Trump sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”?

Nguồn: Nouriel Roubini, “Trump Will Make China Great Again”, Project Syndicate, 23/12/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Gần đây, các thị trường tài chính đã hoan nghênh thông tin rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận “giai đoạn một” nhằm ngăn chặn sự leo thang hơn nữa cuộc chiến thương mại song phương. Nhưng thực sự có rất ít thứ để ăn mừng. Để đổi lấy cam kết dự kiến ​​của Trung Quốc về việc mua thêm nông sản Hoa Kỳ (và một số mặt hàng khác) cùng một số nhượng bộ khiêm tốn về quyền sở hữu trí tuệ và đồng Nhân dân tệ, Hoa Kỳ đã đồng ý hoãn đánh thuế đối với số hàng xuất khẩu trị giá 160 tỷ đô la của Trung Quốc, đồng thời hủy một số mức thuế được áp dụng từ ngày 1 tháng 9.

Tin tốt cho các nhà đầu tư là thỏa thuận này đã giúp tránh được một đợt thuế quan mới có thể khiến nền kinh tế Mỹ và toàn cầu rơi vào suy thoái và làm sụp đổ thị trường chứng khoán toàn cầu. Tin xấu là nó chỉ là một thỏa thuận hưu chiến tạm thời khác trong bối cảnh một cuộc cạnh tranh chiến lược lớn hơn, bao trùm các vấn đề như thương mại, công nghệ, đầu tư, tiền tệ và địa chính trị. Thuế quan quy mô lớn sẽ vẫn được giữ nguyên, và sự leo thang cũng có thể tiếp diễn nếu một trong hai bên trốn tránh các cam kết của mình. Continue reading “Trump sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”?”

28/12/1908: Trận động đất tồi tệ nhất châu Âu

Nguồn: Worst European earthquake, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lúc bình minh ngày này năm 1908, trận động đất kinh hoàng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử châu Âu đã làm rung chuyển Eo biển Messina ở miền nam nước Ý, san bằng hai thành phố: Messina ở Đảo Sicily và Reggio di Calabria ở đất liền Ý. Trận động đất và sóng thần theo sau đó đã giết chết khoảng 100.000 người.

Sicily và Calabria được gọi là la terra ballerina/the dancing land – vùng đất khiêu vũ, vì các hoạt động địa chấn định kỳ diễn ra tại khu vực. Năm 1693, 60.000 người đã bị giết ở miền nam Sicily bởi một trận động đất, và vào năm 1783, phần lớn bờ biển Tyrrenian xứ Calabria đã bị san bằng bởi một trận động đất lớn khiến 50.000 người thiệt mạng. Continue reading “28/12/1908: Trận động đất tồi tệ nhất châu Âu”

27/12/1979: Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan

Nguồn: Soviets take over in Afghanistan, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1979, trong một nỗ lực nhằm ổn định tình hình chính trị hỗn loạn tại Afghanistan, Liên Xô đã đem 75.000 quân vào nước này để đưa Babrak Karmal lên làm nhà lãnh đạo mới của đất nước. Tuy nhiên, chính phủ mới cùng sự hiện diện áp đảo của Liên Xô đã không thành công trong việc dập tắt quân phiến loạn chống chính phủ. Do vậy, sự can thiệp quân sự 10 năm của Liên Xô tại Afghanistan đã trở thành một quá trình đầy đau đớn, mất mát  và cuối cùng không mang lại kết quả gì.

Điều trớ trêu là Karmal đã lật đổ và sát hại một lãnh đạo cộng sản Afghanistan khác là Hafizullah Amin để giành quyền lực. Trước đó, chính quyền của Amin không được lòng dân và đã trở nên bất ổn sau khi cố gắng thiết lập một chế độ cộng sản hà khắc, tuyên bố nền cai trị độc đảng và bãi bỏ hiến pháp Afghanistan. Người Hồi giáo nước này đã từ chối thừa nhận sự cai trị của Amin và thành lập một lực lượng phiến quân mang tên Mujahideen. Continue reading “27/12/1979: Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan”

25 năm sau bình thường hóa, quan hệ Việt–Mỹ vẫn còn những dè dặt

Tác giả: Việt Hà p/v Lê Hồng Hiệp

Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ. Nhìn lại 25 năm qua, hai bên đã đạt được những bước tiến trong quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn những dè dặt từ cả hai phía. Đâu là cơ hội sắp tới cho hai nước, khả năng nâng cấp quan hệ hai nước thành đối tác chiến lược trong thời gian tới ra sao? Và liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có đến thăm Mỹ vào năm tới? Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên chính của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore về vấn đề này. Trước hết, nhận định về mối quan hệ hai nước trong 25 năm qua, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho biết: Continue reading “25 năm sau bình thường hóa, quan hệ Việt–Mỹ vẫn còn những dè dặt”

Những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Trong bối cảnh hiện nay, khu vực Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên một số vùng biển đảo, quần đảo, với những quan điểm và cách thức tiếp cận giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia còn khác nhau. Có quốc gia lựa chọn biện pháp pháp lý, có quốc gia kiên định biện pháp đàm phán, có quốc gia kiên trì giữ nguyên trạng. Các vấn đề thảo luận giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo luôn phức tạp, khó tìm được tiếng nói chung, thậm chí khu vực Biển Đông cũng đã chứng kiến một số sự kiện Trung Quốc sử dụng biện pháp vũ lực để giải quyết tranh chấp, vào các năm 1956, 1974, 1988. Nhưng vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông không phải là vấn đề hoàn toàn không giải quyết được. Trong hệ thống pháp luật đã có những biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, bài viết sẽ góp phần luận giải những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo ở khu vực Biển Đông. Continue reading “Những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông”

26/12/1944: Patton giải cứu quân Đồng minh ở Bastogne

Nguồn: Patton relieves Bastogne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Tướng George S. Patton đã sử dụng một chiến lược táo bạo để giải cứu các lính Đồng minh đang bị bao vây ở Bastogne, Bỉ, trong Trận Bulge khốc liệt.

Chiếm Bastogne là mục tiêu quan trọng nhất của Đức trong Trận Bulge, một cuộc tấn công xuyên qua rừng Ardennes. Chiếm được Bastogne sẽ kiểm soát được ngã ba đường tại một khu vực vốn gồ ghề và ít đường đi; nó sẽ mở ra một cửa ngõ giá trị giúp quân Đức xâm nhập xa hơn về phía bắc. Continue reading “26/12/1944: Patton giải cứu quân Đồng minh ở Bastogne”

Caroline Norton: Nhà nữ quyền nổi tiếng thời Victoria

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Nỗ lực vận động của Norton (1808 – 1877) về quyền nuôi con và các điều kiện ly hôn đã đưa bà trở thành nhà đấu tranh cho nữ quyền nổi tiếng dưới thời Victoria.

Caroline Sheridan sinh ngày 22/03/1808 tại London trong một gia đình lớn nhưng nghèo khó. Bà là cháu gái của nhà soạn kịch Richard Brinsley Sheridan. Năm Caroline lên tám, cha bà qua đời và bỏ lại gia đình với những gánh nặng lớn về tài chính. Vì vậy, khi George Norton, một nghị sĩ quốc hội của Đảng Bảo thủ đại diện cho Guidford, cầu hôn Caroline vào tám năm sau, mẹ bà đã tác thành cho cuộc hôn nhân này. Dù không muốn nhưng vì gia đình, Caroline đã chấp nhận. Continue reading “Caroline Norton: Nhà nữ quyền nổi tiếng thời Victoria”

Bốn con hổ châu Á: Tương lai nào đang đón chờ?

Nguồn: Where do the Asian tiger economies go from here?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay cả trong thời kỳ hoàng kim, các con hổ cũng gặp phải những kẻ gièm pha. Hai mươi lăm năm trước vào đúng tháng này, Paul Krugman, một nhà kinh tế, đã viết trên tờ Foreign Affairs, một tạp chí chính sách của Mỹ, một bài có tựa đề “Những hiểu lầm về Sự thần kỳ Châu Á”. Ông lập luận rằng khi nhìn kỹ lại, các nền kinh tế dường như năng động của Châu Á cho thấy “ít bằng chứng một cách đáng ngạc nhiên về sự cải thiện năng suất”. Thay vào đó, tăng trưởng của họ phụ thuộc vào việc gia tăng nhanh chóng đầu vào về lao động, vốn, vv…. Đó là một phép màu dựa trên “mồ hôi” (perspiration) chứ không phải sự “sáng tạo” (inspiration). Đặc biệt, Singapore “đã tăng trưởng thông qua việc huy động các nguồn lực có thể khiến Stalin cũng phải tự hào”, Krugman viết. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Tương lai nào đang đón chờ?”

25/12/1776: Quân của Washington vượt sông băng Delaware

Nguồn: Washington crosses the Delaware, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1776, trong cuộc Cách mạng Mỹ, Tướng của phe Ái quốc George Washington đã cùng 5.400 binh sĩ vượt Sông Delaware với hi vọng sẽ làm bất ngờ lực lượng đánh thuê người Đức của Anh đang đón Giáng sinh tại tổng hành dinh mùa đông của họ tại Trenton, New Jersey. Cuộc tấn công bất ngờ này diễn ra sau nhiều tháng quân đội Washington chịu những thất bại lớn, dẫn đến việc mất New York và các địa điểm mang tính chiến lược khác.

Vào khoảng 11 giờ đêm Giáng sinh, quân đội Washington bắt đầu băng qua dòng sông đã đóng băng một nửa từ ba địa điểm. 2.400 binh sĩ do Washington chỉ huy đã vượt sông thành công trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt để sang bờ New Jersey của sông Delaware trước bình minh. Hai sư đoàn khác với khoảng 3.000 người cùng pháo binh chủ chốt đã không đến được điểm hẹn vào thời gian đã định. Continue reading “25/12/1776: Quân của Washington vượt sông băng Delaware”

Bốn con hổ châu Á: Dân số già hóa có làm suy yếu nền kinh tế?

Nguồn: Will age weaken the Asian tiger economies?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào lúc 4h30 sáng, hàng trăm người đã tràn ra đường bên ngoài ga Namguro ở Seoul. Họ không tới đây để đón tàu, vốn chỉ hoạt động sau một giờ nữa. Họ cũng không bị thu hút bởi các quán ăn sáng (bán xúc xích và bánh mỳ dẹt), các phòng hát trên lầu (cung cấp dịch vụ karaoke) hoặc các spa dưới tầng hầm (cung cấp những gì ai cũng biết). Thay vào đó, họ đến đây để cung cấp sức lao động của mình nhằm đổi lấy một ngày lương tại bất kỳ công trường xây dựng nào đang cần thêm lao động. Trong khi chờ được trả giá, họ hút thuốc, ngồi xổm và ho. Và họ không nói tiếng Hàn mà là tiếng Quan thoại.

Hàn Quốc từng là một nước xuất khẩu lao động ròng. Vào những năm 1970, các công nhân của các công ty nước này đã xây dựng những con đường ở Ả Rập Saudi, thường vào ban đêm dưới ánh đèn. Nhưng những người nhập cư, bao gồm cả những người Trung Quốc đang tập trung tại Namguro, hiện chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong lực lượng lao động. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Dân số già hóa có làm suy yếu nền kinh tế?”

24/12/1952: Đạo luật McCarran-Walter chính thức có hiệu lực

Nguồn: McCarran-Walter Act goes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, Đạo luật McCarran-Walter đã chính thức có hiệu lực, làm thay đổi chính sách nhập cư của Mỹ. Luật này được những người ủng hộ nó ca ngợi như một bước cần thiết nhằm ngăn chặn cộng sản xâm nhập và lật đổ, trong khi những người phản đối lại tuyên bố Luật McCarran-Walter có tính bài ngoại và phân biệt đối xử.

Đạo luật này, được đặt theo tên Thượng nghị sĩ Pat McCarran (Đảng Dân chủ, bang Nevada) và Hạ nghị sĩ Francis Walter (Đảng Dân chủ, bang Pennsylvania), không thay đổi nhiều hệ thống hạn ngạch nhập cư vốn đã được thiết lập theo Đạo luật Di trú năm 1924. Bởi bản chất thiên lệch của hệ thống hạn ngạch này đã quá rõ. Continue reading “24/12/1952: Đạo luật McCarran-Walter chính thức có hiệu lực”

Tutankhamun: Pharaoh trẻ nhất của Ai Cập Cổ đại

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Tutankhamun* (1336 BC – 1327 BC) là pharaoh thứ 11 của vương triều Ai Cập Cổ đại thứ 18. Ông ít được biết đến và chỉ nổi tiếng sau khi lăng mộ ông được phát hiện bởi nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter vào năm 1922.

Mộ của Tutankhamun tiết lộ rằng ông chỉ khoảng 17 tuổi khi qua đời và nhiều khả năng đã thừa kế ngai vàng lúc tám hoặc chín tuổi. Ông cũng được cho là con trai của Akhenaten, thường được biết đến như vị ‘vua dị giáo’, người đã thay thế việc thờ cúng thần ‘Amun’ theo truyền thống bằng vị thần mặt trời ‘Aten’, từ đó khẳng định uy quyền của mình trên tư cách là pharaoh theo một cách mới. Continue reading “Tutankhamun: Pharaoh trẻ nhất của Ai Cập Cổ đại”

Thế giới hôm nay: 24/12/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Boeing sa thải giám đốc điều hành Dennis Muilenburg, một tuần sau khi gã khổng lồ hàng không vũ trụ tuyên bố ngừng sản xuất máy bay phản lực 737 MAX. Dòng máy bay bán chạy nhất của công ty đã bị các cơ quan quản lý khắp thế giới cấm bay từ tháng 3 sau hai vụ tai nạn rơi máy bay khiến 346 người thiệt mạng. David Calhoun, chủ tịch Boeing, đã được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành kiêm chủ tịch nhằm “khôi phục niềm tin” vào công ty, trong bối cảnh giá cổ phiếu Boeing sụt giảm kể từ sau các vụ tai nạn.

Công tố viên Ả Rập Saudi công bố rằng năm người đã bị kết án tử hình và ba người nữa bị bỏ tù liên quan đến vụ sát hại nhà báo bất đồng chính kiến Jamal Khashoggi ở Istanbul vào tháng 10 năm ngoái. Đáng tranh cãi hơn, vị công tố này cũng cho biết Saud al-Qahtani, cố vấn đầy quyền lực của thái tử Ả Rập Saudi và là nhà lãnh đạo trên thực tế, Muhammad bin Salman, đã bị điều tra nhưng không bị cáo buộc bất kì tội danh nào. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/12/2019”

23/12/1982: Thị trấn ở Missouri bị sơ tán vì nhiễm dioxin

Times Beach Dioxin Disaster

Nguồn: Chemical contamination prompts evacuation of Missouri town, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1982, Sở Y tế Missouri và Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) liên bang đã thông báo tới cư dân của Times Beach, Missouri rằng thị trấn của họ đã bị ô nhiễm sau khi chất hóa học dioxin được phun lên những con đường đất, và rằng thị trấn này sẽ phải sơ tán và phá hủy. Đến tháng 2, chính quyền liên bang và tiểu bang đã chi 36 triệu đô la để mua toàn bộ nhà cửa trong thị trấn, chỉ trừ một nhà từ chối bán vì họ đã sống cả đời tại Times Beach. Năm 1985, thành phố chính thức bị giải thể.

Times Beach được thành lập vào năm 1925 và xuất hiện trên báo với dòng quảng cáo: Mua gói đọc báo 6 tháng của Thời báo St. Louis để nhận ngay 67,5 đô la khi mua một lô đất 6x30m tại khu định cư mới dọc theo Sông Meremec. Tuy nhiên, thị trấn đã không bao giờ trở thành một khu nghỉ mát sầm uất như tờ báo dự định mà thay vào đó là một khu dân cư hạ trung lưu của khoảng 2.000 người. Thị trấn nằm ngay gần Tuyến 66, đường cao tốc hai làn từ Chicago đến Los Angeles và từng là một trong những tuyến đường chính qua Tây Nam nước Mỹ. Continue reading “23/12/1982: Thị trấn ở Missouri bị sơ tán vì nhiễm dioxin”

Thế giới hôm nay: 23/12/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cơ quan bầu cử của Afghanistan tuyên bố rằng tổng thống đương nhiệm Ashraf Ghani giành được hơn 50% số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống của nước này hồi tháng Chín. Thông báo vốn bị trì hoãn lâu nay này chỉ là bản sơ bộ, song dù kết quả cuối cùng là thế nào đi nữa thì đều sẽ bị hoài nghi; cuộc bầu cử được cho là bị hủy hoại bởi gian lận nghiêm trọng.

Tổng thống Emmanuel Macron cho biết các lực lượng Pháp ở Mali đã tiêu diệt 33 “tên khủng bố”, bắt một tù nhân, và giải cứu hai cảnh sát Mali bị bắt làm con tin bởi các chiến binh thánh chiến. Pháp là cường quốc quân sự bên ngoài lớn nhất tham chiến ở vùng Sahel nghèo, khô cằn và đầy rẫy chiến binh thánh chiến ở phía nam sa mạc Sahara. Họ có khoảng 4.500 quân tại đây. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/12/2019”

Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý

Tác giả: Lý Lệnh Hoa | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu:  Tham vọng của Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành cái “ao nhà” của mình đã gây ra những căng thẳng giữa họ với 5 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Cái gọi là Đường chữ U do họ đưa ra nhằm để Trung Quốc chiếm tới 80% tổng diện tích Biển Đông, đang bị tất cả những người có lương tri trên thế giới phản đối kịch liệt. Hàng nghìn đảo đá, bãi cạn ở gần các nước ASEAN và ở rất xa đại lục Trung Quốc, xưa nay chưa hề có người Trung Quốc sinh sống, chưa hề có sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc, cũng bị họ ngang nhiên coi là lãnh thổ của mình. Đường chữ U lấn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nhiều nước khác và hoàn toàn không có căn cứ lịch sử cũng như căn cứ pháp lý — điều hết sức vô lý ấy ai cũng thấy, kể cả những người Trung Quốc có lương tri. Bài viết dưới đây nói lên một phần sự thật mà chính quyền Trung Quốc luôn giấu giếm:  các học giả có lý trí ở nước họ cũng công khai thừa nhận Đường chữ U không có căn cứ pháp lý. Để tôn trọng sự thật, tôn trọng tác giả bài viết và bạn đọc, chúng tôi xin dịch nguyên văn bài này. Các ghi chú trong ngoặc vuông [ ] là của người dịch. Continue reading “Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý”

22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình

Nguồn: Churchill and Roosevelt discuss war and peace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đến Washington, D.C. để tiến hành một loạt các cuộc gặp với Tổng thống Franklin Delano Roosevelt về một chiến lược chiến tranh chung giữa Anh và Mỹ và một nền hòa bình trong tương lai.

Giờ đây, khi Mỹ tham gia trực tiếp vào cả hai cuộc chiến ở Thái Bình Dương và Châu Âu, cả Anh và Mỹ đều phải tạo dựng và duy trì một mặt trận thống nhất. Để đạt được điều đó, Churchill và Roosevelt đã tạo ra một bộ tổng tham mưu để phối hợp chiến lược quân sự chống lại cả Đức và Nhật, cũng như để phác thảo một cuộc đổ bộ chung vào châu Âu trong tương lai. Continue reading “22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình”

Lý Thánh Tông thương dân trong nước, cương quyết với ngoại bang

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Long Thụy Thái Bình: 1054-1058; Chương Thánh Gia Khánh:1059-1065; Long Chương Thiên Tự:1066-1067; Thiên Huống Bảo Tượng :1068; Thần Vũ:1069-1071.

Dân ta ghét những triều đại ác với dân; riêng vua Lý Thánh Tông có lòng thương dân, ngay cả với người tù tội; nhưng cương quyết với ngoại bang, nên được nhớ ơn đời đời. Nhà Vua lên ngôi Hoàng đế vào tuổi trung niên [31 tuổi], trước đó từng xông pha trận mạc, sống gần với dân, nên tỏ ra dày kinh nghiệm, lịch lãm, chửng chạc. Lúc vua Thái Tông mất, bèn cho đem kỷ vật của Vua cha biếu tặng nhà Tống; nên được Vua Tống nể trọng sai sứ sang điếu tế, và phong cho nhà Vua tước Quận vương: Continue reading “Lý Thánh Tông thương dân trong nước, cương quyết với ngoại bang”

Không, Phần Lan không phải là ‘thiên đường của tư bản’

Nguồn: Matt Bruenig, “No, Finland Is Not a “Capitalist Paradise”,  Jacobin, 09/12/2019.

Biên dịch: Lê Lam

Ở Phần Lan, chính phủ sở hữu gần một phần ba tài sản của quốc gia và 90% người lao động được công đoàn bảo đảm theo hợp đồng lao động. Có thể đó không phải là chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng không phải là một “thiên đường của tư bản”, như tờ New York Times đã khẳng định một cách lạ lùng vào cuối tuần qua.

Cuối tuần qua, Anu Partanen và Trevor Corson đã đăng một bài trên tờ Thời báo New York “Finland Is a Capitalist Paradise” cho rằng Phần Lan thực sự là “một thiên đường của tư bản”. Đây là một bài báo rất quen thuộc với những ai theo dõi thảo cuộc luận này. Nó nói rằng Phần Lan có thuế cao và một nhà nước phúc lợi hào phóng, nhưng sau đó nói rằng đất nước này khá tư bản và có lẽ thậm chí còn tư bản hơn Mỹ nhiều. Continue reading “Không, Phần Lan không phải là ‘thiên đường của tư bản’”

21/12/1968: Apollo 8 đi vào quỹ đạo Mặt Trăng

Nguồn: Apollo 8 departs for moon’s orbit, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tàu Apollo 8, tàu du hành có người lái đầu tiên lên Mặt Trăng, được phóng thành công từ Mũi Canaveral, Florida, mang theo các phi hành gia Frank Borman, James Lovell, Jr. và William Anders.

Vào đêm Giáng sinh, các phi hành gia đã đi vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng, trở thành tàu vũ trụ có người lái đầu tiên từng làm như vậy. Trong 10 lần Apollo 8 đi vào quỹ đạo Mặt Trăng, hình ảnh truyền hình vệ tinh đã được gửi về nhà cùng những bức ảnh ngoạn mục chụp Trái Đất và Mặt Trăng từ tàu vũ trụ. Ngoài việc là người đầu tiên nhìn toàn bộ trái đất, ba phi hành gia trên tàu cũng là những người đầu tiên nhìn thấy mặt tối của Mặt Trăng. Continue reading “21/12/1968: Apollo 8 đi vào quỹ đạo Mặt Trăng”