15/01/1951: ‘Phù thủy Buchenwald’ nhận án tù

Nguồn: The “Witch of Buchenwald” is sentenced to prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, Ilse Koch, vợ của chỉ huy trại tập trung Buchenwald, bị kết án tù chung thân tại một tòa án ở Tây Đức. Ilse Koch được mệnh danh là Phù thủy Buchenwald (Witch of Buchenwald) vì sự tàn bạo khủng khiếp của mình.

Sinh ra ở Dresden, Đức, Ilse, một thủ thư, kết hôn với Karl Koch – một Đại tá Cảnh sát SS vào năm 1936. Karl, người đàn ông khét tiếng với những trò tàn ác, là sĩ quan chỉ huy của trại tập trung Sashsenhausen, cách Berlin hai dặm về phía bắc. Sau ba năm ở Sashsenhausen, ông ta được chuyển về trại tập trung Buchenwald, cách Weimar 4,5 dặm về phía tây bắc – nơi bắt giữ tổng cộng 20.000 lao động nô lệ trong chiến tranh. Continue reading “15/01/1951: ‘Phù thủy Buchenwald’ nhận án tù”

Caspi là biển hay hồ?

Nguồn: Is the Caspian a sea or a lake?, The Economist

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Caspi là gì? Trong 20 năm, Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Nga và Turkmenistan, những quốc gia bao quanh nó, đã không thống nhất được về việc nó là hồ hay biển. Giống như nhiều hồ, nó không đổ vào đại dương, nhưng có kích thước và độ sâu tương tự biển. Sự khác biệt không chỉ đơn thuần về mặt từ ngữ, mà còn có ý nghĩa kinh tế, quân sự và chính trị. Bề mặt và đáy hồ được chia đều cho các quốc gia tiếp giáp hồ. Trong khi biển được điều chỉnh bởi Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Khu vực bề mặt và đáy biển gần bờ được phân chia căn cứ theo chiều dài bờ biển của quốc gia ven biển. Khi Iran và Liên Xô là hai quốc gia duy nhất tiếp giáp Caspi, một loạt các hiệp ước song phương đã xác định đây là một hồ nước được phân chia bằng nhau giữa hai bên. Iran, quốc gia có bờ tiếp giáp Caspi ngắn, vẫn thích ý tưởng cũ. Kazakhstan, nước có bờ dài nhất dọc Caspi, là một trong những quốc gia thích gọi nó là biển. Continue reading “Caspi là biển hay hồ?”

14/01/1942: Roosevelt chuẩn bị giam giữ người Mỹ gốc Nhật

Nguồn: Roosevelt ushers in Japanese-American internment, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt ban hành Tuyên bố Tổng thống số 2537, yêu cầu người nước ngoài từ các nước thù địch trong Thế chiến II – Ý, Đức và Nhật Bản – phải đăng ký với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Những người đã đăng ký sau đó được cấp Giấy chứng nhận người có quốc tịch nước ngoài. Là hành động tiếp theo sau Đạo luật Đăng ký Người nước ngoài năm 1940, Tuyên bố số 2537 đã tạo điều kiện cho việc bắt đầu giam giữ toàn bộ người Mỹ gốc Nhật vào tháng sau đó. Continue reading “14/01/1942: Roosevelt chuẩn bị giam giữ người Mỹ gốc Nhật”

Không có tự do tư tưởng thì không thể có sáng tạo

 

Tác giả: Trương Duy Nghênh (Trung Quốc)| Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Trong nhiều năm qua, các học giả Trung Quốc (TQ) và thế giới đã và đang bàn cãi không ngớt về vấn đề tại sao khoa học kỹ thuật cận đại không ra đời tại TQ, vì sao văn minh Trung Hoa thời cổ từng dẫn đầu thế giới nhưng về sau lại tụt hậu. Có nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ Dương Chấn Ninh cho rằng đó là do người TQ không có tư duy logic, hoặc tư duy truyền thống của họ không có phương pháp suy diễn. Lê Minh nói đó là do người TQ kém thông minh nhưng lại tự cho là thông minh… Trong bài nói ngày 1/7/2017 tại lễ tốt nghiệp của các học viên Viện Nghiên cứu phát triển quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh, nhà kinh tế nổi tiếng TQ Trương Duy Nghênh công khai đưa ra quan điểm: do thể chế chính trị truyền thống của TQ luôn hạn chế sự tự do của dân chúng cho nên người TQ không thể có phát minh sáng tạo. Bài nói của ông (được giới thiệu dưới đây) đã gây tiếng vang lớn trong dư luận TQ, người khen kẻ chê đều rất nhiều. Continue reading “Không có tự do tư tưởng thì không thể có sáng tạo”

13/01/1962: Nhiệm vụ bay đầu tiên trong Chiến dịch Farm Gate

Nguồn: First Operation Farm Gate missions flown, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, trong nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên của Chiến dịch Farm Gate, máy bay ném bom chiến đấu T-28 đã được sử dụng để yểm trợ cho một tiền đồn của lực lượng Nam Việt Nam đang bị tấn công bởi Việt Cộng.

Tính đến cuối tháng, các phi công của Không lực Hoa Kỳ đã bay tổng cộng 229 chuyến  trong Chiến dịch Farm Gate. Chiến dịch này ban đầu được thiết kế để hỗ trợ huấn luyện nhằm giúp tăng cường khả năng chiến đấu của Không lực Việt Nam Cộng hòa. Phi đội Huấn luyện Tác chiến 4400 (4400th Combat Crew Training Squadron) của Mỹ đã đến sân bay Biên Hòa vào tháng 11/1961 và bắt đầu huấn luyện các nhân viên của Không lực Việt Nam Cộng hòa với máy bay cũ chạy bằng cánh quạt. Vào tháng 12, Tổng thống John F. Kennedy đã mở rộng Farm Gate để bao gồm các nhiệm vụ chiến đấu có giới hạn của các phi công Không lực Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ các lực lượng mặt đất Nam Việt Nam. Continue reading “13/01/1962: Nhiệm vụ bay đầu tiên trong Chiến dịch Farm Gate”

Thương chiến Mỹ-Trung và Tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Khi xem xét và lý giải cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trong bối cảnh trật tự thế giới mới, cần lưu ý mấy điểm cơ bản (làm hệ quy chiếu). Thứ nhất, chiến tranh thương mại chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, nên xem xét nó trong một bối cảnh lớn hơn. Thứ hai, xung đột về thương mại thực chất phản ánh xung đột về cơ cấu và hệ thống, nên rất nan giải, không thể hóa giải trong vài tháng. Thứ ba, xung đột về thương mại gắn liền với xung đột về lợi ích chiến lược tại Biển Đông và tầm nhìn Indo-Pacific. Thứ tư, tuy người Mỹ phân hóa và chia rẽ sâu sắc, nhưng hầu như tất cả cùng đồng thuận và ủng hộ Trump chống Trung Quốc. Continue reading “Thương chiến Mỹ-Trung và Tranh chấp Biển Đông”

12/01/1954: Dulles tuyên bố về chính sách ‘trả đũa ồ ạt’

Nguồn: Dulles announces policy of “massive retaliation”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, trong một bài phát biểu tại buổi chiêu đãi của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ nhằm vinh danh ông, Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố rằng nước Mỹ sẽ bảo vệ các đồng minh của mình thông qua việc “răn đe bằng trả đũa ồ ạt.” Tuyên bố chính sách này là bằng chứng khác cho thấy chính quyền Eisenhower đang phụ thuộc nhiều vào kho vũ khí hạt nhân quốc gia, xem nó như là phương tiện phòng thủ chủ yếu chống lại sự xâm lược của cộng sản. Continue reading “12/01/1954: Dulles tuyên bố về chính sách ‘trả đũa ồ ạt’”

11/01/1945: Ngừng bắn trong Nội chiến Hy Lạp

Nguồn: Truce signed in Greek Civil War, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1945, cuộc nội chiến Hy Lạp chấm dứt khi một thỏa thuận chính trị được ký kết giữa Quân đội Quốc gia Dân chủ do Anh hậu thuẫn và Mặt trận Giải phóng Dân tộc của lực lượng kháng chiến cộng sản.

Khi Đức chiếm đóng Hy Lạp (Đức làm vậy để giải cứu Ý sau khi cuộc xâm lược thất bại của Ý đe dọa để ngỏ Hy Lạp cho quân Đồng minh chiếm đóng), nhiều lực lượng kháng chiến đã tham gia chiến đấu. Hai phong trào nổi bật đặc biệt quan trọng bao gồm: một phong trào kháng chiến do cộng sản hậu thuẫn với tên gọi Mặt trận Giải phóng Dân tộc và một phong trào tự do, dân chủ được gọi là Quân đội Quốc gia Dân chủ. Continue reading “11/01/1945: Ngừng bắn trong Nội chiến Hy Lạp”

Người hay Quỷ? Phiên tòa xét xử tên đồ tể Khmer Đỏ

Tác giả: Andrew Meritha | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Man or Monster? The Trial of a Khmer Rouge Torturer. Tác giả: Alexander Laban Hinton. Durham and London: Duke University Press, 2016. Bìa mềm: 350 trang.

Cuốn sách mới nhất của của Alexander Laban Hinton, tựa đề Người hay Quỷ? Phiên tòa xét xử tên đồ tể Khmer Đỏ, xoay quanh Kain Guek Eav (thường được gọi là Duch), giám đốc Nhà tù S-21 của chế độ Khmer Đỏ, và có lẽ là người được viết về nhiều nhất trong chính quyền Pol Pot (trừ chính Pol Pot). Cuốn sách là một đề tài đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Ngoài các cuộc phỏng vấn phần lớn mang  tính không chính thức mà Hinton thực hiện với các nhân chứng và người tham gia vụ xét xử Duch, phần lớn dữ liệu của cuốn sách này được lấy từ nguồn công khai (mối quan hệ của Hinton với Trung tâm Dữ liệu Campuchia cũng giúp Hinton được tiếp cận các tài liệu và hình ảnh của trung tâm, qua đó mang lại cho cuốn sách ảnh hưởng lớn hơn). Continue reading “Người hay Quỷ? Phiên tòa xét xử tên đồ tể Khmer Đỏ”

10/01/1920: Thành lập Hội Quốc Liên

Nguồn: League of Nations instituted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Hội Quốc Liên chính thức ra đời khi Hiệp ước Thành lập Hội Quốc Liên (Covenant of the League of Nations), được 42 quốc gia phê chuẩn vào năm 1919, có hiệu lực.

Năm 1914, một vụ ám sát chính trị ở Sarajevo đã khởi đầu chuỗi sự kiện dẫn đến sự bùng nổ của cuộc chiến tốn kém nhất từng xảy ra cho đến lúc đó. Khi ngày càng có nhiều thanh niên phải ra chiến trường, xuống chiến hào, nhiều nhân vật có ảnh hưởng ở Mỹ và Anh bắt đầu kêu gọi thành lập một cơ quan quốc tế nhằm duy trì hòa bình thế giới sau chiến tranh. Tổng thống Woodrow Wilson đã trở thành người ủng hộ công khai  ý tưởng này, và vào năm 1918, ông đã đưa ra một bản phác thảo về tổ chức quốc tế này trong Chương trình 14 điểm nhằm chấm dứt chiến tranh. Continue reading “10/01/1920: Thành lập Hội Quốc Liên”

Tướng Lưu Á Châu bàn về văn hóa Trung Quốc

Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Ngày nay Trung Quốc đang tiến những bước dài, đồng thời cũng để lộ ra không ít vấn đề. Tất cả mọi vấn đề đều hướng về chế độ, mà mọi vấn đề về chế độ đều hướng về văn hóa, song tất cả mọi vấn đề văn hóa đều hướng vào tôn giáo.

Tôn giáo quyết định văn hóa mà văn hóa thì quyết định tính cách dân tộc; tính cách dân tộc lại quyết định số phận dân tộc.

Xin nêu thí dụ chống tham nhũng. Trừng trị tham nhũng không thể diệt được tận gốc nạn tham nhũng. Có một biện pháp là hoàn thiện chế độ xã hội, mà phương pháp căn bản là bắt tay từ văn hóa. Thí dụ biện pháp “Lương cao nuôi dưỡng sự liêm khiết”. Ở Trung Quốc lương cao chưa chắc đã có thể nuôi dưỡng được sự liêm khiết. Tại sao thế? Continue reading “Tướng Lưu Á Châu bàn về văn hóa Trung Quốc”

09/01/1913: Ngày sinh Richard M. Nixon

Nguồn: Richard M. Nixon is born, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1913, Richard Milhous Nixon, tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ, được sinh ra tại California.

Là con trai của các tín đồ phái giáo hữu (Quaker), Nixon lớn lên ở thành phố Yorba Linda, miền nam California. Ngay từ sớm, ông đã chứng tỏ là một sinh viên xuất sắc. Ông theo học tại Đại học Whittier và tốt nghiệp trường Luật Đại học Duke với bằng danh dự. Sau đó Nixon gia nhập Hải quân và phục vụ trong Thế chiến II với tư cách là một thiếu tá hải quân trên chiến trường Thái Bình Dương. Sau chiến tranh, ông nghiêng về xu hướng chính trị Cộng hòa, vã đã tham gia cuộc thập tự chinh chống cộng thời hậu chiến. Continue reading “09/01/1913: Ngày sinh Richard M. Nixon”

Ai hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại của Trump?

Nguồn: Koichi Hamada, “Who Benefits from Trump’s Trade War?”, Project Syndicate, 31/12/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm 1950, nhà kinh tế sinh ra tại Canada làm việc cho Đại học Princeton Jacob Viner đã giải thích rằng một liên minh thuế quan tạo ra hiệu ứng “thúc đẩy thương mại” (trade creation), vì hàng rào thuế quan và phi thuế quan thấp hơn thúc đẩy dòng trao đổi hàng hóa gia tăng giữa các nước thành viên. Nhưng Viner lưu ý rằng một liên minh thuế quan cũng tạo ra hiệu ứng chuyển hướng thương mại (trade diversion), vì các quốc gia không phải là thành viên của khối phải đối mặt với việc giảm thương mại với các quốc gia là thành viên của khối này. Bằng cách nâng các rào cản thương mại với các đối tác thương mại lớn – đặc biệt là Trung Quốc – Hoa Kỳ hiện có nguy cơ tạo ra các hiệu ứng thúc đẩy thương mại âm và chuyển hướng thương mại tiêu cực. Continue reading “Ai hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại của Trump?”

08/01/1918: Wilson công bố Chương trình 14 Điểm

Nguồn: Wilson announces his 14 Points, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trong một bài phát biểu trước cuộc họp chung của lưỡng viện Quốc Hội, Tổng thống Woodrow Wilson đã thảo luận về các mục tiêu của Mỹ trong Thế chiến I và phác thảo “Chương trình 14 Điểm” nhằm đạt được một nền hòa bình lâu dài ở châu Âu. Đề xuất này kêu gọi các điều khoản hiệp ước hòa bình không ích kỷ từ phe Hiệp ước chiến thắng, khôi phục các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng trong chiến tranh, cũng như quyền dân tộc tự quyết, và thành lập một thể chế quốc tế hậu chiến để giải quyết xung đột trong tương lai. Bài phát biểu đã được dịch và phân phát cho các binh sĩ và công dân của Đức, Áo-Hung. Nó đã đóng góp đáng kể vào việc các nước này đồng ý đình chiến vào tháng 11/1918. Continue reading “08/01/1918: Wilson công bố Chương trình 14 Điểm”

Nayan Chanda: Nhìn lại việc Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ

Nguồn: Nayan Chanda, “Vietnam’s Invasion of Cambodia, Revisited”, The Diplomat Magazine, 12/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Bốn mươi năm sau khi Việt Nam tiến quân lật đổ Khmer Đỏ, rõ ràng Trung Quốc đã nổi lên trở thành người chiến thắng cuối cùng.

Sáng ngày 7 tháng 1 năm 1979, một đơn vị nhỏ của quân đội Việt Nam đã tràn vào Phnom Penh mà không phải nổ một phát súng nào, chấm dứt nền cai trị đẫm máu của Khmer Đỏ. Hành động đó cũng giáng một đòn nặng nề vào Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến thắng của người Việt đã trở nên trống rỗng, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Vài giờ trước đó, các nhà lãnh đạo Campuchia Dân chủ đã chạy trốn khỏi những đại lộ rộng lớn với những hàng dừa hai bên của thủ đô. Tiếng xe tăng và xe jeep của Việt Nam vang vọng khắp các tòa nhà bỏ hoang nơi người dân buộc phải sơ tán bốn năm trước khi Khmer Đỏ trỗi dậy nắm quyền. Một số lượng nhỏ cán bộ, binh lính và gia đình Khmer Đỏ cắm chốt trong thành phố ma đã được đưa đến nhà ga để bám vào một chuyến tàu rời đi Battambang. Continue reading “Nayan Chanda: Nhìn lại việc Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ”

07/01/1789: Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên

Nguồn: First U.S. presidential election, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1789, cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đã được tổ chức. Cử tri bỏ phiếu để chọn đại cử tri của bang; chỉ những người đàn ông da trắng sở hữu tài sản mới được phép bỏ phiếu. Đúng như dự đoán, George Washington đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và tuyên thệ nhậm chức vào ngày 30 tháng 04 năm 1789.

Như được thực hiện vào năm 1789, Hoa Kỳ vẫn sử dụng hệ thống bầu cử Đại cử tri đoàn, được thành lập bởi Hiến pháp Hoa Kỳ. Hiến pháp Hoa Kỳ ngày nay trao cho tất cả công dân Mỹ trên 18 tuổi quyền bầu cử để chọn đại cử tri, đến lượt những người này lại bỏ phiếu bầu tổng thống. Tổng thống và phó tổng thống là những chức danh liên bang duy nhất được bầu bởi Đại cử tri đoàn thay vì bầu trực tiếp qua phổ thông đầu phiếu. Continue reading “07/01/1789: Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên”

Sự bí mật đáng ngờ của Trung Quốc và Nga

Nguồn: Ricardo Hausmann, “China’s Malign Secrecy”, Project Syndicate, 02/01/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Bí mật có thể là một trong những tài sản quý nhất mà các chính phủ sở hữu: Con ngựa thành Troa, mật mã Enigma, Dự án Manhattan, và các cuộc tấn công bất ngờ như trận Trân Châu Cảng, Chiến tranh Sáu ngày và Chiến tranh Yom Kippur chỉ là một vài ví dụ được biết đến nhiều nhất. Nhưng trong một số trường hợp, mong muốn giữ bí mật của các chính phủ rất khó phù hợp với lợi ích quốc gia – và thậm chí có thể là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với lợi ích của quốc gia đó. Mối đe dọa thậm chí còn lớn hơn khi sự bí mật được thúc đẩy bởi những lợi ích của một chính phủ nước ngoài muốn đạt được mục đích của mình. Continue reading “Sự bí mật đáng ngờ của Trung Quốc và Nga”

Ngoại giao nên dùng tiếng Anh hay tiếng Pháp?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong dịp EU và Nga có cuộc đàm phán quan trọng tại Moskva, bộ trưởng Ngoại giao Pháp Bernard Kouchner thừa nhận: do việc phiên dịch tiếng Pháp có vấn đề nên cuộc xung đột Nga-Gruzia đã bị kéo dài.

Báo Telegraph (Anh Quốc) ngày Thứ Hai 8/9/2008 có bài viết giật tít “Tiếng Pháp tồi làm cho cuộc xung đột Nga-Gruzia bị kéo dài” (Bad French prolongs Russia-Georgia conflict) của phóng viên Anh gửi từ Paris. Nội dung đại để như sau: Continue reading “Ngoại giao nên dùng tiếng Anh hay tiếng Pháp?”

Báo cáo thường niên 2018 và Kêu gọi tài trợ năm 2019

Download toàn văn báo cáo (PDF) tại đây: Du an Nghiencuuquocte-Annual report 2018

II. Hoạt động năm 2018

Trong năm 2018, Dự án xuất bản tổng cộng 690 bài, đạt trung bình gần 2 bài mỗi ngày. Con số này giảm một ít so với năm 2017 do các thành viên chủ chốt phụ trách việc biên tập, hiệu đính các bài dịch bận công việc và gia đình nên không đủ thời gian dành cho Dự án. Tuy nhiên, chất lượng các bài dịch có xu hướng tốt hơn, chắt lọc hơn. Ngoài ra trang cũng ngày càng nhận được sự quan tâm và đóng góp bài vở của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, như Nguyễn Hải Hoành, Hồ Bạch Thảo, Nguyễn Quang Dy, Ngô Di Lân…

Chất lượng của Dự án vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy, qua đó thu hút ngày càng nhiều bạn đọc. Nhiều bài bám sát các sự kiện thời sự trong và ngoài nước, thu hút được sự quan tâm lớn của độc giả. Continue reading “Báo cáo thường niên 2018 và Kêu gọi tài trợ năm 2019”

04/01/1796: Quốc hội Mỹ công nhận quốc kỳ Cộng hòa Pháp

Nguồn: Congress accepts Colors of the French Republic, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1796, Hạ viện Hoa Kỳ đã công nhận Quốc kỳ của Cộng hòa Cách mạng Pháp, tuyên bố đó là lời chứng thực đáng trân trọng nhất về sự đồng cảm giữa hai nền Cộng hòa.

Trong một thông điệp kèm theo, Ủy ban An ninh Công cộng Pháp đã ca ngợi Hoa Kỳ là những tiền đồn hàng đầu bảo vệ quyền con người ở bên kia bán cầu. Các nhà cách mạng Pháp đã rất háo hức liên hệ sự lật đổ vua Louis XVI của nước Pháp vào năm 1789 với sự lật độ Vua George III vào năm 1776 (tức cách mạng Mỹ). Họ đã xem bản Tuyên ngôn Độc lập và Tuyên ngôn Nhân quyền của Hoa Kỳ như là tiền thân cho bản Tuyên ngôn Nhân quyền mang tính cách mạng của mình. Continue reading “04/01/1796: Quốc hội Mỹ công nhận quốc kỳ Cộng hòa Pháp”