16/07/1965: McNamara thăm Nam Việt Nam

Nguồn: McNamara visits South Vietnam, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1965, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara thực hiện chuyến đi tìm hiểu tình hình thực tế ở miền Nam Việt Nam, và Henry Cabot Lodge đến Sài Gòn để tiếp tục nhiệm kỳ đại sứ. Trước đó Lodge đã đảm nhiệm vai trò đại sứ, nhưng đã từ chức vào năm 1964 để tranh chức ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa, vị trí cuối cùng thuộc về Barry Goldwater đến từ bang Arizona. Lodge trở lại Sài Gòn một lần nữa với vai trò là đại sứ từ 1965 đến 1967. Continue reading “16/07/1965: McNamara thăm Nam Việt Nam”

Nghệ thuật lật đổ chế độ

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Art of the Regime Change”, Foreign Policy, 08/05/2018.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai

Như đã được dự đoán từ lâu, Donald Trump cuối cùng đã cúi đầu trước cái tôi của mình, trước sự ghen tị vặt vãnh với Obama, trước những nhà tài trợ cứng rắn, trước đội ngũ tư vấn hiếu chiến, và trên hết trước sự ngu xuẩn của chính ông ấy để quay lưng lại với Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) – thỏa thuận quốc tế cấm Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Bên cạnh quyết định rời bỏ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương đầy ngu ngốc, đây có thể là sai lầm nặng nề nhất của Trump trong chính sách ngoại giao.

Điều quan trọng là chúng ta cần hiểu những gì đang diễn ra ở đây. Quyết định của Trump không dựa trên mong muốn giữ bom hạt nhân khỏi tầm với của Iran; nếu thế, Mỹ phải trung thành với thỏa thuận và đàm phán để kết quả có hiệu lực vĩnh viễn. Sau tất cả, cả Cơ quan Hạt nhân Quốc tế (nơi quản lí và giám sát nhà máy ở Iran) và tình báo Mỹ đều nhất trí rằng Iran đã tuân thủ nghiêm ngặt JCPOA từ khi nước này đặt bút kí. Như Peter Beinart chỉ ra, thực tế Mỹ mới là quốc gia thiếu tôn trọng những cam kết của mình. Continue reading “Nghệ thuật lật đổ chế độ”

15/07/1965: Tàu Mariner 4 nghiên cứu bề mặt sao Hỏa

Nguồn: Mariner 4 studies Martian surface, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, tàu vũ trụ không người lái Mariner 4 đã tới gần sao Hỏa. Ở độ cao 1,8km, con tàu đã chụp và gửi về Trái Đất những hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Hành tinh Đỏ.

Được phóng đi vào tháng 11/1964, Mariner 4 mang theo một chiếc camera truyền hình và sáu thiết bị khoa học khác để nghiên cứu sao Hỏa và vùng không gian liên hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Tiếp cận sao Hỏa vào ngày 14/07/1965, con tàu vũ trụ đã bắt đầu gửi lại hình ảnh truyền hình của hành tinh này chỉ sau nửa đêm ngày 15/07. Continue reading “15/07/1965: Tàu Mariner 4 nghiên cứu bề mặt sao Hỏa”

Cách tiếp cận sáng tạo của Senegal đối với nạn mại dâm

Nguồn: Senegal’s innovative approach to prostitution, The Economist, 14/04/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tỷ lệ nhiễm HIV của Senegal thậm chí còn thấp hơn cả Washington, DC

Bạo lực đối với phụ nữ, luật chống mại dâm và các hệ thống chăm sóc y tế kém đều khiến cho châu Phi cận Sahara trở thành một khu vực tồi tệ đối với các công nhân tình dục. Bị hình sự hóa bởi nhiều quốc gia châu Phi và bị lợi dụng bởi các quan chức tham nhũng, nhiều phụ nữ đã bị ép buộc đi vào thế giới tội phạm có tổ chức. Tệ hơn nữa, họ đã luôn đứng đầu trên chiến tuyến của đại dịch AIDS đang diễn ra trên lục địa này. Một nghiên cứu vào năm 2013 đã phát hiện ra rằng ở 16 nước châu Phi, trung bình có 37% số công nhân tình dục bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, một nước châu Phi đã làm những việc khác biệt. Senegal là nơi duy nhất ở Châu Phi mà các công nhân tình dục được nhà nước quản lý. Thẻ nhận dạng xác nhận những phụ nữ nào là công nhân tình dục và cho phép họ tiếp cận với một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao cao su và các sáng kiến ​​giáo dục miễn phí. Tại sao quốc gia Tây Phi nhỏ bé này lại khác biệt đến vậy? Continue reading “Cách tiếp cận sáng tạo của Senegal đối với nạn mại dâm”

14/07/1964: Mỹ cáo buộc lính miền Bắc đang chiến đấu ở Nam Việt Nam

Nguồn: North Vietnamese regulars are fighting in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, tình báo quân sự Mỹ công khai cáo buộc các sĩ quan quân đội chính quy Bắc Việt Nam đang chỉ huy và tham gia chiến đấu trong lực lượng Việt Cộng (Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam) ở các tỉnh phía bắc của Nam Việt Nam, nơi sức mạnh của lực lượng Việt Cộng đã tăng gấp đôi trong sáu tháng qua. Chỉ một ngày trước đó, tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh đã nhắc đến “cuộc xâm lược” của Quân đội miền Bắc. Continue reading “14/07/1964: Mỹ cáo buộc lính miền Bắc đang chiến đấu ở Nam Việt Nam”

13/07/1914: Cuộc điều tra về vụ ám sát Thái tử Áo kết thúc

Nguồn: Austrian investigation into archduke’s assassination concludes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Friedrich von Wiesner, một quan chức của Văn phòng Ngoại giao Áo-Hung, báo cáo với Ngoại trưởng Leopold von Berchtold về những phát hiện trong một cuộc điều tra về vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand, người kế vị ngai vàng Áo, và phu nhân Sophie ngày 28 tháng 06, tại Sarajevo, Bosnia.

Chế độ quân chủ kép của Áo-Hung từ lâu đã lo sợ về ảnh hưởng ngày càng suy yếu của mình vào đầu thế kỷ 20 ở châu Âu, và đặc biệt bị đe dọa sau khi hai cuộc chiến tranh Balkan 1912-13 đã giúp khẳng định ảnh hưởng và tham vọng ngày càng tăng của Serbia, vốn được ủng hộ bởi một quốc gia đồng minh thuộc khối Slavơ hùng mạnh: nước Nga. Continue reading “13/07/1914: Cuộc điều tra về vụ ám sát Thái tử Áo kết thúc”

12/07/1957: Tổng thống Mỹ đầu tiên di chuyển bằng trực thăng

Nguồn: Eisenhower takes first presidential ride in a helicopter, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Dwight D. Eisenhower trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên sử dụng phương tiện tiên tiến mới nhất trong công nghệ hàng không: trực thăng.

Mặc dù các máy bay trực thăng quân sự thử nghiệm đã được đưa vào kiểm tra từ năm 1947, nhưng phải đến 10 năm sau, Tổng thống mới xem xét sử dụng cỗ máy mới cho những chuyến đi ngắn và chính thức, đến hoặc đi từ Nhà Trắng. Eisenhower đề xuất ý tưởng này cho Cơ quan Mật vụ, vốn là những người đã phê chuẩn phương thức vận tải mới, cho rằng nó an toàn hơn và hiệu quả hơn so với xe limousine truyền thống. Phi đội HMX-1 Nighthawks phục vụ Tổng thống ban đầu được điều hành bởi Quân đội và Thủy quân Lục chiến phối hợp. Kể từ năm 1976, Thủy quân Lục chiến tiếp quản tất cả các hoạt động trực thăng. Continue reading “12/07/1957: Tổng thống Mỹ đầu tiên di chuyển bằng trực thăng”

Các gánh nặng tài chính được truyền sang thế hệ tiếp theo như thế nào?

Nguồn: How burdens are passed on to the next generation, The Economist, 23/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc chuyển giao các nghĩa vụ là một hệ thống kim tự tháp tự nhiên, với những rủi ro đi kèm.

Trong dài hạn, tất cả chúng ta đều sẽ chết, John Maynard Keynes đã chỉ ra như vậy. Điều ông không nói thêm là một số người trong chúng ta cũng sẽ chết trong ngắn hạn. Và những người mà rốt cục sẽ chết vẫn chưa được sinh ra. “Chúng ta”, nói cách khác, bao gồm một loạt các thế hệ xen kẽ, những người sẽ gặp chung một số phận, nhưng không phải cùng một lúc. Những người già tồn tại đồng thời cùng những người trẻ, những người cuối cùng rồi cũng sẽ già đi. Và khi họ già đi, họ sẽ hòa mình vào một lớp những người trẻ tuổi mà hiện chưa tồn tại. Continue reading “Các gánh nặng tài chính được truyền sang thế hệ tiếp theo như thế nào?”

11/07/1918: Cuộc tấn công cuối cùng của Đức ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: German command makes final plans for renewed offensive on the Western Front, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, bất chấp một đại dịch cúm chết người lan rộng trong quân đội Đức, Tư lệnh Tối cao Đức vẫn quyết định tiếp tục lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mới nhắm vào quân Đồng Minh trên Mặt trận phía Tây vào mùa hè năm 1918, kế hoạch cuối cùng của họ.

Dịch cúm Tây Ban Nha, một chủng cúm mạnh bất thường, đã lan rộng khắp Bắc Mỹ, châu Âu và cuối cùng trên toàn thế giới vào năm 1918, cướp đi hàng triệu mạng sống. Thế chiến I, với sự dịch chuyển mạnh mẽ của các đội quân trong những khu vực gần kề, dưới những điều kiện khắc nghiệt, chắc chắn đóng vai trò là một nhân tố trong đại dịch này. Continue reading “11/07/1918: Cuộc tấn công cuối cùng của Đức ở Mặt trận phía Tây”

Hiểm họa từ xu thế quân sự hóa

Nguồn: Javier Solana, “The Dangers of Militarization”, Project Syndicate, 20/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Châu  | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trật tự đa cực đang trở lại cùng với sự ganh đua chiến lược giữa các cường quốc. Sự tái trỗi dậy của Trung Quốc và sự trở lại của Nga trong nền chính trị toàn cầu là hai trong số các động lực quốc tế quan trọng nhất của thế kỷ tính đến nay. Trong năm đầu tiên của Tổng thống Donald Trump ở Nhà Trắng, căng thẳng giữa Mỹ và hai quốc gia này đã tăng lên đáng kể. Do môi trường chính trị nước Mỹ đã xấu đi nên mối quan hệ của Hoa Kỳ với những nước được coi là những đối thủ chính của nước này cũng có xu hướng tương tự.

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền cách đây hơn năm năm, ông đã trình bày ý tưởng về “quan hệ nước lớn kiểu mới” dựa trên sự hợp tác và đối thoại, cũng như tôn trọng lợi ích quốc gia lẫn nhau. Nhưng Trung Quốc không phải lúc nào cũng tuân theo những gì mà họ đề ra trong vấn đề hợp tác, như có thể thấy qua hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông. Tương tự, ảnh hưởng của ngành ngoại giao Trung Quốc cũng sụt giảm tương đối, tương phản với sự gia tăng quyền lực đồng thời của cả ông Tập và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Chủ tịch Tập thậm chí còn thể hiện sự thiên lệch đáng ngạc nhiên này bằng việc khoác lên mình bộ quân phục. Continue reading “Hiểm họa từ xu thế quân sự hóa”

10/07/1985: Pháp đánh chìm tàu của tổ chức Hòa Bình Xanh

Nguồn: The sinking of the Rainbow Warrior, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, tại bến cảng Auckland ở New Zealand, tàu Rainbow Warrior của Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) đã chìm sau khi các đặc vụ Pháp đi thuyền máy đã gài một quả bom trên thân tàu. Một người, nhiếp ảnh gia người Hà Lan Fernando Pereira, đã thiệt mạng. Rainbow Warrior, con tàu đại diện cho Tổ chức bảo tồn quốc tế Greenpeace, đang chuẩn bị cho một chuyến đi biểu tình đến một địa điểm thử nghiệm hạt nhân của Pháp ở Nam Thái Bình Dương. Continue reading “10/07/1985: Pháp đánh chìm tàu của tổ chức Hòa Bình Xanh”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P4)

Biên dịch: Việt Xuân

TIỀN TRUNG QUỐC LẠI TRỞ VỀ TÚI NGƯỜI TRUNG QUỐC

Nếu ước muốn của giới lãnh đạo Trung Quốc trở thành hiện thực thì chẳng mấy chốc 300 triệu người Trung Quốc sẽ trượt tuyết hoặc trượt băng. Cả Thụy Sĩ và Lapland của Phần Lan đều muốn họ đến với mình. Nhưng, lợi nhuận thu được sẽ rơi vào túi người dân địa phương hay người Trung Quốc?

Jungfrau. Nhân viên soát vé Stefan Ritschard bắt đầu gắn những tấm biển nam châm vào thành các toa tàu để đánh dấu chỗ ngồi, mặc dù tàu đang chạy chậm lại.

Từ ga tàu Lauterbrunnen dưới chân núi Jungfrau có tàu chạy thẳng đến sông băng nổi tiếng của Thụy Sĩ, dọc theo con đường ngầm được đào sâu trong lòng núi. Chuyến tàu tiếp theo sẽ có một nhóm người Trung Quốc và một nhóm người Hàn Quốc. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P4)”

09/07/1877: Giải Quần vợt Wimbledon ra đời

Nguồn: Wimbledon tournament begins, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1877, Câu lạc bộ Croquet và Quần vợt Sân cỏ toàn Vương quốc Anh bắt đầu giải đấu quần vợt sân cỏ đầu tiên tại Wimbledon, khi đó là một vùng ngoại ô London. Hai mươi mốt vận động viên nghiệp dư xuất hiện để cạnh tranh trong nội dung đơn nam, nội dung duy nhất tại Wimbledon đầu tiên. Người chiến thắng đã mang về nhà một chiếc cúp trị giá 25 guinea.

Quần vợt có nguồn gốc từ môn bóng ném của Pháp thế kỷ 13 có tên là jeu de paume, hay “trò chơi của bàn tay”, từ đó được phát triển thành một trò chơi với vợt và bóng trong nhà được gọi là quần vợt trong nhà, hay quần vợt “hoàng gia”. Quần vợt trong nhà phát triển thành quần vợt sân cỏ, tức môn thể thao được chơi ngoài trời trên sân cỏ, và đã đón nhận một làn sóng ưa chuộng vào cuối thế kỷ 19. Continue reading “09/07/1877: Giải Quần vợt Wimbledon ra đời”

Trung Quốc không muốn đối đầu toàn diện với Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 04/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Trung Quốc đã cố hết sức, chúng tôi sẽ đáp trả việc Mỹ gây sức ép”. Nguyên văn như sau:

Tại Trung Quốc ngày càng có nhiều học giả chuyên về quan hệ quốc tế cho rằng chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ đang từ tiếp xúc và hòa hợp chuyển biến sang chiến lược ngăn chặn, hơn nữa quá trình chuyển biến ấy đã không thể đảo ngược. Điều đó sẽ tạo ra sự thách thức xưa nay chưa từng có đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các học giả nói trên cho rằng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ tiến hành chống Trung Quốc chỉ là sự khởi đầu chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của Washington, sau đây giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ có thể xảy ra những xung đột ác liệt hơn. Trung Quốc cố gắng ngăn ngừa những xung đột ấy, song việc này rất khó. Continue reading “Trung Quốc không muốn đối đầu toàn diện với Mỹ”

08/07/1965: Taylor từ chức Đại sứ tại Việt Nam Cộng hòa

Nguồn: Taylor resigns Saigon post, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Đại sứ Maxwell Taylor đã từ chức tại Việt Nam. Cựu Đại sứ Henry Cabot Lodge đã thay thế Taylor. Trên cương vị đại sứ, Taylor đã thúc ép để chính quyền dân sự được thiết lập trở lại sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm vào tháng 11/1963.

Mặc dù ban đầu Taylor phản đối việc Mỹ sử dụng lực lượng chiến đấu, ông dần dần đã chấp nhận chiến lược này. Tuy nhiên, Taylor đã có một cuộc tranh cãi với Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara và Tướng William Westmoreland, Tư lệnh Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, tại một hội nghị ở Honolulu hồi tháng 4. Ông phản đối sự thay đổi trong chiến lược từ chống chiến tranh du kích sang các hoạt động mặt đất quy mô lớn thực hiện bởi các đơn vị của Hoa Kỳ. Theo nhà báo David Halberstam, cuộc tranh luận này đánh dấu “lần cuối cùng Max Taylor là một nhân vật quan trọng, đúng hơn, là lời từ biệt của ông.” Continue reading “08/07/1965: Taylor từ chức Đại sứ tại Việt Nam Cộng hòa”

Điều chỉnh chính sách Biển Đông của TQ sau Phán quyết của Tòa trọng tài

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Tóm tắt: Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2016 tạo ra một cục diện pháp lý mới có lợi cho các nước đề cao vai trò của Công ước Luật biển (UNCLOS) ở Biển Đông. Sự hội tụ của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài đã buộc Trung Quốc phải chấp nhận những điều chỉnh có tính chiến thuật để hạn chế tác động của Phán quyết, tránh sự chú ý của công luận quốc tế, đồng thời ngăn chặn các tập hợp lực lượng bất lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng các điểm chiếm đóng, hiện đại hóa hải quân, củng cố chỗ đứng chân ở Hoàng Sa và Trường Sa, và cố tình duy trì mập mờ trong yêu sách để tạo ra cơ sở cho các hoạt động mở rộng trong tương lai. Continue reading “Điều chỉnh chính sách Biển Đông của TQ sau Phán quyết của Tòa trọng tài”

07/07/1976: Học viên nữ được ghi danh tại West Point

Nguồn: Female cadets enrolled at West Point, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, lần đầu tiên trong lịch sử, học viên nữ được phép ghi danh nhập học Học viện Quân sự Hoa Kỳ (United States Military Academy) tại West Point, New York. Ngày 28/05/1980, 62 trong số các học viên nữ này tốt nghiệp và được bổ nhiệm chức thiếu úy.

Học viện Quân sự Hoa Kỳ – trường quân sự đầu tiên ở Mỹ – được Quốc Hội thành lập năm 1802 với mục đích giáo dục và đào tạo thanh niên trẻ về các lý thuyết và thực tiễn khoa học quân sự. Được thành lập tại West Point, New York, Học viện Quân sự Hoa Kỳ thường được gọi đơn giản là [trường] West Point. Continue reading “07/07/1976: Học viên nữ được ghi danh tại West Point”

06/07/1775: Quốc hội lục địa tuyên bố vũ trang chống Anh

Nguồn: Congress issues a “Declaration on the Causes and Necessity of Taking Up Arms”, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1775, một ngày sau khi tuyên bố một lần nữa sự trung thành với vua George III và chúc ông “một triều đại lâu dài và thịnh vượng” trong Kiến ​​nghị Nhành Olive, Quốc hội lục địa đã công bố “nguyên nhân và sự cần thiết của việc vũ trang” chống lại chính quyền Anh tại các thuộc địa Mỹ. Tuyên bố này cũng đưa ra lựa chọn của người dân thuộc địa “thà chết như những người tự do thay vì sống như nô lệ.” Continue reading “06/07/1775: Quốc hội lục địa tuyên bố vũ trang chống Anh”

Điều gì thúc đẩy cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 30/6/2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố đã khai trừ Đảng đối với cựu Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà và cựu chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà vì đã có các “vi phạm nghiêm trọng”. Trong khi ông Hà chịu trách nhiệm về các vi phạm tại BIDV liên quan đến một vụ gian lận lớn tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), ông Trà chịu trách nhiệm về một thỏa thuận mua bán doanh nghiệp mờ ám của MobiFone vốn bị cáo buộc gây thiệt hại cho nguồn vốn nhà nước. Liên quan đến vụ bê bối tại MobiFone, Ủy ban cũng đề nghị các cơ quan Đảng có thẩm quyền xem xét các biện pháp kỷ luật đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn và người tiền nhiệm Nguyễn Bắc Son. Continue reading “Điều gì thúc đẩy cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam?”

05/07/1775: Quốc Hội Lục địa thông qua Kiến nghị Nhành Olive

Nguồn: Congress adopts Olive Branch Petition, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1775, Quốc hội Lục địa đã thông qua Kiến nghị Nhành Olive (Olive Branch Petition), được viết bởi John Dickinson. Đây là đơn thỉnh nguyện được gửi trực tiếp cho Vua George III nhằm bày tỏ hy vọng hòa giải giữa các thuộc địa và Vương quốc Anh. Dickinson, người rất mong tránh được việc phá vỡ quan hệ với Anh, đã phản đối chính sách thuộc địa của Anh như sau: “Các công sứ của Đức vua, kiên quyết trước các đạo luật của mình, và sẵn sàng gây nên sự thù địch để thực thi chúng, đã khiến chúng thần phải vũ trang để tự bảo vệ mình và đã kéo chúng thần vào một cuộc đối đầu vốn đi ngược lại lòng tôn quý của những người dân thuộc địa trung thành này, rằng khi chúng thần cân nhắc xem mình phản đối ai trong sự vụ này, và nếu nó vẫn tiếp tục, thì đâu sẽ là hậu quả, những bất hạnh này cũng chỉ là một phần trong sự phiền muộn của chúng thần mà thôi.” Continue reading “05/07/1775: Quốc Hội Lục địa thông qua Kiến nghị Nhành Olive”