Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P3)

Nguồn: In Beijing, views of America have become deeply cynical”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

3. Trung Quốc ngày càng khinh miệt Mỹ

Nếu nói chuyện đủ lâu với các học giả và quan chức Trung Quốc nghiên cứu về Mỹ, ở một thời điểm nào đó bạn sẽ nghe họ so sánh mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ với một cuộc hôn nhân tồi. Đó là một sự so sánh cho thấy nhiều ý nghĩa. Trung Quốc có lợi ích ở các châu lục khác, nhưng Mỹ là một nỗi ám ảnh thường trực. So sánh quan hệ Mỹ – Trung với một cuộc hôn nhân hàm ý sự ngưỡng mộ kéo dài xen lẫn với sự ghen tị và phẫn nộ mà giới tinh hoa Trung Quốc dành cho đối thủ toàn cầu của họ. Tuy nhiên, trong thời đại Trump, một cảm xúc mới nguy hiểm khác cũng đang ngày càng nổi lên, đó là sự khinh miệt dành cho Hoa Kỳ. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P3)”

Điều gì đã xảy ra với chế độ quân chủ Romania?

Nguồn: What happened to Romania’s monarchy?, The Economist, 12/10/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Chế độ quân chủ Romania đã không còn tồn tại từ năm 1947. Nhưng gia đình hoàng tộc vẫn được hưởng phần lớn các đặc quyền danh nghĩa vốn có. Họ chủ trì các sự kiện trong Lâu đài Peles đẹp như truyện cổ tích, từng là nhà của họ, giờ là một bảo tàng. Hồi năm 2016, lễ kỷ niệm 150 năm thành lập triều đại đã được tổ chức với sự phô trương đáng kể: những người lính bồng súng, một ban nhạc lớn và máy bay để lại những vệt khói mang màu quốc kỳ. Nhiều người Romania vẫn quan tâm đến các vấn đề hoàng gia. Tháng 12/2017, hàng chục ngàn người đã xếp hàng trên đường phố Bucharest để theo dõi lễ quốc tang long trọng được tổ chức cho vị vua cuối cùng, Michael. Thành viên của một số gia đình hoàng tộc nước ngoài cũng tham dự. Continue reading “Điều gì đã xảy ra với chế độ quân chủ Romania?”

21/05/1542: Nhà thám hiểm De Soto qua đời

Nguồn: De Soto dies in the American wilderness, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1542, trên bờ sông Mississippi ở khu vực Louisiana ngày nay, nhà chinh phục người Tây Ban Nha Hernando de Soto đã qua đời, kết thúc cuộc hành trình kéo dài ba năm để tìm kiếm vàng vốn đã đưa ông đi qua một nửa chặng đường xuyên Hoa Kỳ ngày nay. Để giấu không cho người da đỏ biết về cái chết của ông và từ đó bác bỏ những tuyên bố về sự thần thánh (bất tử) của de Soto, những người lính đã chôn xác của ông dưới dòng sông Mississippi.

Vào cuối tháng 5 năm 1539, de Soto đặt chân lên bờ biển phía tây Florida với 600 binh sĩ, người hầu và nhân viên, 200 con ngựa, và một đàn chó săn. Từ đó, đội quân bắt đầu việc chinh phục người bản địa, thu giữ bất kỳ vật có giá trị nào mà họ gặp phải, và chuẩn bị để vùng đất này sau này trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha. Continue reading “21/05/1542: Nhà thám hiểm De Soto qua đời”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P2)

Nguồn: In Washington, talk of a China threat cuts across the political divide“, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

2. Quan điểm chống Trung Quốc áp đảo trong mọi tầng lớp chính trị Mỹ

Tháng Mười năm ngoái, các ông chủ của một số công ty lớn trong các ngành công nghiệp sáng tạo đã được mời đến một văn phòng phụ cạnh Nhà Trắng. Dưới những bức bích họa trên trần cao của Phòng Indian Treaty (trước là Thư viện Bộ Hải quân – ND), các giám đốc điều hành đã ký một bản cam kết không tiết lộ thông tin trong một ngày, qua đó cho phép họ được xem các tài liệu mật. Sau đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats và hai thượng nghị sĩ trình bày cho họ nghe cách Trung Quốc đánh cắp bí mật của họ.

Sự kiện không được công bố này là ý tưởng của Thượng nghị sĩ Mark Warner đại diện cho bang Virginia, một đảng viên Dân chủ cao cấp trong Ủy ban Tình báo Thượng viện và bản thân là một nhà đầu tư công nghệ thành công. Tham gia cùng ông là Thượng nghị sĩ Marco Rubio đại diện bang Florida, một đảng viên Cộng hòa trong ủy ban. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P2)”

20/05/1506: Christopher Columbus qua đời

Nguồn: Christopher Columbus dies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1506, nhà thám hiểm vĩ đại người Ý Christopher Columbus qua đời tại Valladolid, Tây Ban Nha. Columbus là người châu Âu đầu tiên khám phá châu Mỹ kể từ khi người Viking thiết lập các thuộc địa ở Greenland và Newfoundland vào thế kỷ thứ 10. Ông đã khám phá vùng West Indies, Nam Mỹ và Trung Mỹ, nhưng qua đời trong cảm giác thất vọng vì cảm thấy bị đối xử bất công bởi người bảo trợ của mình, Vua Ferdinand của Tây Ban Nha.

Columbus sinh ra ở Genoa, Ý, vào năm 1451. Người ta biết rất ít về cuộc sống thuở thiếu thời của ông, nhưng ông đã làm thủy thủ và sau đó là một thương nhân thuyền buồm. Ông trở nên bị ám ảnh về khả năng mở ra một tuyến đường biển phía tây đến Cathay (Trung Quốc), Ấn Độ, và các đảo vàng và gia vị huyền thoại của châu Á. Continue reading “20/05/1506: Christopher Columbus qua đời”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P1)

Nguồn: Trade can no longer anchor America’s relationship with China“, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

1. Thương mại không còn là mỏ neo của quan hệ Mỹ – Trung

Kể từ khi Trung Quốc nổi lên từ đống đổ nát gây nên bởi chủ nghĩa Mao 40 năm trước, động cơ tìm kiếm lợi nhuận đã trở thành trụ cột cho sự ổn định trong quan hệ với Mỹ. Các ứng cử viên tổng thống có thể cáo buộc Trung Quốc ăn cắp công ăn việc làm của người Mỹ. Những vụ bê bối gián điệp có thể vẫn âm ỉ. Nhưng sau đó, các ông chủ doanh nghiệp và các chính trị gia ở cả Bắc Kinh và Washington đều quyết định rằng tất cả các bên đang kiếm được quá nhiều tiền nên không thể để cho mối quan hệ trở nên xấu đi. Việc hai bên tập trung vào những lợi ích tự thân này dẫn đến một thỏa hiệp khó chịu. Ngay sau khi quân đội Trung Quốc tàn sát hàng trăm, có thể là hàng ngàn người, tại Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, Tổng thống George H.W. Bush đã viết thư riêng cho Đặng Tiểu Bình để thúc giục các nỗ lực chung nhằm ngăn chặn “những sự kiện bi thảm gần đây” gây hại cho quan hệ song phương. Khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho thấy một sự phụ thuộc lẫn nhau nguy hiểm giữa Mỹ, nhà nhập khẩu hàng giá rẻ, và Trung Quốc, nhà xuất khẩu hàng tiết kiệm. Các thuật ngữ mới đã xuất hiện để miêu tả cho sự cộng sinh này, như “Chimerica” hay “G2”. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P1)”

19/04/1864: Lincoln đề nghị đối xử bình đẳng với thân nhân lính chiến

Nguồn: Lincoln proposes equal treatment of soldiers’ dependents, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, Tổng thống Abraham Lincoln đã viết thư cho Chủ tịch Thượng viện Charles Sumner, đại diện bang Massachusetts, đồng thời là người chống chế độ nô lệ, đề nghị rằng các góa phụ và con cái của binh sĩ Mỹ nên được đối xử bình đẳng bất kể chủng tộc.

Lincoln đã chia sẻ nhiều quan điểm của người bạn Sumner về quyền dân sự. Trong một động thái chưa từng có, Lincoln đã cho phép một phụ nữ da đen, góa phụ của một người lính da đen trong Nội chiến Mỹ, Thiếu tá Lionel F. Booth, gặp Tổng thống tại Nhà Trắng. Continue reading “19/04/1864: Lincoln đề nghị đối xử bình đẳng với thân nhân lính chiến”

Lịch sử ảnh hưởng toàn cầu của Chủ nghĩa Mao

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Maoism: A Global History. Tác giả: Julia Lovell. Bodley Head; 624 trang; £30. Sẽ được xuất bản ở Hoa Kỳ bởi Knof vào tháng Chín; $37.50.

Tên của các nhà độc tài khát máu nhất thế kỉ 20 đồng nghĩa với cái ác. Hitler, Pol Pot, Stalin: nói đùa về họ thường cũng chẳng hay ho chút nào. Nhưng một bạo chúa khác có ảnh hưởng ôn hòa hơn. Thật vậy, nhiều người vẫn tôn trọng ông. Khuôn mặt của ông xuất hiện trên gần như mọi đồng tiền của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hàng nghìn người xếp hàng hàng ngày để được nhìn thi hài của ông trong buồng kính. Khi Barack Obama còn là Tổng thống, một nhà thiết kế Trung Quốc chèn bộ quần áo của Mao với khuôn mặt của Obama và in lên áo phông. Nhiều người—bao gồm các du khách phương Tây—mua chúng vì tò mò. Họ có lẽ không hiểu rằng những chiếc áo này đang so sánh vị lãnh đạo người Mỹ với một người đã khiến hàng chục triệu người phải chết. Continue reading “Lịch sử ảnh hưởng toàn cầu của Chủ nghĩa Mao”

18/05/1974: Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ hạt nhân

Nguồn: India joins the nuclear club, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, tại sa mạc Rajasthan gần thành phố Pokhran, Ấn Độ đã kích nổ thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình, một quả bom phân hạch có sức công phá tương đương với quả bom nguyên tử mà Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Vụ thử nghiệm diễn ra đúng vào ngày kỷ niệm Giác ngộ của Đức Phật, và Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã nhận được thông điệp “Đức Phật đã mỉm cười” từ các nhà khoa học tại địa điểm thử nghiệm sau khi vụ nổ thành công. Continue reading “18/05/1974: Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ hạt nhân”

Ảnh hưởng của Phật Giáo tới văn hóa Trung Quốc

Tổng hợp và biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Phật Giáo ra đời tại Ấn Độ cách nay khoảng 2.500 năm, là sản phẩm của một cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng ở quốc gia Nam Á này.

Từ thời nhà Tần (221-206 TCN), Phật Giáo như một hệ tư tưởng, một nền văn hóa bắt đầu từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Đến thời Đông Hán (25-220 SCN) Phật Giáo bắt đầu phát triển mạnh ở Trung Quốc, có ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc tới văn hóa Trung Quốc. Kèm theo Phật Giáo còn có nhiều thành tựu văn học, nghệ thuật, thiên văn, y học, logic học … của nền văn minh Ấn Độ cũng truyền vào Trung Quốc. Ví dụ sách sử Tùy Đường có chép hơn chục tên sách y học và phương thuốc của Ấn Độ; trong Phật Giáo hệ Tạng ngữ có môn học Y Phương Minh. Những bản kinh Phật Giáo khắc gỗ mang từ Ấn Độ về đã xúc tiến sự phát triển công nghệ in ở Trung Quốc. Các ấn bản khắc gỗ cổ nhất trên thế giới nay còn giữ được đều là bản in kinh sách Phật Giáo. Continue reading “Ảnh hưởng của Phật Giáo tới văn hóa Trung Quốc”

17/05/1769: Washington chỉ trích chính sách đánh thuế mà không có đại diện

Nguồn: Washington criticizes “taxation without representation”, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1769, George Washington đưa ra một bài phát biểu lập pháp chỉ trích các nỗ lực về mặt tài khóa và tư pháp của Vương quốc Anh nhằm duy trì sự kiểm soát của mình đối với các thuộc địa Mỹ. Với mục tiêu phản đối chính sách “đánh thuế mà không có đại diện” của Anh (tức người dân thuộc địa phải nộp thuế nhưng không có đại diện tại Nghị viện Anh), Washington đã đề xuất một gói các nghị quyết không nhập khẩu ra trước Viện Lập pháp Virginia (Virginia House of Burgesses). Continue reading “17/05/1769: Washington chỉ trích chính sách đánh thuế mà không có đại diện”

Sự nguy hiểm của ‘Thuyết tiền tệ hiện đại’

Nguồn: Sebastián Edwards, “Modern Monetary Disasters”, Project Syndicate, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thuyết tiền tệ hiện đại (Modern Monetary Theory – MMT), một cách tiếp cận chính sách kinh tế có vẻ mới, đã trở thành một chủ đề nóng, nhận được sự ủng hộ từ các chính trị gia cánh tả hàng đầu của Hoa Kỳ như ứng cử viên tổng thống Bernie Sanders và Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez. Nhưng những người ủng hộ thuyết MMT nên chú ý đến những bài học kinh nghiệm ở Mỹ Latinh, nơi các chính sách dựa trên những ý tưởng tương tự đã mang lại những thảm họa kinh tế không thể tránh khỏi.

Theo những người ủng hộ thuyết MMT, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ nên in số lượng tiền lớn để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng công cộng khổng lồ, cùng với một chương trình “đảm bảo việc làm” nhằm mục đích đạt được toàn dụng lao động. Những người ủng hộ thuyết MMT tuyên bố một sự gia tăng nợ công lớn sẽ không gây nguy hiểm cho một quốc gia có thể đi vay bằng chính đồng tiền của mình như trường hợp Hoa Kỳ. Continue reading “Sự nguy hiểm của ‘Thuyết tiền tệ hiện đại’”

16/05/1918: Quốc Hội Mỹ thông qua Đạo luật chống Nổi loạn

Nguồn: U.S. Congress passes Sedition Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Quốc Hội Mỹ đã thông qua Đạo luật chống Nổi loạn (Sedition Act), một bộ luật được thiết kế để bảo vệ sự tham gia của nước Mỹ vào Thế chiến I.

Cùng với Đạo luật Gián điệp (Espionage Act) ban hành một năm trước đó, Đạo luật chống Nổi loạn được xây dựng phần lớn bởi A. Mitchell Palmer, Tổng Chưởng lý dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson. Đạo luật Gián điệp, được thông qua ngay sau khi Mỹ tham chiến vào đầu tháng 04/1917, tuyên bố rằng mọi hành vi truyền đạt thông tin nhằm can thiệp vào nỗ lực chiến tranh của lực lượng vũ trang Mỹ hoặc thúc đẩy thành công của kẻ thù đều bị xem là phạm tội. Continue reading “16/05/1918: Quốc Hội Mỹ thông qua Đạo luật chống Nổi loạn”

‘Vành đai và Con đường’ nhìn từ Washington, Moskva và Bắc Kinh

Biên dịch: Trần Quang

Từ khi được công bố vào năm 2013, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã trở thành dự án chính sách đối ngoại đặc trưng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sáng kiến này thể hiện những tham vọng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở trong và ngoài nước và đã chính thức được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc tại Đại hội XIX của Đảng. Cũng trong Đại hội này, Tập Cận Bình đã đưa ra tuyên bố về “kỷ nguyên mới” và “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. BRI là biểu tượng của chính sách đối ngoại tự tin hơn của Trung Quốc, khác xa chiến lược khiêm tốn “giấu mình chờ thời” mà từ lâu đã là đặc trưng của sự can dự toàn cầu của Bắc Kinh. Continue reading “‘Vành đai và Con đường’ nhìn từ Washington, Moskva và Bắc Kinh”

Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung đổ vỡ?

Nguồn: Shang-Jin Wei, “Why the US and China See Negotiations Differently”, Project Syndicate, 14/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đổ vỡ vì chính phủ Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc rút lại thỏa thuận về các vấn đề đã được giải quyết trước đây. Các nhà đàm phán Mỹ và Tổng thống Donald Trump rất tức giận, và vào ngày 10 tháng 5, Trump đã tăng thuế lên hơn gấp đôi đối với số hàng trị giá 200 tỷ đô la nhập từ Trung Quốc. Nhà đàm phán chính của Trung Quốc, Lưu Hạc (Liu He), nói với các phóng viên rằng vì không đạt được thỏa thuận cuối cùng nên các sửa đổi đối với thỏa thuận trước đây không phải là việc “nuốt lời”, một lập luận mà phía Mỹ dường như không chấp nhận. Chính phủ Trung Quốc hiện đã trả đũa, tuyên bố sẽ tăng thuế đối với số hàng hóa trị giá 60 tỷ USD nhập khẩu từ Mỹ. Continue reading “Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung đổ vỡ?”

15/05/1941: Máy bay phản lực đầu tiên của phe Đồng minh

Nguồn: First Allied jet flies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1941, máy bay phản lực Gloster-Whittle E 28/39 đã bay thành công trên không phận Cranwell, Anh, trong cuộc thử nghiệm máy bay phản lực đầu tiên của lực lượng Đồng minh. Động cơ tua bin phản lực của máy bay có thể tạo ra một lực đẩy mạnh với không khí nóng. Động cơ này đã được phát minh bởi Frank Whittle, một kỹ sư hàng không và phi công người Anh, người thường được coi là cha đẻ của động cơ phản lực.

Sinh ra ở Coventry năm 1907, Whittle là con trai của một thợ cơ khí. Năm 16 tuổi, ông gia nhập Lực lượng Không quân Hoàng gia (RAF) trong vai trò thợ học việc máy bay tại Cranwell, và năm 1926 đã vượt qua bài kiểm tra sức khỏe để trở thành phi công và gia nhập trường sĩ quan RAF. Ông đã nổi tiếng là một phi công gan dạ và vào năm 1928 đã viết một luận án chuyên sâu mang tên Những Phát triển Tương lai trong Thiết kế Máy bay, trong đó thảo luận về khả năng chế tạo một loại động cơ phản lực. Continue reading “15/05/1941: Máy bay phản lực đầu tiên của phe Đồng minh”

Thương chiến Mỹ-Trung có phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh?

Nguồn: Minxin Pei, “Is Trump’s Trade War with China a Civilizational Conflict?”, Project Syndicate, 14/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuối tháng trước, tại một diễn đàn an ninh ở Washington, DC, Kiron Skinner, Giám đốc Hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã mô tả cuộc xung đột Mỹ-Trung ngày nay là “một cuộc chiến với một nền văn minh và một hệ tư tưởng thực sự khác biệt, và Hoa Kỳ chưa từng gặp phải điều đó trước đây”. Nếu là một quả bóng thí nghiệm, nỗ lực rõ ràng nhằm định nghĩa cuộc đối đầu của chính quyền Trump với Trung Quốc này đã không thành công.

Bằng cách định nghĩa cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc như là một cuộc đụng độ giữa các nền văn minh, Skinner – người giữ vị trí từng được đảm nhận bởi các ngôi sao sáng như George Kennan, Paul Nitze, Richard N. Haass và Anne-Marie Slaughter – vừa tỏ ra không có gì mới, vừa không chính xác. Nhà khoa học chính trị Samuel P. Huntington đã đưa ra khái niệm này hơn một phần tư thế kỷ trước, trong khi bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc lại là một thực thể đã bị phá sản về mặt hệ tư tưởng. Continue reading “Thương chiến Mỹ-Trung có phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh?”

14/05/1943: Mỹ và Anh lên kế hoạch cho Chiến dịch Pointblank

Nguồn: United States and Britain plan Operation Pointblank, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các tham mưu trưởng của Mỹ và Anh đã họp tại Washington, D.C. nhằm lập ra và phê chuẩn Chiến dịch Pointblank, một cuộc không kích chung được thực hiện từ các căn cứ không quân của Anh.

Mục tiêu của Chiến dịch Pointblank rất lớn và toàn diện: “Phá hủy và thay đổi hoàn toàn hệ thống kinh tế và quân sự Đức, và làm suy yếu tinh thần của người dân Đức.” Chiến dịch cũng có ý định thiết lập “các chiến dịch chung cuối cùng trên lục địa châu Âu.” Nói cách khác, nó được dự định sẽ tạo tiền đề cho một đòn chí mạng sẽ khiến Đức phải quỳ gối. Continue reading “14/05/1943: Mỹ và Anh lên kế hoạch cho Chiến dịch Pointblank”

Kiềm chế Trung Quốc có dễ?

Nguồn: Calls to harden the West’s defences against China suggest despair”, The Economist, 09/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Lịch sử của những nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc thời hiện đại đều không có kết cục vui vẻ. Liên Xô đã thử kiềm chế Trung Quốc vào năm 1960 khi Mao Trạch Đông tuyên bố không lo ngại về chiến tranh hạt nhân, cho rằng một cuộc xung đột như vậy sẽ giết chết nhiều kẻ đế quốc hơn là những người theo chủ nghĩa xã hội, khiến thế giới bị hủy hoại trừ những người cộng sản. Quan điểm này khiến Nikita Khrushchev lo ngại. Các cố vấn kỹ thuật của Liên Xô, bao gồm các chuyên gia vũ khí hạt nhân, những người đã tiêu hủy tất cả các tài liệu mà họ không thể mang theo, đã bị rút khỏi Trung Quốc. Các kỹ thuật viên Trung Quốc đã tập hợp lại các mảnh vụn, thu hồi manh mối giúp Trung Quốc thử thành công một quả bom nguyên tử bốn năm sau đó. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc có dễ?”

13/05/1958: Phó tổng thống Nixon bị tấn công ở Venezuela

Nguồn: Vice President Nixon is attacked, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1958, trong một chuyến thăm hữu nghị tới châu Mỹ Latinh, chiếc xe của Phó tổng thống Richard Nixon đã bị một đám đông giận dữ tấn công và suýt bị lật khi đi qua Caracas, Venezuela. Vụ việc là điểm nhấn ấn tượng của một chuyến đi bị bao trùm bởi sự tức giận của người dân Mỹ Latinh đối với một số chính sách Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ.

Đến năm 1958, quan hệ giữa Hoa Kỳ và châu Mỹ Latinh đã xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Người dân Mỹ Latinh phàn nàn rằng việc Hoa Kỳ tập trung vào Chiến tranh Lạnh và chủ nghĩa chống cộng không giải quyết được nhu cầu kinh tế và chính trị cấp bách của nhiều quốc gia Mỹ Latinh. Continue reading “13/05/1958: Phó tổng thống Nixon bị tấn công ở Venezuela”