24/11/1963: Jack Ruby sát hại Lee Harvey Oswald

Nguồn: Jack Ruby kills Lee Harvey Oswald, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, lúc 12:20 chiều, tại tầng hầm trụ sở Cảnh sát Dallas, Lee Harvey Oswald, kẻ bị cáo buộc đã ám sát Tổng thống John F. Kennedy, đã bị Jack Ruby, một ông chủ sở hữu hộp đêm ở Dallas, bắn chết.

Ngày 22/11, Tổng thống John F. Kennedy bị sát hại khi đang ngồi trên một chiếc xe mui trần dạo quanh đường phố Dallas. Chưa đầy một giờ sau vụ nổ súng, Lee Harvey Oswald giết một cảnh sát, người tra hỏi hắn trên đường. Ba mươi phút sau, hắn bị cảnh sát bắt trong một rạp chiếu phim. Oswald đã chính thức bị xét xử vào ngày 23/11 vì cáo buộc giết hại Tổng thống Kennedy và Sĩ quan J.D. Tippit. Continue reading “24/11/1963: Jack Ruby sát hại Lee Harvey Oswald”

23/11/1981: Reagan cho phép CIA thành lập Contra

Nguồn: Reagan gives CIA authority to establish the Contras, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan đã ký vào một tài liệu tuyệt mật, Chỉ thị Quyết định An ninh Quốc gia số 17 (NSDD-17), cho phép Cục Tình báo Trung ương (CIA) có quyền tuyển mộ và hỗ trợ một lực lượng 500 người làm phiến quân để thực hiện các hoạt động bí mật chống lại chế độ Sandinista cánh tả ở Nicaragua. Một khoản ngân sách 19 triệu đô la được thành lập cho mục đích đó. Continue reading “23/11/1981: Reagan cho phép CIA thành lập Contra”

Bẫy nợ của Tập Cận Bình

Nguồn: Gordon Chang, “Xi Jinping’s Debt Trap“, The National Interest, 16/10/2018.

Biên dịch: Văn Cường

Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump – việc áp đặt thuế quan – có khả năng làm rung chuyển nền kinh tế Trung Quốc vốn phụ thuộc vào xuất khẩu.

Tháng 12/2018 đánh dấu dịp kỷ niệm 40 năm ngày diễn ra phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI, vốn mang ý nghĩa lịch sử to lớn và được coi là khởi đầu của cái gọi là “thời kỳ cải cách” của Trung Quốc. Như mọi người đều biết, cải cách đã thúc đẩy Trung Quốc vươn tới những tầm cao phi thường.

Tuy vậy, đất nước này đã đạt tới đỉnh cao của mình. Ban lãnh đạo chính trị của Trung Quốc, được dẫn dắt bởi một Tập Cận Bình đầy ý chí, giờ đây đang phủ nhận chính những chính sách theo đường lối cải cách vốn là nguyên nhân dẫn tới sự trỗi dậy đáng ngạc nhiên của nước này. Continue reading “Bẫy nợ của Tập Cận Bình”

22/11/1990: Margaret Thatcher từ chức

Nguồn: Margaret Thatcher resigns History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Margaret Thatcher, người phụ nữ đầu tiên giữ chức Thủ tướng trong lịch sử Anh Quốc, đã tuyên bố từ chức sau 11 năm cầm quyền.

Margaret Hilda Roberts sinh năm 1925 tại Grantham, nước Anh. Năm 1959, sau khi kết hôn với doanh nhân Denis Thatcher và trở thành mẹ của một cặp sinh đôi, bà được bầu vào Nghị viện Anh với tư cách đại diện Đảng Bảo thủ của Finchley, một quận nằm phía bắc London. Trong những năm 1960, bà đã nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ của Đảng Bảo thủ, và năm 1967, trở thành thành viên nội các đối lập (shadow cabinet) – đối lập với nội các của Đảng Lao động cầm quyền, được dẫn dắt bởi Harold Wilson. Với chiến thắng của Đảng Bảo thủ dưới thời Edward Health vào năm 1970, Thatcher trở thành Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học. Continue reading “22/11/1990: Margaret Thatcher từ chức”

Lễ Tạ ơn có lịch sử như thế nào?

Nguồn: How Thanksgiving became a secular, national holiday, The Economist, 22/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày Lễ Tạ ơn, hơn 46 triệu người Mỹ sẽ tỏa ra trên toàn đất nước để kỷ niệm ngày lễ này với gia đình và bạn bè. Sẽ có gà tây, bánh bí ngô và những lời chúc hân hoan chờ đón họ. Câu chuyện về ngày lễ này được cất giữ trong kho tàng dân gian của nước Mỹ. Vào tháng 11 năm 1620, một nhóm tín đồ Thanh giáo người Anh đã cập bến ở Cape Cod, Massachusetts, sau hai tháng lênh đênh trên chiếc thuyền Mayflower. Họ đã được giúp đỡ để vượt qua sự thiếu thốn của mùa đông đầu tiên bởi những người đa đỏ Wampanoag địa phương, những người đã cho họ lương thực cũng như những lời khuyên. Sau một vụ thu hoạch thành công vào năm kế tiếp, 50 người Thanh giáo và 90 người da đỏ đã ăn mừng với một bữa tiệc gà tây. Phần còn lại được cho là lịch sử. Nhưng lịch sử đầy những sự thật nửa vời, và Lễ Tạ ơn cũng không phải là một ngoại lệ. Cách người Mỹ ăn mừng kỳ nghỉ lễ này ngày hôm nay — như một sự kiện hàng năm mang tính thế tục – là một “phát minh” từ thế kỷ 19. Continue reading “Lễ Tạ ơn có lịch sử như thế nào?”

21/11/1877: Sáng chế vĩ đại đầu tiên của Edison

Nguồn: Edison’s first great invention, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1877, nhà phát minh người Mỹ Thomas Edison thông báo phát minh của mình về máy quay đĩa, một cách để ghi và phát lại âm thanh.

Edison tình cờ nghĩ ra một trong những phát minh vĩ đại của ông – máy quay đĩa – trong khi đang tìm cách ghi lại thông tin liên lạc qua điện thoại tại phòng thí nghiệm của mình tại Menlo Park, New Jersey. Công việc đã dẫn ông đến việc thử nghiệm với một chiếc đầu kim trên một xi lanh thiếc, điều đã khiến ông bất ngờ khi nó phát lại bài hát ngắn mà ông đã thu, “MARY HAD A LITTLE LAMB”. Việc trưng bày ra công chúng chiếc máy quay đĩa đã khiến nhà phát minh người Mỹ nổi tiếng thế giới, và ông được mệnh danh là “Pháp sư của Menlo Park”. Continue reading “21/11/1877: Sáng chế vĩ đại đầu tiên của Edison”

Vì sao Anh, Mỹ làm ngơ khi Hitler tàn sát người Do Thái?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tháng 1/2005, trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày quân đội Liên Xô giải phóng Trại Tập trung Auschwitz (27/01/1945), Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan cùng nhiều đại biểu đã lên tiếng kêu gọi loài người phải cảnh giác kịp thời vạch trần và tố cáo nạn diệt chủng. Báo chí nhiều nước đã nhắc lại một sự thật khó hiểu trong Thế chiến II là Chính phủ các nước Đồng minh phương Tây đã làm ngơ trước việc phát xít Đức giết hại hàng triệu người Do Thái trong các trại tập trung chúng lập ra ở Đông và Nam châu Âu. Sự khó hiểu đó là một trong những cái gọi là “Bí ẩn của Thế chiến II”, hiện đã được đưa ra ánh sáng.

Sau khi Thế chiến II chấm dứt, các nhà sử học trên thế giới đã tranh luận rất nhiều về hai vấn đề: các nước Anh, Mỹ có biết kế hoạch diệt chủng người Do Thái của phát xít Đức hay không, và nếu biết thì tại sao họ không ngăn chặn? Chính quyền các nước phương Tây và một số nhà sử học cho rằng phương Tây không hay biết gì về kế hoạch ấy và do đó không ngăn chặn được. Ngược lại, một số nhà sử học cho rằng các nước phương Tây đã biết ý định của phát xít Đức nhưng vì những lý do nào đấy họ đã làm như không biết gì cả. Continue reading “Vì sao Anh, Mỹ làm ngơ khi Hitler tàn sát người Do Thái?”

20/11/1967: Sinh viên biểu tình chống công ty hóa chất Dow

Nguồn: Students Demonstrate Against Dow Chemical Company, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, tại Mỹ, các sinh viên của Đại học San Jose (San Jose State College) đã biểu tình chống lại Công ty Hóa chất Dow, nhà sản xuất napalm. Cảnh sát đã được cử đến, nhưng nhóm sinh viên từ chối giải tán và một số lãnh đạo biểu tình đã bị bắt giữ. Ngày hôm sau, bất chấp cảnh báo của Thống đốc bang California, Ronald Reagan, cấm tổ chức biểu tình, sinh viên đã một lần nữa tổ chức một cuộc biểu tình chống Dow. Continue reading “20/11/1967: Sinh viên biểu tình chống công ty hóa chất Dow”

Ai từng trợ giúp Khmer Đỏ kháng chiến?

Vụ xử cựu chủ tịch nước Khieu Samphan và phó TBT đảng cộng sản Nuon Chea nhắc lại vai trò của các nước hỗ trợ cho chế độ Khmer Đỏ.

“Trong bốn năm Khmer Đỏ thống trị Campuchia, họ đã gây ra nạn giết người hàng loạt thuộc hàng kinh khủng nhất của thế kỷ 20. Chế độ tàn bạo này, cầm quyền từ 1975-1979, gây ra cái chết của gần 2 triệu người. Dưới sự lãnh đạo của nhà Marxist Pol Pot, quân Khmer Đỏ nỗ lực đưa Campuchia trở lại thời Trung Cổ, buộc hàng triệu người phải bỏ thành thị về sống trong các công xã nông thôn. Chương trình cải tạo xã hội gây ra hậu quả thảm khốc. Nhiều gia đình chết cả nhà vì bị hành hình, đói, bệnh hoặc lao lực.”

Vai trò các cường quốc và láng giềng

Trung Quốc thời Hoa Quốc Phong và Đặng Tiểu Bình là nước bảo trợ chính cho Khmer Đỏ, nhưng Hoa Kỳ là nước cổ vũ chính cho Trung Quốc. Washington đã dính líu vào Campuchia từ khi Henry Kissinger làm Cố vấn an ninh Quốc gia và Ngoại trưởng thời hai tổng thống Richard Nixon và Gerard Ford. Continue reading “Ai từng trợ giúp Khmer Đỏ kháng chiến?”

19/11/1915: Phi công Anh thực hiện cuộc giải cứu anh hùng

Nguồn: British pilot makes heroic rescue, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1915, vào một trong những câu chuyện thú  vị nhất của cuộc không chiến Thế chiến I, phi công người Anh Richard Bell Davies đã thực hiện một cuộc giải cứu táo bạo khi anh sà chiếc máy bay của mình xuống để cứu một người đồng đội bị bắn hạ ở phía sau phòng tuyến của Thổ Nhĩ Kỳ tại Giao lộ Ferrijik.

Là một chỉ huy phi đội trong Lực lượng Không quân Hải quân Hoàng gia, Davies đang bay cùng với Trung úy Gilbert F. Smylie trong một nhiệm vụ ném bom. Mục tiêu của họ là giao lộ đường sắt tại Ferrijik, nằm gần Biển Aegean và biên giới giữa Bulgaria và châu Âu do Đế quốc Ottoman kiểm soát. Continue reading “19/11/1915: Phi công Anh thực hiện cuộc giải cứu anh hùng”

Ảnh hưởng của Kinh Dịch tới tư duy người Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong một thời gian dài trước đây, cứ đến mùa công bố giải Nobel vào đầu tháng 10 hàng năm, dư luận Trung Quốc lại ồn ào về một vấn đề hầu như muôn thủa: Vì sao năm nay nước ta lại không giành được giải Nobel?

Cơn “khát Nobel” ấy đã phần nào giải tỏa sau khi Mạc Ngôn được trao giải Nobel Văn học năm 2012. Song giải Nobel Khoa học – giải danh giá nhất – thì mãi đến năm 2015 mới có một công dân Trung Quốc giành được: đó là bà Đồ U U (giải Nobel Y-Sinh). Thực ra từ năm 1957 tới nay đã có một số người Hoa được trao giải Nobel Khoa học, nhưng tất cả đều có quốc tịch nước khác. Ngay nước Nhật láng giềng xưa từng nườm nượp kéo nhau sang học sư phụ Trung Quốc, từ cuối thế kỷ XIX họ quay sang học người Âu Mỹ, thực hành “Thoát Á nhập Âu”, nhờ thế nhanh chóng hiện đại hóa, vượt xa sư phụ cũ, từ năm 1949 tới nay đã giành được 21 giải Nobel Khoa học. Vì sao Trung Quốc không làm được như vậy? Continue reading “Ảnh hưởng của Kinh Dịch tới tư duy người Trung Quốc”

18/11/1940: Hitler giận dữ trước thất bại của Ý ở Hy Lạp

Nguồn: Hitler furious over Italy’s debacle in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã gặp mặt Ngoại trưởng Ý Galeazzo Ciano để bàn về thất bại tai hại của Mussolini trong cuộc xâm lược Hy Lạp.

Mussolini đã làm mọi người ngạc nhiên với động thái chống lại Hy Lạp; đồng minh của ông. Hitler bị mất cảnh giác, nhất là vì Mussolini đã khiến Hitler tin rằng ông không có ý định làm như vậy. Ngay cả chính tham mưu của Mussolini cũng chỉ phát hiện ra cuộc xâm lược sau khi sự đã rồi. Continue reading “18/11/1940: Hitler giận dữ trước thất bại của Ý ở Hy Lạp”

Vụ sát hại Khashoggi và quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Ảrập Xêút

Nguồn: How the killing of Jamal Khashoggi affects Turkish-Saudi relations“, The Economist, 01/11/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Muhammad bin Salman, thái tử Ảrập Xêút, cho biết vào ngày 24/10 rằng không ai có thể chia rẽ vương quốc của ông và Thổ Nhĩ Kỳ, đã có các đồn đoán cho rằng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đồng ý bảo vệ ông khỏi bất kỳ cáo buộc nào liên quan đến vụ ám sát Jamal Khashoggi, một nhà báo Ảrập Xêút. Những gì xảy ra sau đó cho thấy điều ngược lại. Vài ngày sau phát biểu của vị thái tử, một số hãng tin báo cáo rằng các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã cho giám đốc CIA, Gina Haspel, nghe bản thu âm những khoảnh khắc cuối cùng của Khashoggi. Ngay sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu dẫn độ 18 người bị nghi ngờ tra tấn và giết hại Khashoggi bên trong lãnh sự quán của Ảrập Xêút vào ngày 02/10. Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 31/10, công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách vụ việc nói rằng Khashoggi đã bị giết ngay khi ông vào lãnh sự quán, và xác của ông đã bị cắt nhỏ và tiêu hủy. Ảrập Xêút muốn mọi việc chìm xuồng. Erdogan dường như muốn điều ngược lại. Điều này sẽ diễn ra ra sao và động cơ của các bên là gì? Continue reading “Vụ sát hại Khashoggi và quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Ảrập Xêút”

17/11/1970: Phiên tòa xét xử Thảm sát Mỹ Lai

Nguồn: My Lai trial begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Tòa án Quân đội xét xử Trung úy William Calley đã bắt đầu. Giữ vị trí lãnh đạo một trung đội thuộc Đại đội Charlie, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh 20, Lữ đoàn Bộ binh 11, Sư đoàn Bộ binh 23, Lục quân Hoa Kỳ – Calley đã chỉ đạo binh lính của mình thực hiện một vụ thảm sát dân thường Việt Nam, gồm cả phụ nữ và trẻ em, tại thôn Mỹ Lai vào ngày 16/03/1968. Thôn Mỹ Lai là một trong những thôn thuộc làng Sơn Mỹ ở Nam Việt Nam.

Đại đội Charlie đã được giao nhiệm vụ “tìm và diệt” trong Chiến dịch Wheeler/Wallowa kéo dài một năm (Operation Wheeler/Wallowa, 11/1967 – 11/1968). Với mục tiêu là Tiểu đoàn 48 của Việt Cộng, toán lính này đã tiến vào Mỹ Lai nhưng chỉ tìm thấy phụ nữ, trẻ em và người già. Thất vọng bởi những tổn thất do súng bắn tỉa và mìn sát thương, lính Mỹ đã trút giận lên dân làng, bắn giết bừa bãi những người vô tội khi họ chạy khỏi túp lều của mình. Những người sống sót sau đó bị lính Mỹ dồn đến con mương gần đó và giết chết. Continue reading “17/11/1970: Phiên tòa xét xử Thảm sát Mỹ Lai”

16/11/1907: Oklahoma gia nhập liên bang Hoa Kỳ

Nguồn: Oklahoma enters the Union, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1907, Lãnh thổ Người da đỏ và Lãnh thổ Oklahoma cùng gia nhập vào Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, tạo thành bang thứ 46 mang tên Oklahoma.

Oklahoma – một cái tên có nguồn gốc từ tiếng của người da đỏ Choctaw, okla có nghĩa là “người”, và humma, có nghĩa là “màu đỏ” – có một lịch sử cư ngụ của con người với hơn 15.000 năm. Những người châu Âu đầu tiên đến thăm khu vực này là những nhà thám hiểm Tây Ban Nha vào thế kỷ 16, và vào thế kỷ 18, người Tây Ban Nha và Pháp đã phải vật lộn để kiểm soát lãnh thổ này. Hoa Kỳ mua lại Oklahoma từ Pháp vào năm 1803 như là một phần của Thương vụ Louisiana. Continue reading “16/11/1907: Oklahoma gia nhập liên bang Hoa Kỳ”

15/11/1943: Himmler đưa người Gypsy vào trại tập trung

Nguồn: Himmler orders Gypsies to concentration camps, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Heinrich Himmler đã ra một mệnh công khai rằng những người Gypsy (Di-gan) và con lai mang dòng máu người Gypsy sẽ bị xem là “cùng hạng với bọn Do Thái và sẽ bị đưa về các trại tập trung.”

Himmler đã quyết tâm thực hiện các chính sách phân biệt chủng tộc của chế độ phát xít, theo đó sẽ loại bỏ khỏi các lãnh thổ của Đức và do Đức kiểm soát tất cả các chủng tộc bị xem là “thấp kém” (inferior), cũng như các loại “thù địch xã hội” (asocial), chẳng hạn như tội phạm nguy hiểm. Continue reading “15/11/1943: Himmler đưa người Gypsy vào trại tập trung”

Người Đức nghĩ gì về nạn diệt chủng của phát xít Đức?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn chưa thể hiểu được tại sao nước Đức văn minh bậc nhất thế giới – nơi từng sinh ra những tài năng như văn hào Goethe, triết gia Hegel, bác học Humboldt v.v. – lại là thủ phạm của cuộc diệt chủng người Do Thái vô cùng tàn bạo trong Thế chiến II. Hiện nay, những người Đức cao tuổi rất khó trả lời con cháu là tại sao ngày xưa họ lại cam tâm đi theo Hitler làm những việc hoàn toàn mất nhân tính như vậy. Chế độ phát xít bị coi như một vết nhơ của dân tộc, vì thế nhiều người Đức đã cố xoá hết các di tích vật thể của nó. Nhưng những người Đức chân chính thì luôn nhắc lại quá khứ ô nhục đó để cảnh giác với chủ nghĩa phát xít mới và để cho thế hệ sau biết phải làm gì để tránh dẫm lên vết xe đổ. Continue reading “Người Đức nghĩ gì về nạn diệt chủng của phát xít Đức?”

14/11/1914: Đế quốc Ottoman tuyên bố thánh chiến

Nguồn: Ottoman Empire declares a holy war, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, tại Constantinople, thủ đô của Đế quốc Ottoman, lãnh đạo tôn giáo Sheikh-ul-Islam tuyên bố một cuộc thánh chiến Islam giáo thay mặt chính quyền Ottoman, thúc giục những tín đồ của ông cầm vũ khí chống lại Anh, Pháp, Nga, Serbia và Montenegro trong Thế chiến I.

Vào thời điểm Thế chiến I nổ ra vào mùa hè năm 1914, Đế quốc Ottoman đương lung lay. Đế quốc này đã bị mất phần lớn lãnh thổ vốn một thời rộng lớn của mình ở châu Âu với thất bại trong cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất hai năm trước đó. Continue reading “14/11/1914: Đế quốc Ottoman tuyên bố thánh chiến”

Tại sao chiến tranh lạnh Trung-Mỹ sẽ không xảy ra?

Nguồn: Ngaire Woods, “Why a Sino-American Cold War Won’t Happen”, Project Syndicate, 22/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người ta thường nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc – hai cường quốc có mâu thuẫn kinh tế, địa chính trị và tư tưởng – đang hướng tới một cuộc chiến tranh lạnh mới. Và luận điệu – ít nhất đến từ một phía – đã trở nên giống với bài phát biểu “Bức màn sắt” của Winston Churchill năm 1946, một trong những sự kiện khai màn của Chiến tranh Lạnh. Chỉ mới tháng này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã cáo buộc Trung Quốc có những hành động trục lợi về kinh tế, gây hấn về quân sự chống lại Hoa Kỳ, và cố gắng làm suy yếu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Continue reading “Tại sao chiến tranh lạnh Trung-Mỹ sẽ không xảy ra?”

13/11/1945: Điều tra về vấn đề người Do Thái tại Palestine

Nguồn: Truman announces inquiry into Jewish settlement in Palestine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry Truman thông báo việc thành lập một ủy ban điều tra để xem xét việc giải quyết tình trạng người Do Thái ở Palestine.

Trong những tuần cuối cùng của Thế chiến II, quân Đồng Minh đã giúp giải phóng nhiều trại tử thần (death camp) nơi mà chế độ Đức Quốc Xã dựng lên để tập trung và giết hại hàng triệu người Do Thái. Những người Do Thái còn sống sót trong các vùng lãnh thổ bị Đức Quốc Xã chiếm đóng trước đây nay bị bỏ rơi mà không có gia đình, nhà cửa, việc làm hay tiền tiết kiệm. Continue reading “13/11/1945: Điều tra về vấn đề người Do Thái tại Palestine”