Bàn về một đại chiến lược cho Việt Nam trong TK 21

Tác giả: Ngô Di Lân

Mục đích chính của bài viết này là đưa ra nhận định về những thách thức chiến lược tiềm tàng cho Việt Nam trong thế kỷ XXI và phác hoạ một số nét chính về bốn đại chiến lược khả dĩ để chúng ta có thể đương đầu với những thách thức này. Bên cạnh đó, tác giả cũng hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp khái niệm “đại chiến lược” trở nên gần gũi hơn với các độc giả, đồng thời thôi thúc các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu đề tài đại chiến lược Việt Nam một cách có khoa học và hệ thống hơn.

Bài viết sẽ này có năm phần chính như sau. Phần thứ nhất sẽ giới thiệu một cách tổng quát về khái niệm đại chiến lược. Tiếp theo tác giả sẽ xác định các lợi ích quốc gia cốt lõi của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Trong phần thứ ba, tác giả sẽ phân tích và đánh giá môi trường chiến lược của Việt Nam trong thế kỷ XXI. Phần thứ tư sẽ điểm qua một số nét chính về những đại chiến lược khả dĩ cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Cuối cùng, tác giả sẽ tóm tắt lại đại ý của toàn bài và đưa ra một số nhận định về đại chiến lược hợp lý nhất cho Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay. Continue reading “Bàn về một đại chiến lược cho Việt Nam trong TK 21”

Tại sao Trump không thể bắt nạt Trung Quốc?

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Why Trump Can’t Bully China,” Project Syndicate, 09/02/2017.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây bất ổn trật tự kinh tế thế giới thời hậu Thế chiến II, phần đông thế giới đang cùng lúc nín thở. Các nhà bình luận tìm kiếm những từ ngữ miêu tả cuộc tấn công của ông vào các quy chuẩn truyền thống về vai trò lãnh đạo và sự khoan dung trong một nền dân chủ tự do hiện đại. Các kênh truyền thông chủ lưu, phải đối mặt với một tổng thống thi thoảng có thể hết sức thiếu thông tin nhưng lại thực sự tin vào những điều mình đang nói, ngập ngừng gọi các tuyên bố sai lệch rõ ràng của ông là những lời nói dối.

Nhưng một số người sẽ lập luận rằng bên dưới sự hỗn loạn và ầm ỹ đó, có một lý do kinh tế duy lý cho việc chính quyền Trump rút lui một cách thiếu trật tự khỏi quá trình toàn cầu hóa. Theo quan điểm này, Hoa Kỳ đã bị lừa vào thế khiến uy thế của Trung Quốc ngày càng nâng cao, và rồi một ngày nào đó người Mỹ sẽ phải hối hận. Giới kinh tế học chúng ta lại có xu hướng xem việc Hoa Kỳ từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới là một sai lầm lịch sử. Continue reading “Tại sao Trump không thể bắt nạt Trung Quốc?”

Kinh Thánh nói gì về vấn đề di cư và tị nạn?

Tác giả: Joel Baden | Biên dịch: Nghiêm Anh Thảo

Nhằm hồi đáp lại sắc lệnh di trú của Tổng thống Donald Trump, nhà truyền giáo Franklin Graham đã nêu quan điểm: tị nạn vốn không phải là mối quan tâm của Kinh Thánh (“not a Bible issue!”) Tuy nhiên, nhận định đó có chính xác hay không?

Thật ra, cả Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều đề cập rất rõ ràng và đồng nhất về thái độ và cách hành xử đối với người ngoại xứ. Bắt nguồn từ những mẩu chuyện lịch sử, những điều khoản luật pháp, đến văn thơ, ngụ ngôn, lời tiên tri, Kinh Thánh đều nhất quán khẳng định rằng người bản xứ có nhiệm vụ phải tôn trọng, quan tâm, và bảo vệ khách ngoại kiều, hay người lạ đến trong xứ mình. Continue reading “Kinh Thánh nói gì về vấn đề di cư và tị nạn?”

Triển vọng tái lập quan hệ giữa Nga với phương Tây

Nguồn: Robert Skidelsky, “Another Reset with Russia?”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vấn đề mối quan hệ giữa phương Tây và Nga đã bị ngập tràn bởi những câu chuyện truyền thông về tấn công an ninh mạng, bê bối tình dục và nguy cơ tống tiền. Hồ sơ của cựu điệp viên người Anh Christopher Steele về hoạt động của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Nga mấy năm trước đây có thể không đáng tin cậy tương tự như tuyên bố Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc ngược lại. Đơn giản là chúng ta không biết sự thực. Duy có điều rõ ràng là những câu chuyện như vậy đã làm phân tán sự chú ý khỏi nhiệm vụ lấp đầy khoảng cách ngoại giao hiện nay giữa Nga và Phương Tây. Continue reading “Triển vọng tái lập quan hệ giữa Nga với phương Tây”

Tác động từ Thoả thuận Nhật–Hàn về ‘phụ nữ giải khuây’

Nguồn: J. Berkshire Miller, “Japan and South Korea After the “Comfort Women” Deal”, Foreign Affairs, 12/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Hồng Ánh

Ngày 28 tháng 12 (2015), chỉ vài ngày trước khi kết thúc kỉ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật – Hàn, Seoul và Tokyo đã nhất trí giải quyết tranh chấp lâu đời của họ về vấn đề “phụ nữ giải khuây ” Hàn Quốc bị bắt làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật trong Thế chiến II. Nhật đồng ý cung cấp 1 tỷ yên (khoảng 8,3 triệu đô la) xây dựng quĩ tài trợ mà chính phủ Hàn Quốc sẽ thành lập với mục đích hỗ trợ các phụ nữ giải khuây trước đây, khẳng định một lần nữa thái độ ăn năn của Nhật và đưa ra lời tạ lỗi mới thay mặt Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Đây là một sự thay đổi so với những tuyên bố trước đây, nhiều trong số đó chỉ đơn thuần đề cập tới những lời xin lỗi trước đó mà không đưa ra lời tạ lỗi mới. Đổi lại, Hàn Quốc đồng ý chấp nhận đây là thoả thuận cuối cùng, kiềm chế chỉ trích Tokyo trong các vấn đề trên các diễn đàn quốc tế, và nỗ lực “giải quyết vấn đề” bức tượng một người phụ nữ giải khuây gây tranh cãi nằm ngay phía trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul. Continue reading “Tác động từ Thoả thuận Nhật–Hàn về ‘phụ nữ giải khuây’”

Thế giới ‘hậu thực tế’ và mối đe dọa đối với dân chủ

Nguồn: Francis Fukuyama, “The Emergence of a Post-Fact World,” Project Syndicate, 12/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những diễn biến nổi bật nhất của năm 2016 và nền chính trị rất bất thường của năm là sự xuất hiện của một thế giới “hậu thực tế” (post-fact), nơi mà hầu hết các nguồn thông tin đáng tin cậy bị nghi ngờ và bị thách thức bởi những thực tế trái ngược có chất lượng và nguồn gốc mập mờ.

Sự trỗi dậy của Internet và World Wide Web vào thập niên 1990 được chào đón như một thời khắc của giải phóng và một điều có lợi cho nền dân chủ trên khắp thế giới. Thông tin là một dạng quyền lực, và nhờ thông tin trở nên rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn, các cộng đồng dân chủ có thể tham gia vào những lĩnh vực mà trước kia họ bị loại trừ. Continue reading “Thế giới ‘hậu thực tế’ và mối đe dọa đối với dân chủ”

Putin, Trump, Tập và sự trở lại của các quân vương

Nguồn: Akhilesh Pillalamarri, “Trump, Putin, Xi and the return of Kingship”, The Diplomat, 19/01/2017.

Biên dịch: Lê Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal vào cuối năm 2016 đã trích dẫn một số nguồn người Trung Quốc nói rằng Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình muốn “tiếp tục (điều hành đất nước) sau năm 2022 và tìm hiểu về một hệ thống lãnh đạo như mô hình của Putin.”

Sau chiến thắng bầu cử của Donald Trump ở Mỹ và Rodrigo Duterte ở Philippines, và sự củng cố quyền lực của Recep Tayyip Erdoğan ở Thổ Nhĩ Kỳ,  có thể thấy rõ một số cường quốc đang dần dần tiến tới hiện tượng chính trị được biết đến là “Chủ nghĩa Putin” (“Putinism”), đôi khi được gọi là “Chủ nghĩa Trump” (“Trumpism”). Hiện tượng này xảy ra ở Châu Á và các nước không thuộc Phương Tây khác, nơi mà dân chủ tự do có nguồn gốc còn non trẻ, lẫn ở cả Phương Tây. Continue reading “Putin, Trump, Tập và sự trở lại của các quân vương”

Vai trò toàn cầu mới của Đức

Nguồn: Frank-Walter Steinmeier, “Germany’s New Global Role,” Foreign Affairs, 13/06/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên qua, vai trò của Đức trên thế giới đã trải qua một sự biến đổi đáng kể. Sau sự thống nhất hòa bình năm 1990, Đức đã trên đà trở thành người khổng lồ kinh tế với chính sách đối ngoại không có gì đáng nói. Tuy nhiên, nước Đức ngày nay là một cường quốc châu Âu thu hút không ít lời khen tiếng chê. Điều này đúng cả về cách nước Đức ứng phó với lượng người tị nạn tăng vọt gần đây – nước này đã đón nhận hơn một triệu người trong năm ngoái – lẫn việc xử lý khủng hoảng đồng euro.

Khi sức mạnh gia tăng, Đức càng có nhu cầu để giải thích chính sách đối ngoại một cách rõ ràng hơn. Lịch sử gần đây của nước Đức là chìa khóa để hiểu cách Đức nhìn nhận vị thế của mình trên thế giới. Từ năm 1998, tôi đã phục vụ đất nước với tư cách là thành viên của bốn nội các và lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội. Trong suốt thời gian đó, Đức không hề tìm kiếm vai trò mới trên trường quốc tế. Continue reading “Vai trò toàn cầu mới của Đức”

Trump sẽ làm đảo lộn quan hệ Mỹ – Trung?

Nguồn: Yasheng Huang, “A bull named Trump in a shop called China,” Project Syndicate, 03/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong số những công kích nguy hiểm nhất của tổng thống đắc cử Donald Trump thì có một số là nhằm vào Trung Quốc. Ông cáo buộc nước này đã “cưỡng hiếp” Hoa Kỳ bằng các chính sách thương mại của mình, bịa ra sự ấm lên toàn cầu như một “trò lừa bịp” nhằm làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Mỹ. Vậy thì tại sao nhiều cố vấn chính sách và nhà bình luận của Trung Quốc lại rất lạc quan về tương lai của quan hệ Trung-Mỹ?

Lý giải dường như nằm ở việc Trump là một doanh nhân, và diễn đạt theo ý của Tổng thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge thì việc kinh doanh với Trung Quốc chính là việc kinh doanh của Mỹ. Theo lối suy nghĩ này, Trung Quốc có thể dễ dàng hợp tác với một người làm ăn bốc đồng như Trump hơn so với một người được cho là thiên về “ý thức hệ” như Hilary Clinton. Continue reading “Trump sẽ làm đảo lộn quan hệ Mỹ – Trung?”

Thế giới đang tiến vào kỷ nguyên siêu bất định?

Nguồn: Barry Eichengreen, “The Age of Hyper-Uncertainty”, Project Syndicate, 14/12/2016.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2017 sẽ đánh dấu kỉ niệm 40 năm ngày xuất bản cuốn Kỷ nguyên Bt đnh (The Age of Uncertainty) của Kenneth Galbraith. Bốn mươi năm là một khoảng thời gian dài, nhưng đáng để nhìn lại xem Galbraith và những độc giả của ông đã thấy bất định như thế nào.

Năm 1977, khi Galbraith đang viết cuốn sách, thế giới vẫn đang chao đảo do ảnh hưởng của cú sốc giá dầu OPEC lần thứ nhất và lo ngại liệu có một cú sốc khác hay không (và đúng là như vậy). Nước Mỹ đang phải đối mặt với tăng trưởng chậm lại kết hợp với lạm phát tăng nhanh, hay còn gọi là hiện tượng đình lạm (stagflation), một vấn đề mới đã đặt ra những câu hỏi về khả năng của các nhà hoạch định chính sách và sự thích hợp trong mô hình kinh tế của họ. Trong khi đó, những nỗ lực để tái lập hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods bị đổ vỡ, phủ bóng đen lên triển vọng thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Continue reading “Thế giới đang tiến vào kỷ nguyên siêu bất định?”

Triển vọng quan hệ Nhật – Mỹ – Nga dưới thời Trump

Nguồn: Bill Emmott, “Japanese Foreign Policy in the Trump Era”, Project Syndicate, 13/12/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng 12/2016 sẽ là tháng hòa giải đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đó là khi ông có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của hai quốc gia đã đối đầu Nhật Bản trong Thế chiến II: Hoa Kỳ và Nga.

Có khả năng ông Abe sẽ đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau đó không lâu sẽ là cuộc hội đàm giữa ông và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhưng các sự kiện này thực chất là dấu hiệu báo trước một tương lai bất ổn và khó khăn đối với Nhật Bản cũng như toàn bộ khu vực Đông Á. Continue reading “Triển vọng quan hệ Nhật – Mỹ – Nga dưới thời Trump”

Trung Quốc bình luận về diễn văn nhậm chức của Trump

Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng ngày 20 tháng 1 theo giờ địa phương, tức ngày 21 giờ Bắc Kinh, Tổng thống thứ 45 nước Mỹ Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức. Ông đã đọc một bài diễn văn nhậm chức có màu sắc cá nhân rất mạnh. Bài diễn văn này nhất định sẽ gây ra sự đánh giá vô cùng phức tạp tại nước Mỹ và trên toàn thế giới.

Trước mặt mấy vị Tổng thống tiền nhiệm, đầu tiên Trump công khai công kích chính sách đối nội đối ngoại trước đây của Mỹ, mô tả nước Mỹ trước đó mỗi ngày đều là sai lầm, ông điểm lại từng thất bại trong các lĩnh vực đời sống dân chúng. Ông tuyên bố: “Hôm nay không chỉ là sự chuyển giao quyền lực từ Tổng thống tiền nhiệm sang Tổng thống kế nhiệm, từ một chính đảng này sang một chính đảng khác”, mà là “sự chuyển giao quyền lực từ Washington vào tay nhân dân Mỹ”. Continue reading “Trung Quốc bình luận về diễn văn nhậm chức của Trump”

Tại sao Ảrập Saudi tham chiến ở Yemen?

Nguồn: Ali Al Shihabi, “Why is Saudi Arabia at War in Yemen?Project Syndicate, 06/12/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ả Rập Saudi gần đây phải hứng chịu nhiều chỉ trích vì vai trò dẫn đầu của mình trong cuộc chiến chống lại phe nổi dậy Houthi ở Yemen. Một số người chế nhạo vương quốc giàu nhất trong các nước Ả Rập này vì đã chống lại đất nước nghèo nhất. Số khác cho rằng cuộc chiến chống lại phe Houthi – một phong trào chính trị-tôn giáo của người Hồi giáo Shia phái Zaidi – chỉ là một phần của một cuộc chiến lớn hơn chống lại người Shia mà Ả Rập Saudi được cho là đang tiến hành. Những cáo buộc này quá đơn giản, phản ánh sự hiểu lầm cơ bản về vai trò của Ả Rập Saudi ở Yemen – và, trên thực tế, ở toàn bộ thế giới Ả Rập. Continue reading “Tại sao Ảrập Saudi tham chiến ở Yemen?”

Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào?

Nguồn: Joseph S. Nye, “The Kremlin and the US Election ”, Project Syndicate, 05/12/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung 

Đầu tháng 11, tổng thống Mỹ Barack Obama được cho rằng đã tự mình liên lạc với tổng thống Nga Vladimir Putin để cảnh cáo về những vụ tấn công mạng nhằm vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tháng trước đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia, James Clapper, và Jeh Johnson, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, đã công khai cáo buộc những quan chức cao cấp nhất của Nga về việc dùng những vụ tấn công mạng để “can thiệp vào quy trình bầu cử của nước Mỹ.”

Sau cuộc bầu cử mùng 8 tháng 11, không xuất hiện chứng cứ rõ ràng rằng có sự xâm nhập, can thiệp vào các máy bầu cử hay các thiết bị bầu cử khác. Nhưng trong một cuộc bầu cử phụ thuộc vào 100.000 phiếu bầu ở ba bang chủ chốt, một vài nhà quan sát cho rằng sự can thiệp của người Nga vào quá trình bầu cử có thể đã có ảnh hưởng đáng kể. Continue reading “Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào?”

Nhìn lại 2016 và tương lai của chủ nghĩa tự do

Nguồn: “How to make sense of 2016“, The Economist, 24/12/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Những người theo chủ nghĩa tự do đã thua trong phần lớn các cuộc tranh luận trong năm 2016. Nhưng họ không nên nghĩ rằng mình thất bại mà họ phải nghĩ rằng họ được thêm sinh lực.

Đối với một số người theo chủ nghĩa tự do, năm 2016 có thể coi như là một lời khiển trách. Nếu bạn cũng như tờ The Economist tin vào các nền kinh tế và xã hội mở cửa, nơi việc tự do trao đổi hàng hóa, nguồn vốn, con người và tư tưởng được khuyến khích và nơi mà các quyền tự do phổ quát được bảo vệ khỏi những sai trái của nhà nước thông qua pháp quyền, thì năm nay là năm của sự thụt lùi. Continue reading “Nhìn lại 2016 và tương lai của chủ nghĩa tự do”

Vĩnh biệt phương Tây?

Nguồn: Joschka Fischer, “Goodbye to the West,” Project Syndicate, 05/12/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Giờ đây khi Donald Trump đã được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ, sự kết thúc của những gì mà trước đây được gọi là “phương Tây” đã trở nên gần như chắc chắn. Thuật ngữ đó miêu tả một thế giới xuyên Đại Tây Dương nổi lên từ sau hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20, xác định lại trật tự quốc tế trong suốt bốn thập niên Chiến tranh Lạnh, và thống trị toàn cầu – cho đến bây giờ.

Không nên nhầm lẫn “phương Tây” (“the West”) với “bán cầu Tây” (“Occident”). Trong khi văn hóa, tập quán, và tôn giáo chủ đạo của phương Tây nói chung có nguồn gốc bán cầu Tây, nó đã phát triển thành một thứ khác biệt theo thời gian. Đặc điểm cơ bản của bán cầu Tây hình thành qua nhiều thế kỷ ở vùng Địa Trung Hải (dù các vùng châu Âu về phía Bắc dãy Alps có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nó). Ngược lại, phương Tây thì xuyên Đại Tây Dương, và nó là một đứa con của thế kỷ 20. Continue reading “Vĩnh biệt phương Tây?”

Đối diện với tội ác quá khứ trên Bán đảo Triều Tiên

Nguồn: Markus Bell and Sarah Son, “The burden of guilt in post-unification Korea”, East Asia Forum, 20/09/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Một đạo luật mới sẽ cho phép chính phủ Hàn Quốc có một cách tiếp cận đáng chú ý hơn đối với những vụ vi phạm nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Hãng thông tấn Yonhap đưa tin rằng đạo luật sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 9, tạo điều kiện cho kế hoạch thành lập một trung tâm có nhiệm vụ điều tra các vụ vi phạm nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Trung tâm cũng sẽ cung cấp hỗ trợ cho các tổ chức công dân làm việc với vấn đề này.

Luật mới là một phần phản ứng đối với sự tăng cường giám sát của quốc tế đối với cách tiếp cận của Hàn Quốc về vấn đề nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Động thái này có thể được xem xét trong bối cảnh cả hai bên vĩ tuyến 38 tiếp tục thể hiện rằng việc thống nhất đất nước là mục tiêu chính sách chính thức của họ. Continue reading “Đối diện với tội ác quá khứ trên Bán đảo Triều Tiên”

Sẽ xảy ra cuộc chiến giành nguồn nước ở châu Á?

Nguồn: Brahma Chellaney, “A Water War in Asia?”, Project Syndicate, 27/11/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Căng thẳng liên quan đến nước đang gia tăng ở Châu Á – và không chỉ vì các yêu sách mâu thuẫn trên biển. Trong khi các tranh chấp lãnh thổ, ví dụ như ở Biển Đông, thu hút sự chú ý nhiều nhất – suy cho cùng, chúng đe dọa sự an toàn của các tuyến đường biển và tự do hàng hải, điều ảnh hưởng đến cả các cường quốc ngoài khu vực – thì hệ lụy chiến lược của sự cạnh tranh liên quan đến nguồn nước ngọt được chia sẻ giữa các quốc gia lại cũng đáng lo ngại không kém.

Châu Á có tỷ lệ nước ngọt trên đầu người ít hơn bất cứ lục địa nào, và nó đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước mà theo một nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts thì sẽ tiếp tục tăng cao, với sự thiếu hụt nước trầm trọng dự kiến vào năm 2050. Trong hoàn cảnh mối bất hòa về địa chính trị lan rộng, sự tranh giành các nguồn tài nguyên nước ngọt có thể sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và sự ổn định lâu dài tại châu Á. Continue reading “Sẽ xảy ra cuộc chiến giành nguồn nước ở châu Á?”

Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?

Nguồn: Christopher R. Hill, “Masters of War in Syria and Iraq”, Project Syndicate, 27/10/2016.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thảm kịch của hai thành phố khu vực Trung Đông- Aleppo ở Syria và Mosul ở Iraq- đã nói lên sự thiếu đồng thuận căn bản trong khu vực và rộng hơn là trong cộng đồng quốc tế. Sự thiếu trật tự trong trật tự quốc tế khiến việc chấm dứt những xung đột này ngày càng khó khăn.

Khi cuộc xung đột đẫm máu này thật sự chấm dứt ở Syria, sẽ không có những cuộc diễu binh khải hoàn, không có những khoảng khắc thở phào của cả nước. Điều có lẽ sẽ xảy ra là một sự sắp xếp chính trị trong đó giữ nguyên đường biên giới của Syria nhưng để các địa phương tự trị nhằm phản ánh tính đa dạng và – ít nhất trong thời điểm này – sự thiếu niềm tin lẫn nhau giữa các nhóm thiểu số và tôn giáo khác nhau. Sẽ không có ai vui mừng. Không có nền tảng cho một nhà nước dân sự, và không có những thể chế để xây dựng đồng thuận xã hội hay chế độ pháp quyền. Continue reading “Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?”

Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi

Nguồn: Ian Buruma, “The Populism for the Rich,” Project Syndicate, 04/11/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Gần đây tôi tham gia một chuyến tham quan Cung điện Quốc hội ở Bucharest, một công trình khổng lồ tốn kém được xây dựng vào những năm 1980 theo lệnh của nhà độc tài người Rumani quá cố Nicolae Ceauşescu, người đã bị hành quyết trước khi có thể nhìn thấy nó được hoàn thành. Các số liệu thống kê mà hướng dẫn viên của chúng tôi kể lại thật đáng kinh ngạc: dinh thự lớn thứ ba trên thế giới, 20.500 mét vuông trải thảm, một triệu mét khối đá cẩm thạch, 3.500 tấn pha lê. Các cầu thang bằng đá cẩm thạch khổng lồ đã phải xây dựng nhiều lần cho phù hợp chính xác với bước chân của nhà độc tài, một người đàn ông nhỏ bé. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi”