25/01/1995: Nga suýt phóng nhầm vũ khí hạt nhân

Nguồn: Near launching of Russian nukes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1995, radar phòng thủ cảnh báo sớm của Nga phát hiện một vụ phóng tên lửa bất ngờ gần Na Uy, và chỉ huy quân đội Nga ước tính tên lửa này chỉ mất vài phút để tác động tới Moskva. Chỉ một lúc sau, Tổng thống Nga ông Boris Yeltsin cùng bộ trưởng quốc phòng, và tổng tham mưu trưởng quân đội được báo cáo về vụ phóng tên lửa. Các hệ thống điều khiển hạt nhân được chuyển sang chế độ chiến đấu và những chiếc vali hạt nhân được mang theo bởi Yeltsin và chỉ huy quân sự hàng đầu của ông đã được kích hoạt lần đầu tiên trong lịch sử của hệ thống vũ khí do Liên Xô sản xuất này. Continue reading “25/01/1995: Nga suýt phóng nhầm vũ khí hạt nhân”

Cạnh tranh Trung – Ấn ở Đông Nam Á

Tác giả: Rahul Mishra | Biên dịch: Đinh Nho Minh

East of India, South of China: Sino-Indian Encounters in Southeast Asia. Tác giả: Amitav Acharya. Oxford và New Delhi: Oxford University Press, 2017. Bìa cứng: 260 trang.

Đông Nam Á là nơi giao thoa ảnh hưởng giữa hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc trong nhiều thiên niên kỷ qua. Sự tương tác giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Đông Nam Á là một vấn đề được các học giả tranh cãi nhiều, đặc biệt là sau khi Ấn Độ bắt đầu chính sách “Hướng Đông” từ năm 1992 (đổi thành “Hành động Hướng Đông” năm 2014). Chính sách “Láng giềng tốt” và sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc được khởi động gần đây càng đưa quan hệ Trung-Ấn vào tâm điểm.

Mặc dù đã có nhiều sách nghiên cứu về sự tương tác giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Đông Nam Á, hầu như toàn bộ những cuốn sách này chỉ nhìn từ phía New Delhi hoặc Bắc Kinh, hoặc cả hai. Trong bối cảnh đó, cuốn sách của Amitav Acharya mới mẻ ở chỗ nó nhìn vấn đề từ góc độ của Đông Nam Á. Vậy nên cuốn sách mới có tên Phía Đông Ấn Độ, Phía Nam Trung Quốc: Cạnh Tranh Trung-Ấn ở Đông Nam Á. Continue reading “Cạnh tranh Trung – Ấn ở Đông Nam Á”

24/01/1943: Von Paulus xin Hitler được đầu hàng

Nguồn: Von Paulus to Hitler: Let us surrender!, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tướng Friedrich von Paulus, Tổng tư lệnh Tập đoàn quân số 6 của Đức tại Stalingrad, khẩn thiết xin phép Adolf Hitler cho mình được đầu hàng, nhưng Hitler từ chối.

Trận Stalingrad bắt đầu vào mùa hè năm 1942 khi quân Đức tấn công thành phố này, một trung tâm công nghiệp lớn và có vị trí chiến lược được đánh giá cao. Nhưng bất chấp những nỗ lực của họ, dù thậm chí đã đẩy được Liên Xô đến gần sông Volga vào giữa tháng 10 và bao vây Stalingrad, Tập đoàn quân số 6 dưới quyền Paulus, với sự hỗ trợ một phần từ Tập đoàn quân Thiết giáp số 4, vẫn không thể vượt qua được hàng phòng thủ kiên cố của Tập đoàn quân số 62 của Liên Xô. Continue reading “24/01/1943: Von Paulus xin Hitler được đầu hàng”

Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao là gì?

Nguồn: What is the Vienna Convention?”, The Economist, 23/01/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hồi đầu tháng này thủ tướng Canada Justin Trudeau đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế bằng cách thẩm vấn Michael Kovrig, người đang được Bộ ngoại giao Canada biệt phái sang làm việc cho một tổ chức quốc tế khi Trung Quốc bắt giữ ông này hồi tháng 12. Các vụ bắt giữ ông Kovrig và Michael Spavor, một doanh nhân người Canada, diễn ra sau khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính của Huawei, theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Ông Trudeau nói khi thẩm vấn ông Kovrig, Trung Quốc đã không tôn trọng các nguyên tắc miễn trừ ngoại giao theo Công ước Vienna. Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ cáo buộc này. Năm ngoái, Trung Quốc đã buộc tội Canada vi phạm chính công ước này bằng cách tổ chức viết một lá thư có chữ ký của 15 vị đại sứ phản đối sự đối xử của Trung Quốc đối với người thiểu số Hồi giáo. Vậy Công ước Vienna là gì? Continue reading “Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao là gì?”

23/01/1556: Động đất kinh hoàng nhất lịch sử tại Trung Quốc

Nguồn: Deadliest earthquake in history rocks China, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1556, một trận động đất ở Thiểm Tây, Trung Quốc đã giết chết khoảng 830.000 người. Các con số thương vong thường không chính xác sau các thảm họa quy mô lớn, đặc biệt là trước thế kỷ 20, nhưng thảm họa này vẫn được coi là kinh hoàng nhất mọi thời đại.

Trận động đất xảy ra vào tối muộn, với những cơn dư chấn kéo dài đến sáng hôm sau. Cuộc điều tra khoa học sau này cho thấy cường độ của trận động đất là khoảng 8,0 đến 8,3 độ, chưa bằng trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận. Tuy nhiên, trận động đất xảy ra ở giữa khu vực đông dân cư với các ngôi nhà được xây dựng kém, dẫn đến số người chết kinh hoàng. Continue reading “23/01/1556: Động đất kinh hoàng nhất lịch sử tại Trung Quốc”

Việt Nam và chiến lược Đại Á-Âu của Liên bang Nga

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Quan hệ Nga-Việt đang ở giai đoạn nồng ấm nhất kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô. Trong các thông cáo báo chí, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên nhấn mạnh về tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp và bày tỏ mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ song phương. Năm 2019 đánh dấu các sự kiện quan trọng trong lịch sử bang giao hai nước: kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Nga-Việt (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2020). Đồng thời, năm nay cũng được ấn định là “năm chéo”, năm Nga tại Việt Nam và năm Việt Nam tại Nga.

Việt Nam là một trong số ít đối tác chiến lược toàn diện của Nga ở khu vực Á-Âu. Việc phát triển quan hệ Nga-Việt đóng vai trò như thế nào trong chiến lược xoay trục về phía Đông của Liên bang Nga hiện nay? Continue reading “Việt Nam và chiến lược Đại Á-Âu của Liên bang Nga”

22/01/1905: Thảm sát ngày Chủ nhật đẫm máu ở Nga

Nguồn: Bloody Sunday Massacre in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, trong tình cảnh bại trận trước Nhật Bản ở Viễn Đông, nước Nga Sa hoàng bị tàn phá khi bất mãn nội bộ cuối cùng cũng bùng phát thành bạo lực ở St. Petersburg trong sự kiện gọi là Thảm sát Chủ nhật Đẫm máu (Bloody Sunday Massacre).

Dưới thời Sa hoàng Nicholas II của nhà Romanov lên ngôi năm 1894, nước Nga đã trở nên tham nhũng và áp bức hơn bao giờ hết. Lo sợ rằng ông sẽ không có người nối dõi – bởi vì con trai duy nhất của ông, Alexis, mắc chứng bệnh máu không đông – Nicholas dần bị thao túng bởi những kẻ kỳ dị như Grigory Rasputin, người được gọi là pháp sư điên. Tham vọng đế quốc của Nga ở Mãn Châu vào đầu thế kỷ đã dẫn đến Chiến tranh Nga-Nhật kể từ tháng 2/1904. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo cách mạng, đáng chú ý nhất là Vladimir Lenin, người đã bị lưu đày, đang tập hợp lực lượng xã hội chủ nghĩa nổi dậy nhằm lật đổ Sa hoàng. Continue reading “22/01/1905: Thảm sát ngày Chủ nhật đẫm máu ở Nga”

Trần Hương Mai: Thế lực bí ẩn trong chính trường Hoa Kỳ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo New York ngày 3/4/2018 đăng bài viết dưới tiêu đề “Anna Chennault, thế lực đứng sau sân khấu chính trị ở Washington, đã qua đời ở tuổi 94”. Bài báo hé lộ một vài góc khuất trong cuộc đời đầy ắp sự kiện của bà Anna Chennault, tên chữ Hán là Trần Hương Mai (Chen Xiangmei), vợ góa của Trung tướng Không quân Mỹ Claire Chennault, vị chỉ huy phi đội Hổ Bay từng lập công lớn trong cuộc chiến tranh chống phát xít Nhật của nhân dân Trung Quốc.

Trần Hương Mai là nhân vật chống cộng nổi tiếng, nhất là trong thế giới người Mỹ gốc Hoa, từng bỏ nhiều công sức ủng hộ Quốc dân đảng Trung Quốc, Đảng Cộng hòa Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trong bộ ảnh lưu niệm của bà có những bức ảnh chụp chung với các Tổng thống Mỹ Kennedy, Nixon, Ford [và Reagan], với Cục trưởng Cục Điều tra Liên bang (FBI) J. Edgar Hoover, với Tư lệnh quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam Westmoreland, và với Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ… Continue reading “Trần Hương Mai: Thế lực bí ẩn trong chính trường Hoa Kỳ”

21/01/1950: Alger Hiss bị kết án về tội khai man

Nguồn: Alger Hiss convicted of perjury, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1950, trong phần kết một trong những phiên tòa ngoạn mục nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Alger Hiss bị kết án về tội khai man. Ông bị kết tội khai man về việc ông bị cáo buộc liên quan đến một đường dây gián điệp của Liên Xô trước và trong Thế chiến II. Hiss đã ngồi tù gần bốn năm, nhưng ông kiên quyết tuyên bố vô tội trong và sau khi bị giam giữ.

Vụ án chống lại Hiss bắt đầu vào năm 1948, khi Whittaker Chambers, một cựu thành viên cộng sản và là biên tập viên tạp chí Time đã làm chứng trước Ủy ban điều tra các hoạt động chống Hoa Kỳ của Hạ viện Mỹ (HUAC) và cáo buộc Hiss là một người cộng sản trong những năm 1930 và 1940. Chambers cũng tuyên bố rằng Hiss, trong thời gian làm việc tại Bộ Ngoại giao vào những năm 1930, đã chuyển cho ông những báo cáo tuyệt mật. Continue reading “21/01/1950: Alger Hiss bị kết án về tội khai man”

Khủng hoảng tài chính Trung Quốc đã bắt đầu?

Nguồn: Michael Schuman, “Forget the Trade War. China Is Already in Crisis”, Bloomberg Businessweek, 17/01/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Một lần nữa, các nhà đầu tư thế giới đang hướng ánh mắt lo lắng về phía Trung Quốc. Và họ có lý do để làm điều đó. Tăng trưởng kinh tế trong quý thứ ba đã giảm xuống còn 6,5%, tốc độ chậm nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Lần đầu tiên số lượng tiêu thụ xe hơi đã giảm trong hơn hai thập niên. Thông báo của Apple vào đầu tháng 1 rằng doanh số iPhone tại Trung Quốc đang chùng xuống đã cảnh báo thế giới về việc một Trung Quốc đang trì trệ sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu và lợi nhuận của các công ty. Nhưng người Trung Quốc đã nhận thấy điều đó một thời gian trước. Ngay cả sau một đợt tăng giá gần đây, thị trường chứng khoán Thượng Hải vẫn sụt giảm hơn một phần tư so với mức đỉnh năm 2018. Triển vọng cũng không sáng sủa hơn. Thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ do Tổng thống Donald Trump áp đặt đang bắt đầu gây tổn thương cho các nhà máy của nước này. Một sự sụt giảm mạnh và bất ngờ trong kim ngạch nhập khẩu tháng 12 cho thấy nền kinh tế đang giảm tốc mạnh như thế nào. Điều đó đã khiến Bắc Kinh phải xuống nước và đàm phán với Washington để xoa dịu cuộc xung đột. Continue reading “Khủng hoảng tài chính Trung Quốc đã bắt đầu?”

20/01/1996: Arafat trở thành lãnh đạo Palestine

Nguồn: Arafat elected leader of Palestine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, Yasser Arafat được bầu làm chủ tịch Hội đồng Quốc gia Palestine (Palestinian National Council) với 88,1% phiếu bầu phổ thông, trở thành nhà lãnh đạo dân cử đầu tiên trong lịch sử Palestine.

Ban đầu, Arafat, nhà sáng lập Tổ chức Giải phóng Palestine (Palestine Liberation Organization – PLO), lựa chọn sử dụng chiến tranh du kích và khủng bố nhắm vào Israel trong cuộc đấu tranh cho một nhà nước Palestine độc lập. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1980, ông làm choáng váng cả Israel và thế giới khi chuyển hướng sang các giải pháp ngoại giao trong hành trình tìm kiếm quê hương cho người Palestine. Arafat đã thuyết phục PLO chính thức thừa nhận quyền của Israel được cùng tồn tại với nhà nước độc lập Palestine, và năm 1993, ông đã ký Tuyên bố Nguyên tắc Israel và Palestine (Israel-Palestinian Declaration of Principles) lịch sử với Thủ tướng Israel, Yitzhak Rabin. Continue reading “20/01/1996: Arafat trở thành lãnh đạo Palestine”

Thái Lan: Dịch chuyển giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc trỗi dậy

Tác giả: Pongphisoot Busbarat | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Thailand: Shifting Ground between the US and a Rising China. Tác giả: Benjamin Zawacki. London: ZED Books, 2017. Bìa mềm: 370 trang.

Trong cuốn Thái Lan: Dịch chuyển giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc Trỗi dậy, Benjamin Zawacki đã có đóng góp quan trọng cho nghiên cứu về quan hệ đối ngoại của Thái Lan. Tác giả đã đưa ra một quan điểm đi ngược lại với quan niệm truyền thống: đặc điểm chính của ngoại giao Thái Lan là giữ vị trí cân bằng giữa các cường quốc để không phải chọn phe. Thay vào đó, Zawacki cho rằng kể từ khi Thế chiến II kết thúc, Thái Lan đã chọn phe: Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh, và Trung Quốc kể từ khi bước sang thế kỉ 21. Continue reading “Thái Lan: Dịch chuyển giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc trỗi dậy”

19/01/1961: Eisenhower cảnh báo Tổng thống kế nhiệm về Lào

Nguồn: Eisenhower cautions successor about Laos, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống sắp mãn nhiệm Dwight D. Eisenhower đã cảnh báo người kế nhiệm mình – Tổng thống John F. Kennedy – rằng Lào là “chìa khóa cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á,” và thậm chí có thể cần đến sự can thiệp trực tiếp của lực lượng tác chiến Hoa Kỳ.

Lo sợ việc Lào sụp đổ dưới tay lực lượng cộng sản Pathet Lào có thể gây ra hiệu ứng domino ở Đông Nam Á, Kennedy đã gửi một lực lượng đặc nhiệm đến Vịnh Thái Lan vào tháng 04/1961. Tuy nhiên, ông quyết định không để quân Mỹ can thiệp vào Lào và vào tháng 06/1961, ông đã cử đại diện đến Geneva nhằm cố gắng tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Continue reading “19/01/1961: Eisenhower cảnh báo Tổng thống kế nhiệm về Lào”

Philippines thắng vụ kiện Trung Quốc bằng cách nào?

Tác giả: Võ Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thu Hương, Quách Thị Huyền, Hoàng Thị Ngọc Anh

Marties Danguluan Vitug, Rock Solid: How the Philippines won its Maritime Case against China, Quezon City: Ateneo de Manila University Press, 2018, 315 trang.

Tháng 7/2018, nhà báo Marties Danguluan Vitug, Tổng biên tập báo Rappler (Philippines) xuất bản cuốn sách “Rock Solid: How the Philippines won its Maritime Case against China” (Tạm dịch: “Vững như bàn thạch: Philippines làm thế nào để giành thắng lợi trong vụ kiện Trung Quốc”). Cuốn sách tổng kết và phân tích những nhân tố làm nên chiến thắng của Philippines trong vụ kiện Biển Đông trên các khía cạnh pháp lý, chính trị và con người; trần thuật những thời khắc phải đưa quyết định có tính bước ngoặt cho vụ kiện và trình bày một số suy nghĩ về bước đi Philippines cần làm trong thời gian tới. Continue reading “Philippines thắng vụ kiện Trung Quốc bằng cách nào?”

18/01/1943: Đức tiếp tục trục xuất người Do Thái tới Treblinka

Nguồn: Germans resume deportations from Warsaw to Treblinka, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, việc trục xuất người Do Thái từ khu ổ chuột Warsaw đến trại tập trung tại Treblinka được bắt đầu lại – nhưng đã vấp phải nhiều sự đổ máu và kháng cự.

Vào ngày 18 tháng 07 năm 1942, Heinrich Himmler đã thăng cấp cho chỉ huy trại Auschwitz là Rudolf Hess lên làm Thiếu tá SS. Ông ta cũng ra lệnh rằng khu ổ chuột Warsaw, khu tập trung người Do Thái do Đức quốc xã xây dựng sau khi chiếm đóng Ba Lan và được bao quanh đầu tiên bằng dây thép gai và sau đó là những bức tường gạch, sẽ bị giảm số lượng cư trú – một cuộc “thanh trừng toàn diện,” như ông ta mô tả. Những cư dân được chuyển đến nơi mà sau này trở thành một trại hủy diệt thứ hai được xây dựng tại khu làng đường sắt Treblinka, cách Warsaw 62 dặm về phía đông bắc. Continue reading “18/01/1943: Đức tiếp tục trục xuất người Do Thái tới Treblinka”

Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 1974

Nguồn: Carl O. Schuster, “Battle for Paracel Islands”, Historynet, 06/2017.

Biên dịch: Lê Đỗ Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 11/01/1974, các sĩ quan Nam Việt Nam nhận được báo cáo về những động thái của Trung Quốc trên hai hòn đảo của Nam Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hai ngày sau, Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn phái hai tàu khu trục Lý Thường Kiệt HQ-16 và Trần Khánh Dư HQ-4 tới thám sát.

HQ- 16 tới đảo Hữu Nhật (Robert Island) vào 16/1 và nhận thấy đảo này đã bị “ngư dân” Trung Quốc, từ hai thuyền đang neo tại bãi ven đảo, chiếm đóng. Chỉ huy tàu HQ – 16 lệnh cho những người Trung Quốc rời đảo và bắn thị uy để họ hiểu ý định của ông. Sau đó họ bắn và phá hủy các lá cờ Trung Quốc và một khu vực chế biến cá mà những “người đánh cá” triển khai 6 ngày trước đó. HQ – 4 tới Hoàng Sa ngày 17/1 và phái một đơn vị đặc nhiệm SEAL của Nam Việt Nam lên đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh (Money Island) gần đó để nhổ những cờ Trung Quốc. Ngày 18/1, hai tàu chiến của Nam Việt Nam đuổi một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc, buộc con tàu bị phá hủy nặng nề này phải rời vùng biển. Sau đó các tàu khu trục Trần Bình Trọng HQ-5 và tàu quét mìn Nhật Tảo HQ-10 tới Hoàng Sa. Continue reading “Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 1974”

17/01/1945: Liên Xô chiếm Warsaw

Nguồn: Soviets capture Warsaw, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân đội Liên Xô đã chiếm thủ đô Ba Lan từ tay người Đức.

Warsaw trở thành chiến trường kể từ ngày đầu tiên chiến tranh nổ ra ở châu Âu. Đức tuyên chiến bằng cách phát động một cuộc không kích vào ngày 01/09/1939, theo sau là một cuộc bao vây sát hại hàng chục ngàn thường dân và tàn phá các di tích lịch sử của Ba Lan. Bị cắt nguồn điện, nước và lương thực, 25% nhà cửa trong thành phố bị phá hủy, Warsaw buộc phải đầu hàng quân Đức vào ngày 27/09. Continue reading “17/01/1945: Liên Xô chiếm Warsaw”

Tướng Lưu Á Châu bàn về chiến lược của TQ đối với Mỹ, Nhật, Đài Loan

Lược dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành                                                                     

Bài dưới đây lược dịch từ tư liệu “Tướng quân Lưu Á Châu: Đại chiến lược 20 năm tới của Trung Quốc” trên báo “Trịnh Châu Tân văn nhân” (7/2005), được “Hoàn cầu Thời báo” đăng lại.

Mỹ không bỏ châu Âu mà chú trọng châu Á là để phòng bị trước

Trong sách “Bàn về miền Tây” tôi có viết: “Người Mỹ đã đến trước cửa Trung Quốc rồi!” Cửa đây là cửa sau của TQ – Trung Á.[1] Trọng tâm chiến lược của Mỹ vẫn chưa chuyển về phía Đông; trong một thời gian khá lâu nữa cũng chưa có dấu hiệu chuyển về phía Đông. [Lưu ý: bài này Lưu Á Châu viết năm 2005].

Đối thủ ở châu Á của Mỹ không phải là TQ, Mỹ chưa coi TQ là đối thủ bằng vai phải lứa. Continue reading “Tướng Lưu Á Châu bàn về chiến lược của TQ đối với Mỹ, Nhật, Đài Loan”

16/01/1990: Liên Xô đưa quân đội vào Azerbaijan

Nguồn: Soviets send troops into Azerbaijan, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1990, trong bối cảnh giao tranh khốc liệt giữa các lực lượng Armenia và Azerbaijan tại Azerbaijan, chính phủ Liên Xô đã gửi 11.000 quân tới đây để dập tắt cuộc xung đột.

Cuộc xung đột – và phản ứng chính thức của Liên Xô đối với nó – là một dấu hiệu cho thấy sự kém hiệu quả ngày càng tăng của chính quyền trung ương Liên Xô trong việc duy trì kiểm soát ở các nước cộng hòa thành viên, cũng như quyền lực chính trị ngày càng suy yếu của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Continue reading “16/01/1990: Liên Xô đưa quân đội vào Azerbaijan”

Triển vọng thương chiến Mỹ-Trung: Trump sẽ tuyên bố ‘chiến thắng’?

Nguồn: Graham Allison, “Xi Jinping will Give Donald Trump a Victory on Trade”, The National Interest, 11/01/2019.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi kết thúc vòng đàm phán đầu tiên vào ngày hôm qua tại Bắc Kinh, con đường phía trước để Mỹ và Trung Quốc tránh một cuộc chiến thuế quan toàn diện đã trở nên rõ ràng. Vẫn còn 50 ngày nữa mới tới ngày 1/3, thời điểm kết thúc thỏa thuận đình chiến mà Trump và Tập đã tuyên bố nhằm ngăn chặn đà tăng thuế của Mỹ từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và các vòng đàm phán dường như sẽ được tiếp tục cho đến hạn chót. Nhưng trước ngày 1/3, Trump sẽ tuyên bố “chiến thắng” trong giai đoạn này của cuộc chiến – rồi kéo dài thỏa thuận đình chiến thêm 6 tháng nữa, trong giai đoạn đàm phán thứ hai đó hai bên sẽ giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

Đánh giá này của tôi dựa trên phân tích những thách thức kinh tế và chính trị mà Trump và Tập đang phải đối mặt. Nó cũng dựa trên các cuộc trao đổi với các thành viên chủ chốt của chính phủ Trung Quốc trong chuyến thăm của tôi tới Bắc Kinh gần đây. Continue reading “Triển vọng thương chiến Mỹ-Trung: Trump sẽ tuyên bố ‘chiến thắng’?”