04/03/1861: Lincoln nhậm chức Tổng thống

Nguồn: Lincoln inaugurated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Abraham Lincoln trở thành vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ. Trong bài diễn văn nhậm chức của mình, Lincoln đã bày tỏ thiện chí với miền Nam, nhưng cũng nói rõ ý định thực thi luật liên bang ở các tiểu bang đã ly khai.

Kể từ khi Lincoln đắc cử vào tháng 11/1860, bảy tiểu bang đã rời khỏi Liên minh. Lo lắng rằng việc ứng viên của Đảng Cộng hòa được chọn sẽ đe doạ các quyền của họ, đặc biệt là về chế độ nô lệ, các bang thuộc miền Hạ Nam (lower South) đã ly khai và thành lập Hợp bang miền Nam Hoa Kỳ (Confederate States of America). Trong quá trình đó, một số bang đã chiếm dụng tài sản của liên bang như kho vũ khí và pháo đài. Continue reading “04/03/1861: Lincoln nhậm chức Tổng thống”

Francis Fukuyama: ‘Việt Nam làm khác Trung Quốc’

Triết gia Mỹ Francis Fukuyama nói với BBC rằng ông Tập Cận Bình đi theo truyền thống ‘Hoàng đế xấu’ và Việt Nam đi con đường khác Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của Vincent Ni, phóng viên BBC World Service, qua điện thoại hôm 01/03/2018 từ San Francisco, ông đánh giá tin mới nhất rằng Trung Quốc có thể xóa giới hạn hai nhiệm kỳ để ông Tập Cận Bình cầm quyền quá 2023.

GS Francis Fukuyama: Tôi nghĩ đây là một quyết định rất đáng tiếc, cho cả Trung Quốc lẫn thế giới nói chung. Tôi nghĩ rằng chế độ độc tài của Trung Quốc khác với các chế độ độc tài khác, bởi thực tế là nó đã được thể chế hóa, có nghĩa là nó không phụ thuộc vào thẩm quyền cá nhân của một nhà lãnh đạo duy nhất. Có các luật định, và đặc biệt, có một quy tắc rõ ràng trong hiến pháp rằng các chủ tịch chỉ có thể phục vụ hai nhiệm kỳ 5 năm. Và kể từ năm 1978, đã có ba lần chuyển giao quyền lực, khi mà toàn bộ ban lãnh đạo hàng đầu rời chức vụ để tạo điều kiện cho một thế hệ trẻ hơn. Continue reading “Francis Fukuyama: ‘Việt Nam làm khác Trung Quốc’”

03/03/1952: Tối cao Pháp viện ra phán quyết về giáo viên cộng sản

Nguồn: Supreme Court rules on communist teachers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, trong một cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 6-3, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã quyết định duy trì một luật của bang New York cấm các giáo viên cộng sản giảng dạy ở các trường công lập. Xuất hiện trong thời kỳ “Nỗi sợ Cộng sản” bao trùm khắp đất nước, quyết định của Tối cao Pháp viện là bằng chứng bổ sung cho thấy nhiều người Mỹ đang quan ngại về hoạt động lật đổ của Cộng sản có thể sẽ xảy ra ở nước họ.

Đạo luật của bang New York – được gọi là Luật Feinberg (Feinberg Law) – cấm bất kỳ ai kêu gọi lật đổ chính phủ trở thành giáo viên, đạo luật đặc biệt nhắm vào phe cộng sản. Một số tiểu bang khác cũng thông qua các biện pháp tương tự. Tại New York, một nhóm giáo viên và phụ huynh đã phản đối đạo luật này, và cuối cùng vụ việc được đưa lên Tối cao Pháp viện. Continue reading “03/03/1952: Tối cao Pháp viện ra phán quyết về giáo viên cộng sản”

Khía cạnh địa chính trị của Đồng thuận Bắc Kinh-Moskva

Nguồn: Enrico Cau, “The Geopolitics of the Beijing-Moscow Consensus“, The Diplomat, 04/01/2018.

Biên dịch: Trần Quang

Vào cuối những năm 1950, việc quan hệ Trung-Nga xấu đi đã mở đường cho cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Mao Trạch Đông vào năm 1972. Kết quả của cuộc gặp đó là Thông cáo Thượng Hải, và một mặt là bắt đầu sự hòa hoãn Trung-Mỹ, mặt khác là việc kiềm chế Liên Xô ở châu Á-Thái Bình Dương, một sự chia rẽ sẽ xác định quan hệ giữa hai nước cộng sản này trong nhiều thập kỷ sau đó.

Chỉ đến khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, thì bất chấp các thách thức còn tồn tại như các tranh chấp lãnh thổ và vấn đề nhập cư trái phép ở vùng Viễn Đông Nga, quan hệ Trung-Nga mới bắt đầu “tan băng”. Hai nước đã bỏ lại đằng sau những sự bất đồng về tư tưởng vì một cách tiếp cận thực dụng hơn dựa trên việc theo đuổi các lợi ích được chia sẻ và chống lại các mối đe dọa chung như là nét đặc trưng chỉ đạo của sự hợp tác được khôi phục của họ. Bất chấp những dự đoán tiêu cực hơn, tiến trình nối lại quan hệ này đã cải thiện một cách vững vàng qua thời gian.  Continue reading “Khía cạnh địa chính trị của Đồng thuận Bắc Kinh-Moskva”

02/03/1943: Trận Biển Bismarck

Nguồn: The Battle of the Bismarck Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, máy bay của Mỹ và Úc xuất phát từ đất liền đã bắt đầu tấn công một đoàn tàu của Nhật Bản ở Biển Bismarck, phía Tây Thái Bình Dương.

Ngày 01/03, máy bay trinh sát Mỹ đã phát hiện 16 tàu Nhật đang trên đường đến Lae và Salamaua ở New Guinea. Người Nhật đã cố gắng để không bị mất hòn đảo cũng như các cơ sở đồn trú của họ, bằng cách gửi 7.000 quân tiếp viện, cùng với nhiên liệu máy bay và vật tư. Tuy nhiên, một chiến dịch ném bom của Mỹ, bắt đầu từ ngày 02/03 và kéo dài cho đến ngày 04/03, với sự tham gia của 137 máy bay ném bom Mỹ được hỗ trợ bởi máy bay chiến đấu Mỹ và Úc, đã phá hủy tám tàu chiến và bốn tàu khu trục của Nhật. Continue reading “02/03/1943: Trận Biển Bismarck”

Tại sao giá hàng hóa cơ bản lại đang tăng cao?

Nguồn:Why commodity prices are surging”, The Economist, 11/01/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới cuối cùng đã tác động vào giá cả hàng hóa cơ bản. Năm ngoái có lẽ sẽ là năm đầu tiên kể từ 2010 khi mà tăng trưởng đã tăng nhanh ở cả Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản. Và giá dầu thô Brent, đồng và chỉ số tổng hợp của Bloomberg bao gồm giá giao ngay của 22 nguyên liệu thô đều ở mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2014. Nhưng nếu nhu cầu toàn cầu đã tăng lên trong vài quý, tại sao lại mất nhiều thời gian đến vậy nó mới được phản ánh rõ ràng qua giá cả hàng hóa? Và quan trọng hơn, sự phục hồi giá này bền vững đến mức nào? Continue reading “Tại sao giá hàng hóa cơ bản lại đang tăng cao?”

01/03/1781: Các Điều khoản Hợp bang được phê chuẩn

Nguồn: Articles of Confederation are ratified, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1781, Các Điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation) cuối cùng đã được phê chuẩn. Ngày 15/11/1777, sau 16 tháng thảo luận, Các Điều khoản này đã được Quốc hội ký và gửi đến các bang để phê chuẩn. Tranh cãi về đất đai giữa Virginia và Maryland đã trì hoãn việc phê chuẩn cuối cùng trong gần 4 năm nữa. Maryland cuối cùng đã thông qua Các Điều khoản vào ngày 01/03/1781, khẳng định văn bản này là bản phác thảo cho một chính phủ chính thức của Mỹ. Đất nước đã được điều hành theo Các Điều khoản Hợp bang cho đến khi Hiến pháp Hoa Kỳ có hiệu lực kể từ năm 1789. Continue reading “01/03/1781: Các Điều khoản Hợp bang được phê chuẩn”

Canh bạc của Tập Cận Bình

Nguồn: Kerry Brown, “Xi won’t go”, China File, 25/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc, trên hết, là một cơ quan chiến lược. Nhưng chiến lược luôn luôn liên quan đến một số yếu tố “đánh cược” – những quyết định lớn, nơi bạn quyết định phải đi theo một hướng nhất định và loại trừ các hướng đi khác. Ngay cả Đảng cũng không thể cùng lúc đi theo hai hướng khác nhau.

Tổng Bí thư Đảng có một số chức năng – là người kể chuyện, nhân vật tượng trưng, ​​và người ra quyết định chính về những định hướng chiến lược này. Họ cũng là những tay bạc – đi theo bản năng của họ và đặt tất cả vốn liếng chính trị vào những quyết định lớn. Đối với người tiền nhiệm của Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào, canh bạc chỉ đơn giản là làm tất cả mọi thứ để duy trì tăng trưởng kinh tế. Continue reading “Canh bạc của Tập Cận Bình”

28/02/1994: Hành động quân sự đầu tiên của NATO

Nguồn: First NATO Military Action, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, trong hành động quân sự đầu tiên trong lịch sử 45 năm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), các máy bay chiến đấu của Mỹ đã bắn hạ bốn máy bay chiến đấu của Serbia đang tham gia vào một sứ mệnh ném bom vi phạm vùng cấm bay của Bosnia.

Mỹ, cùng 10 nước châu Âu và Canada thành lập NATO năm 1949 nhằm mục đích phòng vệ chống lại sự hung hăng của Liên Xô. Continue reading “28/02/1994: Hành động quân sự đầu tiên của NATO”

Học giả bình luận việc TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước (2)

Nguồn: Robert Daly, “Xi won’t go”, China File, 25/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Câu hỏi quan trọng nảy sinh từ việc sửa đổi hiến pháp là: Tại sao Tập Cận Bình lại muốn có thêm quyền lực và tại sao các đồng nghiệp của ông lại sẵn sàng trao nó cho ông? Liệu quyết định này xuất phát từ sức mạnh của Trung Quốc, hay sự mong manh của nó?

Câu trả lời chắc chắn nhất là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tin rằng các điểm yếu của nó chỉ có thể được giải quyết bằng cách tập trung quyền lực vào tay một lãnh đạo mạnh mẽ trong dài hạn. Đảng muốn gửi tín hiệu về sự tự tin, năng lực, và sự ổn định của mình tới các đảng viên và nhân dân Trung Quốc vì mi đe da do bt n là cao. Continue reading “Học giả bình luận việc TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước (2)”

Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng

Nguồn: Joseph Nye, “The Changing Geopolitics of Energy”, Project Syndicate, 01/11/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2008, khi Hội đồng tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (NIC) xuất bản cuốn Global Trends 2025 (Xu hướng toàn cầu năm 2025), một dự báo quan trọng là cạnh tranh năng lượng sẽ trở nên gay gắt hơn. Nhu cầu của Trung Quốc đang tăng lên, và những nguồn cung khác từ các nước không phải thành viên OPEC, như Biển Bắc, lại đang suy giảm. Sau 2 thập niên giá dầu duy trì ở mức thấp và tương đối ổn định, năm 2006, giá dầu bất ngờ tăng vọt lên mức hơn 100 đô la Mỹ một thùng. Nhiều chuyên gia đã đề cập đến “đỉnh dầu” (peak oil) – quan điểm cho rằng các nguồn dự trữ dầu đã đạt mức cao nhất – cùng dự đoán rằng sản xuất dầu sẽ tập trung vào vùng Trung Đông với chi phí thấp nhưng nguy cơ bất ổn lại cao, nơi ngay cả Ả Rập Saudi cũng được cho là đã thăm dò hết sản lượng dầu tiềm năng của mình, và không có mỏ dầu lớn nào khác nữa có thể được tìm thấy. Continue reading “Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng”

27/02/1897: Anh thừa nhận thẩm quyền của Mỹ ở Tây bán cầu

Nguồn: Britain recognizes U.S. authority over Western Hemisphere, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, Vương quốc Anh đồng ý với phán quyết của tòa trọng tài Mỹ trong một cuộc tranh chấp biên giới giữa Venezuela và Guiana thuộc Anh, nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng ngoại giao Mỹ – Anh.

Năm 1841, việc vàng được phát hiện ở miền đông Guiana thuộc Anh đã làm gia tăng tranh chấp biên giới vốn đã kéo dài giữa Anh và Venezuela. Năm 1887, Venezuela cáo buộc Anh đưa các khu định cư lấn sâu vào khu vực tranh chấp và đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Anh. Năm 1895, Anh từ chối đưa vụ tranh chấp lên tòa trọng tài Mỹ, điều này đã tạo ra phản ứng thù hằn từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Grover Cleveland. Continue reading “27/02/1897: Anh thừa nhận thẩm quyền của Mỹ ở Tây bán cầu”

Học giả bình luận việc TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước (1)

Nguồn: Richard McGregor, “Xi won’t go”, China File, 25/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Có phải Tập Cận Bình đã tự biến mình thành chủ tịch nước trọn đời?

Thông báo hôm Chủ nhật rằng Trung Quốc sẽ sửa đổi hiến pháp để loại bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ của chức chủ tịch nước hiện tại dường như đã dọn đường cho khả năng đó.

Theo các quy định hiến pháp cũ, Tập sẽ phải rời bỏ vị trí chủ tịch nước vào đầu năm 2023, khi nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai của ông kết thúc.

Mặc dù vậy, như những người khác đã chỉ ra, Tập sẽ không nhất thiết phải phải từ bỏ quyền lực. Không có giới hạn nào đối với số nhiệm kỳ của một trong những vị trí quan trọng khác mà ông ta đang nắm giữ: Tổng bí thư của Đảng Cộng sản, vị trí nắm giữ quyền lực thực sự ở Trung Quốc. Continue reading “Học giả bình luận việc TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước (1)”

Phụ nữ định hình các cuộc đảo chính như thế nào?

Nguồn: Raj Persaud & Peter Bruggen, How Women Shape Coups”, Project Syndicate, 20/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Châu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hồi tháng 11/2017, các tướng lĩnh của Zimbabwe đã bắt tạm giam Tổng thống Robert Mugabe trong một cuộc đảo chính thành công (mặc dù họ không thừa nhận đó là một cuộc đảo chính). Nhiều ngày sau, đảng cầm quyền của nước này, Mặt trận Yêu nước – Liên đoàn Quốc gia người Phi Zimbabwe (Zanu-PF), đã quyết định khai trừ vị Tổng thống 93 tuổi khỏi hàng ngũ của Đảng. Nhưng có lẽ không phải bản thân Mugabe, một cây đại thụ trong làng chính trị, là người đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy này, bất chấp sự tàn nhẫn đặc trưng cho giai đoạn cai trị gần bốn thập niên của ông. Ngược lại, người có khả năng kế nhiệm Mugabe – vợ ông, bà Grace, chính là nguồn cơn của vụ việc. Continue reading “Phụ nữ định hình các cuộc đảo chính như thế nào?”

26/02/1968: Mộ tập thể được phát hiện ở Huế

Nguồn: Mass graves discovered in Hue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, lực lượng liên minh Mỹ – Việt Nam Cộng hòa, những người đã chiếm lại cố đô Huế từ tay quân đội Bắc Việt sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, đã tìm thấy những ngôi mộ tập thể đầu tiên ở Huế.

Người ta phát hiện ra rằng lực lượng cộng sản, trong 25 ngày chiếm giữ thành phố, đã giết khoảng 2.800 thường dân mà họ xác định là những người ủng hộ chính quyền Sài Gòn. Một nguồn có thẩm quyền ước tính rằng lực lượng cộng sản có thể đã giết chết khoảng 5.700 người ở Huế. Continue reading “26/02/1968: Mộ tập thể được phát hiện ở Huế”

Chống tiếp cận/chống xâm nhập: Chưa đủ để cản bước Trung Quốc

Tác giả: Ngô Di Lân

Làm sao để ngăn cản bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông? Đây có lẽ là một trong những bài toán hóc búa nhất đối với giới hoạch định chính sách ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trong khoảng mười năm trở lại đây. Theo GS. Michael Beckley – một trong những học giả trẻ hàng đầu về quan hệ Mỹ-Trung thì Mỹ nên tập trung giúp các nước láng giềng của Trung Quốc cải thiện khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) để ngăn không cho Trung Quốc chiếm Đài Loan hay kiểm soát các vùng biển ở khu vực Đông Á. Tuy nâng cao năng lực A2/AD là một cách tiếp cận không tồi nhưng chiến lược này sẽ rất dễ bị hoá giải nếu Trung Quốc vận dụng chiến thuật “cắt lát salami” để từng bước mở rộng sự kiểm soát của mình ở Đông Á. Continue reading “Chống tiếp cận/chống xâm nhập: Chưa đủ để cản bước Trung Quốc”

25/02/1862: Đạo luật Tiền Pháp định được thông qua

Nguồn: Legal Tender Act passed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Tiền Pháp định (Legal Tender Act), cho phép sử dụng tiền giấy để thanh toán hóa đơn của chính phủ. Điều này đã chấm dứt chính sách lâu nay là chỉ sử dụng vàng hoặc bạc trong các giao dịch, và cũng cho phép chính phủ tài trợ cho cuộc nội chiến tốn kém thêm một thời gian rất lâu sau khi dự trữ vàng và bạc đã cạn kiệt.

Không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu, chính phủ Liên bang bắt đầu thiếu hụt ngân sách. Một số đề xuất liên quan đến việc sử dụng trái phiếu đã được đưa ra. Cuối cùng, Quốc Hội bắt đầu in tiền, điều mà chính phủ Hợp bang vốn đã làm từ đầu cuộc chiến. Continue reading “25/02/1862: Đạo luật Tiền Pháp định được thông qua”

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp không thể hòa giải?

Nguồn:Why Turkey and Greece cannot reconcile”, The Economist, 14/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai nước không còn đối đầu nhau như trước đây, nhưng việc lập lại quan hệ hữu nghị thì dường như bất khả.

Tuần vừa qua, ông Recep Tayyip Erdogan đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên bởi một tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp trong hơn sáu thập niên. Ông Erdogan đã đến thăm người đồng nhiệm phía Hy Lạp, tổng thống Prokopis Pavlopoulos; thủ tướng Alexis Tsipras; và các đại diện của cộng đồng Hồi giáo hùng mạnh gồm 130.000 người của quốc gia này tại Tây Thrace. Các thảo luận tập trung vào số lượng người di cư và tị nạn; một hiệp định đã tồn tại 94 năm xác định biên giới Thổ Nhĩ Kỳ; và tiến trình hòa bình bị đình trệ ở đảo Síp, vốn bị chia rẽ giữa chính quyền thân Hy Lạp ở phía nam được công nhận bởi quốc tế và Cộng hòa Síp ly khai thân Thổ Nhĩ kỳ ở phía bắc, chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyến thăm đã mang lại hy vọng cho việc cải thiện quan hệ giữa hai nước láng giềng bị ngăn cách bởi biển Aegean, một đường biên giới đất liền dài 200 km, và một loạt những hiềm khích xưa cũ. Nhưng liệu đó có phải là một bước đột phá? Continue reading “Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp không thể hòa giải?”

24/02/1982: Reagan công bố Sáng kiến Lòng chảo Caribbean

Nguồn: Reagan announces Caribbean Basin Initiative, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, Tổng thống Ronald Reagan đã tuyên bố một chương trình mới về hỗ trợ kinh tế và quân sự cho các quốc gia vùng Caribbean nhằm mục đích “ngăn chặn việc lật đổ các chính phủ trong khu vực” bởi các lực lượng cộng sản “tàn bạo và toàn trị.” Sáng kiến Lòng chảo Caribbean (Caribbean Basin Initiative, CBI) là một phần trong nỗ lực của chính quyền Reagan nhằm hạn chế những gì họ cho là sự trỗi dậy nguy hiểm trong hoạt động cộng sản ở Trung Mỹ và vùng Caribbean. Continue reading “24/02/1982: Reagan công bố Sáng kiến Lòng chảo Caribbean”

Vai trò của lực lượng nô lệ trong xã hội Đại Việt thời Lý

Tác giả: Đinh Thị Duyệt

Tìm hiểu lịch sử Đại Việt thời Lý (1009 – 1225), chúng ta cần làm sáng tỏ một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự sung túc của đất nước thời kỳ này. Đó là lực lượng nhân công được “nhập khẩu” về từ nhiều nguồn khác nhau: Trung Hoa, Chiêm Thành, Ai Lao… đã tham gia trong hầu hết các hoạt động kinh tế với thân phận nô lệ, góp phần tạo nên nhiều kiến trúc và công trình văn hóa trong giai đoạn đầu tự chủ. Bài viết đóng góp một giả thuyết mới vào vấn đề Việt Nam có chế độ chiếm hữu nô lệ hay không, từng là vấn đề được nhiều nhà sử học quan tâm và tranh luận. Continue reading “Vai trò của lực lượng nô lệ trong xã hội Đại Việt thời Lý”