucasus Emirate, một nhóm chiến binh thánh chiến có trụ sở tại Chechnya, đã nhận trách nhiệm về vụ việc, bổ sung thêm vào một chuỗi các vụ tấn công khủng bố bắt nguồn từ xung đột ở các vùng lãnh thổ Caucasus của Nga. Continue reading “24/01/2011: Sân bay Quốc tế Domodedovo ở Moscow bị đánh bom”

Mỹ và Nhật cần làm gì để củng cố liên minh song phương?

Nguồn: Christopher Johnstone, “To Make Japan Stronger, America Must Pull It Closer,” Foreign Affairs, 12/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biden và Kishida nên làm gì để củng cố liên minh Mỹ – Nhật?

Cuộc gặp của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 13/01 sẽ mang đến cơ hội quan trọng để đưa lịch sử quan hệ an ninh Mỹ-Nhật đã kéo dài hàng thập niên sang một trang mới. Hồi giữa tháng 12, Kishida đã công bố một chiến lược an ninh quốc gia và quốc phòng mới, khác với con đường mà Nhật Bản đã đi theo kể từ Thế chiến II. Bản chiến lược kêu gọi người Nhật tăng chi tiêu quốc phòng lên gần 60% trong vòng 5 năm, phá vỡ mức trần không chính thức là 1% GDP, vốn được áp dụng từ những năm 1970. Nhật Bản cũng sẽ phát triển các năng lực quân sự mà nước này đã từ bỏ trước đó – cụ thể là các tên lửa “phản công,” hoặc vũ khí chính xác tầm xa sẽ được trang bị trên các phương tiện vận tải, máy bay, tàu chiến, và cuối cùng là tàu ngầm. Những vũ khí này nhiều khả năng sẽ bao gồm tên lửa tấn công mặt đất U.S. Tomahawk mà Washington đang chuẩn bị bán cho Tokyo. Nhật Bản cũng sẽ đầu tư mạnh vào năng lực mạng, các hệ thống không người lái, và vệ tinh để hỗ trợ các chiến dịch phản công. Tokyo đã báo hiệu rằng họ có ý định hành động nhanh chóng: Chỉ một tuần sau, chính phủ Kishida công bố yêu cầu ngân sách quốc phòng trị giá 6,8 nghìn tỷ yên (khoảng 51 tỷ USD) cho năm tài chính tiếp theo, tăng 25% so với năm hiện tại. Continue reading “Mỹ và Nhật cần làm gì để củng cố liên minh song phương?”

22/01/1973: Công bố phán quyết vụ Roe v. Wade

Nguồn: Roe v. Wade is decided, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Roe v. Wade, phán quyết mang tính bước ngoặt của Tối cao Pháp viện, qua đó xác lập quyền phá thai hợp pháp của phụ nữ, đã được công bố. Theo phán quyết với tỷ lệ 7-2 của Tối cao Pháp viện, phụ nữ có quyền được chọn phá thai và quyền này được bảo vệ bởi các quyền riêng tư theo Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ. Tiền lệ pháp lý của quyết định này là vụ Griswold v. Connecticut năm 1965, trong đó xác lập quyền riêng tư liên quan đến các thủ tục y tế. Continue reading “22/01/1973: Công bố phán quyết vụ Roe v. Wade”

21/01/1910: Trạm sàng lọc người nhập cư tại Đảo Angel mở cửa

Nguồn: U.S. immigration station Angel Island opens in San Francisco Bay, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1910, Đảo Angel (Đảo Thiên thần) ở Vịnh San Francisco của California, thường được gọi là “Đảo Ellis của miền Tây”, đã chính thức mở cửa, trở thành trạm nhập cảnh chính của Mỹ dành cho người nhập cư châu Á. Trong 30 năm tiếp theo, ước tính có khoảng 100.000 người Trung Quốc và 70.000 người Nhật Bản được xử lý nhập cảnh tại đảo này. Continue reading “21/01/1910: Trạm sàng lọc người nhập cư tại Đảo Angel mở cửa”

Kỷ nguyên của các liên kết tiểu đa phương

Nguồn: Husain Haqqani và Narayanappa Janardhan, “The Minilateral Era,” Foreign Policy, 10/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cường quốc tầm trung từ Ấn Độ đến Israel hiện đang theo đuổi các quan hệ đối tác nhỏ, dựa trên những vấn đề cụ thể, nằm ngoài các thể chế chính thức.

Tháng 9 năm ngoái, bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các ngoại trưởng Ấn Độ, Pháp, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã vạch ra một chiến lược ba bên. Mỗi bên đều đã có quan hệ song phương mạnh mẽ với hai bên còn lại, vì vậy họ nhất trí sẽ theo đuổi quan hệ đối tác nhóm rộng lớn hơn. Ấn Độ và Pháp cũng vừa tham gia một nỗ lực tương tự nhằm tạo ra một chương trình nghị sự chung với Australia. Continue reading “Kỷ nguyên của các liên kết tiểu đa phương”