16/12/1971: Lực lượng Pakistan bị đánh bại ở Bangladesh

Nguồn: Pakistani forces defeated in Bangladesh, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1971, hai tuần sau khi Ấn Độ đưa quân vào Đông Pakistan để hỗ trợ cho phong trào độc lập tại đây, 90.000 quân Pakistan đã đầu hàng lực lượng Ấn Độ. Đông Pakistan sau đó tuyên bố trở thành nước Bangladesh độc lập.

Năm 1947, vào cuối thời kỳ cai trị của Anh ở tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Pakistan đã được tuyên bố thuộc về nước Pakistan ở phía tây, dù thực tế là hai khu vực này cách nhau hơn 1.000 dặm. Continue reading “16/12/1971: Lực lượng Pakistan bị đánh bại ở Bangladesh”

Làm cách nào cứu TPP thoát ‘án tử’ của ông Trump?

Nguồn: Kelly O’Neill & Eugene Beaulieu, “How we can save the TPP from being killed by Trump”, Financial Post, 07/12/2016.

Biên dịch: Lê Hoa | Hiệu đính: Đỗ Thiện

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã tuyên án tử cho Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình (TPP) khi đưa ra thông báo Mỹ sẽ rút khỏi TPP.

Thiếu Mỹ, TPP không đạt yêu cầu 85% GDP tổng khối

Không có Mỹ và thị trường béo bở của nước này, các nhà lãnh đạo của 11 quốc gia ký TPP khác, bao gồm Canada, đã nhanh chóng tuyên bố số phận tăm tối của Hiệp định này. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho rằng “TPP là vô nghĩa nếu không có Mỹ”. Bộ trưởng thương mại Canada, Chrystia Freeland, cũng phát biểu tương tự rằng thỏa thuận TPP sẽ không thể thông qua mà không có cường quốc kinh tế số một thế giới tham gia. Continue reading “Làm cách nào cứu TPP thoát ‘án tử’ của ông Trump?”

Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?

Nguồn: Christopher R. Hill, “Masters of War in Syria and Iraq”, Project Syndicate, 27/10/2016.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thảm kịch của hai thành phố khu vực Trung Đông- Aleppo ở Syria và Mosul ở Iraq- đã nói lên sự thiếu đồng thuận căn bản trong khu vực và rộng hơn là trong cộng đồng quốc tế. Sự thiếu trật tự trong trật tự quốc tế khiến việc chấm dứt những xung đột này ngày càng khó khăn.

Khi cuộc xung đột đẫm máu này thật sự chấm dứt ở Syria, sẽ không có những cuộc diễu binh khải hoàn, không có những khoảng khắc thở phào của cả nước. Điều có lẽ sẽ xảy ra là một sự sắp xếp chính trị trong đó giữ nguyên đường biên giới của Syria nhưng để các địa phương tự trị nhằm phản ánh tính đa dạng và – ít nhất trong thời điểm này – sự thiếu niềm tin lẫn nhau giữa các nhóm thiểu số và tôn giáo khác nhau. Sẽ không có ai vui mừng. Không có nền tảng cho một nhà nước dân sự, và không có những thể chế để xây dựng đồng thuận xã hội hay chế độ pháp quyền. Continue reading “Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?”

15/12/1978: Mỹ tuyên bố công nhận CHND Trung Hoa

Nguồn: United States announces that it will recognize communist China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, trong một trong những tuyên bố quan trọng của Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Jimmy Carter thông báo rằng vào ngày 01/01/1979, Mỹ sẽ chính thức công nhận nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa cộng sản và cắt đứt quan hệ với Đài Loan.

Sau khi Mao Trạch Đông thực hiện cách mạng thành công vào năm 1949, nước Mỹ đã kiên quyết từ chối công nhận chế độ cộng sản. Thay vào đó, họ tiếp tục ủng hộ và viện trợ cho chính phủ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch trên đảo Đài Loan. Năm 1950, trong Chiến tranh Triều Tiên, Mỹ và CHND Trung Hoa đã đụng độ vũ trang; sang thập niên 1960, người Mỹ vô cùng tức giận khi CHND Trung Hoa ủng hộ và viện trợ cho chính quyền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “15/12/1978: Mỹ tuyên bố công nhận CHND Trung Hoa”

Tại sao cộng đồng người Hoa ở Anh ít ảnh hưởng?

Nguồn:Why Britain’s Chinese community has long punched below its weight“, The Economist, 28/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Hoa ở Anh được biết đến như là một cộng đồng thiểu số lặng lẽ. Nhìn chung, họ thường tránh thu hút sự chú ý, làm việc chăm chỉ và tránh xa chính trị. Họ cũng được biết đến như là cộng đồng thiểu số mẫu mực. Trẻ em người Hoa luôn có thành tích tốt trong các trường học tại Anh (cũng như tại các quốc gia khác). Việc không có các xung đột tôn giáo hay văn hóa lớn cũng có nghĩa là có ít các vụ bùng phát.

Tuy nhiên, mặc dù có khoảng hai chục thành viên người gốc Nam Á trong Quốc hội Anh, và có khoảng một nửa con số đó là nghị sĩ gốc Phi, mãi cho đến năm 2015, nghị sĩ người gốc Hoa đầu tiên, Alan Mak, mới đắc cử. Trong số 18.000 ủy viên hội đồng địa phương trên cả nước, có lẽ chỉ có khoảng mười người là người Hoa, Alex Yip, một ủy viên hội đồng ở Birmingham, cho biết. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao cộng đồng người Hoa ở Anh ít ảnh hưởng?”

Đừng quá bi quan về thương mại toàn cầu!

Nguồn: Dani Rodrik, “No Time for Trade Fundamentalism”, Project Syndicate, 14/10/2016.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Một trong những thách thức lớn” của thời đại chúng ta là “duy trì một hệ thống thương mại quốc tế mở và ngày càng mở rộng”. Thật không may, “các nguyên tắc tự do” của hệ thống thương mại thế giới “đang bị tấn công ngày càng nhiều”. “Chủ nghĩa bảo hộ đã trở nên ngày càng phổ biến”. Có nguy cơ lớn là hệ thống này sẽ đổ vỡ… hoặc là nó sẽ sụp đổ trong sự lặp lại nghiệt ngã tình huống những năm 1930.”

Bạn sẽ được tha thứ nếu nghĩ rằng những dòng trên được trích từ một trong những bài viết bày tỏ sự lo ngại gần đây trên các phương tiện truyền thông trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính về các phản ứng dữ dội hiện nay chống lại toàn cầu hóa. Thực tế, các nội dung này đã được viết cách đây 35 năm, vào năm 1981. Continue reading “Đừng quá bi quan về thương mại toàn cầu!”

14/12/1911: Amundsen trở thành người đầu tiên đến Nam Cực

Nguồn: Amundsen reaches South Pole, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1911, nhà thám hiểm người Na Uy Roald Amundsen trở thành người đầu tiên đến Nam Cực, đánh bại đối thủ người Anh, Robert Falcon Scott.

Amundsen sinh năm 1872 ở Borge, gần Oslo, là một trong những nhân vật nổi tiếng về thám hiểm vùng cực. Năm 1897, ông là thuyền phó trong một đoàn thám hiểm Bỉ – những người đầu tiên trải qua mùa đông ở vùng Nam Cực. Năm 1903, ông là đã đưa chiếc thuyền buồm Gjöa 47 tấn đi theo Lối thông Tây Bắc (Northwest Passage, gần Bắc Cực), và vòng quanh bờ biển Canada, trở thành hoa tiêu đầu tiên thực hiện cuộc hải trình nguy hiểm này. Amundsen dự định sẽ là người đầu tiên đến Bắc Cực, và đã bắt tay chuẩn bị cho chuyến đi, nhưng đáng tiếc là vào năm 1909, nhà thám hiểm người Mỹ Robert Peary đã đến đó trước. Continue reading “14/12/1911: Amundsen trở thành người đầu tiên đến Nam Cực”

Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P1)

Tác giả: Thuỳ Dương & Thục Trâm

Các quốc gia quân chủ thuộc khối ASEAN có cấu hình quyền lực chính trị như thế nào? Continue reading “Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P1)”

Phát thanh viên ‘huyền thoại’ Hanoi Hannah qua đời

Nguồn:Orbituary: Hanoi Hannah died on September 30th”, The Economist, 15/10/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trịnh Thị Ngọ (tức “Hanoi Hanna”), phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam, qua đời ngày 30/09/2016, hưởng thọ 87 tuổi.

Giọng nói không rõ ràng vì tín hiệu truyền từ Hà Nội đến Tây Nguyên rất yếu. Tuy vậy, vào lúc 8 giờ tối theo giờ Sài Gòn, sau một ngày phải tránh bẫy và truy tìm Việt Cộng, lính Mỹ thường cố gắng giải khuây bằng cách nghe giọng của người phụ nữ mà họ gọi là “Hanoi Hannah”. Trong khi họ lau súng, rít thuốc hay làm vài li bia, chiếc radio quý giá được bọc bởi những mảnh băng dính đen nhằm bảo vệ nay đã sờn rách lại phát ra giọng nói nghe như của một cô nàng hoạt náo viên trung học đầy sức sống. “GI Joe (tên gọi chỉ lính bộ binh Mỹ), hôm nay các anh có khỏe không?” cô gái có chất giọng ngọt ngào ấy hỏi. “Các anh đang bối rối đúng không? Không gì bối rối bằng việc bị ra lệnh phải bước vào một cuộc chiến hoặc phải chết hoặc bị tàn tật trọn đời mà không hề biết về những gì đang diễn ra. Chính phủ các anh đã bỏ rơi các anh. Họ ra lệnh cho các anh chết. Đừng tin họ. Họ lừa các anh rồi.” Continue reading “Phát thanh viên ‘huyền thoại’ Hanoi Hannah qua đời”

13/12/2003: Saddam Hussein bị bắt

13

Nguồn: Saddam Hussein captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, sau chín tháng chạy trốn, cựu lãnh đạo độc tài của Iraq, Saddam Hussein, đã bị bắt. Chính quyền của ông đã bị lật đổ vào ngày 20/03/2003, khi Mỹ dẫn đầu một lực lượng xâm lược Iraq, kết thúc hơn 20 năm cầm quyền của Saddam Hussein.

Năm 1937, Saddam Hussein sinh ra trong một gia đình nghèo ở Tikrit, cách Baghdad 100 dặm. Thời niên thiếu, ông chuyển đến Baghdad và gia nhập đảng Ba’ath khét tiếng mà sau này ông sẽ là người dẫn dắt. Saddam đã tham gia một số cuộc đảo chính, và cuối cùng đưa được anh họ của mình (Ahmed Hassan al-Bakr) trở thành lãnh đạo Iraq vào tháng 07/1968. Saddam kế nhiệm anh mình 11 năm sau đó. Continue reading “13/12/2003: Saddam Hussein bị bắt”

Tác động của Luật cấm báng bổ tại Indonesia là gì?

89-indonesias-blasphemy-laws

Nguồn:Indonesia’s blasphemy laws“, The Economist, 24/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Indonesia được ngưỡng mộ vì kết hợp thành công Hồi giáo và dân chủ. Tuy nhiên, trong tháng 11 vừa qua, cảnh sát đã chính thức tuyên bố rằng chính trị gia Kitô giáo nổi bật nhất của đất nước này, Basuki Tjahaja Purnama, thống đốc (thực tế là thị trưởng) của Jakarta, là một nghi can trong một vụ kiện về tội báng bổ. Nếu bị kết tội, ông Purnama, còn được gọi là Ahok, sẽ phải đối mặt với án tù lên đến năm năm. Vụ kiện được đưa ra nhằm phản hồi các khiếu kiện của những người Hồi giáo theo đường lối cứng rắn và đe dọa gây ra thiệt hại lâu dài cho nền dân chủ Indonesia. Nó cũng đã thu hút sự chú ý vào các đạo luật cấm báng bổ (tôn giáo) của quốc gia này. Continue reading “Tác động của Luật cấm báng bổ tại Indonesia là gì?”

Điều kỳ diệu mang tên tự do thương mại

Nguồn: Bjørn Lomborg, “The Free-Trade Miracle,” Project Syndicate, 21/10/2016

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thương mại tự do toàn cầu mang đến cơ hội lớn nhất để cải thiện phúc lợi của con người trong một thập niên rưỡi tới đây. Nó đã giúp hơn một tỷ người thoát nghèo trong một phần tư thế kỷ qua. Việc hạ thấp hơn nữa các rào cản thương mại thậm chí còn có thể làm tăng gấp đôi thu nhập trung bình tại những khu vực nghèo nhất trên thế giới trong 15 năm tới.

Đúng là có những cái giá phải trả cho tự do thương mại cần phải được giải quyết tốt hơn; nhưng những lợi ích đạt được vượt xa những cái giá này. Tuy vậy, ở những quốc gia giàu có ngày nay, mọi người lại có thái độ quay lưng với thương mại tự do. Đây quả là một bi kịch. Continue reading “Điều kỳ diệu mang tên tự do thương mại”

12/12/1913: Bức họa Mona Lisa được tìm thấy tại Florence

12

Nguồn: Mona Lisa recovered in Florence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1913, hai năm sau khi bị đánh cắp từ Bảo tàng Louvre ở Paris, kiệt tác của Leonardo da Vinci – bức họa Mona Lisa – đã được tìm thấy tại Florence, trong căn phòng khách sạn của tay bồi bàn người Ý Vincenzo Peruggia. Peruggia đã từng làm việc tại Bảo tàng Louvre và đã tham gia vào vụ trộm tranh, khi cùng một nhóm đồng bọn giả làm lao công của Louvre vào sáng ngày 21/08/1911. Continue reading “12/12/1913: Bức họa Mona Lisa được tìm thấy tại Florence”

Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi

Nguồn: Ian Buruma, “The Populism for the Rich,” Project Syndicate, 04/11/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Gần đây tôi tham gia một chuyến tham quan Cung điện Quốc hội ở Bucharest, một công trình khổng lồ tốn kém được xây dựng vào những năm 1980 theo lệnh của nhà độc tài người Rumani quá cố Nicolae Ceauşescu, người đã bị hành quyết trước khi có thể nhìn thấy nó được hoàn thành. Các số liệu thống kê mà hướng dẫn viên của chúng tôi kể lại thật đáng kinh ngạc: dinh thự lớn thứ ba trên thế giới, 20.500 mét vuông trải thảm, một triệu mét khối đá cẩm thạch, 3.500 tấn pha lê. Các cầu thang bằng đá cẩm thạch khổng lồ đã phải xây dựng nhiều lần cho phù hợp chính xác với bước chân của nhà độc tài, một người đàn ông nhỏ bé. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi”

11/12/1915: Viên Thế Khải trở thành Hoàng đế Trung Hoa

11

Nguồn: Yuan Shih-kai accepts Chinese throne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi chiến tranh đang hoành hành khắp châu Âu, thì xung đột cũng ngự trị ở vùng Viễn Đông giữa hai kẻ thù truyền thống là Nhật Bản và bên kia là một Trung Quốc đang chia rẽ nội bộ. Vào ngày này năm 1915, vị Đại tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, Viên Thế Khải, người lên nắm quyền trong bối cảnh Cách mạng Tân Hợi năm 1911 và sự sụp đổ của triều đại Mãn Thanh vào năm 1912, đã chấp nhận danh hiệu Hoàng đế Trung Hoa. Continue reading “11/12/1915: Viên Thế Khải trở thành Hoàng đế Trung Hoa”

Lịch sử tình báo viết trên cây cầu qua hai chiến tuyến

Tổng hợp: Quang Học

Cây cầu Glienicker bắc ngang sông Havel, nối hai thành phố Potsdam với Berlin (CHLB Đức) mang một ý nghĩa rất đặc biệt đối với lịch sử tình báo thế giới. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chiếc cầu này hầu như không được sử dụng, nhưng lại trở nên nổi tiếng thế giới vì những vụ trao đổi tù binh gián điệp giữa Liên Xô và Mỹ.

Câu chuyện “cây cầu Thống nhất” biến thành biểu tượng chia cắt

Các lãnh chúa vùng Brandenburg từ năm 1660 đã xây dựng thêm lâu đài ở Potsdam, biến lâu đài mới thành nơi thể hiện uy lực chứ không đơn thuần là nơi đồn trú, qua đó việc giao thông qua lại giữa Potsdam và Berlin ngày càng trở nên nhộn nhịp. Để đi lại thuận tiện, vị Đại lãnh chúa đã cho bắc một cây cầu sang hòn đảo bị ngăn cách bởi con sông Havel. Continue reading “Lịch sử tình báo viết trên cây cầu qua hai chiến tuyến”

10/12/1898: Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha kết thúc

10

Nguồn: Treaty of Paris ends Spanish-American War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, tại Pháp, Hiệp ước Paris được ký, chính thức kết thúc Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha, đồng thời giúp Mỹ chiếm được những thuộc địa đầu tiên ở nước ngoài.

Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha bắt nguồn từ cuộc nổi loạn chống lại chính quyền Tây Ban Nha ở Cuba vào năm 1895. Các biện pháp đàn áp mà Tây Ban Nha dùng để ngăn chặn chiến tranh du kích, như việc đưa người dân nông thôn Cuba vào các thị trấn nhiều bệnh tật, đã trở thành những bức biếm họa trên báo Mỹ và khiến dư luận bất bình. Tháng 01/1898, bạo lực tại Havana khiến chính quyền Mỹ ra lệnh cho chiến hạm USS Maine đến cảng này để bảo vệ các công dân Mỹ. Continue reading “10/12/1898: Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha kết thúc”

Về vấn đề “khoảng trống quyền lực” trong Cách mạng tháng Tám

Tác giả: Phạm Hồng Tung

Từ khoảng 25 năm lại đây, trong nghiên cứu về lịch sử cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và ở nước ngoài bỗng nhiên nảy ra một vấn đề “khoảng trống quyền lực” gây ra một số cuộc tranh luận khá sôi nổi. Sở dĩ vấn đề này được giới nghiên cứu ở trong và ngoài nước quan tâm là vì nó gợi ra một cách hiểu mới về vấn đề thời cơ trong Cách mạng tháng Tám, và do vậy, nó cũng liên quan đến cách luận giải về nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TS. Phạm Hồng Tung về vấn đề này.

Vấn đề này được nhà sử học người Na uy Stein Tønnesson nêu ra lần đầu tiên trong luận án tiến sĩ của ông, về sau, năm 1991, được xuất bản tại Oslo với tiêu đề “TheVietnamese Revolution of 1945 – Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War”. Trong công trình này Tonnesson luận giải về “Khoảng trống quyền lực” (power vacuum) như sau:“Khoảng trống quyền lực có thể được mô tả cụ thể hơn là sự vắng mặt của người Pháp và quân Đồng Minh, sự thiếu quyết đoán của người Nhật trong việc duy trì sự cai trị cho đến khi quân Đồng Minh tới, và sự bất lực của giới quan lại cùng chính quyền của họ trong việc tự phục vụ quyền lợi của họ” [1]. Continue reading “Về vấn đề “khoảng trống quyền lực” trong Cách mạng tháng Tám”

09/12/1992: Thủy quân Lục chiến Mỹ tiến vào Mogadishu

09

Nguồn: U.S Marines storm Mogadishu, Somalia; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, 1.800 lính thủy quân lục chiến Mỹ đã dẫn đầu một lực lượng đa quốc gia đến Mogadishu, Somalia, nhằm lập lại trật tự tại đất nước đang chìm trong xung đột này.

Sau hàng thế kỷ làm thuộc địa của nhiều nước khác nhau – gồm Bồ Đào Nha, Anh và Ý – Mogadishu trở thành thủ đô của một Somalia độc lập vào năm 1960. Chưa đầy 10 năm sau, một nhóm binh sĩ do Thiếu Tướng Muhammad Siad Barre lãnh đạo đã lên nắm quyền, và tuyên bố Somalia là một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Một đợt hạn hán xảy ra giữa những năm 1970 cùng một cuộc nổi dậy bất thành của người dân tộc thiểu số Somali ở một tỉnh lân cận với Ethiopia đã làm mất đi nhiều lương thực và nhà ở. Tính đến năm 1981, gần 2 triệu người dân nước này trở thành người vô gia cư. Continue reading “09/12/1992: Thủy quân Lục chiến Mỹ tiến vào Mogadishu”

Nguồn gốc khái niệm ‘Thế giới thứ ba’ là gì?

3world

Nguồn:Why are countries classified as First, Second or Third World“, History, 23/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người ta thường sử dụng thuật ngữ “thế giới thứ ba” để chỉ các nước nghèo hoặc đang phát triển. Ngược lại, các nước giàu có như Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Âu được mô tả như là một phần của “thế giới thứ nhất.” Sự phân biệt này đến từ đâu, và tại sao chúng ta hiếm khi nghe về “thế giới thứ hai?” Continue reading “Nguồn gốc khái niệm ‘Thế giới thứ ba’ là gì?”