Thế giới hôm nay: 08/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm Chủ nhật, Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố các mục tiêu không khí và nước sạch mới, đồng thời cảnh báo khó đảm bảo đạt đỉnh carbon vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060, như lời hứa của Chủ tịch Tập Cận Bình. Cơ quan cho biết Trung Quốc, nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, còn “một chặng đường dài phía trước” về bảo vệ môi trường.

Hàng chục nghìn người Ethiopia tuần hành ủng hộ quân đội đất nước tại thủ đô Addis Ababa, khi lực lượng Tigray và Oromo áp sát thành phố. Hôm thứ Bảy, 9 nhóm đối lập đã tuyên bố liên minh để lật đổ thủ tướng Abiy Ahmed, cả bằng chính trị hoặc vũ lực. Những nhóm này đã rơi vào mâu thuẫn kéo dài cả năm qua với chính phủ Ethiopia. Cuộc chiến đã khiến hơn 2,1 triệu cư dân Tigray phải đi tị nạn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/11/2021”

Người Trung Quốc bình luận về giải Nobel văn 2009

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cuối cùng thì cơn khát giải Nobel của cả tỷ người Trung Quốc đã được giải toả khi giải Nobel Văn học năm 2012 được trao cho một đồng bào của họ — nhà văn Mạc Ngôn. Trước đó, hàng năm, mỗi lần đến “Mùa Nobel”, họ đều ngạc nhiên và thất vọng vì chờ đợi mãi mà vẫn chưa thấy công dân Trung Quốc nào được trao giải. Không năm nào dư luận nước này không bình luận, tranh cãi om xòm về chuyện này.

Có thể thông cảm: Trung Quốc có nền văn minh vẻ vang 5000 năm, số dân chiếm một phần 5 nhân loại, cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới… cái gì cũng nhất nhì toàn cầu, chỉ riêng bảng vàng giải Nobel thì trước năm 2012 vẫn vắng bóng trên cả hai lĩnh vực khoa học kỹ thuật và văn học. Họ không thể không bực bội, suy nghĩ, tranh cãi vì sao lại có nghịch lý quái ác như vậy. Continue reading “Người Trung Quốc bình luận về giải Nobel văn 2009”

07/11/1940: Cầu Tacoma Narrows bị sập vì gió lớn

Nguồn: Tacoma Narrows Bridge collapses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Cầu Tacoma Narrows đã bị sập do gió lớn.

Công trình này được xây dựng tại bang Washington trong những năm 1930 và chính thức khánh thành cho xe lưu thông vào ngày 01/07/1940. Cây cầu bắc qua Vịnh hẹp Puget, nối liền Cảng Gig đến tận Tacoma, cách Seattle 40 dặm về phía nam. Vùng nước nơi cây cầu bắc qua vịnh rộng khoảng một dặm. Sở hữu thiết kế đẹp và mảnh, nó là cây cầu treo dài thứ ba trên thế giới lúc bấy giờ, với chiều dài tổng cộng 1,8km. Continue reading “07/11/1940: Cầu Tacoma Narrows bị sập vì gió lớn”

Quan hệ Mỹ-Trung-Nga sau 1990 và dự báo xu hướng thời gian tới

Tác giả: GS. TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Đặt vấn đề

Tam giác chiến lược là “mối quan hệ giữa 2 trong 3 nước thuộc tam giác sẽ định hình các lợi ích chiến lược của nước thứ ba và bị những lợi ích đó chi phối; những lợi ích chiến lược này bao gồm mục tiêu áp đặt trật tự toàn cầu theo ý một nước, tạo ra mâu thuẫn và thúc đẩy tranh giành quyền lực giữa chính các nước nay”.[1]

Tham luận có mục tiêu làm rõ thực trạng quan hệ Mỹ-Trung-Nga sau Chiến tranh Lạnh và dự báo quan hệ giữa ba nước từ nay đến 2030. Do vấn đề lớn, nên tham luận chỉ tập trung vào phân tích quan hệ Mỹ-Trung-Nga trong giai đoạn từ năm 2014 cho đến nay. Continue reading “Quan hệ Mỹ-Trung-Nga sau 1990 và dự báo xu hướng thời gian tới”

06/11/1906: Teddy Roosevelt thăm Panama, thị sát kênh đào

Nguồn: Teddy Roosevelt travels to Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1906, Tổng thống Theodore “Teddy” Roosevelt đã bắt đầu chuyến công du kéo dài 17 ngày tới Panama và Puerto Rico, trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên thực hiện chuyến công du ngoại giao chính thức ra bên ngoài nước Mỹ.

Roosevelt nhậm chức vào năm 1901 với mong muốn khẳng định ảnh hưởng của Mỹ đối với nền chính trị Trung và Nam Mỹ, một phần xuất phát từ chính những trải nghiệm trong quá khứ của ông tại khu vực này. Năm 1897, ông trở thành Bộ trưởng Hải quân dưới thời Tổng thống William McKinley. Chính quyền của tổng thống McKinley đã làm việc để đảm bảo quyền tiếp cận của Mỹ đối với các cảng và các ngành công nghiệp ở các nước gần kề. Vào thời điểm Roosevelt được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hải quân, sức mạnh trên biển của Mỹ đang trên đà trỗi dậy, tạo điều kiện cho nước này trở thành một tác nhân có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề thế giới. Continue reading “06/11/1906: Teddy Roosevelt thăm Panama, thị sát kênh đào”

Các dự án nhà nước “thiết kế” vùng hạ lưu Mekong

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bởi Hạ lưu Mekong có địa hình đa dạng, chia cắt bởi rừng rậm, đầm lầy, sông ngòi, đất ngập úng nhiễm mặn… vì thế cần nhiều nhân lực để xây dựng hệ thống thủy lợi, thông tin liên lạc, khu định cư, xác lập chủ quyền lãnh thổ. Do vậy, vùng đất này chỉ có thể được thiết lập dựa trên các nhà nước tập quyền mạnh với nguồn lực phong phú. Chính vì thế, trong hơn ba thế kỷ qua, bàn tay sắp đặt của các dự án nhà nước đã góp phần “thiết kế” hình hài mới của vùng châu thổ, cho đến khi trở thành Nam Bộ của Việt Nam. Continue reading “Các dự án nhà nước “thiết kế” vùng hạ lưu Mekong”

Thế giới hôm nay: 05/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hơn 40 nước cho biết sẽ ký một thỏa thuận để dần loại bỏ sử dụng than vào những năm 2030 hoặc 2040, tùy thuộc vào quy mô nền kinh tế. Các nước dùng nhiều nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất – Mỹ, Úc, Trung Quốc và Ấn Độ – không có trong danh sách. Sự vắng mặt của họ cho thấy “đưa than trở về quá khứ”, một trong những mục tiêu đã nêu của COP26, đang trở nên xa vời hệt như trước thượng đỉnh.

Nhà Trắng cho biết nhân viên tại các công ty có ít nhất 100 nhân công – tức khoảng 84 triệu người – phải tiêm chủng covid-19 đầy đủ trước ngày 4 tháng 1 hoặc xét nghiệm hàng tuần như sắc lệnh đã thông báo trước đó. Người sử dụng lao động phải trả tiền cho thời gian người lao động nghỉ để đi tiêm chủng, nhưng không áp dụng cho thời gian đi xét nghiệm. Các công ty “cố ý” vi phạm sẽ đối mặt khoản tiền phạt lên đến 136.500 đô la. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/11/2021”

Tranh luận ‘chiếc bánh kinh tế’ quay lại TQ trước thềm Đại hội Đảng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s ‘common prosperity’ puts cake debate back in oven”, Nikkei Asia, 04/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc ngày càng có dấu hiệu suy yếu, các chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình đang gặp phải những trở ngại khi ông theo đuổi mục tiêu “thịnh vượng chung”, hay nói cách khác là chia sẻ thành quả của sự phát triển.

Một nguồn tin Trung Quốc quen thuộc với các chính sách kinh tế của nước này nhận định rằng một bài báo đăng ngày 24/10 của Tân Hoa xã cho thấy sự lo lắng đó.

Nguồn tin cho biết: “Chúng ta cần nghĩ xem tại sao ‘cuộc tranh luận về chiếc bánh’ lại tái xuất hiện sau 10 năm. Đó là bằng chứng cho thấy đã có cuộc tranh luận nội bộ sôi nổi về việc làm thế nào để tiến tới thịnh vượng chung.” Continue reading “Tranh luận ‘chiếc bánh kinh tế’ quay lại TQ trước thềm Đại hội Đảng”

04/11/2016: Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu có hiệu lực

Nguồn: Paris Agreement comes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2016, Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu chính thức có hiệu lực. Thể hiện cam kết quốc tế sâu rộng nhằm giảm đáng kể lượng khí thải carbon, thỏa thuận này là một bước ngoặt trong lịch sử về quan hệ của con người với khí hậu Trái Đất.

Mục tiêu của thỏa thuận là giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 20C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp bằng cách cắt giảm đáng kể lượng khí thải carbon, đồng thời hướng đến mục tiêu giữa cho mức tăng không quá 1,50C. Các đảo quốc nhỏ đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu 1,50C vì họ là nhóm nước có nguy cơ cao nhất trước bất kỳ thay đổi nào trong mực nước biển. Continue reading “04/11/2016: Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu có hiệu lực”

Thế giới hôm nay: 04/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết sẽ bắt đầu cắt giảm chương trình mua trái phiếu hàng tháng từ cuối tháng này, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ kích thích kinh  tế khẩn cấp trong đại dịch. Trong tháng 11 và 12, Fed sẽ giảm 10 tỷ USD mua trái phiếu chính phủ từ mức 80 tỷ USD và 5 tỷ USD trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp từ mức 40 tỷ USD hiện tại. Sau đó, cắt giảm vẫn tiếp tục nếu “thích hợp.”

Một liên minh các công ty tài chính với tổng tài sản trị giá 130 nghìn tỷ đô la hứa sẽ hỗ trợ quá trình đưa phát thải ròng toàn cầu về 0 vào năm 2050 và đáp ứng các mục tiêu của thỏa thuận Paris là giữ nóng lên toàn cầu ở dưới mức 1,5°C so với mức tiền công nghiệp vào năm 2100. Glasgow Alliance for Net Zero, do cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mark Carney đồng chủ trì, cam kết các thành viên sẽ giảm lượng khí thải liên quan đến danh mục đầu tư của họ. Liên minh cho biết đã có hơn 450 công ty từ 45 quốc gia cam kết. Không phải ai cũng bị thuyết phục. Các tổ chức môi trường nói cam kết bất nhiêu là chưa đủ. Trong khi đó xuất hiện lo ngại những mục tiêu này sẽ khuyến khích các công ty tài chính bán tài sản gây ô nhiễm hơn là tìm cách giảm lượng khí thải bởi các công ty họ đầu tư. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/11/2021”

Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?

Nguồn: Joseph Nye, “When It Comes to China, Don’t Call It a ‘Cold War’”, The New York Times, 02/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Một ý tưởng mới đang ngày càng phổ biến trong số các chính trị gia và nhà hoạch định chính sách ở Washington là Hoa Kỳ đang ở trong một cuộc “Chiến tranh Lạnh” với Trung Quốc. Đó là một ý tưởng tồi trên cả khía cạnh lịch sử lẫn chính trị và không tốt cho tương lai của chúng ta.

Chính quyền Biden đã khôn ngoan đẩy lùi cách đóng khung như vậy. Nhưng hành động của tổng thống cho thấy chiến lược của ông để đối phó với Trung Quốc thực sự có thể đã bị ảnh hưởng bởi tư duy Chiến tranh Lạnh, điều khiến tâm trí của chúng ta bị khóa chặt vào mô hình bàn cờ hai chiều truyền thống. Continue reading “Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?”

Thế giới hôm nay: 03/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hơn 100 nước đã cùng cam kết giảm 30% lượng khí thải mê-tan toàn cầu so với mức 2020 vào năm 2030. Dù phân hủy nhanh trong khí quyển, mê-tan lại là loại khí nhà kính mạnh hơn carbon dioxide. Mỹ và EU đưa ra sáng kiến này hồi tháng 9 tại hội nghị khí hậu COP26 của LHQ. Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, vốn thuộc hàng các nước phát thải lớn nhất thế giới, không đăng ký. Trong khi đó, hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030. Nạn phá rừng được cho là nguyên nhân của khoảng 1/4 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Ít nhất 25 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương trong cuộc tấn công vào bệnh viện quân sự lớn nhất Afghanistan ở Kabul. Cụ thể đã xảy ra hai vụ nổ, và theo sau là các tay súng. Lực lượng an ninh Taliban tuyên bố đã tiêu diệt 4 kẻ tấn công. Đến này chưa có bên nào nhận trách nhiệm, nhưng nhiều khả năng là Nhà nước Hồi giáo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/11/2021”

Tương lai ảm đạm của Joe Biden và Đảng Dân chủ

Nguồn: No one loves Joe Biden”, The Economist, 30/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Người Mỹ đã bầu cho Joe Biden để loại bỏ người tiền nhiệm của ông. Họ không chắc ông ấy có thể làm được gì khác.

Arlington, quê hương của tướng Robert E. Lee và là nơi đặt một nghĩa trang được đào một cách thù hận ngay trên bãi cỏ phía trước nhà ông, tưởng như không phải nằm ở Virginia trong những ngày này. Các khu căn hộ các công ty từ lâu đã khiến thành phố này trông giống như một phần mở rộng của Washington. Điều đó giúp cho Joe Biden cảm thấy tương đối an toàn trong một buổi tối giá lạnh và nhiều gió trong tuần này, khi ông băng qua sông Potomac để tham gia vận động cho cuộc đua giành ghế thống đốc bang Virginia. Continue reading “Tương lai ảm đạm của Joe Biden và Đảng Dân chủ”

02/11/1982: Nổ xe tải tại Afghanistan khiến 3.000 người thiệt mạng

Nguồn: Truck explosion kills 3,000 in Afghanistan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, một chiếc xe tải đã phát nổ trong Đường hầm Salang ở Afghanistan, làm khoảng 3.000 người thiệt mạng, hầu hết là binh lính Liên Xô đang trên đường đến Kabul.

Sự can thiệp quân sự của Liên Xô vào Afghanistan chắc chắn là một thảm họa, nhưng có lẽ sự cố tồi tệ nhất chính là vụ nổ Đường hầm Salang năm 1982. Khi đó, một đoàn dài xe quân sự đang đi từ Liên Xô đến Kabul qua thành phố biên giới Hairotum. Họ đã sử dụng Đường hầm Salang – dài 2,73 km, rộng 5,2m, cao 7,6m – một trong những đường hầm cao nhất thế giới nằm ở độ cao 3.352m, được người Liên Xô xây dựng vào thập niên 1970. Continue reading “02/11/1982: Nổ xe tải tại Afghanistan khiến 3.000 người thiệt mạng”

Thế giới hôm nay: 02/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Phát biểu tại hội nghị khí hậu Liên Hợp Quốc ở Glasgow, Boris Johnson cảnh báo chỉ còn “một phút trước nửa đêm” nhưng vẫn có thể tránh được tai họa nếu có đủ ý chí chính trị. Thái độ lạc quan tương đối của thủ tướng Anh hoàn toàn trái ngược với António Guterres, tổng thư ký Liên Hợp Quốc, người đã nói nhân loại đang “tự đào mồ chôn chính mình” và tuyên bố thành lập một nhóm chuyên gia để đánh giá mục tiêu phát thải của các tổ chức phi nhà nước, hay nói cách khác là các doanh nghiệp.

Sau đó cũng tại COP26, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đưa ra cam kết đầu tiên của nước này là đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0, nhưng tới tận năm 2070. Dù động thái này là bước thay đổi tích cực, nhưng mục tiêu của hội nghị là thuyết phục các nước đạt mục tiêu đó vào năm 2050. Ấn Độ là nước phát thải cao thứ ba thế giới và phụ thuộc nhiều vào than để cung cấp điện. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/11/2021”

Đối đầu Anh – Pháp khiến Mỹ và phương Tây lo lắng

Nguồn:  Gideon Rachman, “UK-French rivalry puts the west at risk”, Financial Times, 01/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đây là tuần mà Boris Johnson phải kêu gọi thế giới đoàn kết chống lại biến đổi khí hậu. Nhưng vị thủ tướng Anh tham dự COP26 trong khi bị phân tâm bởi một cuộc tranh cãi gay gắt với Pháp về vấn đề đánh cá.

“Bắn tỉa” và cạnh tranh nhau giữa Anh và Pháp đang trở thành một vấn đề quốc tế nghiêm trọng. Hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng 6 diễn ra trong bối cảnh một tranh chấp khác giữa Pháp và Anh – lúc đó là về vấn đề Bắc Ireland.

Mọi bất đồng nhỏ giữa hai nước dường như đều leo thang thành một cuộc cãi vã đầy những lời đe dọa và lăng mạ. Vấn đề cơ bản không phải là cá, hay Bắc Ireland. Mà là về Brexit. Nói một cách đơn giản, Johnson muốn Brexit thành công trong khi Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, lại muốn nó thất bại. Continue reading “Đối đầu Anh – Pháp khiến Mỹ và phương Tây lo lắng”

Thế giới hôm nay: 01/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị khí hậu Liên Hợp Quốc ở Glasgow, chủ tịch COP26 Alok Sharma cảnh báo thế giới gần hết cơ hội để giữ nóng lên toàn cầu ở dưới mức 1,5°C. Hội nghị thượng đỉnh này, mà ông Sharma mô tả là “hy vọng tốt nhất cuối cùng của chúng ta để giữ con số 1,5 trong tầm tay”, đặt ra mục tiêu thúc đẩy nỗ lực tập thể tham vọng nhất từ trước đến nay: ổn định hành tinh.

Cuộc bầu cử hạ viện Nhật Bản khép lại, với truyền thông địa phương cho thấy Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, vốn thống trị nền chính trị đất nước kể từ sau Thế chiến II, sẽ giành chiến thắng với thế đa số, dù giảm so với kỳ bầu cử trước. Bất chấp mong muốn cải cách trong nước, LDP đã chọn Kishida Fumio, một ứng viên mang tính tiếp nối, làm lãnh đạo đảng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/11/2021”

Tại sao Đảng Cộng sản đang dần trở thành đảng đối lập ở Nga?

Nguồn: Russia’s once-tame Communist Party is becoming an opposition force”, The Economist, 30/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Ekaterina Engalycheva chưa bao giờ nhận được huy hiệu Lenin khi còn nhỏ. Vào tuần lễ cô sắp sửa trở thành đội viên thiếu niên Oktiabriata (tức “thiếu niên tháng Mười”), như tất cả những đứa trẻ Liên Xô khác lúc 7 tuổi, thì Liên bang Xô viết tan rã. Nhưng 30 năm sau, Engalycheva là đảng viên Đảng Cộng sản và là ủy viên hội đồng thành phố Moskva. Cô vận động chống lại chủ nghĩa tư bản thân hữu của Vladimir Putin; điều Lenin chắc chắn sẽ ủng hộ. Nhưng Lenin có lẽ sẽ kinh hoàng trước những mong muốn khác của cô: bầu cử tự do và công bằng. Cô đã bị giam giữ và phạt tiền vì phản đối việc bỏ tù Alexei Navalny, nhà lãnh đạo đối lập của Nga, và gần đây đã phải tự nhốt mình trong văn phòng trong khi cảnh sát đợi để bắt cô ở bên ngoài. Continue reading “Tại sao Đảng Cộng sản đang dần trở thành đảng đối lập ở Nga?”

31/10/1864: Nevada trở thành tiểu bang thứ 36 của Hoa Kỳ

Nguồn: The U.S. Congress admits Nevada as the 36th state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, nhằm nhận được sự ủng hộ cần thiết của Lãnh thổ Nevada (vốn do đảng Cộng hòa thống trị) để Tổng thống Abraham Lincoln tái đắc cử, Quốc hội Mỹ đã nhanh chóng chấp nhận lãnh thổ này trở thành tiểu bang thứ 36 của Liên bang Hoa Kỳ.

Ở thời điểm năm 1864, Nevada chỉ có 40.000 cư dân, thấp hơn đáng kể so với yêu cầu để trở thành tiểu bang – 60.000 cư dân. Nhưng việc phát hiện ra các mỏ bạc vô cùng lớn và phong phú vào năm 1859 tại Thành phố Virginia đã nhanh chóng đưa lãnh thổ này trở thành một trong những khu vực quan trọng và giàu có nhất ở miền Tây. Continue reading “31/10/1864: Nevada trở thành tiểu bang thứ 36 của Hoa Kỳ”

Điều gì giúp LDP thống trị nền chính trị Nhật Bản?

Nguồn: How the LDP dominates Japan’s politics”, The Economist, 28/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng đã nắm quyền gần như liên tục kể từ năm 1955. Điều đó không có nghĩa là cử tri hạnh phúc.

Từ ngày thành lập năm 1955, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Nhật đã thống trị nền chính trị của đất nước này. Đảng đã cầm quyền liên tục, trừ hai nhiệm kỳ ngắn ngủi vào các năm 1993-1994 và 2009-2012. Kể từ khi giành lại quyền lực vào năm 2012, LDP và đối tác liên minh nhỏ hơn của mình, Đảng Komeito (Đảng Công minh), đã thắng sáu cuộc bầu cử quốc gia liên tiếp. Khi cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hạ viện vào ngày 31 tháng 10 này, LDP có khả năng lại về đầu. Điều này xảy ra không phải trong một hệ thống chuyên quyền, mà trong một nền dân chủ với các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Làm thế nào mà LDP có thể giữ được quyền lực vững chắc như vậy? Continue reading “Điều gì giúp LDP thống trị nền chính trị Nhật Bản?”