26/11/1968: James P. Fleming giải cứu nhóm Lực lượng Đặc nhiệm

Nguồn: Air Force helicopter pilot rescues Special Forces team, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, khi trở về căn cứ từ một nhiệm vụ khác, Trung úy Không quân số 1 James P. Fleming và bốn phi công trực thăng Bell UH-1F khác đã nhận được một tin nhắn khẩn cấp từ một đội trực thuộc Lực lượng Đặc nhiệm của Quân đội Mỹ đang bị hỏa lực của đối phương chặn lại. Continue reading “26/11/1968: James P. Fleming giải cứu nhóm Lực lượng Đặc nhiệm”

24/11/1863: Trận Núi Lookout trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Battle of Lookout Mountain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, quân Liên minh miền Bắc đã chiếm được Núi Lookout ở phía tây nam Chattanooga, Tennessee, khi họ bắt đầu phá vỡ vòng vây của quân miền Nam đang bao vây thành phố. Trong “trận chiến trên những đám mây” (battle above the clouds), quân Liên minh miền Bắc đã vượt qua các sườn núi nằm ở ngoại vi Chattanooga. Continue reading “24/11/1863: Trận Núi Lookout trong Nội chiến Mỹ”

Con đường đưa Tập Cận Bình lên đỉnh cao quyền lực sẽ đi qua Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s path to greater power goes through Taiwan,” Nikkei Asia, 17/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Trung Quốc đã không hé lộ cho Joe Biden về con đường trở thành ‘lãnh tụ trọn đời’ của mình.

Kể từ cuối tháng 10, nhiều công ty nước ngoài hoạt động tại Đài Loan đã bắt đầu chuẩn bị kế hoạch sơ tán trong trường hợp chiến tranh nổ ra. Cuộc tranh luận tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa bế mạc là phần lớn nguyên nhân dẫn đến xu hướng này.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao, nhưng bóng ma chiến tranh vẫn còn lởn vởn đâu đó. Continue reading “Con đường đưa Tập Cận Bình lên đỉnh cao quyền lực sẽ đi qua Đài Loan”

22/11/1783: John Hanson qua đời

Nguồn: John Hanson, so-called first president, dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1783, John Hanson, chủ tịch đầu tiên của Quốc hội Lục địa theo Các Điều khoản Hợp bang, đã qua đời tại quê nhà Maryland. Hanson đôi khi được gọi là Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, nhưng đây là một cách gọi sai, vì chức vụ tổng thống không tồn tại như một vị trí hành pháp tách biệt với Quốc hội cho đến khi Hiến pháp Liên bang được phê chuẩn vào năm 1789.

Hanson là con trai của hai nông dân ở Hạt Charles, Maryland. Gia đình ông đã sống ở Maryland suốt ba thế hệ, kể từ khi ông nội của ông – người mà ông được đặt tên theo – di cư từ Anh sang. Ở tuổi 25, John kết hôn với Jane Contee 16 tuổi ở Maryland. Cả hai đã có một cuộc hôn nhân lâu dài và có với nhau 9 người con, 5 người sống sót đến tuổi trưởng thành, nhưng cậu con trai Peter đã thiệt mạng khi làm lính Lục địa tại Pháo đài Washington, New York, vào tháng 11/1776. Continue reading “22/11/1783: John Hanson qua đời”

Vụ tên lửa rơi ở Ba Lan là lời cảnh báo cho tất cả các bên

Nguồn: Stephen M. Walt, “Deaths in Poland Are a Warning for Everyone,” Foreign Policy, 17/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vụ mảnh vỡ tên lửa của Ukraine rơi ở Ba Lan là một lời nhắc nhở rằng chiến tranh luôn có thể vô tình leo thang.

Nếu bạn nghĩ rằng rủi ro leo thang trong cuộc chiến ở Ukraine là không đáng kể, thì cái chết bi thảm của hai công dân Ba Lan gây ra bởi một tai nạn tên lửa phòng không của Ukraine hôm thứ Ba (ngày 15/11/2022) sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại. Một cuộc chiến lớn đang diễn ra ở Ukraine, và ngay cả khi các bên đều hết sức cẩn thận, thì những cuộc chiến lớn vẫn cực kỳ lộn xộn, đầy bất trắc, và đầy những hậu quả không lường trước được. Vũ khí gặp trục trặc, các chỉ huy trên chiến trường không phải lúc nào cũng tuân theo mệnh lệnh, và “sương mù chiến tranh” khiến bạn khó nhận ra kẻ thù đang làm gì và dễ hiểu sai ý định của họ. Continue reading “Vụ tên lửa rơi ở Ba Lan là lời cảnh báo cho tất cả các bên”

Putin đang ngày càng giống Stalin

Nguồn: Andrei Kolesnikov, Putin’s Stalin Phase, Foreign Affairs, 08/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Nga đang bị cô lập, hoang tưởng, và ngày càng giống với nhà độc tài thời Xô-viết.

Chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin càng trở nên khắc nghiệt và đàn áp hơn, thì trong mắt người dân Nga bình thường, chế độ Joseph Stalin sẽ càng thành công. Trong vòng 5 năm tính đến năm 2021, số lượng người Nga đồng ý rằng “Stalin là một nhà lãnh đạo vĩ đại” đã tăng gấp đôi từ 28% lên 56%, theo các cuộc thăm dò do Trung tâm Levada độc lập thực hiện. So với cùng kỳ, số người không đồng ý với tuyên bố đó đã giảm từ 23% xuống 14%. Kể từ năm 2015, Stalin đã được tán dương trong các ngày lễ quốc gia, và các cuộc thảo luận về sự đàn áp của ông phần lớn đã bị ngăn chặn. Sự quan tâm đối với nhà độc tài Liên Xô đôi khi còn được thể hiện theo kiểu ông đang cạnh tranh với Putin. Tuy nhiên, nói đúng hơn thì ông chỉ đơn giản là một người giúp đỡ từ quá khứ xa xôi, trấn an Tổng thống Nga đương nhiệm rằng ông đang đi đúng hướng. Continue reading “Putin đang ngày càng giống Stalin”

20/11/1820: Tàu Mỹ bị cá nhà táng đâm chìm

Nguồn: American vessel sunk by sperm whale, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1820, Essex, một tàu săn cá voi Mỹ ở Nantucket, Massachusetts, đã bị một con cá nhà táng nặng 80 tấn tấn công ở vị trí cách bờ biển phía tây Nam Mỹ 2.000 dặm.

Con tàu nặng 238 tấn Essex khi đó đang trong chuyến săn cá nhà táng để lấy dầu và xương, thì một con cá nhà táng tức giận đã bất ngờ húc vào con tàu hai lần và làm nó lật úp. 20 thành viên thủy thủ đoàn đã lên 3 chiếc thuyền trốn thoát, nhưng chỉ 5 người trong số họ sống sót sau cuộc hành trình kéo dài 83 ngày đầy cam go tới vùng biển ven biển Nam Mỹ, nơi họ được các tàu khác cứu. Continue reading “20/11/1820: Tàu Mỹ bị cá nhà táng đâm chìm”

19/11/2003: Michael Jackson nhận lệnh bắt giam

Nguồn: An arrest warrant is issued for Michael Jackson, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tin đồn đã luôn bủa vây Michael Jackson kể từ khi ông bị cáo buộc có hành vi tình dục sai trái với một đứa trẻ vị thành niên trong một vụ kiện dân sự năm 1993, vốn sau đó đã được dàn xếp ngoài tòa án. 10 năm sau, vào ngày 19/11/2003, Jackson tiếp tục đối mặt với các cáo buộc hình sự có tính chất tương tự khi chính thức nhận lệnh bắt giữ vì tội lạm dụng tình dục trẻ em. Dù hai năm sau đó ông đã được tuyên trắng án trong tất cả các tội danh bị đưa ra xét xử, Ông hoàng nhạc pop đã phải chịu nhiều tổn thất về danh tiếng và tài sản vì những cáo buộc ngày 19/11/2003. Continue reading “19/11/2003: Michael Jackson nhận lệnh bắt giam”

Cựu quan chức Trung Quốc: Mỹ là lực lượng phá hoại trật tự kinh tế toàn cầu

Nguồn: Zhou Xiaoming, “Disregard for WTO shows US is a destructive force for the rules-based global economic order,” South China Morning Post, 12/11/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đạo luật Giảm Lạm phát (Inflation Reduction Act) của Washington, một gói trị giá 430 tỷ USD cung cấp các khoản trợ cấp và tín dụng thuế cho các hàng hóa do Mỹ sản xuất, đang khiến các quốc gia khác – bao gồm cả các đồng minh của Mỹ – phải điêu đứng. Chẳng hạn, Pháp và Đức đang xem xét kiện Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, động thái mới nhất của Washington chỉ là một ví dụ khác cho việc Mỹ phá hoại trật tự kinh tế toàn cầu dựa trên luật lệ.

Nhiều thập niên trước, Mỹ đã dẫn đầu việc tạo ra các quy tắc thương mại cho thế giới. Giờ đây, bất ngờ thay, họ lại đang dẫn đầu việc phá hoại chính các quy tắc và thể chế đa phương này. Dù họ yêu cầu các quốc gia khác tuân thủ luật lệ, Washington lại thường xuyên bỏ qua các quy tắc thương mại đa phương không phù hợp với lợi ích của mình. Continue reading “Cựu quan chức Trung Quốc: Mỹ là lực lượng phá hoại trật tự kinh tế toàn cầu”

17/11/1863: Knoxville, Tennessee bắt đầu bị bao vây

Nguồn: Siege of Knoxville, Tennessee, begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, Tướng Hợp bang miền Nam James Longstreet đã bao vây thành phố Knoxville, Tennessee. Sau hai tuần tấn công thất bại, ông từ bỏ cuộc bao vây và quay trở lại với Quân đội Bắc Virginia của Tướng Robert E. Lee.

Chiến dịch Knoxville bắt đầu vào tháng 11 khi Longstreet đưa 17.000 quân từ Chattanooga đến và giành được phía đông Tennessee về cho quân Hợp bang miền Nam. Quân đoàn của Longstreet vốn dĩ là một phần của Quân đoàn Bắc Virginia của Robert E. Lee, nhưng sau trận Gettysburg, Pennsylvania, vào tháng 7/1863, Longstreet đã điều hai sư đoàn của mình đến hỗ trợ cho nỗ lực của phe Hợp bang ở phía Tây. Ông và quân đội của mình đã tham gia vào chiến thắng tại Chickamauga vào tháng 9, sau đó là cuộc vây hãm Chattanooga vào tháng 10 và 11. Longstreet đã cãi nhau với Braxton Bragg, chỉ huy quân miền Nam ở phía Tây, sau đó được trao quyền chỉ huy độc lập của Cánh quân Đông Tennessee. Continue reading “17/11/1863: Knoxville, Tennessee bắt đầu bị bao vây”

Nền kinh tế của Tập đang chuẩn bị cho cuộc chiến với Đài Loan?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi puts economy on war footing with Taiwan in mind,” Nikkei Asia, 10/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài học từ Nga: Siết chặt quyền kiểm soát thông tin liên lạc, mạng xã hội, và khả năng cung ứng hàng hóa.

Tin tức về việc ba công ty viễn thông quốc doanh của Trung Quốc sẽ thành lập các liên minh chiến lược với ba gã khổng lồ công nghệ thuộc khu vực tư nhân là Tencent, Alibaba và JD.com, đã gây chấn động trong cộng đồng doanh nghiệp – những người đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa đằng sau động thái này.

Các liên minh này nhiều khả năng sẽ viết lại câu chuyện của nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã phát triển kể từ khi chính sách “cải cách và mở cửa” được đưa ra cách đây khoảng 40 năm. Continue reading “Nền kinh tế của Tập đang chuẩn bị cho cuộc chiến với Đài Loan?”

15/11/1917: Georges Clemenceau trở thành Thủ tướng Pháp

Nguồn: Georges Clemenceau named French prime minister, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, khi đất nước của ông vướng vào cuộc xung đột quốc tế gay gắt mà cuối cùng sẽ cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu thanh niên, Georges Clemenceau, 76 tuổi, lần thứ hai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Pháp.

Clemenceau lần đầu tiên được bầu vào Quốc hội vào năm 1876, 5 năm sau khi người Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ. Kể từ thời điểm đó, ông luôn tin rằng nước Đức mới thống nhất là một mối đe dọa, và một cuộc chiến khác là điều không thể tránh khỏi, bởi “người Đức tin rằng chiến thắng có nghĩa là thống trị.” Với nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ và dân số gia tăng đều đặn, Đức đã tạo ra lợi thế cho mình trong những thập niên tiếp theo, trong khi nền kinh tế Pháp không có nhiều tiến triển và tỷ lệ sinh vẫn giảm. Clemenceau, người từng giữ chức Thủ tướng từ năm 1906 đến năm 1909, vẫn kịch liệt chống Đức, ủng hộ chuẩn bị quân sự tốt hơn, cũng như liên minh chặt chẽ hơn với Anh và Nga. Continue reading “15/11/1917: Georges Clemenceau trở thành Thủ tướng Pháp”

Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Quân cờ của Tập trên bàn cờ của Mỹ

Nguồn: Pak Yiu, “China’s Global Security Initiative: Xi’s wedge in the U.S.-led order,” Nikkei Asia, 01/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chương trình lớn tiếp theo của Bắc Kinh sẽ gia tăng áp lực chọn phe và hợp lý hóa cuộc chiến Ukraine.

Bài phát biểu dài gần hai giờ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước hơn 2.000 đại biểu tại Đại hội Đảng Cộng sản năm nay chứa đầy những điệp khúc quen thuộc. Tuy nhiên, lần đầu tiên báo cáo công tác đề cập đến Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI), báo hiệu một chủ đề quan trọng trong nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ của ông.

“Một nhà triết học Trung Quốc cổ đại đã nhận xét rằng ‘các sinh vật khác nhau có thể cùng tồn tại mà không gây hại cho nhau, và các con đường khác nhau có thể chạy song song mà không ảnh hưởng đến nhau,” Tập nói trong báo cáo của mình. “Chỉ khi tất cả các quốc gia cùng theo đuổi lợi ích chung, chung sống hòa thuận và hợp tác vì lợi ích chung, thì mới có thịnh vượng bền vững và an ninh mới được đảm bảo.” Continue reading “Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Quân cờ của Tập trên bàn cờ của Mỹ”

13/11/1775: Lính Mỹ chiếm Montreal

Nguồn: Patriots take Montreal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 13/11/1775, Chuẩn tướng Quân đội Lục địa Richard Montgomery đã chiếm Montreal, Canada mà không bị phản kháng.

Chiến thắng của Montgomery một phần nhờ vào thất bại của Ethan Allen trước Tướng Anh kiêm Thống đốc Hoàng gia Canada Guy Carleton tại Montreal vào ngày 24/09/1775. Chiến dịch tấn công sai lầm và thiếu thốn nhân sự của Allen vào Montreal đã khiến ông bị người Anh bắt giữ và giam cầm tại Lâu đài Pendennis ở Cornwall, Anh. Continue reading “13/11/1775: Lính Mỹ chiếm Montreal”

12/11/2004: Scott Peterson bị kết tội giết người

Nguồn: Scott Peterson convicted of murder, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2004, Scott Peterson bị kết tội giết vợ mình, Laci, và đứa con trai chưa chào đời của họ. Một bồi thẩm đoàn gồm sáu đàn ông và sáu phụ nữ đã đưa ra phán quyết 23 tháng sau khi Laci Peterson, một phụ nữ đang mang thai, biến mất khỏi nhà của cô ở Modesto, California trong đêm Giáng Sinh. Vụ việc đã thu hút hàng triệu người trên khắp nước Mỹ và liên tục xuất hiện trên truyền thông quốc gia trong gần hai năm. Continue reading “12/11/2004: Scott Peterson bị kết tội giết người”

Nguồn gốc hành động chống người nhập cư Việt Nam của Campuchia

Nguồn: Jing Jing Luo và Kheang Un, “The Roots of Cambodia’s Actions against Illegal Vietnamese Immigrants”, ISEAS Perspective, 11/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

GIỚI THIỆU

Kể từ năm 2015, chính phủ Campuchia, dưới sự kiểm soát của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), đã thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết một vấn đề đã có từ lâu: người nhập cư Việt Nam sống ở Campuchia. Các biện pháp này bao gồm lập hồ sơ, trục xuất, cưỡng chế di dời, tái định cư và tái đăng ký cho người nhập cư Việt Nam. Trong bối cảnh đó, văn liệu hiện có thường xoay quanh những tranh cãi về các cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người nhập cư Việt Nam, tư cách công dân bước đầu của họ, và tình cảm chống Việt Nam ở Campuchia.[1] Khác với các nghiên cứu đó, bài viết này mang đến một phân tích sơ bộ về các yếu tố ít được thảo luận nhưng đã làm nền tảng cho chính sách hiện hành của chính phủ Campuchia đối với người nhập cư Việt Nam. Chúng bao gồm: (1) việc Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) chính trị hóa thành công tình cảm chống Việt Nam trong cử tri Campuchia; (2) năng lực nhà nước được cải thiện và nhu cầu thay đổi của Campuchia; và (3) khoảng cách quyền lực ngày càng bị thu hẹp giữa Campuchia với Việt Nam do quan hệ Trung Quốc-Campuchia ngày càng khăng khít. Continue reading “Nguồn gốc hành động chống người nhập cư Việt Nam của Campuchia”

10/11/1775: Thủy quân Lục chiến Mỹ được thành lập

Nguồn: Birth of the U.S. Marine Corps, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, trong Cách mạng Mỹ, Quốc hội Lục địa đã thông qua một nghị quyết nêu rõ rằng “hai Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến sẽ được thành lập” để phục vụ như lực lượng đổ bộ cho Hải quân Lục địa vừa được thành lập gần đây. Nghị quyết, được soạn thảo bởi tổng thống tương lai của nước Mỹ – John Adams, và được thông qua ở Philadelphia, đã chính thức thành lập Thủy quân Lục chiến Lục địa và hiện được coi là ngày khai sinh Thủy quân Lục chiến Mỹ. Continue reading “10/11/1775: Thủy quân Lục chiến Mỹ được thành lập”

Tại sao Tập Cận Bình muốn một nội các không có bất đồng?

Nguồn: Ken Moriyasu, “Xi’s removal of Hu points to ‘common prosperity,’ not Taiwan invasion,” Nikkei Asia, 04/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một nội các chỉ biết vâng lời của Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy sẽ có những quyết định không được lòng dân trong tương lai.

Một buổi tối tháng 11/1999, Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Keizo Obuchi đang nghỉ ngơi trong căn phòng tại khách sạn Jakarta Hilton, trao đổi quan điểm với cánh báo chí tháp tùng đoàn. Ông đã đến Indonesia vào hôm đó và dường như đang có tinh thần rất phấn chấn.

Hai hôm sau, tại Manila, ông sẽ dự bữa sáng ba bên lần đầu tiên trong lịch sử với Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ và Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung. Châu Á đang trỗi dậy, và Obuchi mong muốn mở ra một chương mới trong quan hệ của Nhật Bản với các nước láng giềng. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình muốn một nội các không có bất đồng?”

Nguồn gốc hành vi sai trái của Nga (P2)

Nguồn: Boris Bondarev, “The Sources of Russian Misconduct,” Foreign Affairs, tháng 11-12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Phần 1

BIẾN CHẤT

Vị trí tiếp theo của tôi là trong Cục Chống phổ biến và Kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga. Ngoài các vấn đề liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tôi được giao tập trung vào kiểm soát xuất khẩu vũ khí – quản lý việc chuyển giao quốc tế hàng hóa và công nghệ có thể được sử dụng cho mục đích quốc phòng và dân sự. Đó là một công việc giúp tôi có cái nhìn rõ ràng hơn về quân đội Nga, ngay khi vai trò của nó vừa mới được nâng cao.

Tháng 03/2014, Nga sáp nhập Crimea và bắt đầu kích động nổi dậy ở Donbas. Khi tin tức về việc sáp nhập được công bố, tôi đang có mặt tại Hội nghị Kiểm soát Xuất khẩu Vũ khí Quốc tế ở Dubai. Trong giờ nghỉ trưa, đồng nghiệp từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ tiếp cận tôi, họ đều muốn biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi đã nói với họ sự thật: “Tôi cũng chỉ biết nhiều bằng các anh thôi.” Đó không phải là lần cuối cùng Moscow đưa ra các quyết định chính sách đối ngoại lớn mà không thông báo cho các nhà ngoại giao của mình. Continue reading “Nguồn gốc hành vi sai trái của Nga (P2)”

08/11/1994: “Cách mạng Đảng Cộng hòa”

Nguồn: The Republican Revolution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, lần đầu tiên sau 40 năm, Đảng Cộng hòa đã giành quyền kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện Mỹ trong cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ. Dẫn đầu bởi Hạ nghị sĩ Newt Gingrich của Georgia, người sau đó sẽ thay thế Hạ nghị sĩ Dân chủ Tom Foley của Washington trở thành Chủ tịch Hạ viện, Đảng Cộng hòa đã thống nhất ủng hộ kế hoạch “Hợp đồng với nước Mỹ” (Contract with America), một kế hoạch lập pháp gồm 10 điểm nhằm cắt giảm thuế liên bang và phá bỏ các chương trình phúc lợi xã hội được thiết lập trong 60 năm phần lớn do Đảng Dân chủ cầm quyền tại Quốc hội. Continue reading “08/11/1994: “Cách mạng Đảng Cộng hòa””