Mười bài học từ trường hợp của Cộng hòa Weimar

Nguồn: Harold James, “Ten Weimar Lessons”, Project Syndicate, 02/05/2018.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ ngày thành lập Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949, người Đức luôn lo sợ khi nhìn về quá khứ sụp đổ của Cộng hòa Weimar vào đầu thập niên 1930 và sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều nền dân chủ của thế giới đang gặp khó khăn gia tăng và chủ nghĩa chuyên chế đang nổi lên, những bài học của thời kỳ đó cũng nên được những nước khác lưu tâm.

Trước tiên, các cú sốc kinh tế – chẳng hạn như các vòng xoáy lạm phát, suy thoái và các cuộc khủng hoảng ngân hàng… – luôn luôn là thách thức đối với tất cả các chính phủ ở mọi nơi. Sự mất an ninh và khó khăn về kinh tế khiến người dân tin rằng bất kỳ chế độ nào cũng sẽ tốt hơn chế độ hiện tại. Đó không chỉ là một bài học hiển nhiên được rút ra từ những tháng năm của Cộng hòa Weimar, mà còn là bài học mà đại bộ phận các nghiên cứu về logic kinh tế của dân chủ đã chỉ ra. Continue reading “Mười bài học từ trường hợp của Cộng hòa Weimar”

03/07/1957: Khrushchev củng cố quyền lực

Nguồn: Khrushchev consolidates his power, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Nikita Khrushchev lên nắm quyền kiểm soát tại Liên Xô sau khi đã dàn xếp để loại bỏ những đối thủ nặng ký nhất của mình khỏi các vị trí quan trọng trong chính phủ. Hành động của Khrushchev làm hài lòng nước Mỹ vốn coi ông như một nhân vật ôn hòa hơn trong chính phủ cộng sản Nga.

Khrushchev đã tham gia tranh giành quyền kiểm soát Liên Xô kể từ sau cái chết của nhà độc tài lâu năm Joseph Stalin vào tháng 03/1953. Sau khi Stalin qua đời, Liên Xô được cai trị bởi một Đoàn chủ tịch (presidium) gồm 10 thành viên. Khrushchev chỉ là một thành viên trong hội đồng này, nhưng chỉ trong vòng bốn năm, ông đã dần dần nắm quyền kiểm soát toàn bộ. Continue reading “03/07/1957: Khrushchev củng cố quyền lực”

Tại sao chủ nghĩa cộng sản ít ảnh hưởng ở Mexico?

Nguồn: Enrique Krauze, “A Tale of Two Revolutions”, New York Times, 25/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cách mạng Nga năm 1917, và chế độ đã cầm quyền sau đó trong hầu hết thế kỷ 20 nhân danh nó, đã có ảnh hưởng chính trị và tư tưởng mạnh mẽ đối với khu vực Mỹ Latinh. Cách mạng đã để lại dấu ấn trong các đảng phái chính trị, các liên đoàn lao động, nghệ sĩ, trí thức và sinh viên, những người coi Liên Xô như một sự thay thế cho chủ nghĩa tư bản, một bức tường ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc Mỹ và một ví dụ để noi theo. Dù những tiết lộ về tội ác của chủ nghĩa toàn trị Stalin đã làm giảm bớt cảm tình đối với Cách mạng Nga trong thập niên 1950, chiến thắng đáng kinh ngạc của những người cộng sản ở Cuba vẫn làm sống dậy tinh thần cách mạng ở Mỹ Latinh, tạo cảm hứng cho các phong trào du kích, đe dọa đến các chế độ quân sự liên minh với Mỹ. Continue reading “Tại sao chủ nghĩa cộng sản ít ảnh hưởng ở Mexico?”

02/07/1881: Tổng thống Garfield bị bắn

Nguồn: President Garfield shot, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1881, chỉ bốn tháng sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Hoa Kỳ James A. Garfield đã bị bắn khi ông đi qua một phòng chờ đường sắt ở Washington, DC. Kẻ tấn công ông, Charles J. Guiteau, là  người đang tìm kiếm một vị trí trong chính quyền có xu hướng bất mãn và có lẽ điên rồ, đã không thành công trong nỗ lực để được để bổ nhiệm làm Lãnh sự Hoa Kỳ tại Paris. Tổng thống bị bắn ở phía sau lưng và cánh tay, và Guiteau đã bị bắt. Continue reading “02/07/1881: Tổng thống Garfield bị bắn”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P2)

Người dịch: Việt Xuân

ĐỒNG TIỀN TRUNG QUỐC ĐÁNH HƠI ĐƯỢC SỰ THÀNH CÔNG

Dee Scarano bảo chúng tôi để giày ở phía ngoài và đưa cho chúng tôi dép đi trong nhà có thêu logo của công ty. Nhưng thời tiết quá nóng bức khiến đồng nghiệp của cô cũng chỉ đi chân trần.

Hiện trạng này khiến ta có cảm giác đây là một căn hộ sang trọng chứ không phải là một văn phòng làm việc. Một tấm thảm yoga được quấn lại để bên ghế salon. Trên tường treo bức ảnh chụp diễn viên Pierce Brosnan trong chiếc quần lót có hình con báo.

Scarano đến từ Australia, song cô đã sống ở Berlin năm năm nay. Scarano dự định cung cấp các dịch vụ số và các sản phẩm khác cho các công ty theo đơn đặt hàng. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P2)”

01/07/1947: Bài viết của ‘Mr.X’ xuất bản trên Foreign Affairs

Nguồn: “Mr. X” article appears in Foreign Affairs, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ, George Kennan, đã sử dụng bút danh “Mr. X” để xuất bản một bài báo có tựa đề The Sources of Soviet Conduct (Nguồn gốc hành vi của Liên Xô) trong ấn bản tháng 7 của tờ Foreign Affairs. Bài báo tập trung vào lời kêu gọi của Kennan cho chính sách ngăn chặn Liên Xô (containment) và thiết lập nền tảng cho phần lớn chính sách đối ngoại của nước Mỹ trong giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.

Tháng 02/1946, khi đang là đại biện lâm thời (charge d’affaires) của Mỹ ở Moscow, Kennan đã viết The Long Telegram (Bức điện Dài) nổi tiếng của mình gửi cho Bộ Ngoại giao. Trong bức điện này, ông lên án sự lãnh đạo của cộng sản tại Liên Xô và kêu gọi người Mỹ dùng vũ lực chống lại sự bành trướng của Liên Xô. Được bạn bè và đồng nghiệp khuyến khích, Kennan đã chỉnh sửa bức điện thành một bài báo, The Sources of Soviet Conduct và xuất bản bài viết trong ấn bản tháng 07 của Foreign Affairs. Continue reading “01/07/1947: Bài viết của ‘Mr.X’ xuất bản trên Foreign Affairs”

30/06/1943: Chiến dịch Cartwheel bắt đầu

Nguồn: Operation Cartwheel is launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tướng Douglas MacArthur phát động Chiến dịch Cartwheel, một cuộc tấn công đa hướng nhắm vào Rabaul và một số hòn đảo ở Biển Solomon ở Nam Thái Bình Dương. Phải mất chín tháng để hoàn thành chiến dịch, nhưng nó đã thành công trong việc chiếm lại nhiều lãnh thổ do Nhật Bản kiểm soát và tiếp tục làm suy giảm uy quyền của họ ở phương Đông.

Mục đích của Chiến dịch Cartwheel là phá hủy rào cản mà Nhật Bản đã xây dựng trong quần đảo Bismark, một tập hợp các hòn đảo phía đông New Guinea ở Biển Solomon. Người Nhật coi khu vực này là rất quan trọng để bảo vệ các cuộc chinh phục của họ ở Đông Ấn Hà Lan (tức Indonesia) và Philippines. Đối với phe Đồng minh, Rabaul, ở New Britain, là chìa khóa để giành quyền kiểm soát trong chiến dịch này, vì nơi đây là trụ sở hải quân và căn cứ chính của Nhật Bản. Continue reading “30/06/1943: Chiến dịch Cartwheel bắt đầu”

29/06/1970: Lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Campuchia

Nguồn: U.S. ground troops return from Cambodia, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1970, các lực lượng chiến đấu lục quân Hoa Kỳ chấm dứt hai tháng hoạt động tại Campuchia và trở về miền Nam Việt Nam. Các quan chức quân sự cho biết 354 lính Mỹ đã thiệt mạng và 1.689 người bị thương trong chiến dịch này. Nam Việt Nam báo cáo có 866 người thiệt mạng và 3.724 người bị thương. Khoảng 34.000 binh lính Nam Việt Nam vẫn ở lại Campuchia. Continue reading “29/06/1970: Lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Campuchia”

Một nước Mỹ thất thường

Biên dịch: Văn Cường

Việc Trump rời bỏ thỏa thuận Iran cho thấy cách thức ra quyết định chính sách đối ngoại về cơ bản đã thay đổi sau năm 2008.

Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) (hay còn gọi là Thỏa thuận Iran) vào ngày 8/5 vừa qua đã làm dấy lên một loạt suy đoán đầy giận dữ giữa các học giả và chuyên gia về tác động của động thái này. Có nhiều biến số đang diễn ra. Các đồng minh châu Âu của Mỹ đều cảm thấy bất an, trong khi Israel, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Saudi Arabia đã chào đón tuyên bố này trong hân hoan. Continue reading “Một nước Mỹ thất thường”

28/06/1969: Bạo loạn Stonewall bắt đầu

Nguồn: The Stonewall Riots begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, khoảng 3 giờ sáng, cảnh sát đã tiến hành đột kích vào Stonewall Inn — một câu lạc bộ đồng tính nằm trên Phố Christopher của Thành phố New York. Cuộc đột kích dần biến thành bạo lực khi khách hàng và người dân địa phương ủng hộ cộng đồng người đồng tính đã bắt đầu nổi loạn chống lại cảnh sát.

Dù cuộc đột kích của cảnh sát là hợp pháp vì câu lạc bộ này đang phục vụ rượu mà không có giấy phép kinh doanh, cùng với nhiều hành vi vi phạm khác, cộng đồng người đồng tính tại New York đã quá mệt mỏi khi sở cảnh sát liên tục nhắm vào các câu lạc bộ đồng tính, nhiều trong số đó đã bị đóng cửa. Continue reading “28/06/1969: Bạo loạn Stonewall bắt đầu”

Tại sao ‘Đồng thuận Bắc Kinh’ chưa tồn tại?

Nguồn: Andrew Sheng, Xiao Geng, “Why There Is No “Beijing Concensus””, Project Syndicate, 27/2/2018.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bốn thập niên trôi qua dường như là đủ để nhận ra logic ẩn sau mô hình phát triển của Trung Quốc. Nhưng 40 năm sau khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng “cải cách và mở cửa”, “Đồng thuận Bắc Kinh”, tức mô hình phát triển đối lập với “Đồng thuận Washington”, vẫn chưa được định ra rõ ràng.

Qua nhiều năm, Trung Quốc đã chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy đóng cửa sang một nền kinh tế với độ mở lớn hơn dựa trên cơ chế thị trường. Công nghiệp và dịch vụ dần thay thế nông nghiệp trở thành động lực tăng trưởng chính và Trung Quốc chuyển từ quốc gia bắt chước phương Tây về công nghệ thành quốc gia sáng tạo toàn cầu. Trong thời gian này, Trung Quốc giải quyết được nhiều thách thức lớn từ nợ quá mức, dư thừa công suất tới ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tham nhũng. Continue reading “Tại sao ‘Đồng thuận Bắc Kinh’ chưa tồn tại?”

27/06/1829: Di sản khác thường của Smithson

Nguồn: Smithson’s curious bequest, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1829, tại Genoa, Ý, nhà khoa học người Anh James Smithson đã qua đời sau một thời gian lâm bệnh kéo dài, để lại một bản di chúc với một chú thích đặc biệt. Trong trường hợp người cháu trai duy nhất của ông qua đời mà không có bất kỳ người thừa kế nào, Smithson yêu cầu rằng toàn bộ tài sản của ông sẽ được chuyển đến “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, để thành lập tại Washington, dưới tên gọi Viện Smithsonian, một tổ chức nhằm phát triển và truyền bá kiến ​​thức.” Di sản gây hiếu kỳ của Smithson cho một quốc gia mà ông chưa bao giờ viếng thăm thu hút sự chú ý đáng kể trên cả hai bờ Đại Tây Dương. Continue reading “27/06/1829: Di sản khác thường của Smithson”

Tại sao Kim Jong-un muốn theo mô hình Việt Nam?

Nguồn: Toru Takahashi, “Kim courts China but finds his economic muse in Vietnam“, Nikkei Asian Review, 24/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Chuỗi hoạt động ngoại giao của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiếp tục trong tuần này với chuyến thăm thứ ba của ông tới Trung Quốc chỉ trong vòng mấy tháng. Nhưng khi Kim tóm tắt cho lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nghe về hội nghị thượng đỉnh lịch sử của ông với Tổng thống Mỹ Donald Trump và đi thăm thú Bắc Kinh, các nhà phân tích không thể không nghe đâu đó tiếng vọng của một nhận xét mà ông đưa ra cách đây không lâu.

Ngồi trên băng ghế cùng với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi cuối tháng Tư, Kim đã nói rằng Bình Nhưỡng nên đi theo mẫu hình cải cách kinh tế của Việt Nam. Continue reading “Tại sao Kim Jong-un muốn theo mô hình Việt Nam?”

26/06/1541: Nhà Chinh phục Đế chế Inca bị ám sát

Nguồn: Conqueror of the Incas assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1541, Francisco Pizarro, thống đốc Peru và là người chinh phục nền văn minh Inca, đã bị các đối thủ người Tây Ban Nha ám sát ở Lima.

Là con ngoài giá thú của một người đàn ông Tây Ban Nha, Pizarro phục vụ dưới quyền Chinh phục Tướng công (conquistador) Alonso de Ojeda trong chuyến thám hiểm tới Colombia năm 1510, và sau đó lại theo phục vụ Vasco Nunez de Balboa khi ông này phát hiện ra Thái Bình Dương năm 1513. Biết đến truyền thuyết về sự giàu có của người Inca ở Nam Mỹ, Pizarro đã thành lập một liên minh với một Chinh phục Tướng công khác là Diego de Almagro vào năm 1524 và giong buồm trở về châu Mỹ. Trong chuyến thám hiểm đầu tiên, họ chỉ đi được tới Ecuador ngày nay, nhưng trong chuyến thứ hai, họ đã tiến xa hơn và phát hiện bằng chứng về sự tồn tại của Vương quốc Inca. Continue reading “26/06/1541: Nhà Chinh phục Đế chế Inca bị ám sát”

Tiềm năng hợp tác hạt nhân của Nhật với Mỹ, Úc, Ấn Độ

Nguồn: Satoru Nagao, “Japan’s nuclear reactors can power US–Asian security”, East Asia Forum, 23/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Hồi tháng Tư, chính sách xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới. Itochu, một công ty lớn của Nhật Bản, đã quyết định rút khỏi một dự án nhà máy điện hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ do chi phí dành cho các biện pháp an toàn nhà máy điện hạt nhân tăng cao.

Sau trận động đất năm 2011 và thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau đó, hầu hết các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản đã không được tái khởi động. Kết quả là thị trường duy nhất cho ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản là ở nước ngoài. Nhưng nếu một công ty lớn như Itochu không thể tìm thấy đủ lợi ích kinh tế ở thị trường nước ngoài, thì việc liệu ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản có thể tồn tại được hay không đang là một câu hỏi lớn. Continue reading “Tiềm năng hợp tác hạt nhân của Nhật với Mỹ, Úc, Ấn Độ”

25/06/1910: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Mann

Nguồn: Congress passes Mann Act, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1910, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Mann, còn được gọi là Đạo luật mua bán nô lệ da trắng. Bộ luật này bề ngoài là nhằm mục đích ngăn các cô gái vô tội khỏi bị lôi kéo vào nghề mại dâm, nhưng thực tế lại cung cấp một cách để hình sự hóa nhiều loại hình hoạt động tình dục có đồng thuận.

Sự phẫn nộ về “chế độ nô lệ da trắng” bắt đầu với một ủy ban được chỉ định vào năm 1907 để điều tra vấn đề mại dâm của người nhập cư. Người ta cho rằng nhiều phụ nữ được đưa đến Mỹ với mục đích bị ép buộc trở thành nô lệ tình dục; tương tự như vậy, những người đàn ông nhập cư đã bị cáo buộc dụ dỗ các cô gái người Mỹ vào con đường mại dâm. Continue reading “25/06/1910: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Mann”

Nga được gì khi đăng cai World Cup?

Nguồn: Andrew Zimbalist, “Why host the World Cup?”, Project Syndicate, 20/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bạn sẽ tin tưởng ai hơn, Tổng thống Nga Vladimir Putin hay Thị trưởng Chicago Rahm Emanuel? Trong khi Putin đang say sưa với sự chú ý mà nước Nga đang nhận được với tư cách là chủ nhà World Cup 2018, Emanuel đã thông báo cho Liên đoàn bóng đá Mỹ và FIFA rằng Chicago sẽ không hứng thú với việc làm thành phố đăng cai sự kiện này khi nó được tổ chức ở Bắc Mỹ vào năm 2026. Canada và Mexico sẽ tổ chức mười trận đấu mỗi nước, và Hoa Kỳ sẽ tổ chức 60 trận còn lại. Vậy tại sao thành phố lớn thứ ba của Hoa Kỳ lại bỏ qua cơ hội này?

Để hiểu được ý nghĩa của việc tổ chức một sự kiện thể thao toàn cầu, hãy nghĩ về việc chính phủ Putin phải chi 51-70 tỷ USD để tổ chức Thế vận hội Mùa Đông 2014 tại Sochi và dự kiến ​​chi ít nhất 14 tỷ USD để tổ chức World Cup hiện tại. Ngân sách của Nga bỏ tiền chi cho việc xây dựng bảy sân vận động mới – bao gồm một sân ở St. Petersburg trị giá khoảng 1,7 tỷ đô la – và cải tạo năm địa điểm khác. Và đây là chưa tính đến chi phí bổ sung cho các cơ sở luyện tập, chỗ ở, cơ sở hạ tầng mở rộng và an ninh. Continue reading “Nga được gì khi đăng cai World Cup?”

24/06/1948: Liên Xô phong tỏa Tây Berlin

Nguồn: Soviets blockade West Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, một trong những sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh bắt đầu khi Liên Xô chặn tất cả lưu thông đường bộ và đường sắt đến và đi từ Tây Berlin. Lệnh phong tỏa này hóa ra lại là một động thái ngoại giao sai lầm của Liên Xô, trong khi Mỹ nổi lên sau cuộc đối đầu với những mục đích và sự tự tin mới.

Sau Thế chiến II, Đức bị chia thành các khu chiếm đóng. Mỹ, Anh, Liên Xô, và sau có thêm Pháp, lần lượt chiếm đóng các khu vực cụ thể, mà tại đó họ tiếp nhận sự đầu hàng của lực lượng phát xít và khôi phục trật tự. Liên Xô chiếm đóng phần lớn miền đông nước Đức, trong khi các quốc gia Đồng Minh khác chiếm đóng miền tây. Tương tự, thủ đô Berlin của Đức cũng được chia thành bốn khu vực chiếm đóng. Continue reading “24/06/1948: Liên Xô phong tỏa Tây Berlin”

23/06/1915: Trận chiến Isonzo đầu tiên

Nguồn: First Battle of the Isonzo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, đúng một tháng sau khi tuyên chiến với Áo-Hung, quân Ý đã tấn công các vị trí do Áo-Hung nắm giữ gần Sông Isonzo, phía Đông mặt trận Ý. Sự kiện này sẽ trở thành trận đầu tiên trong số 12 trận chiến Isonzo trong Thế chiến I.

Trong tất cả các mặt trận của Thế chiến I, đất Ý là nơi ít phù hợp nhất, không chỉ cho các hoạt động tấn công quân sự mà còn cho bất kỳ hình thức chiến tranh nào. Bốn phần năm đường biên giới dài 600 km của Ý với Áo-Hung là đồi núi, với một số đỉnh núi cao hơn 3.000 mét. Mặc dù vậy, vị chỉ huy người Ý, Luigi Cadorna, vẫn muốn đáp ứng yêu cầu của chính phủ – cũng như của các Đồng minh phe Hiệp ước khác – bằng cách chiếm thêm nhiều lãnh thổ nhằm chống lại Áo-Hung khi tuyên bố chiến tranh vào ngày 23/05/1915. Continue reading “23/06/1915: Trận chiến Isonzo đầu tiên”

Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P2)

Tác giả: Trần Bích San

Hệ Thống Giáo Dục Cao Đẳng Và Đại Học Pháp-Việt Khác Biệt Giữa Trường Cao Đẳng Và Đại Học

Hệ thống giáo dục Pháp-Việt (Enseignement Franco-Indigène) áp dụng ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc đã rập khuôn theo chế độ và tổ chức giáo dục của Pháp nhưng được điều chỉnh, thêm bớt cho phù hợp với thực tế ở Đông Dương và chủ yếu là để đạt mục đích khai thác thuộc địa. Vì thế, học chế áp dụng tại Đông Dương cho bậc học cao nhất, hình thức tương tự như ở Pháp (lúc đầu không có thực chất, sau đuợc cải tiến vì lý do chính trị), gồm có hai loại trường là cao đẳng và đại học:

Trường Cao Đẳng (École Supérieure): là loại trường chuyên nghiệp, nhập học phải hội đủ điều kiện văn bằng đòi hỏi và qua một kỳ thi tuyển (concours). Trúng tuyển được cấp học bổng ăn học suốt học trình. Tốt nghiệp phải làm việc cho chính quyền (trong lãnh vực chuyên nghiệp do trường đào tạo) một thời gian ấn định (1), nếu không, theo nguyên tắc, phải bồi thường tiền học bổng. Các trường cao đẳng, đào tạo các chuyên viên có nghề nghiệp nhất định như bác sĩ, kỹ sư, công chức, giáo sư…, chương trình học có qui củ và kỷ luật chặt chẽ. Continue reading “Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P2)”