19/08/1953: CIA hỗ trợ đảo chính lật đổ chính phủ Iran

Nguồn: CIA-assisted coup overthrows government of Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, quân đội Iran, với sự hậu thuẫn và viện trợ tài chính của Mỹ, đã lật đổ chính phủ của Thủ tướng Mohammed Mosaddeq và phục hồi quyền lực cho Shah (vua) của Iran. Iran sau đó tiếp tục là một đồng minh Chiến tranh Lạnh của Mỹ cho đến khi một cuộc cách mạng chấm dứt sự cai trị của Shah vào năm 1979.

Mosaddeq đã nổi lên ở Iran vào năm 1951, khi ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Là một người nhiệt thành theo chủ nghĩa dân tộc, Mosaddeq ngay lập tức đã tấn công các công ty dầu mỏ của Anh đang hoạt động tại nước mình, kêu gọi chiếm giữ và quốc hữu hóa các mỏ dầu. Hành động này đã khiến ông xung đột với giới tinh hoa thân phương Tây của Iran và với Shah, Mohammed Reza Pahlevi. Continue reading “19/08/1953: CIA hỗ trợ đảo chính lật đổ chính phủ Iran”

18/08/1941: Hitler đình chỉ chương trình “Euthanasia”

Nguồn: Hitler suspends euthanasia program, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã ra lệnh ngừng chương trình giết các bệnh nhân tâm thần và người khuyết tật một cách có hệ thống để ngăn chặn làn sóng biểu tình ở Đức.

Năm 1939, Tiến sĩ Viktor Brack, người đứng đầu chương trình Euthanasia (an tử) của Hitler, đã giám sát việc thiết lập chương trình T.4, với mục đích ban đầu là giết hại một cách có hệ thống các trẻ em bị coi là “khiếm khuyết về tinh thần.” Những đứa trẻ được đưa từ khắp nước Đức đến một Trại Thanh niên Tâm thần Đặc biệt và bị giết. Continue reading “18/08/1941: Hitler đình chỉ chương trình “Euthanasia””

GS Hồ An Cương và thuyết ‘Trung Quốc đã vượt Mỹ’ bị phê phán tơi bời

Tác giả: Thu Thủy

Việc GS Hồ An Cương, Viện trưởng Viện nghiên cứu tình hình đất nước, Đại học Thanh Hoa công bố các báo cáo cho rằng Trung Quốc đã trở thành nước đứng đầu thế giới về nhiều lĩnh vực đã gây tranh cãi sâu rộng, thậm chí Hồ An Cương còn bị coi là thủ phạm gây nên cuộc Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. 

Gần đây, 27 học giả, nhà nghiên cứu, sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Thanh Hoa đã đứng tên trong một lá đơn yêu cầu Đại học Thanh Hoa cách chức Viện trưởng Viện nghiên cứu tình hình đất nước (Quốc tình nghiên cứu viện) và tước bỏ học hàm của Giáo sư Hồ An Cương. Sau đó bức thư đã được hơn 1 ngàn cựu sinh viên của trường đại học danh tiếng hàng đầu Trung Quốc này hưởng ứng ký tên trong một chiến dịch công khai phê phán năng lực học thuật, trình độ tư tưởng và đạo đức của Hồ An Cương. Continue reading “GS Hồ An Cương và thuyết ‘Trung Quốc đã vượt Mỹ’ bị phê phán tơi bời”

17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ

Nguồn: Russian troops invade East Prussia, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Tập đoàn quân số 1 và số 2 của Nga bắt đầu tiến vào Đông Phổ, hoàn thành lời hứa của Nga với đồng minh của mình là Pháp trong việc tấn công Đức từ phía đông càng sớm càng tốt nhằm chuyển hướng quân lực của Đức và giảm áp lực lên Pháp trong những tuần đầu của Thế chiến I.

Tập đoàn quân số 1 của Nga, được chỉ huy bởi Pavel Rennenkampf, và Tập đoàn quân số 2, do Aleksandr Samsonov dẫn đầu, tiến quân theo đội hình hai nhánh – cách nhau bởi hồ Masurian, trải dài hơn 100 km – với mục tiêu là cuối cùng tập hợp và kẹp chặt Tập đoàn quân số 8 của Đức ở giữa. Continue reading “17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ”

Về việc Mỹ chuẩn bị thành lập Quân chủng Không gian

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 09/08/2018, Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Hội đồng An ninh Không gian quốc gia Mỹ Mike Pence tuyên bố tại Lầu Năm Góc: Trước năm 2020 nước Mỹ sẽ thành lập Lực lượng Không gian.

Tuyên bố này đã lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận Mỹ và thế giới.

Thực ra vấn đề này không hoàn toàn mới. Tháng 6 năm nay, Tổng thống Donald Trump từng lên tiếng ủng hộ việc thành lập Lực lượng Không gian (Space Force). “Tôi đang chỉ đạo Bộ Quốc Phòng và Lầu Năm Góc bắt đầu ngay lập tức quá trình cần thiết để thiết lập một lực lượng không gian làm nhánh thứ sáu của các lực lượng vũ trang. Đó là một tuyên bố lớn,” Trump nói. “Chúng ta có Không quân và chúng ta sẽ có Lực lượng Không gian — tách biệt nhưng bình đẳng [với Không quân].” Continue reading “Về việc Mỹ chuẩn bị thành lập Quân chủng Không gian”

16/08/1917: Trận Langemarck bắt đầu

Nguồn: Battle of Langemarck, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, quân Đồng Minh đã bắt đầu đợt tấn công mới trong một chiến dịch được phát động từ cuối tháng 7 tại Flanders, Bỉ. Trong trận đánh được biết đến là Trận Ypres Thứ Ba, hay đơn giản hơn là Trận Passchendaele, theo tên ngôi làng nơi diễn ra giao tranh dữ dội nhất, quân đội Anh đã chiếm được làng Langemarck từ tay người Đức.

Trận đánh đầy tham vọng, được lên kế hoạch tỉ mỉ, diễn ra dưới sự dẫn dắt của Chỉ huy trưởng người Anh, Sir Douglas Haig, bắt đầu vào ngày 31/07 với cuộc tấn công của Anh và Pháp vào các vị trí của quân Đức gần làng Passchendaele, Flanders – chiến trường Ypres Salient. Sau đợt tấn công đầu tiên đạt được ít thành công hơn dự đoán, mưa lớn và bùn lầy đã cản đường bộ binh và pháo binh của Đồng minh, ngăn không cho họ tấn công mãi cho đến tuần thứ hai của tháng 8. Continue reading “16/08/1917: Trận Langemarck bắt đầu”

Hội Tam Điểm là gì?

Nguồn: What is freemasonry?, The Economist, 27/02/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đầy rẫy thông tin sai lệch và thuyết âm mưu. Đó là một tổ chức ôn hòa hay có xu hướng lật đổ chính phủ?

Các tư liệu về hội Tam Điểm không đưa ra bất kỳ lời giải thích rõ ràng nào. Nó là một tổ chức  ôn hòa hay có xu hướng lật đổ chính phủ? Nó là một cộng đồng tri thức hay huyền bí? Những câu hỏi như vậy không phải là mới. Kể từ khi được phát triển vào thế kỷ 18, hội Tam Điểm đã khơi dậy sự tức giận từ giáo hội Công giáo, các chính trị gia cánh hữu và gần đây hơn là Bộ Nội Vụ Anh. (Lo sợ rằng các thành viên hội Tam Điểm trong lực lượng cảnh sát và tư pháp đã dành sự đối xử ưu đãi cho các thành viên khác của hội, từ năm 1998 đến 2009, Bội Nội vụ Anh đã yêu cầu những người được bổ nhiệm trong ngành tư pháp phải tiết lộ việc họ có là thành viên của hội không.) Hội Tam Điểm dường như khó hiểu vì nó không chứa đựng bất kỳ ý thức hệ hoặc học thuyết nhất quán nào, và thay vào đó được xác định bởi một cam kết về tình huynh đệ phổ quát và sự tự tiến bộ. Cũng không tồn tại một cơ quan quản lý nào. Nó được tạo thành từ một mạng lưới lỏng lẻo các nhóm, được gọi là các hội quán, nằm dưới các đại hội quán quốc gia và khu vực. Vậy rốt cuộc, hội Tam Điểm là gì? Continue reading “Hội Tam Điểm là gì?”

15/08/1964: Khrushchev tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải trừ quân bị

Nguồn: Khrushchev announces he is ready to begin arms talks, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Liên Xô Nikita Khrushchev tuyên bố rằng ông sẵn sàng bắt đầu các đàm phán giải trừ quân bị với phương Tây. Mặc dù vị lãnh đạo Nga từ chối thảo luận các kế hoạch cụ thể cho việc giải trừ quân bị, tuyên bố của ông được hiểu là một dấu hiệu cho thấy ông đang tìm cách hạn chế khả năng xung đột hạt nhân giữa Liên Xô và các cường quốc phương Tây.

Những bình luận của Khrushchev, được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trong khi ông đến thăm London, xuất hiện chưa đầy hai năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Vào tháng 10 năm 1962, Hoa Kỳ phát hiện ra rằng Liên Xô đang xây dựng các căn cứ tên lửa có khả năng bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ở Cuba. Continue reading “15/08/1964: Khrushchev tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải trừ quân bị”

Bàn về học thuyết xây dựng chính sách biển Việt Nam hiện đại

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Nghiên cứu những quan điểm, học thuyết để xây dựng hay hoạch định chính sách biển là vấn đề khó nhưng rất căn bản. Bởi vì chính sách biển của mỗi quốc gia dân tộc ven biển được hoạch định và triển khai thực hiện như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của con người. Nhận thức về biển đảo của chúng ta đúng sẽ có một chính sách biển phù hợp và mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Bài viết giới thiệu về khung lý thuyết xây dựng chính sách biển Việt Nam hiện đại và phân tích các yếu tố hợp thành sức mạnh trên biển của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất những yêu cầu để xây dựng chính sách biển hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng-an ninh trên biển, phát triển kinh tế biển, hợp tác quốc tế về biển, phân định biển, bảo vệ môi trường biển, phát huy giá trị văn hóa biển của dân tộc Việt Nam. Continue reading “Bàn về học thuyết xây dựng chính sách biển Việt Nam hiện đại”

14/08/1945: Việc đầu hàng của Nhật Bản được công khai

Nguồn: Japan’s surrender made public, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một thông báo chính thức về việc đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản trước quân Đồng Minh đã được công bố cho người dân Nhật Bản.

Mặc dù Hội đồng Chiến tranh Nhật Bản, trước sự thúc giục của Hoàng đế Hirohito, đã đệ trình một tuyên bố đầu hàng chính thức lên quân Đồng minh, thông qua các đại sứ của nước này vào ngày 10 tháng 8, giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra giữa Nhật Bản và Liên Xô ở Mãn Châu, và giữa Nhật Bản với Mỹ ở Nam Thái Bình Dương. Thực ra, chỉ hai ngày sau khi Hội đồng Chiến tranh đồng ý đầu hàng, một tàu ngầm của Nhật đã đánh chìm Oak Hill, một tàu đổ bộ của Mỹ, và Thomas F. Nickel, một tàu khu trục Mỹ, cả hai đều đang ở phía đông Okinawa. Continue reading “14/08/1945: Việc đầu hàng của Nhật Bản được công khai”

Trung Quốc lo ngại Nhật phát triển vũ khí hạt nhân

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu ngày 04/08/2018 đăng bài “Cần cảnh giác trước việc Nhật tích trữ một lượng lớn Plutonium” của  Dương Thừa Quân (Yang Cheng Jun), Nghiên cứu viên cấp cao Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc. Bài báo viết:

Báo “Tin tức Kinh tế Nhật ” hôm qua đưa tin: Hiện nay lượng dự trữ vật liệu Plutonium của Nhật là hơn 47 tấn, vượt xa nhu cầu [sản xuất điện] của các nhà máy điện hạt nhân. Nếu dùng số lượng Plutonium này chế tạo vũ khí hạt nhân (VKHN) thì có thể làm được hơn 6000 trái bom nguyên tử.

Nhật tích trữ một lượng Plutonium nhiều như vậy phải chăng có tồn tại khả năng mất kiểm soát? Theo ý kiến tác giả, ở đây cần phân tích xem liệu Nhật có hay không có ý đồ chủ quan và hành động khách quan nghiên cứu triển khai VKHN. Continue reading “Trung Quốc lo ngại Nhật phát triển vũ khí hạt nhân”

13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin

Nguồn: Record day for the Berlin Airlift, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, để ứng phó với áp lực đang gia tăng của Liên Xô đối với Tây Berlin, các máy bay của Mỹ và Anh đã không vận một lượng lớn hàng tiếp tế tới các khu vực của thành phố nằm dưới sự kiểm soát của mình. Nỗ lực tiếp tế khổng lồ này, được thực hiện trong thời tiết xấu đến mức mà một số phi công gọi nó là “Ngày thứ Sáu đen tối “, đưa ta thông điệp rằng Anh và Mỹ sẽ không đầu hàng trước sự phong tỏa của Liên Xô ở Tây Berlin. Continue reading “13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin”

Một lý giải văn hóa về bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ

Nguồn: Ian Buruma, “Gun Nation”, Project Syndicate, 07/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bảo vệ quyền được mua súng trường bán tự động hoặc mang súng theo người của công dân Mỹ cũng tương tự như việc chối bỏ trách nhiệm của con người đối với biến đổi khí hậu. Các tranh cãi về lý lẽ không phải là vấn đề ở đây. Có bao nhiêu học sinh bị bắn hay bằng chứng khoa học gì về ảnh hưởng của khí thải carbon đi nữa đều không quan trọng, người ta sẽ không thay đổi thứ niềm tin đã xác định bản ngã của họ.

Theo đó, càng nhiều người theo khuynh hướng tự do từ New York hay San Francisco, hoặc Houston, đòi hỏi cần có các phương thức kiểm soát việc bán vũ khí cho dân thường, thì những người ủng hộ quyền sở hữu vũ khí sát thương lại càng đáp trả mạnh mẽ. Họ thường hành động như vậy với niềm tin tương tự như của các tín đồ tôn giáo, cảm nhận như thể đấng tối cao của họ bị xúc phạm. Continue reading “Một lý giải văn hóa về bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ”

12/08/30 TCN: Cleopatra tự sát

Nguồn: Cleopatra commits suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 30 TCN, Cleopatra, Nữ hoàng Ai Cập, tình nhân của Julius Caesar và Mark Antony, đã quyết định kết liễu mạng sống sau khi lực lượng của bà thất bại trước quân của Octavian, người trong tương lai sẽ trở thành Hoàng đế đầu tiên của Rome.

Sinh năm 69 TCN, Cleopatra trở thành Cleopatra VII, Nữ hoàng Ai Cập, sau cái chết của cha mình, Ptolemy XII, vào năm 51 TCN. Cùng lúc đó, em trai của bà được tôn phong làm vua Ptolemy XIII, và hai chị em đã cai trị Ai Cập dưới các danh hiệu vốn chỉ dành cho vợ chồng. Cleopatra và Ptolemy là thành viên của Triều đại Macedonia, những người cai trị Ai Cập kể từ sau khi Alexander Đại đế qua đời năm 323 TCN. Mặc dù không mang trong mình dòng máu Ai Cập, nhưng Cleopatra là người duy nhất trong hoàng gia đã cố gắng học tiếng Ai Cập. Để mở rộng ảnh hưởng của mình đối với người dân Ai Cập, bà còn tự xưng là con gái Thần Re, Thần Mặt Trời của người Ai Cập. Cleopatra sớm xung khắc với em trai mình, và nội chiến đã nổ ra vào năm 48 TCN. Continue reading “12/08/30 TCN: Cleopatra tự sát”

11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar

Nguồn: Weimar Constitution adopted in Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Friedrich Ebert, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội (Social Democratic Party) và Chủ tịch Lâm thời Nghị viện Đức (Reichstag), đã ký thành luật một hiến pháp mới, được gọi là Hiến pháp Weimar, chính thức tạo ra nền dân chủ nghị viện đầu tiên ở Đức.

Ngay cả trước khi Đức thừa nhận thất bại của mình dưới tay các cường quốc Hiệp Ước trên chiến trường Thế chiến I, nước này đã phải đối mặt với bất mãn và hỗn loạn, khi những người dân Đức kiệt sức và đói khổ bày tỏ nỗi thất vọng và giận dữ qua những cuộc đình công quy mô lớn của công nhân và những cuộc nổi loạn trong lực lượng vũ trang. Continue reading “11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar”

10/08/1846: Thành lập Viện Smithsonian

Nguồn: Smithsonian Institution created, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1846, sau một thập niên tranh luận về cách tốt nhất để chi tiêu di sản được để lại cho nước Mỹ bởi một nhà khoa học người Anh ít tiếng tăm, Tổng thống James K. Polk đã ký ban hành Đạo luật thành lập Viện Smithsonian.

Năm 1829, James Smithson qua đời tại Ý, để lại một bản di chúc với một chú thích đặc biệt. Trong trường hợp người cháu trai duy nhất của ông qua đời mà không có bất kỳ người thừa kế nào, Smithson yêu cầu rằng toàn bộ tài sản của ông sẽ được chuyển đến “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, để thành lập tại Washington, dưới tên gọi Viện Smithsonian, một tổ chức nhằm phát triển và truyền bá kiến ​​thức.” Di sản gây hiếu kỳ của Smithson cho một quốc gia mà ông chưa bao giờ viếng thăm thu hút sự chú ý đáng kể trên cả hai bờ Đại Tây Dương. Continue reading “10/08/1846: Thành lập Viện Smithsonian”

Đã đến lúc Việt Nam định vị mình là ‘cường quốc hạng trung’?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã đi được một chặng đường dài trên con đường phát triển, giúp nâng cao tầm vóc, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng đã dần chuyển dịch trọng tâm từ “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế sang tích cực hội nhập quốc tế và chủ động đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực cũng như thế giới.

Trong bối cảnh đó, việc định vị bản sắc quốc gia về mặt đối ngoại trong thời kỳ mới là một việc cần thiết nhằm định hướng nền ngoại giao, qua đó đưa ra được các chiến lược và hành động đối ngoại phù hợp, giúp bảo vệ tốt hơn lợi ích và nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của Việt Nam. Theo đó, một câu hỏi đặt ra là có phải đã đến lúc Việt Nam nên tự định vị mình như một “cường quốc hạng trung”? Continue reading “Đã đến lúc Việt Nam định vị mình là ‘cường quốc hạng trung’?”

09/08/1985: Arthur Walker bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô

Nguồn: Arthur Walker found guilty of spying for Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, Arthur Walker, một cựu sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ, đã bị kết tội gián điệp vì chuyển các tài liệu tối mật cho anh trai của mình, người sau đó tiếp tục chuyển chúng cho các điệp viên Liên Xô. Walker là một mắt xích trong đường dây gián điệp Chiến tranh Lạnh quan trọng nhất ở Hoa Kỳ.

Arthur bị bắt vào ngày 29/05/1985, chỉ một ngày sau vụ bắt giữ anh trai ông, John và con trai của ông này, Michael. Cả ba đều bị buộc tội làm gián điệp cho Liên Xô. John Walker, cũng là một cựu lính Hải quân, là người đứng đầu đường dây, và các quan chức chính phủ Mỹ buộc tội ông đã bắt đầu làm gián điệp cho Liên Xô từ năm 1968. Continue reading “09/08/1985: Arthur Walker bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô”

Hợp tác địa kinh tế Mỹ-Ấn trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ

Biên dịch: Trần Quang

Mỹ và Ấn Độ có cơ hội để cùng xác định và triển khai một tầm nhìn địa kinh tế cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dựa trên các giá trị chung về tính tự do và minh bạch. Tuy nhiên, họ vẫn cần phải vượt qua nhiều trở ngại khó khăn. Những nỗ lực từ Mỹ đều thất thường và đôi khi là thất sách, chẳng hạn như việc rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hơn nữa, lịch sử và danh tiếng của Ấn Độ trong việc làm việc với các thể chế kinh tế đa phương khá hỗn tạp, ít nhất có thể nói như vậy. Continue reading “Hợp tác địa kinh tế Mỹ-Ấn trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ”

08/08/1974: Nixon từ chức

Nguồn: Nixon resigns, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1974, trong một bài diễn văn được phát trên truyền hình buổi tối, Tổng thống Richard M. Nixon đã tuyên bố ý định trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ từ chức. Với các thủ tục tố tụng đang được tiến hành chống lại ông vì sự dính líu của ông trong vụ bê bối Watergate, Nixon cuối cùng đã phải cúi đầu trước áp lực của công chúng và Quốc hội để rời khỏi Nhà Trắng. “Bằng cách thực hiện hành động này,” ông nói trong một bài diễn văn từ Phòng Bầu dục, “Tôi hy vọng rằng tôi sẽ nhanh chóng bắt đầu quá trình hàn gắn đang vô cùng cần thiết ở Hoa Kỳ.” Continue reading “08/08/1974: Nixon từ chức”