26/07/1972: Quân Việt Nam CH dựng cờ tại Thành cổ Quảng Trị

Nguồn: South Vietnamese troops raise flag over Quang Tri, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, lính dù Việt Nam Cộng hòa đã dựng cờ của mình tại Thành cổ Quảng Trị. Dù vậy, họ đã không thể giữ được Thành cổ đủ lâu để có thể bảo vệ Quảng Trị. Bên ngoài khu vực thành cổ, giao tranh vẫn diễn ra rất dữ dội. Xa hơn về phía nam, quân đội Việt Nam Cộng hòa – do bị pháo kích nặng nề – đã buộc phải từ bỏ Căn cứ Bastogne (Firebase Bastogne), vốn là đồn chốt chặn đường tiếp cận Huế từ hướng tây nam.

Lính Bắc Việt đã chiếm được Thành cổ Quảng Trị từ ngày 01/05 trong Chiến dịch Nguyễn Huệ (còn gọi là “Chiến dịch Phục sinh”), đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Bắc Việt được phát động vào ngày 31/03. Tham gia chiến dịch này gồm có 14 sư đoàn và 26 trung đoàn riêng biệt, tổng quân lực là hơn 120.000 người, sử dụng khoảng 1.200 xe bọc thép và xe tăng các loại. Các mục tiêu chính của Bắc Việt, ngoài Quảng Trị ở phía bắc, là Kontum ở Tây Nguyên, và An Lộc ở phía nam. Continue reading “26/07/1972: Quân Việt Nam CH dựng cờ tại Thành cổ Quảng Trị”

Thượng đỉnh Trump-Putin: Lịch sử có bao giờ lặp lại?

Tác giả: Ngô Di Lân & Sơ Nguyên

Cách đây hơn 40 năm, cặp bài trùng khét tiếng Nixon-Kissinger đã tạo ra cơn địa chấn chính trị với chuyến thăm bất ngờ đến Trung Quốc, mở đường cho quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung sau nhiều thập kỷ đối đầu.

Chính “lá bài Trung Quốc” là một trong những “siêu vũ khí” của Mỹ, giúp nước này kiềm chế thành công Liên Xô trong suốt nửa sau của Chiến tranh Lạnh.

Mỹ đã từng vận dụng thành công con bài Trung Quốc để buộc Liên Xô phải chấp nhận hoà hoãn vào những năm 70. Bằng việc khai thác mâu thuẫn Xô – Trung ở mức tối đa, Mỹ đã tạo động lực để cả hai nước này theo đuổi quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, từ đó cho phép Mỹ có nhiều khoảng không điều chỉnh chính sách linh hoạt hơn. Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Putin: Lịch sử có bao giờ lặp lại?”

25/07/1964: Đề xuất không kích Bắc Việt

Nguồn: Joint Chiefs propose air strikes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, sau một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về tình hình đang ngày càng xấu đi ở Sài Gòn, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đã chuẩn bị một bản ghi nhớ đề xuất các cuộc không kích chống lại Bắc Việt Nam. Continue reading “25/07/1964: Đề xuất không kích Bắc Việt”

Nguồn gốc của siêu lạm phát là gì?

Nguồn: The roots of hyperinflation, The Economist, 12/02/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm mươi bảy trường hợp lạm phát ngoài tầm kiểm soát đã được ghi nhận. Chúng có cùng những khuôn mẫu chung.

Ở một quốc gia nơi tỷ lệ lạm phát hàng năm là bốn con số, tháng trước đó có thể giống như một thời kỳ vàng son. Đồng tiền của Venezuela, đồng bolívar, đã mất 99,9% giá trị trong một thời gian ngắn. Thật khó hiểu làm thế nào mà một chính phủ có thể đưa ra chính sách kinh tế sai lầm đến vậy khi tác động của siêu lạm phát là quá nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân của nó là gì?

Hãy bắt đầu với một định nghĩa. Năm 1956, Phillip Cagan, một nhà kinh tế làm việc tại Phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ, đã xuất bản một nghiên cứu chuyên đề về siêu lạm phát, theo đó ông định nghĩa đó là thời kỳ mà giá cả tăng hơn 50% một tháng. Hiện tượng này rất hiếm. Continue reading “Nguồn gốc của siêu lạm phát là gì?”

24/07/1959: ‘Tranh luận nhà bếp’ giữa Nixon và Khrushchev

Nguồn: Nixon and Khrushchev have a “kitchen debate”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, trong buổi lễ khai mạc Triển lãm Hoa Kỳ (American National Exhibition) tại Moskva, Phó Tổng thống Richard Nixon và lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã có một cuộc tranh luận sôi nổi về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản ngay trong căn bếp được dựng tại triển lãm. Cái gọi là “tranh luận nhà bếp” (kitchen debate) này đã trở thành một trong những sự kiện nổi tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Cuối năm 1958, Liên Xô và Mỹ đã đồng ý tổ chức triển lãm quốc gia của nước còn lại, thể hiện sự nhấn mạnh mới về trao đổi văn hóa. Triển lãm về Liên Xô mở cửa tại Thành phố New York vào tháng 06/1959; trong khi đó triển lãm về Mỹ được tổ chức tại Công viên Sokolniki ở Moskva vào tháng 07. Continue reading “24/07/1959: ‘Tranh luận nhà bếp’ giữa Nixon và Khrushchev”

Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland

Nguồn: Chris Patten, “The Return of the Irish Question”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm trước, sau nhiều tháng đàm phán đầy khó khăn, lãnh đạo của hai nhóm chính trị lớn nhất tại Bắc Ireland – một bên là những người Cộng hòa và những người dân tộc chủ nghĩa theo Thiên Chúa giáo (ủng hộ độc lập); một bên là những người theo đạo Tin lành (ủng hộ hợp nhất với Anh) – đã ký Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành (Good Friday), kết thúc 30 năm bạo lực và đổ máu. Giờ đây, thỏa thuận đó – và mối quan hệ hữu hảo, tôn trọng lẫn nhau mà nó tạo ra – đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Thỏa thuận Good Friday được ký bởi hai vị Thủ tướng của Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland – Tony Blair và Bertie Ahern – cùng với sự giúp đỡ của Thượng nghị sĩ Mỹ George Mitchell. (Một khối lượng lớn công việc chuẩn bị cũng được thực hiện bởi người tiền nhiệm của Blair – John Major). Thỏa thuận này được xây dựng dựa trên quan điểm miễn là tất cả mọi người đều đồng ý rằng những thay đổi về địa vị hiến định của Bắc Ireland chỉ có thể được quyết định bởi một lựa chọn dân chủ tự do, người dân có thể quyết định sự trung thành của mình đối với bản sắc mà họ chọn: Anh, Ireland, hoặc thậm chí là cả hai. Continue reading “Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland”

23/07/1962: Đạt được thỏa thuận về Lào

Nguồn: An accord on Laos is reached, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1962, để tránh một cuộc đối đầu nóng của Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo cho một nước Lào tự do và trung lập. Mặc dù thỏa thuận này đã chấm dứt vai trò “chính thức” của cả hai quốc gia trong cuộc nội chiến Lào, sự hỗ trợ bí mật từ cả Liên Xô và Hoa Kỳ tiếp tục làm trầm trọng thêm cuộc xung đột ở Lào trong thập niên tiếp theo.

Lào là một thuộc địa của Pháp từ năm 1893. Trong những năm 1930 và Thế chiến II, một phong trào giành độc lập cũng như một phong trào cộng sản được biết đến với tên gọi Pathet Lào bắt đầu phát triển ở quốc gia này. Sau khi Pháp trao cho Lào nền độc lập có điều kiện vào năm 1949, Pathet Lào bắt đầu một cuộc nội chiến chống lại chính phủ Lào thân Pháp. Continue reading “23/07/1962: Đạt được thỏa thuận về Lào”

Trung Quốc cần gấp rút tăng cường lực lượng hạt nhân?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 20/07/2018 ra xã luận dưới tiêu đề “Gợi ý từ việc Trump kính trọng siêu cường hạt nhân Nga”. Toàn văn như sau:

Cơn giận của dư luận Mỹ đối với cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Nga tại Helsinki còn chưa tan hết thì Nhà Trắng lại công bố tin Trump mời Putin thăm Washington. Trên vấn đề cải thiện quan hệ Mỹ – Nga, Trump có thái độ rất kiên quyết, bác bỏ tất cả mọi ý kiến khác. Cho dù chính sách đối với Nga của ông bị kiềm chế nhiều nhưng trong nhiệm kỳ của Trump, mối quan hệ Mỹ – Nga đã ngừng xuống dốc, về cơ bản có xu thế hòa dịu.

Trump không chỉ một lần nhấn mạnh Nga và Mỹ là hai quốc gia hạt nhân lớn nhất thế giới, số vũ khí hạt nhân (VKHN) của hai nước này chiếm 90% tổng số VKHN toàn cầu, Mỹ phải hòa hợp chung sống với Nga. Trên vấn đề phát triển mối quan hệ Mỹ – Nga đúng là Trump có sự tỉnh táo. Continue reading “Trung Quốc cần gấp rút tăng cường lực lượng hạt nhân?”

22/07/1598: Lái buôn Thành Venice được cấp phép xuất bản

Nguồn: The Merchant of Venice is entered on the Stationers’ Register, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1598, Lái buôn Thành Venice (The Merchant of Venice) – vở kịch nổi tiếng của William Shakespeare – đã được đưa vào cuốn Niên giám Stationer (Stationer’s Register). Theo mệnh lệnh của Nữ hoàng Elizabeth, cuốn niêm giám này có mục đích cấp phép cho các ấn bản, từ đó cho phép Hoàng gia có thể kiểm soát chặt chẽ tất cả các tác phẩm được xuất bản. Và dù việc nó xuất hiện trong niêm giám tức là Lái buôn Thành Venice đã được cấp phép in ấn, thì cũng phải mất thêm hai năm nữa phiên bản đầu tiên của cuốn sách mới được xuất bản. Continue reading “22/07/1598: Lái buôn Thành Venice được cấp phép xuất bản”

Ảnh hưởng của sự chia tách Tiệp Khắc

Nguồn: The impact of Czechoslovakia’s split, The Economist, 04/01/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một phần tư thế kỷ trước, khi sự chú ý của quốc tế tập trung vào cuộc xung đột đẫm máu ở vùng Balkan, một quốc gia châu Âu đa dân tộc khác đã lặng lẽ chia tách làm hai. “Cuộc phân ly nhung” (Velvet Divorce), cái tên được đặt cho sự chia tách Tiệp Khắc vào ngày 01 tháng 01 năm 1993, đã khơi dậy ký ức về cuộc Cách mạng Nhung không đổ máu đã lật đổ những người cộng sản của đất nước này vào năm 1989. Nó ngầm ý rằng sự chia tách này đã diễn ra một cách hòa bình thân thiện. Trên thực tế, chỉ có một số ít người dân ở cả hai bên – chỉ 37% người Slovak và 36% người Séc – ủng hộ sự chia tách này. Vaclav Havel, một hình tượng cách mạng, người đã từng là tổng thống Tiệp Khắc vào thời điểm đó, đã nản lòng đến mức ông thà từ chức còn hơn là phải chủ trì cho cuộc chia tách này. Trong khi chủ nghĩa dân tộc sơ khai kích động cuộc xung đột ở Nam Tư, các vấn đề kinh tế và khả năng lãnh đạo kém cỏi mới là những nguyên nhân chính của sự phân ly ở Tiệp Khắc – một động lực đã báo trước về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Catalonia đương đại, một vùng thuộc Tây Ban Nha. Continue reading “Ảnh hưởng của sự chia tách Tiệp Khắc”

21/07/2005: Âm mưu tấn công hệ thống giao thông London

Nguồn: Bombers attempt to attack London transit system, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, những kẻ khủng bố đã cố gắng tấn công hệ thống giao thông tại London bằng cách cài bom vào ba tàu điện ngầm và một xe buýt, nhưng đã không có quả bom nào phát nổ hoàn toàn. Cuộc tấn công này diễn ra đúng hai tuần sau khi những kẻ khủng bố giết chết 56 người, bao gồm cả chính bản thân chúng, và làm bị thương 700 người khác trong cuộc tấn công lớn nhất ở Anh kể từ Thế chiến II. Đợt đánh bom đó cũng nhắm vào ba tàu điện ngầm và một xe buýt. Continue reading “21/07/2005: Âm mưu tấn công hệ thống giao thông London”

Về thế và lực quân sự hiện nay của Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hồng Quân

Tóm tắt: Năm 2015, Trung Quốc thực hiện điều chỉnh chiến lược quốc phòng, nhằm xây dựng quân đội trở nên hùng mạnh bậc nhất thế giới vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (01/10/2049). Cùng năm 2015, Trung Quốc công bố Sách trắng Quốc phòng nêu rõ tăng cường hiện đại hóa quân đội, quốc phòng, đối phó với thách thức an ninh của Trung Quốc đang tăng lên. Năm năm qua, một trong những thay đổi lớn nhất ở Trung Quốc là thay đổi tiềm lực, lực lượng, cơ cấu tổ chức quân đội. Đến nay, bức tranh toàn cảnh về thế và lực quân sự của Trung Quốc đã có những thay đổi đáng chú ý. Tuy lực và thế quân sự của Trung Quốc được cải thiện, nhưng thiếu kinh nghiệm tác chiến thực tế, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn lớn khi tiến hành chiến tranh với cường quốc khác. Trong khi đó, Trung Quốc có ưu thế hơn hẳn các nước khu vực. Continue reading “Về thế và lực quân sự hiện nay của Trung Quốc”

20/07/1948: Truman công bố lệnh quân dịch đối phó Liên Xô

Nguồn: Truman issues peacetime draft, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, tổng thống Harry S. Truman ban hành một lệnh quân dịch kêu gọi gần 10 triệu người đăng ký nghĩa vụ quân sự trong vòng hai tháng sau đó. Hành động của Truman diễn ra trong bối cảnh gia tăng căng thẳng Chiến tranh Lạnh với Liên Xô.

Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ đã nhanh chóng tiến hành giải ngũ lực lượng quân đội khổng lồ mà nước này đã xây dựng trong cuộc xung đột. Trong chiến tranh, hơn 16 triệu đàn ông và phụ nữ đã phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ; khi chiến tranh kết thúc vào tháng 08 năm 1945, người dân Mỹ yêu cầu lệnh phục viên nhanh chóng. Đến năm 1948, còn chưa đến 550.000 người ở lại trong Quân đội Hoa Kỳ. Continue reading “20/07/1948: Truman công bố lệnh quân dịch đối phó Liên Xô”

19/07/1553: Công nương Jane Grey bị lật đổ

Nguồn: Lady Jane Grey deposed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1553, chỉ chín ngày sau khi trở thành Nữ hoàng nước Anh, Công nương Jane Grey đã bị phế truất và thay thế bởi người chị họ Mary. Jane – 15 tuổi, xinh đẹp và thông minh, chỉ miễn cưỡng đồng ý lên ngôi. Nhưng chính quyết định ấy đã dẫn đến việc cô bị hành quyết.

Công nương Jane Grey là cháu gái của Vua Henry VII và em họ của Vua Edward VI. Jane và Edward cùng tuổi với nhau, và họ suýt nữa đã kết hôn vào năm 1549. Tháng 05/1553, cô kết hôn với Huân tước Guildford Dudley, con trai của John Dudley, Công tước xứ Northumberland. Khi Edward hấp hối vì bệnh lao, bố chồng của Jane, John Dudley thuyết phục nhà vua rằng Jane, một tín hữu Tin lành, nên được chọn là người kế vị ngai vàng, chứ không phải Mary, người chị cùng cha khác mẹ của Edward, một người Công giáo. Ngày 06/07/1553, Edward qua đời, và bốn ngày sau, Jane được tuyên bố là Nữ hoàng nước Anh. Continue reading “19/07/1553: Công nương Jane Grey bị lật đổ”

Bạo lực và khủng bố dưới thời Stalin

Nguồn: Jonathan Brent, The Order of Lenin: ‘Find Some Truly Hard People’, The New York Times, 22/05/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Lưu trữ là sức mạnh,” Kirill Mikhailovich Anderson, cựu giám đốc Cục Lưu trữ Lịch sử Chính trị – Xã hội Quốc gia Nga tại Moskva, đã từng nói với tôi như vậy. Ông kể về vị giám đốc đầu tiên của Viện Marx-Engels (thành lập năm 1919): Là một người Bolshevik cũ, David Riazanov gần như không thể kiên nhẫn được với các viên chức Đảng Cộng sản – những người liên tục yêu cầu các văn kiện hoặc để khẳng định lập trường ý thức hệ hoặc để bôi nhọ kẻ thù.

Một ngày nọ, ông lấy ra một lá thư của Karl Marx, ve vẩy nó trước mặt một lãnh đạo và hét lên: “Marx của ông đây. Giờ thì biến đi!” Riazanov chạy trốn khỏi Stalin vào năm 1931, nhưng đã bị bắt vào năm 1937 và bị hành quyết một năm sau đó. Continue reading “Bạo lực và khủng bố dưới thời Stalin”

18/07/1936: Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ

Nguồn: Spanish Civil War breaks out, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1936, Nội chiến Tây Ban Nha bắt đầu khi một cuộc nổi dậy của các sĩ quan cánh hữu trong quân đội Tây Ban Nha tại Morocco thuộc Tây Ban Nha nổ ra và lan sang nước này. Từ quần đảo Canary, tướng Francisco Franco đã phát đi một thông điệp kêu gọi tất cả các sĩ quan quân đội tham gia cuộc nổi dậy và lật đổ chính phủ Cộng hòa cánh tả của Tây Ban Nha. Trong vòng ba ngày, các phiến quân đã chiếm được Morocco, phần lớn miền bắc Tây Ban Nha, và nhiều thành phố trọng yếu ở phía nam.

Phe Cộng hòa đã thành công trong việc dập tắt cuộc nổi dậy ở các khu vực khác, bao gồm Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha. Phe Cộng hòa và Phe Quốc gia , như tên phe phiến quân thường được gọi, sau đó tiến hành bảo vệ các vùng lãnh thổ của mình bằng cách hành quyết hàng ngàn đối thủ chính trị bị nghi ngờ. Trong khi đó, Franco bay tới Morocco và chuẩn bị đưa Quân đoàn Châu Phi về chính quốc. Continue reading “18/07/1936: Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ”

Trách nhiệm của ASEAN với các vấn đề an ninh khu vực

Tác giả: Phạm Ngọc Minh Trang

Năm 2017 đánh dấu cột mốc 50 năm hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN). Đây là tổ chức quốc tế lâu đời và lớn nhất tại khu vực này với tất cả 10 nước thành viên, bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đến năm 2020, theo dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), ASEAN rất có thể sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 toàn cầu.[1] Bên cạnh các mục tiêu phát triển về kinh tế, ASEAN còn là một tổ chức chính trị quan trọng tại khu vực với tham vọng giữ gìn nền hoà bình và an ninh Đông Nam Á.[2] Tuy nhiên, với vai trò này ASEAN đang hứng chịu nhiều chỉ trích, đặc biệt khi đề cập đến hai vấn đề nổi bật tại khu vực là tranh chấp Biển Đông và cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya. Các chỉ trích tập trung vào việc ASEAN trở nên thụ động, không đưa ra được các hành động hay biện pháp giải quyết khủng hoảng hiệu quả để giải quyết các vấn đề trên, và cho rằng ASEAN phải thể hiện vai trò của mình nhiều hơn nữa. Continue reading “Trách nhiệm của ASEAN với các vấn đề an ninh khu vực”

17/07/1776: Quốc hội ủng hộ Washington trong tranh cãi về chức danh

Nguồn: Congress learns of war of words, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Quốc hội Lục địa đã được biết tin Tướng George Washington từ chối chấp nhận một công văn từ Tướng Anh William Howe và anh trai của ông, Đô đốc Richard Viscount Howe, trong đó cả hai yêu cầu đàm phán hòa bình, chỉ bởi vì nó đã không sử dụng danh hiệu “Tướng” để chỉ Washington. Quốc Hội tuyên bố rằng vị Tổng Tư lệnh đã hành động “đúng với phẩm chất và cương vị của ông,” đồng thời chỉ đạo tất cả các tướng lĩnh Mỹ khác cũng chỉ nhận những bức thư “trong đó sử dụng các danh hiệu tương xứng với họ.”

Anh em nhà Howe đã tập hợp một lực lượng người châu Âu lớn nhất từ trước tới nay tới đổ bộ lên châu Mỹ, tại Đảo Staten, New York, trong khi Quốc Hội đã bỏ phiếu phê chuẩn Tuyên ngôn Độc lập ở Philadelphia, Pennsylvania vào đầu tháng 07/1776. Tổng Tư lệnh Quân đội Lục địa, Tướng George Washington, đã dành mùa xuân năm 1776 để cùng 19.000 lính của mình hành quân từ Boston đến New York, nơi họ sẽ đối đầu với 30.000 lính của anh em nhà Howe. Continue reading “17/07/1776: Quốc hội ủng hộ Washington trong tranh cãi về chức danh”

Thế giới đối mặt với biến động lớn?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 03/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Có lẽ chúng ta đang ở vào đêm trước một cuộc biến động lớn của thế giới”. Nguyên văn như sau:

Phải chăng thế giới đang ở vào đêm trước một cuộc biến động lớn? Xem ra rất có khả năng như vậy. Xác suất cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu do chính phủ Trump gây ra cuối cùng sẽ trở thành hiện thực đang ngày càng cao, điều này sẽ làm thay đổi nhận thức của các nước về trật tự thế giới và tính chất mối quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21, tiếp đến sẽ đem lại một loạt phản ứng dây chuyền. Continue reading “Thế giới đối mặt với biến động lớn?”

16/07/1965: McNamara thăm Nam Việt Nam

Nguồn: McNamara visits South Vietnam, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1965, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara thực hiện chuyến đi tìm hiểu tình hình thực tế ở miền Nam Việt Nam, và Henry Cabot Lodge đến Sài Gòn để tiếp tục nhiệm kỳ đại sứ. Trước đó Lodge đã đảm nhiệm vai trò đại sứ, nhưng đã từ chức vào năm 1964 để tranh chức ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa, vị trí cuối cùng thuộc về Barry Goldwater đến từ bang Arizona. Lodge trở lại Sài Gòn một lần nữa với vai trò là đại sứ từ 1965 đến 1967. Continue reading “16/07/1965: McNamara thăm Nam Việt Nam”