Thế giới hôm nay: 23/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủng mới của coronavirus tiếp tục càn quét toàn thế giới, đưa số ca nhiễm đã xác nhận vượt qua 310.000 và hơn 13.000 người tử vong. Thủ tướng Úc tuyên bố hạn chế các quán rượu và nhà hàng. Thủ đô Ấn Độ, Delhi, đã bị phong tỏa. Bologna – vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Ý – cấm mọi hoạt động ngoài trời. Và tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã phê chuẩn một tuyên bố tình trạng thảm họa đối với tiểu bang New York, cho thấy ông có thể làm điều tương tự với các tiểu bang khác, tạo cơ sở cho việc chi trả tài trợ liên bang.

Các nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ ở Thượng viện Mỹ tiếp tục tranh cãi về một dự luật kích cầu nhằm làm dịu tác động của đại dịch coronavirus lên nền kinh tế lớn nhất thế giới. Gói này có thể vượt quá 1,8 nghìn tỷ đô la và sẽ là gói giải cứu tài chính lớn nhất từ trước tới nay. Một điểm quan trọng là liệu, và bằng cách nào, các công ty được giải cứu bằng nguồn tài trợ của liên bang có thể bảo vệ người lao động của mình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/03/2020”

Di sản lịch sử của Napoleon ở Trung Đông

Nguồn: Alexander Mikaberidze, “Napoleon’s Middle East Legacy”, Project Syndicate, 10/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

“Mọi thứ bắt đầu từ Napoleon.” Đó là những lời đầu tiên trong sử kí của Thomas Nipperdey về nước Đức trong thế kỷ 19, cuốn “Germany from Napoleon to Bismarck (Đức từ thời Napoleon đến Bismarck). Mặc dù Nipperdey nói về vai trò chủ đạo của Napoleon Bonaparte trong việc định hình châu Âu hiện đại, nhưng xét trên nhiều phương diện, lời mở đầu trên của ông cũng có thể được áp dụng với tình hình Trung Đông ngày nay.

Cuộc xâm lược Ai Cập của Napoleon vào năm 1798 là ví dụ đầu tiên của chủ nghĩa đế quốc tự do, và làm nổi bật tốc độ Cách mạng Pháp vượt ra ngoài biên giới Pháp – và cả Châu Âu. Mặc dù chiến dịch này là một thảm họa quân sự, nó đã để lại một di sản lâu dài trong khu vực. Continue reading “Di sản lịch sử của Napoleon ở Trung Đông”

22/03/1983: Nguồn gốc của xe Hummer

Nguồn: The origins of the Hummer, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, Lầu Năm Góc đã phê duyệt hợp đồng sản xuất trị giá hơn 1 tỷ USD cho AM General Corporation nhằm phát triển 55.000 xe đa dụng với tính năng di động cao (High Mobility Multipurpose Wheeled Vehicles, HMMWV). Có biệt danh là Humvee, được thiết kế để vận chuyển binh lính và hàng hóa, những chiếc xe to rộng, cồng kềnh xuất hiện lần đầu khi chúng được quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc xâm lược Panama năm 1989 và Chiến tranh Vùng Vịnh vào đầu những năm 1990.

Năm 1992, một phiên bản dân sự của Humvee, được gọi là Hummer, chính thức được bán ra. Những chiếc xe thô kệch, thu hút sự chú ý này nặng khoảng 5 tấn và tiêu tốn tận 3,8 lít xăng cho chưa tới 16km đường. Nhưng nó vẫn là món hàng được ưa chuộng với những ngôi sao Hollywood nổi tiếng như Arnold Schwarzenegger, người sau này sở hữu một đội xe Hummer. Continue reading “22/03/1983: Nguồn gốc của xe Hummer”

Cách Duterte biến Philippines thành quân cờ của Trung Quốc

Tác giả: Richard Javad Heydarian | Giới thiệu: Minh Anh

Để giành được những đồng đôla phát triển đất nước, Rodrigo Duterte đã gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Philippines. Quyết định chính sách đối ngoại lớn đầu tiên của Duterte là bác bỏ chiến thắng mang tính lịch sử của Philippines trước Trung Quốc trong vụ kiện liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển.

Tháng 2/2020, trên thực tế, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chấm dứt liên minh tồn tại cả thế kỷ của nước này với Mỹ. Bằng việc đơn phương bãi bỏ Thỏa thuận về các lực lượng Thăm viếng (VFA) năm 1999, cung cấp khuôn khổ hợp pháp cho phép binh lính Mỹ đóng quân và luân chuyển trên lãnh thổ Philippines, nhà lãnh đạo Philippines đã khiến hợp tác an ninh song phương mạnh mẽ gần như trở thành điều bất khả thi. Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) Mỹ-Philippines, được tạo dựng trên đống đổ nát của Chiến tranh thế giới thứ hai, giống như một cái vỏ rỗng, một bộ xử lý CPU không có hệ thống vận hành. VFA chính là phần mềm vận hành MDT. Continue reading “Cách Duterte biến Philippines thành quân cờ của Trung Quốc”

21/03/1960: Thảm sát ở Sharpeville

Nguồn: Massacre in Sharpeville, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, tại thị trấn của người da đen Sharpeville, gần thành phố Johannesburg, Nam Phi, cảnh sát da trắng đã nổ súng vào một nhóm biểu tình người da đen không được vũ trang, giết chết 69 người và làm bị thương 180 người khác sau loạt đạn tiểu liên. Nhóm biểu tình này đang phản đối việc chính phủ Nam Phi hạn chế quyền đi lại của người da màu. Sau thảm sát Sharpeville, biểu tình đã nổ ra khắp Cape Town và hơn 10.000 người đã bị bắt trước khi quân đội lập lại trật tự. Continue reading “21/03/1960: Thảm sát ở Sharpeville”

Chiến tranh Lý – Tống: Nhà Tống chuẩn bị phục thù

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trước khi thành Ung [Nam Ninh] thất thủ, nhà Tống đã chuẩn bị phục thù; chủ trương xâm lăng Đại Việt. Tiến trình chuẩn bị ngót một năm trời, sự việc khá phức tạp; để tiện tìm hiểu, có thể chia ra thành các tiểu mục: chỉ huy, thành phần lực lượng, lương thảo vận chuyển, cùng các khó khăn khác.

Chỉ huy

Khởi thủy lúc Vua Tống sai Triệu Tiết làm Đô tổng quản toàn quân, Hoạn quan Lý Hiến làm Phó tổng quản, Yên Đạt thống suất kỵ binh, Tể tướng Vương An Thạch đích thân soạn chiếu thư. An Thạch rất căm giận quân Đại Việt trưng bản Lộ Bố[1] đả kích chính sách cải cách của ông ta; nên dùng mưu thâm cố tình đem lời chia rẽ Vua Lý Nhân Tông và Lý Thường Kiệt: Continue reading “Chiến tranh Lý – Tống: Nhà Tống chuẩn bị phục thù”

20/03/1854: Đảng Cộng hòa được thành lập

Nguồn: Republican Party founded, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1854, tại Ripon, Wisconsin, các cựu thành viên của Đảng Whig đã họp để thành lập một đảng mới nhằm ngăn chế độ nô lệ lan rộng ra các lãnh thổ phía tây. Được thành lập vào năm 1834 để chống lại “sự chuyên chế” của Tổng thống Andrew Jackson, Đảng Whig đã cho thấy tổ chức này không có khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng quốc gia về chế độ nô lệ.

Với việc giới thiệu thành công Dự luật Kansas-Nebraska năm 1854 – đạo luật sẽ hủy bỏ hiệu lực của các điều khoản trong Thỏa ước Missouri năm 1820 và cho phép quyết định tình trạng nô lệ hoặc tự do tại các lãnh thổ bằng chủ quyền nhân dân (tức phổ thông đầu phiếu) – Đảng Whigs đã tan rã. Đến tháng 02/1854, các thành viên Đảng Whig chống chế độ nô lệ trước kia đã bắt đầu họp tại các tiểu bang thượng Trung Tây để thảo luận về việc thành lập một đảng mới. Một cuộc họp như vậy, diễn ra tại Wisconsin vào ngày 20/03/1954, thường được coi là cuộc họp thành lập Đảng Cộng hòa. Continue reading “20/03/1854: Đảng Cộng hòa được thành lập”

Thế giới hôm nay: 20/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các số liệu mới cho thấy số người chết vì covid-19Ý đã cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác, vượt qua cả Trung Quốc. Cho đến 19 tháng 3, virus đã cướp đi mạng sống của 427 người chỉ trong 24 giờ trước đó ở Ý, nâng tổng số lên 3.405 người. Ở Trung Quốc, 3.245 người đã chết. Số người nằm phòng săn sóc tích cực ở Ý cũng tăng lên, từ 2.257 lên 2.498. Tuy nhiên, chính quyền Ý hy vọng sẽ sớm thấy một số kết quả tích cực sau gần hai tuần gần như phong tỏa toàn quốc.

Ngân hàng trung ương Anh cắt giảm lãi suất lần thứ hai trong tám ngày nhằm giúp nền kinh tế chống lại covid-19. Đợt cắt giảm, từ 0,25% xuống 0,1%, đưa lãi suất xuống mức thấp nhất trong lịch sử 325 năm của ngân hàng. Tổ chức này cũng tăng mua vào trái phiếu (hay còn gọi là ‘nới lỏng định lượng’) 200 tỷ bảng (230 tỷ đô la). Vào thứ Hai vừa rồi, Andrew Bailey đã thay Mark Carney làm thống đốc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/03/2020”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P4)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khủng hoảng Hydra

Crypto trải qua nhiều năm thua lỗ trong thập niên 1980, song thông tin tình báo chảy vào vẫn mạnh mẽ. Các cơ quan mật vụ Mỹ chặn được hơn 19.000 giao tiếp của Iran gửi qua các thiết bị của Crypto trong suốt cuộc chiến tranh dài cả thập niên giữa Iran và Iraq, đem đến cho họ thông tin về các mối liên hệ với khủng bố của Tehran và âm mưu đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Đối với mật vụ Mỹ, các giao tiếp của Iran “có thể đọc được từ 80 cho tới 90%,” theo tài liệu của CIA, một con số có thể đã giảm xuống chỉ còn dưới 10% nếu nước này không dùng các thiết bị đã bị điều chỉnh của Crypto. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P4)”

19/03/1949: Đông Đức phê chuẩn hiến pháp mới

Nguồn: East Germany approves new constitution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trong giai đoạn chuẩn bị thành lập một nước Đông Đức riêng biệt do Liên Xô thống trị, Hội đồng Nhân dân trực thuộc Khu vực do Liên Xô Chiếm đóng (People’s Council of the Soviet Zone of Occupation) đã phê chuẩn một hiến pháp mới. Hành động này, cùng với chính sách theo đuổi con đường độc lập cho Tây Đức của Mỹ, đã góp phần làm sâu sắc hơn sự phân chia tại Đức.

Tình trạng hậu chiến của Đức đã luôn là vấn đề gây tranh luận nóng bỏng giữa Mỹ và Liên Xô ngay cả trước khi Thế chiến II kết thúc. Liên Xô muốn đảm bảo rằng Đức sẽ được giải giáp vĩnh viễn và yêu cầu khoản bồi thường chiến phí rất lớn từ chính phủ Đức sau chiến tranh. Trong khi đó, Mỹ lại do dự không muốn cam kết với những yêu cầu này. Continue reading “19/03/1949: Đông Đức phê chuẩn hiến pháp mới”

Thế giới hôm nay: 19/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Du khách từ bên ngoài Liên minh châu Âu đã bị chặn lại tại biên giới và sân bay lần đầu tiên sau khi Ủy ban châu Âu công bố lệnh cấm đi lại vào thứ Hai. Mỹ và Canada cũng đã lên kế hoạch đóng cửa biên giới đối với giao thông không thiết yếu. Khi khối lượng hành khách hàng không giảm mạnh vì những hạn chế của chính phủ, Ryanair, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu, cho biết họ có kế hoạch ngừng gần như tất cả các chuyến bay từ ngày 24 tháng 3.

Giá của cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa cơ bản tiếp tục giảm khi các nhà đầu tư không hề bị thuyết phục trước những lời hứa sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình gặp khó khăn do viễn cảnh sụp đổ kinh tế vì sự lây lan của covid-19. Chỉ số công nghiệp Dow Jones và S&P 500 giảm 7% trong phiên giao dịch buổi chiều. Tổng thống Donald Trump đã cam kết sẽ đưa ra một gói kích thích tài khóa lớn, bao gồm chuyển 1.000 đô la cho mỗi người Mỹ; bộ trưởng tài chính ước lượng tổng ngân sách cho mục đích này vào khoảng 1 nghìn tỷ đô la. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/03/2020”

Putin sẽ trở thành ‘lãnh đạo vĩnh cữu’ của nước Nga?

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “The Eternal Putin”, Project Syndicate, 13/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ cho thấy dự định duy trì quyền lực của ông sau năm 2024, khi nhiệm kỳ cuối cùng của ông đáng lẽ kết thúc. Khi làm vậy, dường như Putin đã đặt cược rằng không có ai có thể ngăn cản ông.

Nhờ dự luật mới được thông qua bởi quốc hội Nga, Vladimir Putin giờ đây có vẻ sẽ tiếp tục nắm ghế tổng thống cho đến năm 2036, khi ông 83 tuổi. Ông thậm chí có thể đạt được danh vị “lãnh đạo tối cao”, giống như mô hình của Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc những năm 1970. Nhưng chúng ta không nên mong đợi những cải cách hay hiện đại hóa giống của Đặng Tiểu Bình từ Putin. Continue reading “Putin sẽ trở thành ‘lãnh đạo vĩnh cữu’ của nước Nga?”

18/03/1766: Quốc hội Anh bãi bỏ Đạo luật Tem thuế

Nguồn: Parliament repeals the Stamp Act, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1766, sau bốn tháng diễn ra biểu tình trên khắp nước Mỹ, Quốc hội Anh đã bãi bỏ Đạo luật Tem thuế (Stamp Act) – một biện pháp đánh thuế được ban hành nhằm tăng ngân sách cho quân thường trú Anh tại Mỹ.

Được thông qua vào ngày 22/03/1765, Đạo luật Tem thuế đã dẫn đến sự nổi dậy ở các thuộc địa về vấn đề phải đóng thuế mà không có đại diện trong Quốc hội Anh – nguyên nhân chính của cuộc Cách mạng. Được ban hành vào tháng 11/1765, đạo luật gây tranh cãi này đã buộc người dân thuộc địa phải mua tem của Anh cho mỗi giấy tờ chính thức mà họ được chính quyền cấp. Trên con tem là hình một Đóa hồng nhà Tudor được viền quanh bởi từ America và cụm từ tiếng Pháp Honi soit qui mal y pense – “Hổ thẹn thay cho kẻ có ý nghĩ xấu xa.” Continue reading “18/03/1766: Quốc hội Anh bãi bỏ Đạo luật Tem thuế”

Việt Nam học được gì từ sai lầm chống COVID-19 của Trung Quốc?

Tác giả: Lê Vĩnh Triển & Nguyễn Quỳnh Huy

Việt Nam, tuy là một quốc gia cộng sản, đã nhanh chóng nhận ra rằng việc che đậy thông tin kiểu Trung Quốc sẽ chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn.

Khắp nơi trên thế giới, các quốc gia đang nỗ lực ngăn chặn thiệt hại về nhân mạng trong cuộc khủng hoảng sức khỏe chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra. Đây không chỉ là một trò chơi các con số – cách các cộng đồng tự tổ chức để giảm số người tử vong qua thời gian,  từ dưới lên – mà còn là một tính toán bao gồm nhiều yếu tố về cách các chính phủ tổ chức, từ trên xuống. Thật khó để đánh giá liệu các chế độ độc tài hay dân chủ làm tốt hơn bởi có nhiều yếu tố quyết định thành công hay thất bại ngoài các hệ thống thể chế. Tuy nhiên, bài viết này thảo luận về một số khía cạnh ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát sự lây lan của coronavirus để đánh giá các hàm ý cho hiện tại cũng như các cải cách trong tương lai. Continue reading “Việt Nam học được gì từ sai lầm chống COVID-19 của Trung Quốc?”

17/03/1969: Golda Meir trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Israel

Nguồn: Golda Meir elected as Israel’s first female prime minster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Golda Meir, một phụ nữ 70 tuổi, đã làm nên lịch sử khi trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Israel. Bà là thủ tướng thứ tư của đất nước và người phụ nữ duy nhất giữ chức vụ này cho tới nay.

Sinh tại Kiev, Ukraine và lớn lên ở Wisconsin, Meir bắt đầu sự nghiệp như một nhà tổ chức lao động theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, và sau đó giữ một số vị trí trong chính phủ Israel, bao gồm Bộ trưởng Lao động và Bộ trưởng Ngoại giao. Sau cái chết bất ngờ của Thủ tướng Levi Eshkol năm 1969, Meir được chọn làm người kế vị. Continue reading “17/03/1969: Golda Meir trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Israel”

Thế giới hôm nay: 17/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thị trường sụt giảm trên toàn thế giới khi nhà đầu tư vẫn không yên tâm trước các biện pháp nới lỏng tín dụng của Mỹ và Trung Quốc nhằm giảm tác động kinh tế của covid-19. Chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2,5%, trong khi FTSE 100 của Anh và Stoxx Europe 600 đều giảm khoảng 5%. Chỉ số S&P 500 của Mỹ mở cửa thấp hơn tới 10% so với khi đóng cửa vào thứ Sáu. Giá của một số tài sản trú ẩn an toàn, bao gồm vàng và bạc, cũng giảm.

Ủy ban Châu Âu, cơ quan điều hành của Liên minh Châu Âu, đề xuất đóng cửa EU đối với khách du lịch nước ngoài trong 30 ngày. Chủ tịch ủy ban cho biết các ngoại lệ bao gồm công dân EU và thường trú nhân, bên cạnh công dân Anh, bác sĩ, nhà ngoại giao và nhà nghiên cứu. Để lệnh đóng cửa có hiệu lực, tất cả các nước thành viên phải đồng ý. Canada đã đóng cửa biên giới với tất cả các công dân nước ngoài trừ thường trú nhân và công dân Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/03/2020”

Về “Thuyết đấu tranh” với tôn giáo của Lenin

Tác giả: Mâu Chung Giám (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Có mấy lý do cần phải nhận thức lại quan điểm tôn giáo của chủ nghĩa Marx.

Thứ nhất, quan điểm tôn giáo của chủ nghĩa Marx là cơ sở lý luận và tư tưởng chỉ đạo công tác tôn giáo của chúng ta [tức Trung Quốc] hiện nay. Nếu có chỗ nào sai lệch với quan điểm đó thì công tác tôn giáo của chúng ta sẽ không lành mạnh. Bởi thế cần phải luôn luôn học tập và nhận thức quan điểm tôn giáo của chủ nghĩa Marx.

Thứ hai, công tác tôn giáo của Trung Quốc thời gian qua tuy có thành tích lớn song đồng thời cũng đã xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt trong thời kỳ Cách mạng văn hóa chúng ta từng đòi tiêu diệt tôn giáo, từng mặc ý phá hoại văn hóa tôn giáo – sai lầm đó có liên quan tới nhận thức cực tả về quan điểm tôn giáo của chủ nghĩa Marx. Cái gì thực tiễn chứng tỏ là đúng thì ta cần tiếp tục; cái gì thực tiễn chứng tỏ là sai thì cần chỉnh đốn. Continue reading “Về “Thuyết đấu tranh” với tôn giáo của Lenin”

16/03/1988: Tổng thống Reagan đưa 3.000 quân đến Honduras

Nguồn: President Reagan orders troops into Honduras, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1988, Tổng thống Ronald Reagan đã điều hơn 3.000 lính Mỹ tới Honduras và tuyên bố rằng các binh lính Nicaragua đã vượt qua biên giới của họ. Đây là một phần trong nỗ lực gây áp lực lên chính phủ cánh tả Sandinista ở Nicaragua. Cũng như nhiều hành động khác từng được thực hiện dưới thời Reagan để chống lại Nicaragua, kết quả là chỉ đem về sự hỗn loạn và chỉ trích nhiều hơn.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 1981, chính quyền Reagan đã sử dụng một loạt các biện pháp nhằm loại bỏ chính phủ cánh tả Sandinista ở Nicaragua. Tổng thống Reagan đã buộc tội các quan chức Sandinista là những con tốt của Liên Xô và đang thành lập một tiền đồn cộng sản ở Tây Bán cầu, dù có rất ít bằng chứng cho điều đó. Tuy nhiên, chính quyền Reagan đã dùng áp lực kinh tế lẫn ngoại giao để gây bất ổn cho chế độ Sandinista. Continue reading “16/03/1988: Tổng thống Reagan đưa 3.000 quân đến Honduras”

Thế giới hôm nay: 16/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump bổ sung AnhIreland vào lệnh cấm đi lại giữa Mỹ và châu Âu, giữa lúc các hạn chế đi lại được ban hành trên toàn cầu trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của covid-19. Tây Ban Nha nối gót Ý thực hiện phong tỏa toàn bộ sau khi chính phủ của họ tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Ba Lan và các nước Baltic đã cấm nhập cảnh người nước ngoài.

Saudi Aramco, công ty có giá trị niêm yết cao nhất thế giới, tuyên bố lợi nhuận năm 2019 giảm 21% so với cùng kì năm ngoái. Thu nhập của đại gia dầu mỏ Ả Rập Saudi bị ảnh hưởng bởi giá dầu thô thấp hơn và sản lượng giảm, gây ra bởi cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Iran nhắm vào một số cơ sở của công ty hồi tháng 9 năm ngoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/03/2020”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P3)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Iran nghi ngờ

Đế chế nghe lén khổng lồ của NSA trong nhiều năm được tổ chức xoay quanh ba mục tiêu địa lý chủ yếu, theo mã alphabet: A cho Liên Xô, B cho châu Á, và G cho phần còn lại.

Đầu những năm 1980, hơn một nửa tin tình báo của nhóm G được gửi về từ thiết bị của Crypto, trở thành điểm tựa của các quan chức Mỹ hết khủng hoảng này đến khủng hoảng khác.

Năm 1978, khi các lãnh đạo của Ai Cập, Israel, và Hoa Kỳ gặp nhau ở Trại David bàn luận về một thỏa thuận hòa bình, NSA đã bí mật theo dõi giao tiếp giữa Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat và thủ đô Cairo. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P3)”