Phương Tây chuẩn bị tái can thiệp quân sự vào Libya?

civil war

Nguồn:Vers une nouvelle intervention en Libye?”, Le Monde Diplomatique, 02/2016.

Biên dịch: Vương Thanh Thủy

Sau khi thỏa thuận giữa các Nghị viện đối địch nhau được kí kết, việc thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia đã mở đường cho một cuộc can thiệp quân sự của phương Tây vào Libya. Cuộc can thiệp quân sự nhằm chống lại Tổ chức Nhà nước hồi giáo này có nguy cơ làm gia tăng bạo lực và khiến đối thoại vốn rất mong manh giữa các phe phái đối lập ở đất nước này đổ vỡ.

Việc kí kết hôm 17/12 một thỏa thuận hòa giải dân tộc giữa đại diện của hai Nghị viện Libya tại Skhirat, Maroc, dưới sự chủ trì của Liên Hợp Quốc (LHQ) đã mở đường cho việc thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia gồm 32 bộ trưởng do doanh nhân gốc Tripoli Fayez Sarraj lãnh đạo. Điều này đã chứng tỏ tính đúng đắn của cuộc đối thoại bắt đầu từ tháng 9/2014. Continue reading “Phương Tây chuẩn bị tái can thiệp quân sự vào Libya?”

TQ ‘cấy’ bằng chứng khảo cổ giả ở Biển Đông ra sao?

519

Nguồn: François-Xavier Bonnet, “Archaeology and Patriotism: Long term Chinese Strateggies in the South China Sea“, Southeast Asia Sea conference, Ateneo Law Center, Makati, March 27 2015.

Biên dịch: Phan Văn Song

Nhiều tác giả của Trung Quốc nêu thời gian đoàn thám hiểm Trung Quốc tới quần đảo Hoàng Sa  là năm 1902. Tuy nhiên, không ai trong số họ đưa ra bất kỳ tài liệu nào cho thấy chuyến đi này đã diễn ra.

Trên thực tế, tư liệu của Trung Quốc lại cho thấy chuyến đi đó chưa bao giờ diễn ra. Thay vào đó là một chuyến đi bí mật nhiều thập kỷ sau để “cấy” bằng chứng khảo cổ ngụy tạo trên các đảo này nhằm củng cố yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Mưu chước tương tự cũng đã được áp dụng ở quần đảo Trường Sa: các bia chủ quyền năm 1946 trên thực tế đã được đặt sau đó 10 năm, vào năm 1956. Continue reading “TQ ‘cấy’ bằng chứng khảo cổ giả ở Biển Đông ra sao?”

Chủ nghĩa vị tha cực độ

altruism

Nguồn: Peter Singer, “Extreme Altruism”, Project Syndicate, 15/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hơn 40 năm trước, trong một bài tiểu luận với nhan đề “Famine, Affluence, and Morality” (tạm dịch: “Đói nghèo, Sung túc, và Đạo nghĩa”), tôi đã dẫn dắt người đọc tưởng tượng rằng họ đang đi ngang một ao nước cạn thì nhìn thấy một đứa bé bị rơi xuống ao và dường như sắp chết đuối. Bạn có thể dễ dàng cứu đứa trẻ, nhưng đôi giày mới đắt tiền của bạn sẽ bị hỏng. Liệu có sai không nếu phớt lờ đứa bé và tiếp tục bước đi?

Khi tôi yêu cầu các thính giả giơ tay cho câu hỏi đó, họ thường nhất trí cho rằng việc ưu tiên đôi giày là sai trái. Sau đấy, tôi chỉ ra rằng, bằng cách quyên góp cho một tổ chức từ thiện về bảo vệ trẻ em ở các nước đang phát triển khỏi dịch bệnh đậu mùa, tiêu chảy, sởi hay suy dinh dưỡng, chúng ta có thể cứu lấy tính mạng của trẻ em. Continue reading “Chủ nghĩa vị tha cực độ”

Trung Quốc tăng cường ‘xoay trục’ quân sự qua châu Phi

dbt

Nguồn: Mark Varga, “China’s Military Pivot to Africa just Got Serious”, Foreign Policy Blog, 11/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Những đồn đoán về kế hoạch xây dựng một “cơ sở hậu cần” của Trung Quốc tại quốc gia Djibouti ở Đông Phi đã được khẳng định sau một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng hai nước đã đạt được một thỏa thuận. Cho dù chưa có một lịch trình cụ thể, thỏa thuận sẽ là một hồi kết tự nhiên của một quá trình thắt chặt quan hệ giữa hai quốc gia, bắt đầu từ khi Trung Quốc tham gia chiến dịch chống hải tặc tại vịnh Aden vào năm 2008.

Khác với các quốc gia NATO và Nhật, những nước cũng tham gia chiến dịch chống hải tặc ở Djibouti, Trung Quốc hiện tại không có căn cứ hải quân dài hạn tại khu vực. Theo lời của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hong Lei, “Trong lúc thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, Trung Quốc gặp nhiều khó khăn thực sự trong việc bổ sung quân số cũng như cung cấp nhiên liệu và lương thực, và thấy rằng có một cơ sở hỗ trợ hậu cần hiệu quả và gần bên là một điều rất cần thiết.” Continue reading “Trung Quốc tăng cường ‘xoay trục’ quân sự qua châu Phi”

Quản lý khía cạnh chính trị của nguồn nước

1-1

Nguồn:Prince El Hassan bin Talal & Sundeep Waslekar, “Managing the Politics of Water”, Project Syndicate, 17/03/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Ngày Nước Thế giới (hay còn gọi là Ngày Nước sạch Thế giới) được tổ chức vào ngày 22 tháng 3, là cơ hội để nhấn mạnh một chuyện đã trở thành thực tế khắc nghiệt ở nhiều quốc gia: sự sẵn có của nước sạch ngày càng là yếu tố chiến lược mang  tính quyết định trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu. Nếu các nguồn nước sạch không được quản lý với sự quan tâm đặc biệt thì hậu quả có thể rất khủng khiếp.

Vào năm ngoái, Báo cáo Phát triển Nước sạch Thế giới của Liên Hợp Quốc một lần nữa nhấn mạnh sự gia tăng khoảng cách giữa cung và cầu có thể tạo ra xung đột như thế nào. Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đánh giá khủng hoảng nước là mối đe dọa toàn cầu đáng lo ngại nhất, nguy hiểm hơn cả những cuộc tấn công khủng bố hay khủng hoảng tài chính, và có nhiều khả năng xảy ra hơn việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Và một nghiên cứu của Nhóm Dự báo Chiến lược đã cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý sáng suốt: các quốc gia cùng nhau tham gia vào việc quản lý nguồn tài nguyên nước thì rất ít có khả năng gây chiến (với nhau). Continue reading “Quản lý khía cạnh chính trị của nguồn nước”

Từ ‘vụ án mạng đầu tiên’ đến chủ nghĩa khủng bố hiện đại

cainabel

Tác giả:  Nghiêm Anh Thảo

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần nghe qua câu chuyện về Cain và Abel trong Kinh Thánh. Cain và Abel là hai người con trai đầu tiên của Adam và Eve. Cain làm ruộng, và Abel chăn chiên. Chuyện kể rằng, khi hai người mang lễ vật của mình đến dâng lên Chúa Trời, Ngài chỉ nhận lễ vật của Abel, còn khước từ phần của Cain. Điều này làm Cain rất buồn bực và tức tối trong lòng. Một ngày nọ khi hai anh em đang ở ngoài đồng, Cain đã xông đến tấn công và giết chết em trai mình.

Câu chuyện vẫn còn tiếp diễn, nhưng đọc đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ không khỏi thắc mắc: “Tại sao Chúa chỉ nhận lễ vật của Abel?” “Cain đã có lòng mang của tế lễ đến dâng hiến, tại sao Ngài lại từ chối?” “Nếu Chúa nhận của cả hai người thì chẳng phải mọi chuyện đã tốt đẹp cả rồi sao? Tại sao Ngài lại có một quyết định gây hiềm khích như vậy?” Continue reading “Từ ‘vụ án mạng đầu tiên’ đến chủ nghĩa khủng bố hiện đại”

Vai trò quan trọng của tự do báo chí

fpr

Nguồn: Lucy P. Marcus, “Why Press Freedom is Good Business”, Project Syndicate, 15/03/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Theo Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2015 (2015 World Press Freedom Index), tự do báo chí và báo chí độc lập, một thành phần chủ yếu của nền dân chủ trên toàn thế giới, đang suy giảm với một tốc độ đáng báo động. Tuy nhiên, sự minh bạch và cảnh giác mà một nền báo chí tự do và độc lập cung cấp là rất quan trọng không chỉ đối với nền dân chủ. Chúng còn là những thứ vũ khí mạnh mẽ chống lại các lực lượng từ tham nhũng tới các hoạt động kinh doanh xấu đang hủy hoại sự thịnh vượng kinh tế. Đơn giản là, nếu không có một nền báo chí chất lượng cao, việc xây dựng các nền kinh tế tốt hơn, mạnh hơn và vững chắc hơn là không thể. Continue reading “Vai trò quan trọng của tự do báo chí”

Kinh tế học của nạn mại dâm

window-prostitution-Amsterdam

Nguồn: Robert Skidelski, “The Economist’s Concubine”, Project Syndicate, 22/03/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những thập niên gần đây, kinh tế học đã thâm nhập vào các nghiên cứu về những hoạt động của con người mà trước đến nay vẫn được cho là nằm ngoài những tính toán chính thức. Điều mà các nhà phê bình gọi là “chủ nghĩa đế quốc của kinh tế học” đã dẫn tới sự xuất hiện của kinh tế học về tình yêu, nghệ thuật, âm nhạc, ngôn ngữ, văn học, và của nhiều khía cạnh  khác nữa.

Ý tưởng chung thúc đẩy sự mở rộng của kinh tế học này là việc cho rằng bất cứ điều gì con người làm, cho dù là về tình cảm hay vật chất, thì họ đều hướng tới mục đích đạt được kết quả tốt nhất với chi phí thấp nhất. Những lợi ích và chi phí này có thể được quy thành tiền. Vì vậy mọi người luôn cố gắng đạt được nguồn lợi tài chính tốt nhất từ những giao dịch của mình. Continue reading “Kinh tế học của nạn mại dâm”

Các công ty Trung Quốc có thể chinh phục thế giới?

20120804_LDP001_1

Nguồn: Pankaj Ghemawat & Thomas Hout, “Can China’s Companies Conquer the World?”, Foreign Affairs, March/April 2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?

Hạn chế của các công ty Trung Quốc

Trung Quốc là một nơi đặc biệt thú vị để theo dõi cuộc đối đầu giữa các công ty Trung Quốc và các công ty đa quốc gia nước ngoài, vì đó là thị trường lớn nhất thế giới cho hầu hết mọi sản phẩm cũng như vì tất cả các công ty lớn trên thế giới đều hoạt động tại đó. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong số 44 ngành đại diện được mở cửa với các công ty nước ngoài ở Trung Quốc, các công ty Trung Quốc đã thống trị 25, bao gồm ngành pin mặt trời, các thiết bị xây dựng, và trục cần cẩu di động. Nhưng trong tất cả 19 ngành các công ty nước ngoài dẫn đầu, công nghệ hay tiếp thị nắm vai trò hết sức quyết định đối với thành công. Continue reading “Các công ty Trung Quốc có thể chinh phục thế giới?”

Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?

China-US-relations

Nguồn: Pankaj Ghemawat & Thomas Hout, “Can China’s Companies Conquer the World?”, Foreign Affairs, March/April 2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Mặc cho những khó khăn kinh tế gần đây của Trung Quốc, rất nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích cho rằng nước này vẫn đang trên đà soán ngôi Mỹ và sẽ sớm trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới. Thật vậy, điều này đã trở thành một quan điểm chủ đạo – nếu không phải gần như là một niềm tin chung – ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Nhưng những nhân tố cấu thành ý kiến này thường bỏ qua một sự thật quan trọng: sức mạnh kinh tế gắn bó mật thiết với sức mạnh doanh nghiệp, một lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn còn bị Mỹ bỏ xa. Continue reading “Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?”

Tại sao cần ưu tiên giải quyết tình trạng Jerusalem?

jerusalem

Nguồn: Laura Wharton, “Jerusalem First”, Project Syndicate, 28/03/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Jerusalem không phải một mà là hai thành phố. Gần 50 năm sau khi Israel chiếm được Đông Jerusalem, thành phố này vẫn luôn bị chia cắt. Trong bối cảnh các khu vực dân cư của thành phố trải qua một làn sóng bạo lực mới, việc thừa nhận thực tế này đang trở nên ngày càng cấp bách. Quá trình dàn xếp tình trạng của Jerusalem như là hai thành phố, một cho người Israel và một cho người Palestine, phải được coi là một ưu tiên nếu muốn đạt được hòa bình giữa hai bên.

Kế hoạch Phân chia của Liên Hợp Quốc năm 1947 đã đề nghị tách Palestine lúc đó do Anh kiểm soát thành một nhà nước Do Thái và một nhà nước Ả Rập, nhưng lại đặt riêng Jerusalem thành một vùng đất độc lập dưới sự quản thác quốc tế. Tuy nhiên trong cuộc chiến tranh Ả Rập – Israel năm 1948, thành phố này đã bị chia tách. Tây Jerusalem nằm dưới sự kiểm soát của Israel và Đông Jerusalem – bao gồm cả phần Thành Cổ – bị chiếm đóng bởi Vương quốc Jordan. Continue reading “Tại sao cần ưu tiên giải quyết tình trạng Jerusalem?”

Khoảng cách thế hệ trong chính trị Âu – Mỹ

jobseekers

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The New Generation Gap”, Project Syndicate, 16/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một điều thú vị đã xuất hiện trong mẫu hình bầu cử trên cả hai bờ Đại Tây Dương (ở cả châu Âu và Mỹ): Cách những người trẻ bỏ phiếu khác biệt rõ rệt so với những người lớn tuổi. Có vẻ như một sự phân chia rõ rệt đã xuất hiện, không dựa nhiều vào thu nhập, giáo dục, hay giới tính mà phụ thuộc vào việc người bỏ phiếu thuộc thế hệ nào.

Sự phân chia này xuất phát từ những nguyên nhân dễ hiểu. Thế hệ trẻ và thế hệ những người lớn tuổi hiện nay có cuộc sống khác nhau. Quá khứ của họ khác nhau, và cả những triển vọng của họ cũng khác nhau. Continue reading “Khoảng cách thế hệ trong chính trị Âu – Mỹ”

Về vụ gián điệp TQ đánh cắp thông tin mật của Mỹ

su-bin

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) số ra ngày 24/3/2016 đăng xã luận dưới tiêu đề “Chúng ta nên cảm ơn hay là kêu oan cho Tô Bân?” Nguyên văn như sau:

Ngày 23/03/2016, bộ Tư pháp Hoa Kỳ ra thông cáo cho biết một người Trung Quốc tên là Tô Bân [Su Bin – Stephen Su] đã thú nhận tội xâm nhập hệ thống máy tính của nhiều nhà thầu quốc phòng Mỹ để đánh cắp tài liệu kỹ thuật liên quan đến các loại máy bay tiên tiến như máy bay tiêm kích F-22 , F-35 và máy bay vận tải hạng nặng C-17.

Thông cáo nói: trong bản nhận tội thỏa thuận được với Bộ Tư pháp Mỹ, ông Tô Bân thừa nhận đã “đóng vai trò quan trọng trong một âm mưu từ Trung Quốc”, có kết hợp với hai người “không rõ lai lịch” sống ở Trung Quốc. Có báo Mỹ phỏng đoán hai người đó là quân nhân Trung Quốc. Continue reading “Về vụ gián điệp TQ đánh cắp thông tin mật của Mỹ”

Thách thức đối với chương trình tư hữu hóa của Nga

1124918

Nguồn: Sergei Guriev, “A Russian Fire-Sale Privatization”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Đặng Phương Hoa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bị bóp nghẹt bởi sự giảm sút giá dầu và cấm vận của phương Tây, vị thế tài khóa của Nga đang nhanh chóng sụp đổ, khiến chính phủ nước này phải áp dụng những biện pháp ngày càng mạnh tay hơn nhằm kiềm chế sự gia tăng thâm hụt ngân sách. Chi tiêu của chính phủ năm nay đã được cắt giảm tới 8% tính theo giá trị thật nếu so với năm 2015 – một mức cắt giảm lớn nhưng chưa đủ để cân bằng ngân sách. Thực tế, nếu giá dầu vẫn giữ nguyên mức 30-35 đô la một thùng (dự toán ngân sách Nga năm nay dựa trên dự báo giá dầu trung bình ở mức 50 đô la), thì mức thâm hụt ngân sách của Nga sẽ ở mức 6% GDP. Với “quỹ dự phòng” chỉ bằng khoảng 4,5% GDP và sự tiếp cận hạn chế với các thị trường tài chính quốc tế, Nga cần khẩn cấp một Kế hoạch B cho ngân sách. Continue reading “Thách thức đối với chương trình tư hữu hóa của Nga”

Ấn Độ và Trung Quốc: Cuộc đua đến vị thế siêu cường

India-vs-China-690-825x542

Nguồn: Darren MacKie, “The Race to Superpower Status“, Asian Affairs, 03/2016.

Biên dịch: Văn Cường

Trước khi khẳng định nước nào sẽ là siêu cường toàn cầu thời gian tới, chúng ta cần nhìn lại các yếu tố để tạo nên một siêu cường là gì. Quan điểm chung đều cho rằng siêu cường là một quốc gia có thể tạo ảnh hưởng vượt ra khỏi biên giới quốc gia đó tới khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Điều này đạt được thông qua sức mạnh về kinh tế, quân sự, văn hóa, ngoại giao và khoa học kỹ thuật. Nếu xét về khía cạnh này thì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đã là siêu cường. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu cả hai có thực sự thể hiện được tất cả những điều nói trên ở phương diện toàn cầu, nếu không thì nước nào nổi trội hơn? Continue reading “Ấn Độ và Trung Quốc: Cuộc đua đến vị thế siêu cường”

Trung Quốc “đại suy sụp”

china-l

Nguồn: Jeffrey Wasserstrom, “The Great Fall of China“, Wall Street Journal, 28/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quang Dy

Trung Quốc đã bước vào “cái bẫy thu nhập trung bình”. Nó chỉ có thể thoát ra bằng cách dẫn dắt các ngành công nghiệp dựa vào tri thức chứ không phải cơ bắp.

Đúng là David Shambaugh viết rất khỏe. Cuốn sách mới nhiều thông tin về “Tương lai Trung Quốc” tiếp theo cuốn “Đảng Cộng sản Trung Quốc” (China’s Communist Party, 2008) và cuốn “Trung Quốc Toàn cầu Hóa” (China Goes Global, 2013). Cuốn sách này đề cập đến các lập luận đã được đưa ra lần đầu trong bài phân tích “Sự Đổ vỡ Sắp tới của Trung Quốc” (The Coming Chinese Crackup) cũng đăng trên tờ báo này cách đây một năm, gây nhiều tranh cãi. Lập luận chính của vị giáo sư ĐH George Washington rất dễ tóm tắt: Trừ phi Tổng bí thư đảng Tập Cận Bình tiến hành cải cách chính trị lớn, nền kinh tế sẽ thất bại và đảng sẽ sụp đổ. Vì các học giả thường thận trọng khi xác quyết về thời điểm các sự kiện sẽ xảy ra, nên Shambaugh chỉ viết rằng nó có thể xảy ra trong thập kỷ tới. Continue reading “Trung Quốc “đại suy sụp””

Brexit sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ?

20160305_fnp502

Nguồn: Harold James,”Will Brexit break the pound?”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuyên bố gần đây của chính phủ Anh rằng một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Anh trong Liên minh châu Âu sẽ được tổ chức vào ngày 23/6 đã nhanh chóng gây ra sự sụt giảm đáng kể giá trị đồng bảng Anh. Biến động tỷ giá đồng bảng sẽ tiếp tục diễn ra cho đến trước cuộc trưng cầu dân ý, và càng mạnh mẽ hơn tại những thời điểm khi việc bỏ phiếu ủng hộ “Brexit” (Anh ra khỏi EU) có nhiều khả năng xảy ra. Kết quả có thể là một lời tiên đoán tự trở thành hiện thực mà trong đó bất ổn thị trường và chính trị càng khiến các cử tri Anh muốn từ bỏ EU – một kết quả cực kỳ nguy hiểm cho họ và cả những người dân châu Âu khác.

Những tác động chính trị này gợi nhớ tới trải nghiệm của thế kỷ 20, khi giá trị ngoại tệ của đồng bảng là nỗi ám ảnh quốc gia tại Anh và các cuộc khủng hoảng tiền tệ thường phá hủy uy tín của các chính phủ và gây tổn hại chính trị. Continue reading “Brexit sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ?”

Silvio Berlusconi: ‘Bản gốc’ người Ý của Donald Trump

trump italian

Nguồn: Bill Emmott, “Trump’s Italian Prototype”, Project Syndicate, 14/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc tỷ phú Donald Trump vươn lên trong cuộc đua bầu cử tổng thống Mỹ vừa đáng sợ lại vừa thú vị. Khi chiến dịch tranh cử của Trump vốn từng bị chế nhạo tiếp tục thành công – mà lần gần nhất là tại các cuộc bầu cử sơ bộ ở Michigan và Mississippi và họp kín ở Hawaii – các chuyên gia đang phải vật lộn tìm kiếm những trường hợp tương tự trong lịch sử nhằm làm sáng tỏ hiện tượng này. Dù không có phép so sánh nào là hoàn hảo, nhưng người phù hợp nhất có lẽ Silvio Berlusconi, ông trùm truyền thông đã có ba nhiệm kỳ làm Thủ tướng Ý. Và đây không phải là một mẫu hình có thể giúp chúng ta yên tâm. Continue reading “Silvio Berlusconi: ‘Bản gốc’ người Ý của Donald Trump”

Hồi kết cho toàn cầu hóa?

topic-globalization

Nguồn: Daniel Gros, “The End of Globalizaton?”, Project Syndicate, 08/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc vừa công bố rằng năm ngoái, lần đầu tiên kể từ khi nước này bắt đầu mở cửa kinh tế với thế giới từ cuối những năm 1970, xuất khẩu của nước này đã giảm so với năm trước. Và đó chưa phải là tất cả; xét trên khía cạnh giá trị, thương mại toàn cầu đã suy giảm trong năm 2015. Hiển nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao?

Dù thương mại toàn cầu cũng từng suy giảm vào năm 2009, nhưng lý giải cho việc đó lại rất rõ ràng: thế giới đã trải qua sự sụt giảm mạnh về GDP vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm ngoái kinh tế thế giới đã tăng trưởng đáng kể, đạt mức 3%. Hơn nữa, các rào cản thương mại đã không gia tăng rõ rệt ở nơi nào cả, cộng thêm chi phí vận chuyển giảm xuống do sự sụt giảm mạnh của giá dầu. Continue reading “Hồi kết cho toàn cầu hóa?”

Lý giải thành công của các chính trị gia dân túy

Donald-Trump-Make-America-Great-600x353

Nguồn: Dani Rodrik, “The Politics of Anger”, Project Syndicate, 09/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có lẽ, điều duy nhất đáng ngạc nhiên về phản ứng dân túy, điều đã áp đảo nền chính trị của nhiều nền dân chủ lâu đời, là nó đã xảy đến quá chậm. Thậm chí từ hai thập niên trước, khá dễ để dự đoán rằng sự miễn cưỡng của các chính trị gia dòng chính trong việc đề xuất giải pháp cho sự bất ổn và bất bình đẳng trong kỷ nguyên siêu toàn cầu hóa sẽ tạo nên một không gian chính trị cho các nhà đại dân túy với các giải pháp dễ dãi. Trước đây, đó là Ross Perot và Patrick Buchaman; ngày nay đó là Donald Trump, Marine Le Pen và nhiều nhân vật khác.

Lịch sử không bao giờ lặp lại, nhưng dù sao, bài học của nó vẫn vô cùng quan trọng. Chúng ta cần gợi nhớ lại rằng thời kỳ đầu tiên của toàn cầu hóa, vốn đạt đến đỉnh điểm trong vài thập niên trước Thế chiến I, sau cùng đã sản sinh ra một phản ứng chính trị thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Continue reading “Lý giải thành công của các chính trị gia dân túy”