19/05/1943: Churchill và Roosevelt định ngày D-Day

Nguồn: Churchill and FDR plot D-Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã lựa chọn một ngày để đổ bộ qua Eo biển Manche – vốn sau này sẽ được gọi là D-Day – ngày 01/05/1944. Tuy nhiên, kế hoạch này đã gặp khó khăn vì bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu. Continue reading “19/05/1943: Churchill và Roosevelt định ngày D-Day”

18/05/1861: Báo chí chỉ trích phu nhân Tổng thống Lincoln

Nguồn: Newspaper report criticizes Mrs. Lincoln, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1861, một tờ báo California ít tiếng tăm đã đưa tin về Đệ nhất Phu nhân Mary Todd Lincoln một cách không hề dễ chịu.

Trích dẫn một bản tin từ Sacramento Union, tờ Humboldt Times kể lại câu chuyện về việc bà Lincoln đã chiếm lấy nhiệm vụ thuộc thẩm quyền tổng thống của chồng bà trong việc bổ nhiệm các chức danh tại các cơ quan liên bang như thế nào. Continue reading “18/05/1861: Báo chí chỉ trích phu nhân Tổng thống Lincoln”

Vì sao Hiến pháp TQ bỏ điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản?

Biên dịch: Nguyên Hải

Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu số 8 năm 2011 có đăng bài của ông Cao Khải, nguyên Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu thuộc Ủy ban công tác pháp chế Quốc hội Trung Quốc, viết về nội dung liên quan trong Hiến pháp 1982, giúp mọi người hiểu rõ lý lẽ tại sao Hiến pháp 1982 không giữ lại điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc [ĐCSTQ].

Đầu tiên bài báo giúp bạn đọc nhận thức một vấn đề là phải làm rõ mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước. Trước đây người Trung Quốc chưa nhận thức rõ vấn đề đó, vì thế cách đặt vấn đề trong Hiến pháp 1982 khác hẳn trong Hiến pháp cũ. Cho tới nay [năm 2010], nhiều người cũng vẫn còn chưa hiểu rõ tính chất quan trọng của sự khác biệt này. Ngược lại, một số người có tác phong chuyên chế độc đoán sau khi giành được quyền lực trong các phong trào chính trị, qua đó trở thành cán bộ lãnh đạo thì vẫn chưa chịu tiếp thu cách đặt vấn đề [về sự lãnh đạo của Đảng] trong Hiến pháp 1982, thậm chí còn sử dụng và truyền bá những từ ngữ sai lầm trong Hiến pháp cũ để cho các “âm hồn tư tưởng cực tả” thời xưa tiếp tục lan truyền. Continue reading “Vì sao Hiến pháp TQ bỏ điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản?”

17/05/1970: Hải trình chứng minh người châu Phi cổ đại từng tới châu Mỹ

Nguồn: Heyerdahl sails papyrus boat, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, nhà dân tộc học người Na Uy Thor Heyerdahl và một thủy thủ đoàn đa quốc gia đã xuất phát từ Morocco qua Đại Tây Dương trên Ra II, một chiếc thuyền buồm bằng giấy papyrus được làm theo mẫu thuyền cổ Ai Cập. Heyerdahl đã cố gắng chứng minh giả thuyết của mình rằng người dân ở các nền văn minh Địa Trung Hải đã đi thuyền đến châu Mỹ vào thời cổ đại và trao đổi văn hoá với người dân Trung và Nam Mỹ. Ra II đã đi qua 4.000 dặm hải trình đến Barbados trong vòng 57 ngày.

Sinh tại Larvik, Na Uy vào năm 1914, Heyerdahl ban đầu theo học ngành động vật học và địa lý tại Đại học Oslo. Năm 1936, ông cùng vợ đến Quần đảo Marquesas để nghiên cứu hệ thực vật và động vật ở quần đảo Thái Bình Dương xa xôi này. Ông bắt đầu bị cuốn hút bởi câu hỏi về việc làm thế nào mà người ta có thể đến sinh sống tại khu vực Polynesia. Continue reading “17/05/1970: Hải trình chứng minh người châu Phi cổ đại từng tới châu Mỹ”

Iran: Bá chủ không móng vuốt

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Iran, the Hollow Hegemon”, Project Syndicate, 24/01/2018.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các lãnh đạo Israel và Ả Rập đã cảnh báo về sự trỗi dậy của một đế chế Hồi Giáo Shia do Iran lãnh đạo bao trùm phần lớn Trung Đông trong nhiều năm qua. Giờ đây, khi Iran được kết nối với Địa Trung Hải nhờ một hành lang xuyên qua Iraq, Syria, và Lebanon, nhiều lãnh đạo trong số đó đã cho rằng mình đúng. Nhưng những mối lo ngại về một Iran làm bá chủ khu vực thực ra đã bị thồi phồng quá mức.

Không thể phủ nhận rằng Trung Đông là nơi đầy rẫy những xung đột cục bộ, thường bị thúc đẩy bởi những xung khích giữa các lãnh đạo phiến quân. Nhưng một cuộc xung đột lớn không phải là điều có lợi cho bất kỳ một phe phái nào trong khu vực. Điều này đặc biệt đúng với Iran, vì họ không đủ năng lực triển khai sức mạnh quân sự ra ngoài biên giới. Continue reading “Iran: Bá chủ không móng vuốt”

16/05/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw kết thúc

Nguồn: Warsaw Ghetto uprising ends, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943 tại Ba Lan, cuộc nổi dậy tại khu ổ chuột (ghetto) của người Do Thái đã kết thúc khi binh lính Đức Quốc xã giành quyền kiểm soát khu vực Do thái của Warsaw, làm nổ tung giáo đường Do Thái cuối cùng còn sót lại và bắt đầu trục xuất hàng loạt những cư dân còn lại của khu ổ chuột đến trại diệt chủng Treblinka.

Ngay sau khi Đức bắt đầu chiếm đóng Ba Lan, Đức Quốc xã đã buộc công dân Do Thái của thành phố phải lui vào một “khu ổ chuột” bao quanh bởi dây thép gai và lính gác SS có vũ trang. Khu vực được gọi là ‘Ghetto Warsaw’ này có diện tích chỉ 840 mẫu Anh nhưng đã nhanh chóng chứa gần 500.000 người Do Thái trong những điều kiện bi thảm. Continue reading “16/05/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw kết thúc”

Mong đợi gì từ thượng đỉnh Trump-Kim?

Nguồn: Christopher R. Hill, “What to Expect From the Trump-Kim Summit,” Project Syndicate, 1/5/2018 .

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau hội nghị thượng đỉnh ngày 27 tháng 4 giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và người đồng cấp Triều Tiên Kim Jong-un, không bất ngờ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố gắng khắc hoạ bản thân là vị quân sư đứng sau mối quan hệ ngoại giao liên Triều. Nhưng bất chấp những hy vọng nhen nhóm từ bán đảo này, Trump có thể sẽ hối hận vì đã biến mình thành tâm điểm chú ý, nhất là khi hội nghị thượng định của chính ông với Kim đang đến gần.

Khi chuẩn bị cho sự kiện ấy, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, rất có thể Trump sẽ tránh đọc hoặc nghe ý kiến từ các chuyên gia, mà đắm chìm bản thân giữa dòng thông tin trái chiều. Suy cho cùng thì ông vẫn thường được cho là không hiểu được các báo cáo chính sách toàn diện, có tổ chức, và ý kiến của Trump thường phản ánh quan điểm của bất cứ ai mà ông vừa nói chuyện. Hơn nữa, Trump nhìn chung thường được dẫn dắt bởi cảm giác tiêu cực với những người tiền nhiệm, đặc biệt là Tổng thống Barack Obama, vì cho rằng họ quá cả tin hoặc không tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt. Continue reading “Mong đợi gì từ thượng đỉnh Trump-Kim?”

15/05/1916: Áo phản công mạnh mẽ tại Mặt trận Trentino

Nguồn: Austrians launch massive offensive on Trentino Front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, quân đội Áo đã tiến hành một cuộc tấn công quan trọng chống lại kẻ thù Ý của họ tại Mặt trận Trentino, phía bắc Ý.

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các lựa chọn, và cân nhắc các đề xuất từ cả hai phe, Ý đã chấp nhận lời hứa của phe Hiệp ước về việc được chia một phần lãnh thổ đáng kể sau chiến tranh. Ngày 23/05/1915, họ tuyên chiến với Áo-Hung (nhưng không phải với Đức), mở ra một mặt trận mới cho Thế chiến I, kéo dài 600 km – hầu hết là qua các vùng núi dọc theo đường biên giới có nhiều tranh chấp của Ý với Áo-Hung ở khu vực Trentino. Continue reading “15/05/1916: Áo phản công mạnh mẽ tại Mặt trận Trentino”

Nhân tố Trump và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Nguồn: Joschka Fischer, “The Trump Factor and US Foreign Policy”, Project Syndicate, 26/01/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Tú | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong năm đầu tiên nhiệm kỳ, thiệt hại từ chính sách đối ngoại của chính quyền tổng thống Donald Trump dường như ít hơn rất nhiều so với những lo sợ trước đây. Mặc dù đưa ra chỉ trích dữ dội và các dòng tweets miêu tả nhà độc tài Bắc Triều Tiên Kim Jong Un là “little rocket man” (gã tên lửa nhỏ bé), vị tổng thống mới của nước Mỹ đã không châm ngòi cho bất cứ một cuộc chiến nào, ở trên bán đảo Triều Tiên lẫn trên Biển Đông. Cũng không có cuộc xung đột nào về vấn đề Đài Loan dù trước đó Trump đặt nghi vấn về chính sách “một Trung Quốc” lâu đời của Mỹ.

Trên thực tế, thay vì lựa chọn va chạm với Trung Quốc, Trump dường như đang tạo ra một mối quan hệ cá nhân thân tình với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc khó có thể tin vào vận may của mình khi một trong những hành động chính thức đầu tiên của Trump là rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hiệp định không có sự tham gia của Trung Quốc và thúc đẩy những quy định thương mại của phương Tây tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Cứ như thể Trump muốn làm cho Trung Quốc, chứ không phải nước Mỹ, vĩ đại trở lại. Continue reading “Nhân tố Trump và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”

14/05/1948: Nhà nước Israel tuyên bố thành lập

Nguồn: State of Israel proclaimed, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, tại Tel Aviv, Chủ tịch Cục Sự vụ Do Thái (Jewish Agency) David Ben-Gurion tuyên bố thành lập Nhà nước Israel, nhà nước Do Thái đầu tiên trong 2.000 năm. Trong một buổi lễ tại Bảo tàng Nghệ thuật Tel Aviv, Ben-Gurion phát biểu “Chúng tôi qua đây tuyên bố thành lập nhà nước Do Thái ở Palestine, với tên gọi Israel”, khiến đám đông tụ họp tại bảo tàng vỗ tay và òa khóc. Ben-Gurion trở thành thủ tướng đầu tiên của Israel.

Từ xa có thể nghe thấy tiếng súng nổ từ các cuộc giao tranh nổ ra giữa người Do Thái và người Ả Rập ngay sau khi quân đội Anh rút lui vào đầu ngày hôm đó. Ai Cập đã tổ chức một cuộc không kích vào Israel ngay đêm hôm ấy. Bất chấp việc Tel Aviv bị mất điện – và cuộc xâm lược được trông chờ từ phía Ả Rập – người Do Thái vẫn vui mừng kỷ niệm sự ra đời quốc gia mới của họ, đặc biệt là sau khi nhận được tin rằng Hoa Kỳ đã công nhận nhà nước Do Thái. Vào lúc nửa đêm, Nhà nước Israel chính thức ra đời sau khi thời kỳ ủy trị của Anh tại Palestine chấm dứt. Continue reading “14/05/1948: Nhà nước Israel tuyên bố thành lập”

Lý do chọn Singapore làm nơi hội đàm Mỹ – Triều

 

Biên dịch: Hồ Anh Hải

Sáng 10/5 (giờ Washington), Tổng thống Trump tuyên bố ngày 12/6 ông sẽ hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore. Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 11/5 có bài phân tích 5 lý do Trump-Kim chọn Singapore làm địa điểm gặp nhau.

Dương Hy Vũ, chuyên gia Viện Nghiên cứu các Vấn đề Quốc tế Trung Quốc, nói: trước hết đó là sự xem xét về mặt chính trị: đây là địa điểm của bên thứ ba mà hai bên Mỹ-Triều Tiên đều có thể chấp nhận. Singapore được Mỹ coi là một “quốc gia trung lập”, hơn nữa trong lịch sử, Singapore là đồng minh của Mỹ, hiện có quan hệ khăng khít với Mỹ về chính trị, quân sự. Đối với Triều Tiên thì Singapore cũng không phải là địa điểm Triều Tiên không thích, mấy năm qua hai nước không có quan hệ xấu và xung đột với nhau, cho nên là nơi có thể chấp nhận. Continue reading “Lý do chọn Singapore làm nơi hội đàm Mỹ – Triều”

13/05/1985: Mỹ tấn công trụ sở giáo phái MOVE

Nguồn: A raid is set for MOVE headquarters, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, tại Philadelphia, Pennsylvania, cảnh sát đã phát lệnh sơ tán dân thường khỏi nhà của họ tại Đại lộ Osage để chuẩn bị cho một cuộc đột kích chống lại MOVE, một giáo phái cực đoan vốn đã thu thập một kho vũ khí lớn. Cuộc đối đầu kết thúc với 11 người chết và 61 ngôi nhà bị đốt cháy.

Nguồn gốc của sự kiện 1985 là từ năm 1978 khi một cuộc đối đầu giữa MOVE và cảnh sát đã khiến sĩ quan James Ramp thiệt mạng. Một số thành viên của MOVE dù vô tội nhưng đã bị kết án giết người. Điều này kích động các thành viên còn lại. Thủ lãnh của MOVE, John Africa, đã bắt đầu cuộc phản công vào đêm Giáng sinh năm 1983. Tại trụ sở của MOVE ở số 6221 Đại lộ Osage, các thành viên đã lắp đặt một số loa phóng thanh và bắt đầu la hét những lời tục tĩu vào hàng xóm của họ. Nguy hiểm hơn, MOVE bắt đầu lắp ráp vũ khí và xây dựng các hầm chứa trong tòa nhà của họ. Continue reading “13/05/1985: Mỹ tấn công trụ sở giáo phái MOVE”

Friedrich Engels và hai mối tình ở Manchester

Tác giả: Nguyễn Giang

Friedrich Engels trở thành người cộng sản vào năm 1842 và thực trạng giới cần lao ở Manchester, Anh Quốc đã hình thành quan điểm của ông.

Sinh ra tại Đức nhưng Engels đã đến sống ở Manchester 30 năm liền và gắn bó với thành phố này tới mức để lại hai mối tình tại đây.

Đời Engels (1820-1895), nhân vật thứ nhì chỉ sau Karl Marx trong giới cộng sản tiền bối, luôn có hai mặt: vừa hưởng thụ và kiếm tiền, vừa theo đuổi lý tưởng.

Ngay khi còn ở Đức, ông đã đăng lính trong lúc vẫn mang quan điểm ‘phản chiến’. Continue reading “Friedrich Engels và hai mối tình ở Manchester”

Triển vọng quan hệ Malaysia – Trung Quốc sau bầu cử

Nguồn: Ian Storey, “Whither Malaysia’s China Policy Under Prime Minister Mahathir?“, ISEAS Commentary, 11/05/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Malaysia, Trung Quốc rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước này. Tuy nhiên, mặc dù Mahathir Mohamad là kiến ​​trúc sư của chính sách thân thiện với Trung Quốc vào đầu những năm 1990, ông cũng đã phê phán rất nhiều mối quan hệ của cựu Thủ tướng Najib Razak với Bắc Kinh, cho rằng Malaysia đã trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc.

Mahathir đã đặt câu hỏi về lợi ích của một số dự án lớn do Trung Quốc tài trợ ở Malaysia và tố cáo Najib đã đặt lợi ích riêng của mình trước lợi ích quốc gia. Ông gọi việc bán các tài sản ngành năng lượng cho Trung Quốc để lấy  tiền cứu vãn quỹ đầu tư quốc gia 1MDB đầy tai tiếng là “ngu xuẩn”. Continue reading “Triển vọng quan hệ Malaysia – Trung Quốc sau bầu cử”

12/05/1970: Blackmun trở thành thẩm phán Tối cao Pháp viện

Nguồn: Blackmun confirmed to Supreme Court, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Thượng viện Mỹ xác nhận Harry A. Blackmun, người được Tổng thống Richard M. Nixon đề cử, sẽ nhậm chức thẩm phán liên bang tại Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.

Sinh tại Nashville, Illinois vào năm 1908, Blackmun được xem là người có quan điểm bảo thủ vững chắc khi ông gia nhập tòa án cao nhất của nước Mỹ trên cương vị phó thẩm phán vào năm 1970. Continue reading “12/05/1970: Blackmun trở thành thẩm phán Tối cao Pháp viện”

11/05/1858: Minnesota gia nhập Liên bang Hoa Kỳ

Nguồn: Minnesota enters the Union, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1858, Minnesota gia nhập Liên bang Hoa Kỳ, trở thành bang thứ 32 của liên bang này.

Được biết đến với tên gọi “Xứ Vạn Hồ”, Minnesota là điểm cuối phía bắc của tuyến giao thông sông Mississippi và là điểm cực tây của tuyến đường thủy nội địa chạy xuyên qua Ngũ Đại Hồ và tuyến đường biển St. Lawrence để đổ ra Đại Tây Dương. Ojibwe và Dakota nằm trong số những tộc người bản địa đầu tiên sinh sống tại vùng đất này, và quá trình định cư của người da trắng tại khu vực bắt đầu vào năm 1820 với việc thành lập Fort Snelling. Năm 1849, Minnesota trở thành lãnh thổ của Hoa Kỳ. Continue reading “11/05/1858: Minnesota gia nhập Liên bang Hoa Kỳ”

Tại sao Bosnia và Herzegovina chưa sụp đổ?

Nguồn:Why hasn’t Bosnia and Herzegovina collapsed?”, The Economist, 01/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ Tây Ban Nha đến Ukraine, từ Scotland đến miền bắc Italy, các vấn đề khu vực đe doạ đến sự toàn vẹn của các quốc gia châu Âu. Những kỳ vọng tương tự vẫn tồn tại liên quan đến Bosnia. Kể từ khi chiến tranh Bosnia chấm dứt vào năm 1995, các chính trị gia, nhà báo và các nhà phân tích đã cảnh báo về sự sụp đổ từ bên trong sắp xảy ra tại đất nước này. Nhiều năm sau khi kết thúc nhiệm kỳ của mình với tư cách Đại diện cao cấp của EU về Bosnia, Paddy Ashdown đã nói về nỗi lo ngại của mình rằng đất nước này đang tiến tới sự chia tách. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Ngay cả khi tương lai của các nước châu Âu khác bị nghi ngờ, Bosnia vẫn chậm rãi tiến lên. Tại sao quốc gia này lại không sụp đổ? Continue reading “Tại sao Bosnia và Herzegovina chưa sụp đổ?”

10/05/1924: J. Edgar Hoover trở thành Giám đốc FBI

Nguồn: J. Edgar Hoover begins his legacy with the FBI, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, J. Edgar Hoover được bổ nhiệm làm Quyền Giám đốc Cục Điều tra (Bureau of Investigation, nay là FBI); đến cuối năm, ông chính thức được thăng chức là Giám đốc. Sự kiện này đã bắt đầu 48 năm nắm quyền FBI của Hoover, trong đó ông đã định hình hệ thống pháp lý hình sự (criminal justice) của Mỹ trong thế kỷ 20.

Hoover lần đầu tham gia vào lĩnh vực thực thi pháp luật trên cương vị trợ lý đặc biệt của Tổng Chưởng lý, chuyên giám sát các đợt vây bắt và trục xuất những người bị tình nghi là cộng sản trong thời kỳ Nỗi sợ Cộng sản vào cuối những năm 1910. Sau khi tiếp quản FBI vào năm 1924, Hoover bắt đầu bí mật theo dõi bất kỳ hoạt động nào không phù hợp với lý tưởng của ông về nước Mỹ. Continue reading “10/05/1924: J. Edgar Hoover trở thành Giám đốc FBI”

Việt Nam trước một Trung Quốc tái hung hăng trên Biển Đông

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, Vietnam facing China’s renewed assertiveness in South China Sea”, VnExpress, 08/05/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngày 2 tháng 5 năm 2018, hãng CNBC của Hoa Kỳ đưa tin rằng Trung Quốc đã lắp đặt các hệ thống tên lửa hành trình chống tàu và tên lửa đất đối không trên ba hòn đảo nhân tạo tại Quần đảo Trường Sa, bao gồm Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn. Báo cáo này góp phần khẳng định mối quan ngại của các nhà quan sát khu vực rằng Trung Quốc có thể sẽ sớm bắt đầu một vòng leo thang mới tại Biển Đông sau một thời gian tương đối lắng dịu.

Kể từ khi ban hành phán quyết của tòa trọng tài đối với vụ kiện Philippines chống lại Trung Quốc vào tháng 7 năm 2016 cho đến đầu năm nay, Trung Quốc giữ trạng thái tương đối ôn hòa về vấn đề Biển Đông bằng cách lặng lẽ hoàn thành bảy hòn đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa và cố gắng kiềm chế không thực hiện các hành động hung hăng quy mô lớn. Bắc Kinh thậm chí còn thể hiện thiện chí và nỗ lực thúc đẩy các cuộc thảo luận với ASEAN về việc xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử dành cho vùng biển này.

Continue reading “Việt Nam trước một Trung Quốc tái hung hăng trên Biển Đông”

09/05/1950: Cha đẻ Khoa luận giáo xuất bản cuốn Dianetics

Nguồn: L. Ron Hubbard publishes Dianetics, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1950, Lafayette Ronald Hubbard (1911-1986) xuất bản cuốn Dianetics: Khoa học Sức khỏe Tâm thần Hiện đại. Với cuốn sách này, Hubbard đã giới thiệu một nhánh của tâm lý học được gọi là Dianetics, mà sau đó nhanh chóng thu hút được sự hưởng ứng sâu rộng, và theo thời gian, đã biến thành một hệ thống niềm tin với hàng triệu tín đồ: Scientology (hay Khoa luận giáo). Continue reading “09/05/1950: Cha đẻ Khoa luận giáo xuất bản cuốn Dianetics”