16/02/1878: Mỹ quay lại đúc tiền bằng bạc

Nguồn: Silver dollars made legal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1878, với sự ủng hộ mạnh mẽ từ các công ty mỏ và nông dân miền Tây, Đạo luật Bland-Allison – đạo luật mở đường cho việc đúc tiền bạc trở lại – đã chính thức được ban hành thành luật.

Xung đột và tranh cãi xung quanh việc đúc tiền bằng bạc là điều khó hiểu đối với hầu hết người Mỹ hiện đại, nhưng vào cuối thế kỷ 19, đó là một chủ đề nhận được sự quan tâm về cả chính trị và kinh tế. Ngày nay, giá trị của đồng đô la Mỹ về cơ bản được bảo đảm bằng niềm tin vào sự ổn định của chính phủ, nhưng trong suốt thế kỷ 19, tiền thường được neo giữ bởi các giá trị thực tế bằng bạc và vàng, được gọi là chế độ “song bản vị”. Người Mỹ cho đúc cả tiền vàng và tiền bạc. Continue reading “16/02/1878: Mỹ quay lại đúc tiền bằng bạc”

14/02/1943: Trận Đèo Kasserine

Nguồn: Battle of the Kasserine Pass, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tướng Đức Erwin Rommel và Quân đoàn Phi Châu (Afrika Korps) của ông đã phát động một cuộc tấn công nhằm vào phòng tuyến của Đồng Minh ở Tunisia, Bắc Phi. Đèo Kasserine là địa điểm chứng kiến thất bại lớn đầu tiên của Mỹ trong Thế chiến II.

Tướng Erwin Rommel được cử đến Bắc Phi vào tháng 02/1942 cùng Quân đoàn Phi Châu mới thành lập để giúp Italia – đồng minh phe Trục – không bị mất thêm lãnh thổ trong khu vực vào tay người Anh. Bất chấp kỹ năng quân sự của mình, cho đến thời điểm đó, Rommel đã không thể làm gì hơn ngoài việc xoay sở rút lui để bảo toàn lực lượng của mình, nhưng Trận Đèo Kasserine cuối cùng đã thể hiện khả năng chiến lược thiên tài của “Cáo Sa mạc.” Continue reading “14/02/1943: Trận Đèo Kasserine”

13/02/1984: Chernenko trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô

Nguồn: Chernenko becomes general secretary, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, sau cái chết của Yuri Andropov bốn ngày trước đó, Konstantin Chernenko đã chính thức trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, vị trí có quyền lực tối thượng ở nước này. Chernenko là người cuối cùng trong số những lãnh đạo cộng sản Nga chủ trương áp dụng đường lối “cứng rắn” trước khi Mikhail Gorbachev lên nắm quyền vào năm 1985.

Trước khi trở thành Tổng bí thư, Chernenko ít được biết đến bên ngoài Liên Xô. Sinh năm 1911, ông hoạt động trong các tổ chức cộng sản ở Nga vào cuối những năm 1920. Năm 1931, ông chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tuyên truyền và từng giữ một số chức vụ cấp thấp trong chính phủ trong thập niên 1940. Vận may của ông thay đổi đáng kể sau khi ông quen Leonid Brezhnev vào những năm 1950. Continue reading “13/02/1984: Chernenko trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô”

11/02/1970: Nhật Bản phóng vệ tinh đầu tiên

Nguồn: Japan launches its first satellite, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, từ Trung tâm Vũ trụ Kagoshima trên bờ biển phía đông của Bán đảo Ohsumi, Ohsumi, vệ tinh đầu tiên của Nhật Bản, đã được phóng thành công vào quỹ đạo Trái đất. Thành tựu này đã đưa Nhật Bản trở thành cường quốc vũ trụ thứ tư trên thế giới, sau Liên Xô năm 1957, Hoa Kỳ năm 1958 và Pháp năm 1965. Continue reading “11/02/1970: Nhật Bản phóng vệ tinh đầu tiên”

09/02/1960: Người thừa kế hãng bia Coors bị bắt cóc

Nguồn: Coors brewery heir is kidnapped, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, Adolph Coors đã biến mất khi đang lái xe đi làm từ nhà mình ở Morrison, Colorado. Cháu trai của người sáng lập hãng Coors đồng thời là chủ tịch của nhà máy bia tại Golden, Colorado, đã bị bắt cóc và đòi tiền chuộc trước khi bị bắn chết. Bằng chứng xung quanh vụ việc đã dẫn đến một trong những cuộc truy lùng lớn nhất của FBI: cuộc truy lùng Joe Corbett.

Corbett, một học giả Fulbright tại Đại học Oregon, đang chuẩn bị theo học trường y thì vào năm 1951, anh ta vướng vào một vụ gây lộn với một trung sĩ Không quân. Trong lúc ẩu đả, anh đã bắn chết người đàn ông kia và cuối cùng phải nhận tội giết người cấp độ hai. Corbett bị giam vài năm ở nhà tù San Quentin trước khi được chuyển đến một cơ sở có an ninh tối thiểu, nơi anh ta dễ dàng trốn thoát và bắt đầu sống dưới tên giả là Walter Osborne. Continue reading “09/02/1960: Người thừa kế hãng bia Coors bị bắt cóc”

07/02/2002: Tổng thống Bush công bố ‘các sáng kiến dựa trên tín ngưỡng’

Nguồn: President George W. Bush announces plan for “faith-based initiatives”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, Tổng thống George W. Bush công bố kế hoạch tài trợ cho “các sáng kiến dựa trên tín ngưỡng” (faith-based initiatives).

Bush bắt đầu tại sự kiện Sáng Cầu nguyện Quốc gia (National Prayer Breakfast) được tổ chức trong phòng khiêu vũ của khách sạn Washington Hilton, nơi ông giải thích triết lý cơ bản đằng sau kế hoạch của mình. Ông nói, khi phục vụ người khác, chúng ta sẽ nhận ra cảm giác thỏa mãn sâu sắc trong mình. Và khi các hành động phục vụ được nhân lên, đất nước sẽ trở nên tốt lành hơn. Cuối ngày hôm đó, từ Phòng Bầu dục, ông đã thông báo chính sách mới trước sự chứng kiến của các thành viên hàng đầu của Quốc hội cùng báo giới. Continue reading “07/02/2002: Tổng thống Bush công bố ‘các sáng kiến dựa trên tín ngưỡng’”

06/02/1943: Mussolini sa thải con rể của mình

Nguồn: Mussolini fires his son-in-law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, lo lắng về thái độ phản chiến ngày càng tăng của Bá tước Galeazzo Ciano, con rể của mình, Benito Mussolini đã quyết định loại Ciano khỏi vị trí người đứng đầu bộ ngoại giao Ý và tự mình đảm nhận nhiệm vụ này.

Ciano đã trung thành với chủ nghĩa phát xít kể từ những ngày đầu khi tham gia vào cuộc tuần hành ở Rome vào năm 1922, đánh dấu sự kiện phe Áo đen lên nắm quyền ở Ý. Ông tốt nghiệp Đại học Rome với bằng luật, rồi trở thành một nhà báo. Ngay sau đó, ông bắt đầu sự nghiệp trong đoàn ngoại giao của Ý, làm tổng lãnh sự tại Trung Quốc. Ông kết hôn với con gái của Mussolini, Edda, vào năm 1930; và kể từ đó Ciano nhanh chóng leo lên nấc thang chính trị: từ Trưởng Văn phòng Báo chí thành thành viên của Đại Hội đồng Phát xít, nhóm cố vấn nội bộ của Mussolini. Continue reading “06/02/1943: Mussolini sa thải con rể của mình”

04/02/1826: “Người Mohican Cuối cùng” được xuất bản

Nguồn: “The Last of the Mohicans” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1826, The Last of the Mohicans (Người Mohican Cuối cùng) của James Fenimore Cooper đã chính thức được xuất bản. Là một trong những cuốn tiểu thuyết sớm nhất viết về nước Mỹ, cuốn sách là phần thứ hai trong bộ năm tiểu thuyết được gọi chung là Leatherstocking Tales (Chuyện về những người hoang dã)

Cooper sinh năm 1789 tại New Jersey. Năm ông một tuổi, cả gia đình chuyển đến sống ở ngoại ô New York, nơi cha ông thành lập thị trấn biên giới Coopersville. Cooper theo học tại Yale nhưng đã quyết định gia nhập Hải quân sau khi bị đuổi khỏi trường vì một trò đùa. Khi Cooper khoảng 20 tuổi, cha ông qua đời, buộc ông phải tự nuôi lấy thân mình. Continue reading “04/02/1826: “Người Mohican Cuối cùng” được xuất bản”

02/02/1812: Người Nga thành lập Pháo đài Ross ở California

Nguồn: Russians establish Fort Ross in California, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1812, với hy vọng làm giàu từ miền Viễn Tây, người Nga đã cho thành lập Pháo đài Ross trên bờ biển phía bắc San Francisco.

Là một đế chế đang phát triển với đường bờ biển dài dọc theo Thái Bình Dương, Nga dường như có đủ khả năng dẫn đầu trong phong trào thuộc địa của phương Tây. Người Nga đã bắt đầu bành trướng sang lục địa Bắc Mỹ kể từ năm 1741, với một cuộc thám hiểm khoa học lớn tại Alaska. Trở về với tin tức về nguồn rái cá dồi dào, các nhà thám hiểm đã mở đầu cho khoản đầu tư của Nga vào ngành buôn bán lông thú Alaska và một số khu định cư lâu dài. Đầu thế kỷ 19, công ty do chính phủ làm chủ một phần, Russian-American Company (Công ty Nga-Mỹ), đã tích cực cạnh tranh với các công ty buôn bán lông thú của Anh và Mỹ xa đến tận phía nam bờ biển California – nơi nằm dưới quyền kiểm soát của Tây Ban Nha. Continue reading “02/02/1812: Người Nga thành lập Pháo đài Ross ở California”

31/01/1917: Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm U-boat

Nguồn: Germans unleash U-boats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 31/01/1917, Đức tuyên bố sẽ nối lại chiến tranh tàu ngầm không hạn chế ở Đại Tây Dương, theo đó các tàu ngầm trang bị ngư lôi của Đức sẽ tấn công bất kỳ con tàu nào, kể cả tàu chở khách dân sự, xuất hiện trong vùng biển có chiến sự.

Khi Thế chiến I nổ ra vào năm 1914, Tổng thống Woodrow Wilson đã cam kết Mỹ sẽ có thái độ trung lập, một quan điểm mà đại đa số người dân nước này ủng hộ. Tuy nhiên, Anh là một trong những đối tác thương mại thân thiết nhất của Mỹ, và căng thẳng sớm nảy sinh giữa Mỹ và Đức khi người Đức tìm mọi cách phong tỏa Quần đảo Anh. Một số tàu của Mỹ trên đường đến Anh đã bị hư hại hoặc bị đánh chìm bởi mìn của Đức, và vào tháng 02/1915, Đức tuyên bố phát động chiến tranh không hạn chế nhắm vào tất cả các tàu, bất kể có trung lập hay không, đi vào vùng chiến sự xung quanh Anh. Continue reading “31/01/1917: Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm U-boat”

30/01/1972: “Chủ nhật Đẫm máu” ở Bắc Ireland

Nguồn: “Bloody Sunday” in Northern Ireland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, tại Londonderry, Bắc Ireland, 13 người biểu tình không vũ trang đã bị lính dù của Quân đội Anh bắn chết trong một sự kiện được gọi là “Chủ nhật Đẫm máu” (Bloody Sunday). Những người biểu tình, tất cả đều là người Công giáo miền Bắc, đã tuần hành để phản đối chính sách của Anh về việc giam giữ những người Ireland bị tình nghi ủng hộ chủ nghĩa dân tộc. Giới chức Anh đã ra lệnh cấm biểu tình và gửi quân đến trấn áp những người vẫn tiếp tục tham dự biểu tình. Binh sĩ đã xả súng bừa bãi vào đám đông, khiến 13 người chết và 17 người bị thương.

“Chủ nhật Đẫm máu” đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới đối với cuộc khủng hoảng ở Bắc Ireland và gây ra làn sóng biểu tình trên khắp Ireland. Tại Dublin, thủ đô Cộng hòa Ireland, các công dân Ireland phẫn nộ đã đốt Đại sứ quán Anh vào ngày 02/02. Continue reading “30/01/1972: “Chủ nhật Đẫm máu” ở Bắc Ireland”

28/01/1973: Lệnh ngừng bắn có hiệu lực tại Sài Gòn

Nguồn: Cease-fire goes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, lệnh ngừng bắn chính thức bắt đầu có hiệu lực vào lúc 8 giờ sáng, giờ Sài Gòn (tức nửa đêm ngày 27/01 giờ GMT).

Khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, phía Sài Gòn đang kiểm soát khoảng 75% lãnh thổ và 85% dân số của miền Nam Việt Nam. Quân Lực Việt Nam Cộng hòa đã được vũ trang rất tốt nhờ có hỗ trợ phút chót từ Mỹ, và họ vẫn tiếp tục nhận được viện trợ của Mỹ sau lệnh ngừng bắn. CIA ước tính có khoảng 145.000 lính Bắc Việt hiện diện ở miền Nam, tương đương với năm trước. Dù lệnh ngừng bắn có hiệu lực đúng giờ, nhưng cả hai bên đều vi phạm. Trong hai ngày trước thời hạn ngừng bắn, quân miền Nam tiếp tục tấn công để giành lại các làng mạc bị cộng sản chiếm đóng, trong khi phe cộng sản cố gắng chiếm thêm lãnh thổ. Continue reading “28/01/1973: Lệnh ngừng bắn có hiệu lực tại Sài Gòn”

26/01/1936: “Gã đồ tể điên” khủng bố Cleveland

Nguồn: So-called “Mad Butcher” terrorizes Cleveland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, thi thể bị phân mảnh của Florence Polillo đã được phát hiện trong một chiếc giỏ và một số bao vải bố ở Cleveland. Người phụ nữ 42 tuổi này là nạn nhân thứ ba, trong vòng 18 tháng, được tìm thấy đã bị phân xác một cách thành thục. Vụ việc làm dấy lên một cơn hoảng loạn ở Cleveland, nơi kẻ sát nhân vô danh được mệnh danh là “Gã đồ tể điên” (Mad Butcher).

Tháng 06/1936, một đầu người, và tiếp đó là một cái xác không đầu, đã được tìm thấy, nhưng cảnh sát không thể xác định được danh tính nạn nhân. Ngay cả khi một mặt nạ mô phỏng khuôn mặt nạn nhân được trưng bày tại Great Lakes Exposition, tên tuổi người này vẫn mãi là một bí ẩn, trong khi đó, Gã đồ tể điên liên tục giết hại thêm nhiều người khác. Continue reading “26/01/1936: “Gã đồ tể điên” khủng bố Cleveland”

24/01/1908: Thành lập phong trào Hướng đạo sinh

Nguồn: Boy Scouts movement begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1908, phong trào Hướng đạo sinh đã bắt đầu ở Anh với việc Robert Baden-Powell cho xuất bản phần đầu tiên của cuốn Hướng đạo cho nam (Scouting for Boys). Cái tên Baden-Powell vốn rất nổi tiếng với nhiều nam sinh Anh Quốc, và hàng nghìn cậu bé đã háo hức mua cuốn sổ tay này. Cuối tháng 4, tất cả các phần của Hướng đạo cho nam đã được xuất bản xong, và rất nhiều nhóm hướng đạo sinh nam đã nhanh chóng xuất hiện trên khắp nước Anh.

Năm 1900, Baden-Powell trở thành anh hùng dân tộc ở Anh sau khi bảo vệ Mafeking suốt 217 ngày trong Chiến tranh Nam Phi. Ngay sau đó, Trợ giúp trinh sát (Aids to Scouting), cuốn cẩm nang quân sự mà ông đã viết cho binh lính Anh vào năm 1899, đã thu hút nhiều độc giả nhỏ tuổi. Các bé trai rất thích thú trước những bài học về theo dõi và quan sát, và đã dùng cuốn sách để tổ chức những trò chơi phức tạp. Biết được điều này, Baden-Powell quyết định viết thêm một cẩm nang về lĩnh vực phi quân sự cho thanh thiếu niên, trong đó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức và việc thiện. Continue reading “24/01/1908: Thành lập phong trào Hướng đạo sinh”

23/01/1920: Hà Lan từ chối dẫn độ Hoàng đế Wilhelm II

Nguồn: Netherlands refuses to extradite Kaiser Wilhelm to the Allies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, chính phủ Hà Lan đã từ chối yêu cầu của các nước Đồng minh về việc dẫn độ Wilhelm II, cựu Hoàng đế Đức (Kaiser), người đã sống lưu vong ở Hà Lan từ tháng 11/1918.

Đầu tháng 11/1918, tình hình đã trở nên ảm đạm đối với phe Liên minh Trung tâm trên tất cả các mặt trận của Thế chiến I. Wilhelm II đang có mặt tại tổng hành dinh quân đội Đức ở thị trấn nghỉ dưỡng Spa của Bỉ khi tin tức liên tiếp đến với ông: công nhân bạo loạn ở Berlin, binh biến trong Hải quân Đức và dấu hiệu khởi đầu cách mạng toàn diện ở Đức. Dường như từ mọi hướng, đều có những lời kêu gọi hòa bình, cải cách và loại bỏ hoàng đế. Wilhelm II được thông báo rằng Bộ Tổng tham mưu Đức sẽ thực hiện một cuộc hành quân thống nhất, có trật tự quay trở về nước Đức khi chiến tranh kết thúc, nhưng họ sẽ không bảo vệ ông trước các đối thủ trong nước. Continue reading “23/01/1920: Hà Lan từ chối dẫn độ Hoàng đế Wilhelm II”

21/01/1977: Tổng thống Carter ân xá cho những người trốn nghĩa vụ quân sự

Nguồn: President Carter pardons draft dodgers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter đã quyết định ân xá vô điều kiện cho hàng trăm nghìn người đàn ông trốn nghĩa vụ quân sự trong Chiến tranh Việt Nam.

Tổng cộng đã có khoảng 100.000 thanh niên Mỹ trốn ra nước ngoài vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 để tránh phải đi quân dịch. 90% số này đã đến Canada, nơi sau một số tranh cãi ban đầu, cuối cùng họ đã được chào đón với tư cách là người nhập cư. Trong khi đó, những người khác tìm cách lẩn trốn ngay tại nước Mỹ. Ngoài nhóm trốn đi nghĩa vụ thì một con số tương đối nhỏ – khoảng 1.000 người đào ngũ từ lực lượng vũ trang Mỹ cũng hướng đến Canada. Về mặt kỹ thuật, chính phủ Canada bảo lưu quyền truy tố những người đào ngũ, nhưng trên thực tế, họ đã ngó lơ những người này, thậm chí còn hướng dẫn các nhân viên biên phòng không hỏi quá nhiều câu hỏi. Continue reading “21/01/1977: Tổng thống Carter ân xá cho những người trốn nghĩa vụ quân sự”

19/01/1764: John Wilkes bị khai trừ khỏi Nghị viện Anh

Nguồn: John Wilkes expelled from British Parliament, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1764, Nghị viện Anh chính thức khai trừ John Wilkes vì những bài viết được cho là nhằm bôi nhọ, kêu gọi lật đổ và có tính khiêu dâm của ông. Trong 12 năm tiếp theo, tên của Wilkes đã trở thành từ đồng nghĩa với sự áp bức của Nghị viện cả ở Anh Quốc và các thuộc địa Bắc Mỹ.

Wilkes đã bị đuổi khi dám nghi ngờ tính chính trực của Vua George III và cố vấn thân cận nhất, John Stuart người Scotland, trong ấn bản thứ 45 của tờ báo của ông, Người miền Bắc (The North Briton), vào năm 1763. Khi chính phủ đáp trả bằng cách ra lệnh khám xét văn phòng tòa soạn và bắt giữ các nhân viên, một thẩm phán đã tuyên bố lệnh khám xét này là bất hợp pháp và theo đó bác bỏ mọi cáo buộc. Continue reading “19/01/1764: John Wilkes bị khai trừ khỏi Nghị viện Anh”

17/01/1820: Ngày sinh nữ nhà văn Anne Brontë

Nguồn: English author Anne Brontë is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1820, Anne Brontë, con út trong số sáu người con của nhà Brontë, được sinh ra ở Yorkshire, Anh. Người mẹ đã qua đời khi Anne còn là một đứa trẻ sơ sinh, và chị em nhà Brontë đã bị để mặc cho tự xoay sở trong dinh thự ảm đạm của gia đình tại Haworth, một ngôi làng hẻo lánh ở Yorkshire, nơi người cha đang làm giáo sĩ. Bốn chị gái của Anne đều đi học nội trú, nhưng hai người chị lớn nhất chẳng may qua đời nên Emily và Charlotte đã trở về nhà. Các cô gái, cùng với anh trai Branwell, đã đọc ngấu nghiến mọi cuốn sách và sáng tác ra những câu chuyện dày dặn của riêng mình về các vùng đất thần thoại. Continue reading “17/01/1820: Ngày sinh nữ nhà văn Anne Brontë”

16/01/1916: Montenegro đầu hàng quân Áo – Hung

Nguồn: Montenegro capitulates to Austro-Hungarian force, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, sau cuộc tấn công kéo dài 8 ngày đánh dấu sự khởi đầu của một chiến lược mới, tích cực gây hấn trong khu vực, quân đội Áo-Hung dưới sự chỉ huy của tổng tư lệnh Franz Conrad von Hotzendorf đã chiếm được Montenegro thuộc vùng Balkan.

Cuối năm 1915, sau những thất bại ban đầu, Liên minh Trung tâm đã hoàn thành việc chinh phục Serbia, quốc gia Balkan mới nổi mà họ tuyên bố đã kích động chiến tranh vào tháng 06/1914, khi một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia ám sát Franz Ferdinand, Thái tử nước Áo. Bất chấp thành công ở Balkan, Conrad vẫn rất tức giận vì những chiến thắng này phần lớn là do quân Đức chứ không phải Áo. Ông phản đối việc thành lập bộ chỉ huy liên quân Đức-Áo trong khu vực, với lý do sợ rằng Áo sẽ bị phụ thuộc vào đồng minh mạnh hơn của mình. Continue reading “16/01/1916: Montenegro đầu hàng quân Áo – Hung”

14/01/1980: Giá vàng đột ngột tăng vọt

Nguồn: Gold prices soar, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, sau khi không còn bị chính phủ kiểm soát, giá vàng đã bất ngờ tăng mạnh, đạt mức kỷ lục mới, vượt quá 800 USD/ounce.

Vàng nằm rải rác khắp nơi trong vỏ trái đất, và ngay từ thời cổ đại đã được xem là kim loại quý vì tính khan hiếm và ứng dụng trong luyện kim. Trước thế kỷ 19, hầu hết các quốc gia đều duy trì một hệ thống tiền tệ lưỡng kim, thường bao gồm vàng nhưng chủ yếu vẫn là bạc. Kể từ năm 1821, khởi đầu từ Vương quốc Anh, các đơn vị tiền tệ có thể được quy đổi thành một lượng vàng cố định, một sự thay đổi mà Anh hy vọng sẽ giúp ổn định nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của mình. Continue reading “14/01/1980: Giá vàng đột ngột tăng vọt”