04/06/1942: Trận Midway

Nguồn: Battle of Midway begins , History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Trận Midway, một trong những chiến thắng quyết định nhất của Mỹ trước Nhật trong Thế chiến II, đã bắt đầu. Trong trận chiến trên không và trên biển kéo dài bốn ngày này, Hạm đội Thái Bình Dương vượt trội của Mỹ đã thành công trong việc tiêu diệt bốn tàu sân bay Nhật Bản mà chỉ mất tàu Yorktown dưới tay một Hải quân Nhật Bản từng “bất khả chiến bại.”

Trong các đợt tấn công trong sáu tháng trước trận Midway, người Nhật đã chiến thắng ở nhiều vùng đất trên khắp Thái Bình Dương, bao gồm Malaysia, Singapore, Đông Ấn Hà Lan, Philippines và nhiều quần đảo khác. Tuy nhiên, Mỹ cũng dần trở thành một mối đe dọa đáng gờm và Đô đốc Nhật Bản Isoruku Yamamoto đã tìm cách tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương trước khi nó đủ mạnh để vượt qua họ. Continue reading “04/06/1942: Trận Midway”

Bi kịch kéo dài của Thảm sát Thiên An Môn

Nguồn: Minxin Pei, “The Lasting Tragedy of Tiananmen Square”, Project Syndicate, 31/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bước tiến của Trung Quốc hướng tới một xã hội mở đã kết thúc khi Giải phóng Quân Trung Quốc (PLA) tàn sát ít nhất hàng trăm người, nếu không phải là hàng ngàn người biểu tình ôn hòa trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh vào ngày 3-4 tháng 6 năm 1989. Cuộc đàn áp đã để lại một vết nhơ lâu dài cho sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bất chấp những nỗ lực không ngừng nghỉ của chế độ nhằm tẩy trắng lịch sử và đàn áp ký ức tập thể.

Ba thập niên sau, hậu quả từ quyết định của ĐCSTQ trong việc đè bẹp cuộc biểu tình đã trở nên ngày càng khó tránh hơn. Nhìn lại, rõ ràng thảm kịch này đã làm thay đổi tiến trình lịch sử Trung Quốc một cách sâu sắc, làm đất nước này mất đi khả năng chuyển đổi dần dần và hòa bình sang một trật tự chính trị tự do và dân chủ hơn. Continue reading “Bi kịch kéo dài của Thảm sát Thiên An Môn”

03/06/1800: TT John Adams chuyển vào một quán rượu ở Washington

Nguồn: President John Adams moves into a tavern in Washington D.C., History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1800, John Adams, tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ, trở thành tổng thống đầu tiên cư trú tại Washington, D.C., khi ông ngụ tại Union Tavern ở Georgetown.

Thành phố Washington được thành lập để thay thế Philadelphia trở thành thủ đô Hoa Kỳ nhờ vào vị trí địa lý của nó nằm ở trung tâm của nước cộng hòa mới. Các tiểu bang Maryland và Virginia đã nhượng lại diện tích đất xung quanh sông Potomac để hợp thành Quận Columbia, và công tác xây dựng Washington bắt đầu vào năm 1791. Continue reading “03/06/1800: TT John Adams chuyển vào một quán rượu ở Washington”

Đừng để ‘triều cống’ đánh lừa: Quan hệ Trung Hoa và Đông Nam Á thời Tống

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bài viết này đặt lại vấn đề tiếp cận quan hệ “triều cống” như mô thức trung tâm trong các nghiên cứu quan hệ giữa Đông Nam Á với Trung Hoa. Thông qua việc khảo sát tương tác giữa các vương quốc Đông Nam Á với nhà Tống (thế kỷ X-XIII), bài viết lập luận rằng có sự dịch chuyển liên tục trong cấu trúc tương tác giữa Trung Hoa với Đông Nam Á mà khái niệm “triều cống” tỏ ra cứng nhắc và không phản ánh hết được những thay đổi của mô hình tương tác này, bao gồm việc di cư và sự bùng nổ của thương mại tư nhân. Điều này có thể gợi ý về sự cần thiết phải đặt triều cống trong khung cảnh của các mối tương tác hơn là đặt các mối tương tác trong khung cảnh triều cống. Với cách thức đó, bài viết này thách thức góc nhìn truyền thống về vai trò và quyền lực của ‘triều cống’ trong lịch sử bang giao Đông Á. Continue reading “Đừng để ‘triều cống’ đánh lừa: Quan hệ Trung Hoa và Đông Nam Á thời Tống”

02/06/1915: Liên quân Áo-Đức tấn công Nga tại Przemysl

Nguồn: Austro-German forces attack Russians at Przemysl History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, liên minh Áo-Hung và Đức đã tiếp tục tấn công Nga ở Przemysl (nay thuộc Ba Lan), thành trì bảo vệ cực đông bắc của Đế quốc Áo-Hung.

Dược dùng làm tổng hành dinh của quân đội Áo trong những tháng đầu tiên của Thế chiến I, Przemysl đã được lệnh phải kiên trì giữ vững đến phút chót trước bước tiến đáng kinh ngạc của quân Nga vào Áo-Hung trong mùa thu năm 1914. Sau sáu tháng bị bao vây, phải chịu cảnh thiếu lương thực trầm trọng và thương vong nặng nề, những nhóm lính cuối cùng của Áo-Hung tại Przemysl đã từ bỏ quyền kiểm soát thành này vào ngày 22/3/1915. Continue reading “02/06/1915: Liên quân Áo-Đức tấn công Nga tại Przemysl”

Tại sao người Ấn Độ không còn ưa chuộng vàng?

Nguồn: Why are Indians falling out of love with gold?, The Economist, 20/05/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Lễ hội Akshaya Tritiya của người Hindu, được tổ chức vào ngày 07 tháng 05 năm nay, được coi là thời điểm tốt lành để mua vàng. Những hàng người bên ngoài các cửa hàng trang sức Ấn Độ trở nên dài đến nỗi các lều tạm đã được dựng lên để đáp ứng cơn sốt này. Nhân viên thu ngân đếm bằng tay hàng núi tiền trong điều kiện ồn ào như trong một nhà hàng thức ăn nhanh bận rộn. Các nhân viên bán hàng phục vụ một mức cầu cao đáng kể. Nhìn chung, người Ấn Độ mua nhiều vàng hơn bất kỳ dân tộc nào khác ngoại trừ người Trung Quốc (quốc gia này đã chiếm vị trí hàng đầu kể từ năm 2014). Các hộ gia đình Ấn Độ được cho là có một kho vàng trị giá 800 tỷ USD. Tuy nhiên, thị trường Ấn Độ đã không còn lớn như trước đây. Sức mua đối với kim loại quý này đã giảm khoảng một phần năm kể từ mức đỉnh vào năm 2010. Tại sao vàng lại mất đi sự huy hoàng của nó? Continue reading “Tại sao người Ấn Độ không còn ưa chuộng vàng?”

01/06/1864: Trận Cold Harbor

Nguồn: Battle of Cold Harbor begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, quân Hợp bang miền Nam đã tấn công vào đoàn lính Liên minh miền Bắc đóng ở đường Cold Harbour, Virginia, vị trí chiến lược chỉ cách Richmond chừng một chục dặm.

Từ đầu tháng 05/1864, Tướng Ulysses S. Grant đã chỉ huy quân Liên minh miền Bắc liên tục nhắm vào Binh đoàn Northern Virginia của Robert E. Lee ở khu vực xung quanh Richmond. Đợt tấn công đã gây thiệt hại nặng nề cho Binh đoàn Potomac của Grant, với con số thương vong lên mức 60.000 người trước khi họ đến được Cold Harbor. Sau nhiều trận chiến dọc theo sông North Anna và tại nhà thờ Bethesda vào cuối tháng 5, hai phe tiếp tục cuộc đua tiến đến điểm chiến lược tiếp theo. Nhưng phía Liên minh đã chậm chân hơn phía Hợp bang. Continue reading “01/06/1864: Trận Cold Harbor”

Cuộc chiến Mỹ – Trung: Đoản binh và trường trận

Tác giả: Nguyễn Phú Trường

Đoản binh và trường trận

Trong những ngày gần đây khi cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc tăng nhiệt, mặc dù trong dân chúng nổi lên làn sóng tiếng nói phản đối Mỹ, nhưng dường như giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vẫn có sự kiềm chế nhất định. Tuy Chủ tịch Tập Cận Bình đi thăm nhà máy sản xuất đất hiếm gợi ra những cảnh báo ngầm về sự trả đũa nhưng đại sứ Thôi Thiên Khải trong khi phê phán Mỹ trừng phạt Huawei vẫn đề cập đến khả năng nối lại đàm phán giữa đôi bên.

Nhiều dự báo cho rằng cuộc chiến giữa đôi bên sẽ sớm kết thúc, dựa trên cơ sở tổng thống Donald Trump cần một thỏa thuận để chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2020. Tuy nhiên cũng có ý kiến phê phán đó là sai lầm của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc cho rằng ông Trump cần thỏa thuận bằng mọi giá, đã điều chỉnh, rút lại nhiều nội dung thỏa thuận vào phút cuối dẫn đến sự nổi giận của ông Trump nâng thuế lên 25% đối với 200 tỷ đô la hàng hóa của Trung Quốc và những động thái tiếp theo với các hãng công nghệ Trung Quốc. Continue reading “Cuộc chiến Mỹ – Trung: Đoản binh và trường trận”

31/05/1988: Ba tổng thống Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Nguồn: Three U.S. presidents close chapters on the Cold War, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này trong lịch sử, ba vị tổng thống Hoa Kỳ trong ba năm khác nhau đã thực hiện những bước quan trọng để kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Bắt đầu từ ngày 28 tháng 05 năm 1988, Tổng thống Ronald Reagan đã gặp Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev trong một cuộc hội nghị thượng đỉnh bốn ngày tại Nga. Sau cuộc bầu cử năm 1980, Reagan đã từ bỏ những nỗ lực của Nixon, Ford và Carter nhằm xua tan căng thẳng chính trị giữa hai siêu cường và thay vào đó đã tăng cường chạy đua vũ trang và luận điệu chống Liên Xô. Liên Xô không thể theo kịp với khoản chi tiêu quốc phòng khổng lồ của Hoa Kỳ và điều này, cùng với chính sách của Gorbachev về việc trao quyền tự do ngày càng tăng cho công dân Liên Xô (chính sách glasnost), đã giúp làm xói mòn chủ nghĩa cộng sản cứng rắn ở Nga. Continue reading “31/05/1988: Ba tổng thống Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh”

Vành đai và Con đường sẽ trở thành gánh nặng của Trung Quốc?

Nguồn: Yasheng Huang, “Can the Belt and Road Become a Trap for China?”, Project Syndicate, 22/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhà phê bình thường cho rằng Trung Quốc đang sử dụng Sáng kiến ​​Vành đai và Đường bộ (BRI) khổng lồ của mình như một hình thức “ngoại giao bẫy nợ” manh tính cưỡng ép để kiểm soát các quốc gia tham gia chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia này. Nguy cơ này, như Deborah Brautigam của Đại học John Hopkins gần đây lưu ý, thường bị truyền thông phóng đại. Trên thực tế, BRI có thể trở thành một loại rủi ro khác – đối với ngay chính Trung Quốc.

Tại hội nghị thượng đỉnh BRI gần đây tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như ghi nhận các chỉ trích về bẫy nợ. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập nói rằng “xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, bền vững, ít rủi ro, giá cả hợp lý và có sự tham gia của nhiều bên sẽ giúp các quốc gia tận dụng tối đa các nguồn lực tài nguyên của họ”. Continue reading “Vành đai và Con đường sẽ trở thành gánh nặng của Trung Quốc?”

30/05/1971: Mariner 9 khởi hành đến Sao Hỏa

Nguồn: Mariner 9 departs for Mars, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, tàu thăm dò không gian không người lái Mariner 9 của Mỹ đã được phóng lên không gian với nhiệm vụ thu thập thông tin khoa học trên Sao Hỏa, hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời. Con tàu vũ trụ nặng 1.116 pound (khoảng 500 kg) đã tiến vào quỹ đạo Hành tinh Đỏ vào ngày 13/11/1971 và quay quanh nó hai lần mỗi ngày trong gần một năm, chụp ảnh bề mặt và phân tích bầu khí quyển bằng các thiết bị hồng ngoại và tử ngoại. Mariner 9 thu thập dữ liệu về thành phần khí quyển, mật độ, áp suất và nhiệt độ của Sao Hỏa, cũng như thông tin về thành phần bề mặt, nhiệt độ và địa hình của hành tinh. Continue reading “30/05/1971: Mariner 9 khởi hành đến Sao Hỏa”

Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc

Tác giả: Phạm Quang Minh

Lẽ ra cuốn sách “Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc”1 của Benedict Anderson phải được dịch ra tiếng Việt từ sớm ngay sau khi nó ra đời, bởi như chính Benedict Anderson đã thừa nhận trong lời tựa cho ấn bản lần thứ hai2 là chính những cuộc xung đột vũ trang những năm 1978-1979 ở Đông Dương, tức là giữa Việt Nam và Campuchia và giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã là “cú hích” cho sự ra đời của bản thảo này.

Vào những năm 1970 của thế kỷ trước, nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng nguyên nhân chính của cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ 3 là sự mâu thuẫn giữa một bên là Liên Xô-Việt Nam và bên kia là Trung Quốc-Khmer Đỏ, hoặc là xung đột địa chính trị giữa ba cường quốc là Mỹ-Liên Xô-Trung Quốc. Nhưng riêng Anderson thì cho rằng người ta phải tìm nguyên nhân của cuộc chiến này trong tầng sâu của lịch sử – đó là chủ nghĩa dân tộc, chứ không phải là vấn đề ý thức hệ hay địa chính trị. Continue reading “Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc”

Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung bế tắc?

Nguồn: Bonnie Girard, “Why the US-China Trade Negotiations Are Stuck”, The Diplomat, 18/05/2019.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Thắng

Những người có chút hiểu biết về Trung Quốc sẽ nói với bạn rằng yếu tố quan trọng nhất cho một cuộc đàm phán thành công với người Trung Quốc là guanxi, nghĩa là “quan hệ”. Nói cách khác, để đạt được mục tiêu của mình ở Trung Quốc cần phải dành thời gian và công sức xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác của mình. Người ta thường cho rằng sự tin tưởng, những ý định chân thành và đáng tin cậy, và sự thành tâm, là nền tảng cho bất cứ cuộc làm ăn nào ở Trung Quốc.

Điều này có đúng không? Continue reading “Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung bế tắc?”

29/05/1913: Vở Le Sacre du printemps được biểu diễn tại Paris

Nguồn: Controversial ballet Le Sacre du printemps performed in Paris, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1913, đoàn ba lê Ballet Russes của Nga đã biểu diễn vở ba lê Le Sacre du printemps (Nghi lễ mùa xuân) của Igor Stravinsky, được biên đạo bởi vũ công nổi tiếng Vaslav Nijinsky, tại Nhà hát Champs-Elysees ở Paris.

Khi thành lập vũ đoàn Ballet Russes vào năm 1909, vị nghệ sĩ nổi tiếng Serge Diaghilev đã tìm kiếm phiên bản Gesamtkunstwerk (nghệ thuật tổng thể) của riêng mình, một khái niệm được giới thiệu bởi nhà soạn nhạc người Đức nhiều ảnh hưởng Richard Wagner trong cuốn sách Oper und Drama (Opera và Kịch, 1850-51). Continue reading “29/05/1913: Vở Le Sacre du printemps được biểu diễn tại Paris”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P6)

Nguồn: The trouble with putting tariffs on Chinese goods”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

6. Tại sao đánh thuế hàng Trung Quốc không hiệu quả?

Donald Trump không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên hứa hẹn một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, nhưng ông là người đầu tiên tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại mà nghe giống như một cuộc thương lượng lại tiền thuê nhà. “Tôi là một Người đánh thuế”, ông đã tweet vào tháng 12 năm ngoái, khoe rằng nước Mỹ đang thu được hàng tỷ đô la nhờ thuế nhập khẩu mà ông đã áp đặt (ông quên mất thuế nhập khẩu chủ yếu là do người tiêu dùng Mỹ gánh). Ông Trump làm cho thị trường Mỹ nghe giống như một mảnh bất động sản có giá trị mà người nước ngoài phải trả nhiều tiền hơn nếu muốn tiếp cận. Hay như ông Trump nói: “Khi người dân hoặc các quốc gia khác đến để lợi dụng sự giàu có của Quốc gia chúng ta, tôi muốn họ phải trả tiền cho đặc quyền đó”. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P6)”

28/05/1940: Bỉ đầu hàng Đức vô điều kiện

Nguồn: Belgium surrenders unconditionally, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, sau đợt bắn phá không ngừng kéo dài 18 ngày của quân Đức, nhà vua Bỉ, trông chờ một hiệp định đình chiến nhưng chỉ nhận được yêu cầu đầu hàng vô điều kiện. Và ông đã chấp nhận.

Quân Đức đã tiến vào Bỉ từ ngày 10/05 trong chiến dịch tấn công phương Tây ban đầu của Hitler. Mặc dù có một số hỗ trợ của lực lượng Anh, người Bỉ đã bị áp đảo về quân số và vũ khí ngay từ phút đầu. Hành động đầu hàng đầu tiên của Bỉ diễn ra chỉ một ngày sau cuộc xâm lược, khi toán lính bảo vệ Pháo đài Eben-Emael đầu hàng. Continue reading “28/05/1940: Bỉ đầu hàng Đức vô điều kiện”

Thời đại đồ sắt và nghề luyện sắt của tổ tiên người Việt

Tác giả: Trần Gia Ninh

Lời giới thiệu của Tia Sáng: Cho đến nay, các nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử cho thấy người Việt cổ luyện kim thành thạo từ sớm, với những dấu vết của luyện kim đồng thau ngay từ giai đoạn kết thúc của văn hóa Phùng Nguyên (niên đại 4000-3500 năm cách ngày nay). Đối với đồ sắt, các phát hiện khảo cổ học gần đây cũng cho thấy dấu hiệu của nghề luyện sắt từ thế kỷ 2-3 trước Công nguyên với những vết tích lò luyện sắt, hòn quặng sắt, xỉ sắt hình giọt nước tại di chỉ Đồng Mỏm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Các hiện vật sắt, gỉ sắt không rõ hình dạng, chức năng cũng được phát hiện tại di chỉ Đường Mây, Cổ Loa, Hà Nội. Các nhà khảo cổ học, lịch sử vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những minh chứng mới về nghề luyện sắt của người Việt cổ. Bài viết dưới đây của tác giả Trần Gia Ninh, tập hợp từ những tài liệu thành văn, bước đầu đưa ra một góc nhìn về lịch sử nghề luyện sắt của người Việt cũng như vị trí của nó trong bối cảnh khu vực. Continue reading “Thời đại đồ sắt và nghề luyện sắt của tổ tiên người Việt”

Nhà văn Diêm Liên Khoa: Sách cấm có phải là sách hay?

Tác giả: Diêm Liên Khoa (Trung Quốc)* | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tôi đi đến đâu cũng được người ta giới thiệu là nhà văn Trung Quốc bị tranh cãi nhiều nhất, có nhiều tác phẩm bị cấm xuất bản nhất. Những lúc ấy tôi chỉ có thể im lặng, chẳng cảm thấy vinh dự lại cũng chẳng cảm thấy có gì không vui, mà chỉ có thể coi lời giới thiệu ấy là một thứ lễ nghi không thích hợp.

Diêm Liên Khoa được giới nhà văn Trung Quốc đánh giá là một trong các nhà văn có hy vọng nhất được trao giải Nobel Văn sau Mạc Ngôn. Bạn đọc Trung Quốc coi ông là “Đại sư của chủ nghĩa hiện thực hoang đường”. Bài dưới đây do Diêm Liên Khoa ủy quyền cho chuyên mục “Duyệt độc” trên mạng Văn hóa Đằng Tấn công bố, nội dung được chỉnh lý từ diễn từ Diêm Liên Khoa đọc tại trường Đại học Duke (Mỹ) ngày 29/03/2013, và được đưa vào bộ sách mới chưa xuất bản của Diêm Liên Khoa “Xả hơi trong im lặng”. Continue reading “Nhà văn Diêm Liên Khoa: Sách cấm có phải là sách hay?”

27/05/1813: Thomas Jefferson viết thư cho John Adams

Nguồn: Thomas Jefferson writes to John Adams, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1813, cựu Tổng thống Thomas Jefferson viết thư cho cựu Tổng thống John Adams để báo cho ông biết rằng người bạn chung của họ, Tiến sĩ Benjamin Rush, đã qua đời.

Việc Rush qua đời khiến cho Jefferson phải suy ngẫm về sự ra đi của thế hệ đã tiến hành Cách mạng Mỹ. Ông viết: “Chúng ta rồi cũng sẽ phải ra đi; và điều đó sẽ sớm xảy ra. Tôi tin rằng hiện chỉ còn một vài người trong số chúng ta; ý tôi là những người đã ký bản Tuyên ngôn.” Continue reading “27/05/1813: Thomas Jefferson viết thư cho John Adams”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P5)

Nguồn: “America’s military relationship with China needs rules”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

5. Quan hệ quân sự Mỹ – Trung cần có quy tắc

Bíp, bíp, bíp… và Sputnik 1, vệ tinh đầu tiên đã được phóng lên quỹ đạo Trái đất vào năm 1957. Việc nó không có công dụng gì mấy chẳng quan trọng. Việc những người cộng sản Liên Xô giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trụ đầu tiên đã gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin cho người Mỹ. Điều này đã có tác dụng hữu ích. Ở nước ngoài, Mỹ tăng cường các liên minh như NATO. Ở trong nước, những khoản tiền lớn đã được đổ vào nghiên cứu khoa học. Cuộc khủng hoảng Sputnik tạo cảm giác sự vô tư không còn nữa: kẻ thù đã ở trên đầu. Nhưng mối đe dọa thực tế của Liên Xô đã không thay đổi nhiều. Liên Xô, như trước đây, vẫn là một kẻ thù được trang bị vũ khí hạt nhân đang cố gắng truyền bá một hệ tư tưởng đối địch. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P5)”