14/04/1945: Tập đoàn quân số 5 của Mỹ tham chiến tại Ý

Nguồn: U.S. Fifth Army joins in Italian offensive, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1945, Tập đoàn quân số 5 của Mỹ đã liên minh với quân Anh nhằm ngăn chặn đợt tấn công của người Đức vào Ý.

Tập đoàn quân số 5 – hiện đang nằm dưới quyền chỉ huy của Tướng Lucian K. Truscott (Tướng Mark Clark, cựu chỉ huy quân đoàn, đã được bổ nhiệm làm chỉ huy quân đội Đồng Minh ở Ý) – bắt đầu tiến vào bán đảo Italia, chiếm Massa và băng qua sông Frigido. Sau khi vấp phải phản kháng đáng kể của kẻ thù ở vùng núi, Tập đoàn quân số 5 đã đánh bại người Đức khi chiến đấu ở vùng đồng bằng. Continue reading “14/04/1945: Tập đoàn quân số 5 của Mỹ tham chiến tại Ý”

13/04/1918: Đức chiếm đóng Helsinki, Phần Lan

Nguồn: Germans capture Helsinki, Finland, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, nằm trong kế hoạch ủng hộ Phần Lan và chính phủ dân chủ đại nghị mới thành lập của họ, quân đội Đức đã giành quyền kiểm soát Helsingfors (Helsinki) từ phe Hồng vệ, một đội quân bao gồm những người Phần Lan ủng hộ phe Bolshevik Nga.

Phần Lan, vốn nằm dưới sự kiểm soát của Nga từ năm 1809, đã nắm lấy cơ hội trong cuộc Cách mạng Nga vào năm 1917 (bao gồm cả việc thoái vị của Sa hoàng Nicholas II vào tháng 3 và cuộc đảo chính giành chính quyền của Vladimir Lenin và những người Bolshevik vào tháng 11) để tuyên bố độc lập vào tháng 12 năm đó. Continue reading “13/04/1918: Đức chiếm đóng Helsinki, Phần Lan”

OECD là gì?

Nguồn:What is the OECD?”, The Economist, 06/07/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều bài báo trích dẫn các báo cáo hoặc số liệu thống kê từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development, hay OECD). Thông thường chúng được kèm theo mô tả, “câu lạc bộ các nước giàu” (các nước này không hẳn thích được gọi như vậy). Vậy câu lạc bộ này là gì, và nó thực sự làm những gì? Continue reading “OECD là gì?”

12/04/1864: Thảm sát tại Pháo đài Pillow

Nguồn: The Fort Pillow Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, trong nội chiến Hoa Kỳ, Thiếu tướng của Hợp bang miền Nam, Nathan Bedford Forrest, đã cùng quân đôi của mình tấn công khu đồn trú bị cô lập của Liên minh miền Bắc tại Pháo đài Pillow, Tennessee, nhìn ra sông Mississippi. Vốn là một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ bên sông của phe Hợp bang, pháo đài đã bị lực lượng Liên minh chiếm vào năm 1862. Trong số 500 lính Liên minh bảo vệ pháo đài, có hơn một nửa là người Mỹ gốc Phi. Continue reading “12/04/1864: Thảm sát tại Pháo đài Pillow”

Bất chấp Trump, Mỹ vẫn sẽ áp đảo Trung Quốc tại châu Á

Nguồn: Joseph S. Nye, “Asia after Trump”, Project Syndicate, 09/04/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Ủy ban Ba bên (Trilateral Commission) – một nhóm các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nhân, nhà báo và học giả – gặp nhau tại Singapore gần đây, nhiều người bày tỏ quan ngại về sự suy giảm vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. Mọi quốc gia châu Á giờ đây đều giao thương với Trung Quốc nhiều hơn với Hoa Kỳ, thường ở mức gấp đôi. Mối quan ngại đó càng trầm trọng hơn do việc Tổng thống Donald Trump gần đây áp đặt các mức thuế quan mới và biểu hiện sự khinh thường đối với các thể chế đa phương. Một câu hỏi thường được nghe ở Singapore là: Liệu vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở châu Á có thể sống sót qua nhiệm kỳ của Trump hay không?

Ở đây cần nhìn lại lịch sử một chút. Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đơn phương áp đặt thuế quan lên các đồng minh của Hoa Kỳ mà không đưa ra cảnh báo trước, vi phạm khuôn khổ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, và theo đuổi một cuộc chiến không được lòng dân ở Việt Nam. Nỗi sợ khủng bố cũng lan rộng, và các chuyên gia bày tỏ quan ngại về tương lai của dân chủ. Continue reading “Bất chấp Trump, Mỹ vẫn sẽ áp đảo Trung Quốc tại châu Á”

11/04/1972: B-52 tấn công cứ điểm quân đội Bắc Việt

Nguồn: B-52s strike North Vietnamese positions, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, các đợt ném bom của máy bay B-52 nhắm vào các lực lượng cộng sản đang tấn công vào các cứ điểm của quân đội Nam Việt Nam tại khu vực Tây Nguyên gần Kontum đã loại bỏ bất kỳ mối đe dọa trực tiếp nào tới thành phố này. Các cuộc không kích nhắm vào Bắc Việt vẫn tiếp tục, nhưng bị cản trở bởi thời tiết xấu. Cũng trong ngày này, Lầu năm góc đã yêu cầu đưa thêm hai phi đội B-52 đến Thái Lan. Continue reading “11/04/1972: B-52 tấn công cứ điểm quân đội Bắc Việt”

Tại sao chủ nghĩa dân túy vắng bóng ở Nhật?

Nguồn: Ian Buruma, “Why Is Japan Populist-Free?”, Project Syndicate, 10/01/2018.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay cả khi làn sóng dân túy cánh hữu đang quét qua Châu Âu, Hoa Kỳ, Ấn Độ và các khu vực của Đông Nam Á, Nhật Bản cho đến nay dường như không bị ảnh hưởng. Nhật Bản không có các nhà chính trị dân túy như Geert Wilders, Marine Le Pen, Donald Trump, Narendra Modi, hay Rodrigo Duterte, những người đã khai thác những sự phẫn nộ dồn nén của người dân chống lại giới tinh hoa trong văn hoá hay chính trị. Tại sao?

Có lẽ nhân vật dân túy nhất mà Nhật từng có gần đây là cựu thị trưởng Osaka, Toru Hashimoto, người trước đây nổi tiếng trong vai trò một nhân vật truyền hình và sau đó tự hạ thấp mình trong những năm gần đây bằng cách khen ngợi việc sử dụng nô lệ tình dục thời chiến của quân đội Đế quốc Nhật Bản. Quan điểm cực đoan về chủ nghĩa dân tộc của ông và sự e sợ các phương tiện truyền thông tự do là một phiên bản quen thuộc của chủ nghĩa dân túy cánh hữu. Nhưng ông không bao giờ có thể thâm nhập được vào chính trường quốc gia.

Continue reading “Tại sao chủ nghĩa dân túy vắng bóng ở Nhật?”

10/04/1941: Croatia tuyên bố độc lập

Nguồn: Croatia declares independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, quân xâm lược Đức và Ý tại Nam Tư đã thành lập Nhà nước Độc lập Croatia (Independent State of Croatia, bao gồm cả Bosnia và Herzegovina) và trao cho nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa quốc gia của phong trào Ustase (phong trào nổi dậy thân phát xít), Ante Pavelic, quyền kiểm soát một chính thể thực chất là một chế độ bù nhìn của phe Trục.

Ustase đã bắt đầu một cuộc bức hại không ngừng những người Serbia, người Do Thái, người Gypsies (di gan), và cả những người Croat chống phát xít. Đã có khoảng 350.000 đến 450.000 nạn nhân bị thảm sát, và trại tập trung Jasenovac đã trở nên nổi tiếng như một lò sát sinh. Continue reading “10/04/1941: Croatia tuyên bố độc lập”

Hình ảnh ‘vua hổ’ và ‘hầu vương’ trong Mao Trạch Đông

Nguồn: Roderick MacFarquhar, “How Mao Molded Communism to Create a New China“, The New York Times, 23/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong thời khắc cuối đời, khi đang hấp hối vì căn bệnh xơ cứng teo cơ (bệnh Lou Gehrig), Mao Trạch Đông tuyên bố hai thành tựu của mình là gồm đưa cách mạng cộng sản đi đến chiến thắng và phát động Cách mạng Văn hoá. Bằng cách nhấn mạnh những giai đoạn này, ông cũng nhấn mạnh mâu thuẫn suốt đời trong thái độ của ông đối với cách mạng và quyền lực nhà nước.

Mao định hình chủ nghĩa cộng sản cho phù hợp với hai khía cạnh tính cách của mình. Nói như người Trung Quốc, ông vừa là một vị vua hổ, vừa là một hầu vương.

Continue reading “Hình ảnh ‘vua hổ’ và ‘hầu vương’ trong Mao Trạch Đông”

09/04/1865: Tướng Robert E. Lee đầu hàng

Nguồn: Robert E. Lee surrenders, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1865, tại Appomattox, Virginia, Tướng Robert E. Lee của phe Hợp bang miền Nam đã giao nộp 28.000 quân của mình cho Tướng Ulysses S. Grant của Liên bang miền Bắc, từ đó cơ bản chấm dứt cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Buộc phải rời bỏ thủ phủ Richmond của Hợp bang miền Nam, không thể hội quân với lực lượng Hợp bang còn sót lại ở North Carolina, và bị quấy nhiễu liên tục bởi kỵ binh của phe Liên bang miền Bắc, Lee không còn lựa chọn nào khác. Continue reading “09/04/1865: Tướng Robert E. Lee đầu hàng”

Sự khác biệt giữa quốc tịch và tư cách công dân?

 

Nguồn:What is the difference between nationality and citizenship”, The Economist, 10/7/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai khái niệm liên quan chặt chẽ nhưng không hoàn toàn giống nhau

Vào tháng 10 năm ngoái, khi tương lai chính trị của Theresa May vẫn còn tươi sáng, thủ tướng Anh đã chỉ trích các đối thủ của mình rằng: “Nếu bạn tin rằng bạn là một công dân toàn cầu, thì bạn chẳng là công dân của một quốc gia nào. Bạn không hiểu ‘tư cách công dân’ nghĩa là gì.” Nói cho công bằng, khái niệm tư cách công dân (citizenship) rất phức tạp, đặc biệt khi so sánh với một khái niệm phức tạp không kém là quốc tịch (nationality). Vậy sự khác biệt giữa hai khái niệm này là gì? Continue reading “Sự khác biệt giữa quốc tịch và tư cách công dân?”

08/04/1945: Bonhoeffer, nhà thần học chống Hitler, bị treo cổ

Nguồn: Defiant theologian Dietrich Bonhoeffer is hanged, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, mục sư Đạo Luther và nhà thần học Dietrich Bonhoeffer đã bị treo cổ tại Flossenburg, chỉ vài ngày trước khi người Mỹ tiến vào giải phóng trại tù. Những lời cuối cùng của người chống Chủ nghĩa phát xít 39 tuổi đầy dũng cảm này là “Đây là kết thúc – nhưng với tôi, nó là khởi đầu của cuộc sống.”

Hai ngày sau khi Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức, Dietrich Bonhoeffer, lúc bấy giờ đang là giảng viên tại Đại học Berlin, đã lên đài phát thanh tố cáo “nguyên tắc lãnh đạo” (Fuhrerprinzip) của Đức Quốc xã, một nguyên tắc lãnh đạo vốn đồng nghĩa với “chế độ độc tài.” Chương trình phát sóng của Bonhoeffer đã bị cắt ngang trước khi ông kịp kết thúc. Continue reading “08/04/1945: Bonhoeffer, nhà thần học chống Hitler, bị treo cổ”

Vì sao Mỹ và các quốc gia tiến hành chiến tranh thương mại?

Tác giả: Sơ Nguyên

Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa lại gây sốc bằng việc viết lên Twitter “Các cuộc chiến thương mại là tốt, và dễ thắng”, sau hành động được coi là khơi mào tranh chấp thương mại của chính phủ Mỹ với mức thuế 25% lên thép và 10% lên nhôm nhập khẩu vào đầu tháng 3/2018. Trước đó, Mỹ đã đánh thuế lên máy giặt và pin mặt trời vào tháng 1/2018.

Những quan điểm về bảo hộ thương mại và chỉ trích nước ngoài đang hưởng lợi trên lưng nước Mỹ vốn không có gì mới, bởi lẽ ông Trump đã nói nhiều về các vấn đề này ngay từ khi vận động tranh cử. Nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên, ông công khai “tuyên chiến” bằng việc sử dụng cụm từ “chiến tranh thương mại”. Continue reading “Vì sao Mỹ và các quốc gia tiến hành chiến tranh thương mại?”

07/04/1776: Mỹ lần đầu bắt giữ tàu chiến của Anh

Nguồn: U.S. Navy captures first British warship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Thuyền trưởng Hải quân John Barry, chỉ huy tàu chiến Lexington của Mỹ, đã trở thành người Mỹ đầu tiên bắt giữ tàu của Anh khi ông chiếm quyền kiểm soát tàu chiến HMS Edward ngoài khơi bờ biển Virginia. Việc bắt giữ Edward và hàng hóa trên tàu đã đưa Barry trở thành anh hùng dân tộc và nâng cao tinh thần cho lực lượng lục địa.

Sinh ra ở vùng biển Wexford, Ireland vào năm 1745, Barry đã tham gia phục vụ cho Quốc Hội Lục địa sau khi Cách mạng Mỹ bùng nổ. Quốc Hội đã mua tàu của Barry, Black Prince, mà sau đó đổi tên thành Alfred và đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Esek Hopkins. Đây là con tàu đầu tiên treo cờ Mỹ, được treo bởi John Paul Jones. Continue reading “07/04/1776: Mỹ lần đầu bắt giữ tàu chiến của Anh”

Phiếu đặt sách

Form này giúp bạn đọc ở Việt Nam và Australia đặt mua hai cuốn sách
“Vietnam’s Foreign Policy under Doi Moi”
(https://bookshop.iseas.edu.sg/publication/2310) và
“Living Next to the Giant: The Political Economy of Vietnam’s Relations with China under Doi Moi” (https://bookshop.iseas.edu.sg/publication/2201) Continue reading “Phiếu đặt sách”

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Kỷ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược

Tác giả: Nguyễn Nhật Huy & Sơ Nguyên

Tháng 3 năm nay, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Australia, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop tuyên bố “ASEAN là trái tim của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Sự đề cập nhiều lần khái niệm “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” cùng với những động thái chủ động tiếp cận ASEAN và các nước ASEAN cho thấy Canberra đang nỗ lực đẩy mạnh gia tăng cam kết của mình lên phía Bắc và nhằm biến tầm nhìn chiến lược này thành hiện thực.

Trong một diễn biến khác cũng trong tháng 3/2018, Tổng thống Indonesia khơi dậy những tranh luận lớn khi cho rằng “sẽ là điều tốt nếu Australia gia nhập ASEAN”. Continue reading “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Kỷ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược”

06/04/1896: Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên

Nguồn: First modern Olympic Games, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1896, Thế vận hội Olympic, một truyền thống lâu đời của Hy Lạp cổ đại, đã được tái sinh ở Athens 1.500 năm sau khi bị cấm bởi Hoàng đế La Mã Theodosius I. Vào lúc khai mạc Thế vận hội Athens, Vua Georgios I của Hy Lạp và đám đông 60.000 khán giả đã chào đón các vận động viên từ 13 quốc gia đến tham dự cuộc tranh tài quốc tế.

Thế vận hội Olympic lần đầu tiên được tổ chức tại Olympia, thuộc thành bang Elis của Hy Lạp vào năm 776 trước Công nguyên, nhưng nhìn chung mọi người đều chấp nhận rằng Thế vận hội đã tồn tại ít nhất 500 năm tính đến thời điểm đó. Thế vận hội cổ đại, được tổ chức bốn năm một lần, diễn ra trong một lễ hội tôn giáo tôn vinh thần Zeus của Hy Lạp. Continue reading “06/04/1896: Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên”

Điều gì thúc đẩy Việt Nam tái cấu trúc Bộ Công an?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Bộ Công an (BCA) Việt Nam công bố hôm 02/04/2018 rằng Bộ Chính trị đã thông qua một đề án nhằm tái cấu trúc Bộ này. Kế hoạch chi tiết do chính BCA soạn thảo đề xuất bãi bỏ 6 tổng cục hiện có và giảm số đơn vị cấp cục từ 126 như hiện nay xuống còn 60. Cuộc cải cách lớn này ước tính có thể tác động tới khoảng 300 đến 400 tướng tá và quan chức cấp cao của Bộ. Các sĩ quan cấp dưới cũng có thể chịu tác động khi một số người có thể bị điều chuyển khỏi Bộ. Những cải cách cơ cấu tương tự cũng sẽ được áp dụng cho các sở công an tỉnh thành và các đơn vị ở các cấp thấp hơn.

Việc tái cấu trúc nhằm làm cho lực lượng công an trở nên tinh gọn và hiệu quả hơn. Với cấp tổng cục bị bãi bỏ và số lượng các cục giảm xuống, cơ cấu chỉ huy sẽ trực tiếp và nhanh gọn hơn. Ngoài tiết kiệm chi phí, việc tái cấu trúc cũng cho phép BCA chuyên nghiệp hóa các đơn vị công an ở cấp cơ sở bằng cách thay thế các nhân viên ít chuyên môn nghiệp vụ bằng những người được đào tạo tốt hơn từ các đơn vị cấp trên. Continue reading “Điều gì thúc đẩy Việt Nam tái cấu trúc Bộ Công an?”

05/04/1918: Đức kết thúc Chiến dịch Michael trong Thế chiến I

Nguồn: First stage of German spring offensive ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Tướng Erich Ludendorff chính thức kết thúc Chiến dịch Michael, giai đoạn đầu tiên trong cuộc tấn công chính yếu cuối cùng của Đức trong Thế chiến I.

Là cuộc tấn công đáng kể đầu tiên của Đức vào các căn cứ của quân Hiệp ước trên Mặt trận phía Tây trong hơn một năm, Chiến dịch Michael bắt đầu vào ngày 21/03/1918, với một cuộc bắn phá kéo dài 5 tiếng đồng hồ của hơn 9.000 lính pháo binh Đức vào các vị trí của phe Hiệp ước gần sông Somme. Khi ấy, Quân đoàn 5 của Anh, với sự chuẩn bị kém cỏi, đã nhanh chóng bị áp đảo và buộc phải rút lui. Continue reading “05/04/1918: Đức kết thúc Chiến dịch Michael trong Thế chiến I”

Máy bay không người lái và bài toán răn đe ở Biển Đông

Tác giả: Ngô Di Lân

Mặc dù tranh chấp Biển Đông đã nguội đi ít nhiều kể từ sau khủng hoảng giàn khoa HD-981 năm 2014 nhưng một số nguồn tin cho rằng trong hai năm gần đây phía Trung Quốc đã nhiều lần gây áp lực quân sự để buộc Việt Nam phải dừng các dự án hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông với công ty Repsol. Do đó bất chấp những tuyên bố của Bắc Kinh, chúng ta vẫn không thể loại trừ nguy cơ Trung Quốc chủ động sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Một khi Trung Quốc đủ tự tin, rất có thể Tập Cận Bình và các tướng lĩnh của mình sẽ quyết định dùng vũ lực để chiếm thêm đảo và mở rộng quyền kiểm soát của mình ở Biển Đông. Giống như năm 1974 và 1988, họ sẽ cố gắng tạo ra “sự đã rồi” (fait accompli) một cách chớp nhoáng, đẩy các nước láng giềng vào thế phải chọn giữa việc chấp nhận mất đất hoặc leo thang xung đột để chiếm lại vùng lãnh thổ đã mất. Để tránh lâm vào tình huống này các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines phải gửi đi tín hiệu răn đe rõ ràng và đáng tin đến Trung Quốc. Để có thể răn đe hữu hiệu ở Biển Đông các nước này buộc phải cho thấy họ có khả năng kiểm soát leo thang xung đột (conflict escalation) và rất có thể các máy bay không người lái (drones) sẽ là công cụ hữu hiệu nhất cho nhiệm vụ này. Continue reading “Máy bay không người lái và bài toán răn đe ở Biển Đông”