Đã đến lúc cần suy nghĩ lại về ASEAN

aseanbrk

Nguồn: Robert A. Manning, “Time to rethink ASEAN”, Nikkei Asian Review,  06/09/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) diễn ra trong bối cảnh có sự thay đổi. Căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm chạp, và những thỏa thuận thương mại lớn đối mặt với một tương lai không chắc chắn. Nhưng không nhiều người sẽ đón chờ giải pháp từ các lãnh đạo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại EAS. Một lý do lớn là bởi EAS là một sản phẩm của ASEAN, một tổ chức quan tâm đến tiến trình hơn là kết quả.

Trước thềm kỷ niệm 50 năm ngày thành lập vào năm 2017, ASEAN vẫn tiếp tục gặp khó khăn – vì họ đã thất bại trong việc định hình một quan điểm chung và rõ ràng về các vấn đề cấp thiết trong khu vực. Để các thể chế của châu Á trở nên hiệu quả hơn, giờ là lúc phải suy nghĩ lại về ASEAN, tổ chức đã thành công trong việc tổ chức vô số các cuộc họp và tạo nên những truyền thuyết (ví dụ như Phương tức ASEAN, và “vai trò trung tâm của ASEAN”) hơn là giải quyết các vấn đề quan trọng. Continue reading “Đã đến lúc cần suy nghĩ lại về ASEAN”

Tranh cãi về Đập Myitsone giữa Myanmar và Trung Quốc

irrawaddy-myitsone-project0

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Dam Problem With Myanmar,” Project Syndicate, 12/09/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trung Quốc là một nước hâm mộ cuồng nhiệt đập thủy điện. Thật vậy, trong 50 năm qua, nước này đã xây dựng nhiều con đập hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại. Nhưng có một con đập mà Trung Quốc chưa bao giờ xây dựng được: Đập Myitsone ở Myanmar. Và có vẻ các nhà lãnh đạo Trung Hoa không thể bỏ qua chuyện này.

Đập Myitsone dự kiến được xây dựng ở thượng nguồn sông Irrawaddy, thủy mạch của Myanmar. Nó được thiết kế như một dự án thủy điện, từ đó tạo ra năng lượng để xuất khẩu sang Trung Quốc, ở thời điểm nền kinh tế Myanmar đang phụ thuộc vào người hàng xóm khổng lồ của mình. Bị cai trị bởi một chính quyền quân sự tàn bạo, Myanmar phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt nặng nề do Mỹ dẫn đầu và sự cô lập quốc tế rộng khắp. Continue reading “Tranh cãi về Đập Myitsone giữa Myanmar và Trung Quốc”

Nan giải vấn đề kế vị lãnh đạo của Singapore

lee

Nguồn: Stephan Ortmann, “Singapore’s Succession Struggles,” East Asia Forum, 24/09/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi ông Lý Hiển Long bị ngất trong bài phát biểu thường niên về chính sách hôm 21 tháng 8, không chỉ người dân Singapore mà các lãnh đạo trên thế giới đều bàng hoàng. Dù ông đã bình phục nhanh chóng và kết thúc bài phát biểu của mình sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn, sự cố này đã thu hút sự chú ý về vấn đề kế nhiệm lãnh đạo ở một đất nước từ lâu đã có nền chính trị dễ đoán và ít thay đổi.

Trong khi Singapore vẫn duy trì diện mạo của một nền dân chủ, Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền đã thống trị nền chính trị kể từ khi nước này giành được độc lập bằng cách tạo ra những rào cản lớn đối với các đảng chính trị đối lập, và hiện nay PAP nắm hơn 90% số ghế trong Quốc hội. Để duy trì mức độ kiểm soát này, PAP đã chuyển giao thành công quyền lực cho thế hệ tiếp theo gồm các nhà lãnh đạo được “chọn mặt gửi vàng.” Nhưng hiện tại, việc kế nhiệm vị trí lãnh đạo vẫn chưa rõ ràng dù đương kim thủ tướng đã 64 tuổi. Continue reading “Nan giải vấn đề kế vị lãnh đạo của Singapore”

Hệ quả từ các đập thủy điện ở Lào và Thái Lan đến ĐBSCL

 

mekong_dams

Tác giả: GS Chung Hoàng Chương (phỏng vấn)

Ngày 16/8 vừa qua, Lào đã chính thức khởi công đập thủy điện Don Sahong. Theo GS, đập thủy điện trên mang ý nghĩa như thế nào đối với Lào?

Quan ngại này cũng đã kéo dài được nhiều năm, kể từ khi đập Xayaburi được khởi công. Theo Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào – Viraphon Viravong, từ giờ, Lào phải đặt mạnh vấn đề triển khai thủy điện. Tôi đã đi tới Don Sahong và những làng dọc theo 17 nhánh của dòng sông này.  17 nhánh này chằng chịt và tạo nên mô hình có đến ngàn đảo. Đây là một khu sinh thái rất đặc biệt và có một tầm lịch sử rất quan trọng.

Từ năm 1800, nhiều đoàn thám hiểm đi dọc theo sông Mê Kông để triển khai “đường trà”. Xuất phát từ phía đồng bằng, các đoàn này đi lên ngang qua những nhánh sông thuộc tỉnh lỵ Mondulkiri nhưng lại bị ngăn cản khi đến Pakse bởi thác Khone. Thác Khone hùng vĩ và có thể xem là linh hồn của vùng Đông Nam Á. Nhưng, đập thủy điện Don Sahong lại được xây dựng ngay trong khu vực này. Continue reading “Hệ quả từ các đập thủy điện ở Lào và Thái Lan đến ĐBSCL”

Nền cai trị khủng bố của Duterte

philippines-drugs-death

Nguồn: Aryeh Neier, “Duterte’s Reign of Terror,” Project Syndicate, 01/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền vào cuối tháng 6 và tuyên bố một “cuộc chiến chống ma túy,” hơn 1.900 người đã bị sát hại – 756 người do cảnh sát và 1.160 người khác là do “lực lượng tự vệ” (vigilantes) – theo các báo cáo của cảnh sát tính đến ngày 24 tháng 8. Duterte đang tán dương cuộc tàn sát và tuyên bố sẽ tiếp tục chương trình chống ma túy của mình chừng nào ông còn làm tổng thống.

Các cơ quan thực thi pháp luật Philiippines đang theo đuổi cuộc chiến ma túy đã vứt bỏ luật lệ và bỏ qua các yêu cầu căn bản như thu thập chứng cứ, tuân thủ chuẩn mực tố tụng, hay thậm chí là mở các phiên tòa xét xử. Tổng nha Cảnh sát Philippines Ronald dela Rosa thậm chí còn đổ lỗi cho nạn nhân về cái chết của họ rằng “Nếu không chống đối cảnh sát thì họ đã sống sót.” Continue reading “Nền cai trị khủng bố của Duterte”

Giải mã kết quả trưng cầu Hiến pháp mới của Thái Lan

thailand-votes-in-referendum

Nguồn: Patrick Jory, “The real meaning of Thailand’s constitutional referendum”, East Asia Forum, 31/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý gần đây của Thái Lan dường như đã cho thấy một chiến thắng dễ dàng của phe ủng hộ Hiến pháp mới. 61% cử tri đã bỏ phiếu thông qua dự thảo Hiến pháp, trong khi 39% còn lại bỏ phiếu phản đối. 58% cử tri cũng đã trả lời đồng ý với câu hỏi thứ hai, vốn được chèn thêm vào phút cuối, về việc liệu một thủ tướng không do dân bầu có thể được bổ nhiệm bởi một phiên họp chung của Thượng viện và Hạ viện hay không.

Tuy nhiên, kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này thực ra ít mang tính kết luận rõ ràng hơn chúng ta tưởng. Continue reading “Giải mã kết quả trưng cầu Hiến pháp mới của Thái Lan”

Củng cố vị trí trung tâm của ASEAN trong bối cảnh TPP

asean-shutterstock-20131122

Tác giả: Trần Thị Bảo Hương

Tóm tắt: ASEAN không chỉ sáng lập và tích cực thúc đẩy hợp tác Đông Á mà còn nắm giữ vị trí trung tâm trong hợp tác khu vực. Tuy nhiên, hiện trạng hợp tác khu vực tại Đông Á tương đối phức tạp, cơ chế hợp tác đa dạng, thậm chí chồng chéo nhau, nhưng quy chế hợp tác lỏng lẻo; thêm vào đó là vấn đề cạnh tranh về quyền lãnh đạo khu vực của các nước lớn cũng như năng lực lãnh đạo của bản thân ASEAN gần đây giảm đi đáng kể… là những lý do khiến ASEAN gặp nhiều khó khăn trong việc lãnh đạo hợp tác khu vực, thậm chí vai trò lãnh đạo bị suy yếu dần. Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ra đời như là một biến số mới khiến vai trò chủ đạo của ASEAN gặp càng nhiều khó khăn, thách thức. Bài viết này đề xuất một số biện pháp mà ASEAN và các nước Đông Á cần làm để giữ vững và củng cố vị trí trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực trước tình hình mới. Continue reading “Củng cố vị trí trung tâm của ASEAN trong bối cảnh TPP”

Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về ‘đồng thuận’

aseancs

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam, ASEAN and the ‘Consensus Dilemma’”, ISEAS – Yusof Ishak Instititute, 31/08/ 2016

Trong Bài giảng Singapore thứ 38 do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) chủ trì ngày 30/08/2016, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong việc định hình các phản ứng của khu vực đối với các mối đe dọa an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống, tuyên bố rằng việc duy trì một “cấu trúc khu vực đa cực, đa tầng nấc, trong đó ASEAN đóng một vai trò trung tâm” là điều hết sức quan trọng.

Đáng chú ý là trong khi ca ngợi vai trò của ASEAN trong việc quản lý các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm tranh chấp ở Biển Đông, ông Quang cũng ngầm thể hiện sự thất vọng của Việt Nam đối với sự bất lực của ASEAN trong việc giải quyết hiệu quả các tranh chấp, một vấn đề chủ yếu do nguyên tắc đồng thuận của khối gây ra. Continue reading “Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về ‘đồng thuận’”

Xây đập thủy điện và trách nhiệm pháp lý của Lào

mekong_dam_don_sahong

Tác giả: Hoàng Việt

Chính phủ Lào luôn mong muốn trở thành “bình ắc quy của khu vực Đông Nam Á” vì nếu làm được như vậy, họ có điều kiện để phát triển nền kinh tế của họ.

Để đạt được mục tiêu này, Lào có kế hoạch xây dựng khoảng 70 đập thủy điện trên cả dòng chính lẫn dòng nhánh của sông Mekong.

Tuy nhiên, có rất ít hoặc gần như không có quy hoạch về môi trường trong kế hoạch phát triển thủy điện của Chính phủ Lào. Điều này đã gây ra tranh cãi về những mâu thuẫn giữa một bên là chính sách phát triển kinh tế của Lào với một bên là việc gìn giữ, bảo vệ môi trường đối với khu vực hạ lưu sông Mekong. Continue reading “Xây đập thủy điện và trách nhiệm pháp lý của Lào”

Tác động của TPP tới vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác Đông Á

TPP+Logo

Tác giả: Trần Thị Bảo Hương

Tóm tắt: Toàn cầu hóa và hội nhập là hai xu thế phát triển song song của thời đại trong bối cảnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Một loạt các cơ chế hợp tác trên cơ sở lấy Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) làm trung tâm là biểu hiện cụ thể của hội nhập khu vực ở Đông Á. Do đặc thù riêng, hơn 15 năm qua,ASEAN luôn đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình hợp tác khu vực. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều yếu tố, vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác khu vực ngày càng suy giảm. Trong những năm gần đây, dưới nỗ lực thúc đẩy của Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) phát triển tương đối nhanh và mạnh, đồng thời có xu thế áp đảo các khuôn khổ hợp tác kinh tế hiện có trong khu vực do ASEAN khởi xướng, do đó trở thành một biến số mới khá quan trọng đối với vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác Đông Á. Bài viết này chủ yếu phân tích ảnh hưởng của TPP đối với vai trò chủ đạo của ASEAN trong tiến trình hợp tác khu vực Đông Á. Continue reading “Tác động của TPP tới vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác Đông Á”

Quan hệ Trung Quốc-ASEAN sau phán quyết Biển Đông

aseanchina

Nguồn: Chin Tong Liew & Wing Thye Woo, “A new playbook for China and ASEAN”, Project Syndicate, 15/07/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phán quyết của Tòa Trọng tài tại La Haye (Hà Lan) chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là một thời điểm mang tính bước ngoặt đối với luật pháp quốc tế và là một cảnh báo rõ ràng đối với Trung Quốc về sự lấn lướt chiến lược của nước này ở Đông Nam Á. Trung Quốc nói rằng sẽ không công nhận phán quyết của Tòa, nhưng điều đó không có nghĩa là nước này không thấy bất an bởi phán quyết này.

Câu hỏi bây giờ là Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào. Liệu nước này sẽ thay đổi cách hành xử thường là hung hăng trong khu vực, hay sẽ tiếp tục nhìn Biển Đông chủ yếu qua lăng kính của cạnh tranh Trung – Mỹ? Nếu Trung Quốc cho rằng một Hoa Kỳ kiệt sức vì chiến tranh và không thích rủi ro sẽ tránh né xung đột, nước này có thể dễ dàng áp đặt những yêu sách ở Biển Đông bằng vũ lực. Continue reading “Quan hệ Trung Quốc-ASEAN sau phán quyết Biển Đông”

ASEAN phải xem lại cơ chế ‘đồng thuận’ của mình

amm49

Nguồn: Tang Siew Mun, “Asean must reassess its ‘one voice’ decision-making”, TODAY, 25/07/2016

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Không có gì ngạc nhiên khi các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không thể đạt được đồng thuận về vấn đề Biển Đông gây tranh cãi ngày hôm qua tại cuộc họp hàng năm của họ.

Các điềm báo trước đã rõ ràng. Tháng trước, tại một cuộc họp đặc biệt với Trung Quốc tại Côn Minh, những rạn nứt trong ASEAN đã bị lộ rõ sau khi nhóm này rút một bản tuyên bố có chứa lời lẽ mạnh mẽ phê phán hành vi lấn lướt của Trung Quốc khi áp đặt các yêu sách của mình trong vùng biển chiến lược này do Bắc Kinh đã vận động các đồng minh trong nhóm ngăn chặn tuyên bố. Continue reading “ASEAN phải xem lại cơ chế ‘đồng thuận’ của mình”

Đằng sau nỗi sợ Cộng sản của Indonesia là gì?

Indonesiapki

Nguồn: Gatra Priyandita, “Behind Indonesia’s Red Scare”, The Diplomat, 14/06/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tại sao quân đội Indonesia lại cảnh báo một lần nữa về một cuộc cách mạng cộng sản có thể diễn ra?

50 năm sau ngày Đảng Cộng sản Indonesia (Partai Komunis Indonesia – PKI) bị triệt hạ, bóng ma của chủ nghĩa cộng sản đã trỗi dậy một lần nữa để trả thù những người theo chủ nghĩa dân tộc vốn đã cứu đất nước khỏi tan rã – chí ít thì đó là điều mà Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Rycadu nghĩ. Trong những tháng vừa qua, những người theo lập trường cứng rắn trong giới lãnh đạo quân đội đã khơi gợi những nỗi lo ngại của công chúng về sự trở lại của chủ nghĩa cộng sản ở Indonesia. Các nhân vật quan trọng trong quân đội đã cảnh báo về những nỗ lực ngầm của những người cộng sản nhằm bắt đầu một cuộc cách mạng và nhắc nhở người dân phải tránh xa chủ nghĩa cộng sản nếu họ không muốn bị bỏ tù. Thêm vào đó, một số tổ chức có liên quan đến quân đội, nổi bật nhất là Diễn đàn Liên lạc của Con em Cựu chiến binh Indonesia (FKPPI), đã tổ chức biểu tình và giăng băng rôn khắp đảo Java để cảnh báo về khả năng trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản. Continue reading “Đằng sau nỗi sợ Cộng sản của Indonesia là gì?”

Tác động của Brexit đến ASEAN và Việt Nam

brxmk

Tác giả: Việt Anh phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Nếu Anh rời EU, điều này sẽ tác động như thế nào tới Anh, châu Âu, và đặc biệt là ASEAN và Việt Nam? Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên chính tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute), Singapore, trao đổi với VnExpress về việc người dân Anh bỏ phiếu rời khỏi EU và tác động đến ASEAN cũng như tình hình thế giới.

– Ông đánh giá thế nào về việc Anh rời khỏi EU?

– Đây là cuộc trưng cầu dân ý của Anh, chứ chưa có hiệu lực ngay. Anh sẽ chính thức khởi động tiến trình rời EU theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon sau khi có chính phủ mới vào tháng 10 tới. Khi tiến trình đó được khởi động, sẽ còn mất hai năm nữa để nó được hoàn thành. Hiện các chính trị gia Anh vẫn chưa xác định được chính xác khi nào thì tiến trình này bắt đầu, nhưng phe ủng hộ rời đi muốn tiến trình này hoàn thành vào năm 2020. Từ giờ đến lúc đó, Anh sẽ vẫn là thành viên EU. Continue reading “Tác động của Brexit đến ASEAN và Việt Nam”

TPP và OBOR thách thức vai trò trung tâm của ASEAN?

ASEANc

Nguồn: Alice Ba, “Will the TPP and OBOR challenge ASEAN centrality?”, East Asia Forum, 20/05/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Trong năm 2016, Đông Nam Á nhận thấy họ đã tham gia vào các sáng kiến khu vực chủ động do các cường quốc lãnh đạo. Trong khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt vừa được ký, nhưng đang đợi phê chuẩn, là một trong những nỗ lực như vậy, thì sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (OBOR) của Trung Quốc, bao gồm dự án trên bộ “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” nêu bật sự can dự chủ động và tự tin ngày càng tăng của nước này.

Các sáng kiến này không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn tiềm tàng khả năng thách thức vai trò trung tâm của ASEAN. Continue reading “TPP và OBOR thách thức vai trò trung tâm của ASEAN?”

Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của TQ và đối sách của ASEAN

EXODUS-VI-West-Lamma-Channel-South-China-Sea-2011

Tác giả: Nguyễn Hồng Quân

Từ hơn 60 năm qua, Trung Quốc lúc âm thầm, lúc trắng trợn thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, bằng nhiều thủ đoạn, chiến thuật. Bài viết làm rõ một số chiến thuật mà Trung Quốc áp dụng đối với ASEAN, hòng độc chiếm Biển Đông, đồng thời kiến nghị một số giải pháp ASEAN cần và có thể thực hiện nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.

Chiến thuật của Trung Quốc đối với các nước ASEAN

Chia rẽ các nước ASEAN

Trung Quốc tiến hành chia rẽ, phân hóa các nước ASEAN, nhất là chia rẽ ASEAN với Việt Nam, nhằm phân tán sức mạnh đoàn kết của ASEAN. Một khi ASEAN bị chia rẽ, không coi Biển Đông là vấn đề chung của Hiệp hội mà chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc với một nước ASEAN thì Trung Quốc có thể dễ đạt được các thoả hiệp có lợi nhất về vấn đề Biển Đông. Continue reading “Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của TQ và đối sách của ASEAN”

Chống cướp biển, cướp có vũ trang ở CA-TBD: Những vấn đề đặt ra

Piracy

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Cùng với quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các lĩnh vực kinh tế biển quốc tế có sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là lĩnh vực vận tải biển với hệ thống tàu thuyền và lưu lượng vận tải hàng hóa ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn cho các lĩnh vực kinh tế biển quốc tế, đặc biệt là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (CÁ – TBD) đang gặp nhiều khó khăn do vấn nạn cướp biển và cướp có vũ trang cùng song hành phát triển.[1] Vậy thực trạng vấn nạn này ở khu vực như thế nào? Sự hợp tác giải quyết ra sao đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Thực trạng cướp biển, cướp có vũ trang ở khu vực CÁ – TBD

Vấn nạn cướp biển, cướp có vũ trang đã xuất hiện từ lâu gắn với quá trình phát triển của các lĩnh vực kinh tế biển như ngành hàng hải, vận tải biển… Hầu hết các vùng biển trên thế giới đều xuất hiện vấn nạn này. Continue reading “Chống cướp biển, cướp có vũ trang ở CA-TBD: Những vấn đề đặt ra”

Báo động ‘Ngoại giao nguồn nước’ của TQ trên dòng Mekong

CHINA YUNNAN JINGHONG DAM ON LANCANG RIVER

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “China’s alarming ‘water diplomacy’ on the Mekong”, Nikkei Asian Review, 21/03/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thoạt đầu, đó có vẻ là một điều tốt. Khi các nước dọc theo hạ nguồn sông Mekong, con sông uốn lượn chảy qua vùng Đông Nam Á lục địa đang phải chịu đựng một đợt hạn hán nghiêm trọng, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xả nước từ đập Cảnh Hồng (Jinghong) trên thượng nguồn trong gần một tháng từ ngày 15 tháng 3. Tuyên bố này có phần chủ ý nhằm thể hiện thiện chí một tuần trước Lễ khại mạc Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Lan Thương – Mekong (LMC) của các nhà lãnh đạo sáu nước khu vực Mekong.

Nhưng trong khi việc xả nước sẽ giúp góp phần giải cứu các vùng bị khô hạn tấn công, thì nó cũng dự báo các căng thẳng địa chính trị trong tương lai giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phía nam dòng sông. Có quyền lực chính trị đơn phương nhờ vị trí địa lý và việc thao túng các tuyến đường thủy tự nhiên thông qua việc xây dựng hàng loạt các đập ở thượng nguồn, Trung Quốc cho thấy ý đồ áp đặt các quy tắc quản lý nước lên khu vực mà họ cho là phù hợp. Continue reading “Báo động ‘Ngoại giao nguồn nước’ của TQ trên dòng Mekong”

Thỏa hiệp: Bài học của Myanmar dành cho Thái Lan

thailand-politics

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “A Role Reversal for Myanmar and Thailand”, Project Syndicate, 02/05/2016.

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có những quốc gia láng giềng nào nhanh chóng thay đổi định hướng chính trị theo chiều hướng trái ngược nhau như tại Thái Lan và Myanmar trong những năm gần đây. Sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới chính quyền độc tài quân sự, Myanmar đã khôi phục lại chế độ dân chủ, và hiện có một chính phủ dân sự được dẫn dắt bởi cựu tù nhân chính trị Aung San Suu Kyi và Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà. Trái lại, trong thập niên vừa qua, Thái Lan đã hai lần chuyển hướng từ chế độ dân chủ sang chế độ độc tài quân sự do các cuộc đảo chính xảy ra vào năm 2006 và năm 2014. Điều gì đã khiến cho hai quốc gia này đảo ngược định hướng chính trị của mình? Continue reading “Thỏa hiệp: Bài học của Myanmar dành cho Thái Lan”

Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN

25776537

Nguồn: Tang Siew Mun, “China’s dangerous divide and conquer game with ASEAN“, Today, 27/04/2016.

Biên dịch: Anh Thư

Trong khi Bắc Kinh cẩn trọng gây dựng quan hệ gần gũi với ASEAN, dường như họ đang để mất động lực này khi tranh chấp lãnh thổ nảy sinh ở vùng biển chiến lược. Diễn biến mới nhất đã diễn ra hôm 23/4 khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo rằng Trung Quốc, Brunei, Campuchia và Lào đạt được một “sự đồng thuận” về Biển Đông. Bốn điểm trong cái gọi là sự đồng thuận này bao gồm:

– Trước tiên, những bất đồng trên Biển Đông không phải là tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN, và vấn đề này sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN.

– Thứ hai, quyền lợi của tất cả các quốc gia là độc lập lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế cần được xác nhận. Áp đặt một cách tiếp cận đơn phương là sai. Continue reading “Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN”