Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Phan Xuân Dũng

Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị trình Quốc hội dự thảo luật liên quan đến Thuế tối thiểu toàn cầu (TTTTC) vào tháng 10 này. TTTTC, do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề xuất và được các quốc gia thành viên G7 thông qua vào năm 2021, yêu cầu các doanh nghiệp đa quốc gia có doanh thu hàng năm trên 750 triệu euro (800 triệu USD) phải nộp mức thuế tối thiểu là 15% trên tổng lợi nhuận của họ. Biện pháp này, sẽ có hiệu lực từ năm tới, là nhằm giảm bớt sự cạnh tranh về thuế giữa các quốc gia và ngăn các công ty đa quốc gia trốn thuế bằng cách chuyển lợi nhuận sang những nơi có mức thuế thấp. Đến nay, đã có 142 quốc gia, bao gồm Việt Nam, bày tỏ ủng hộ đối với TTTTC. Continue reading “Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?”

Thế giới hôm nay: 14/08/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số người chết vì cháy rừng ở Hawaii đã tăng lên ít nhất 89, đánh dấu thảm họa thiên nhiên chết chóc nhất kể từ khi quần đảo này trở thành một bang của Mỹ vào năm 1959. Đây cũng là vụ cháy rừng có thương vong cao nhất ở Mỹ trong hơn 100 năm qua. Thống đốc Josh Green đã cảnh báo số người chết còn tăng. Cho tới nay có khoảng 1.000 tòa nhà bị phá hủy, khiến hàng nghìn người phải chịu cảnh mất nhà cửa. Hạn hán kéo dài cả năm và gió lớn kết hợp khiến đám cháy lan rộng với tốc độ dữ dội.

Bộ ngoại giao Trung Quốc lên án chuyến thăm Mỹ của phó tổng thống Đài Loan, William Lại Thanh Đức. Bắc Kinh nói ông Lại là một nhân vật ly khai và tuyên bố sẽ tiến hành các bước để bảo vệ chủ quyền của họ. Ông Lại, ứng cử viên của đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới, đã dừng chân ở New York trước chuyến đi đến Paraguay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/08/2023”

Mật nghị Bắc Đới Hà lịch sử đầy thử thách của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi opens Beidaihe with no elders but plenty of challenges”, Nikkei Asia, 10/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mật nghị năm nay sẽ thảo luận về vấn đề thống nhất Đài Loan, các khó khăn kinh tế, và quan hệ với Mỹ.

Mùa hè chính trị của Trung Quốc đã đến. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã nghỉ hưu và vẫn còn đương nhiệm – đã tập trung tại thị trấn nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà ở tỉnh Hà Bắc để tổ chức các cuộc thảo luận thường niên, theo hình thức bí mật và không chính thức, về tình hình đất nước.

Cuộc họp năm nay có lẽ sẽ mang tính lịch sử.

“Đây là mật nghị Bắc Đới Hà đầu tiên mà tất cả các đảng viên lão thành đầy quyền lực đều vắng mặt,” một đảng viên kỳ cựu, người đã quan sát chính trị Trung Quốc suốt bốn thập niên, cho biết. Continue reading “Mật nghị Bắc Đới Hà lịch sử đầy thử thách của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

13/08/1926: Ngày sinh Fidel Castro

Nguồn: Fidel Castro born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1926, nhà cách mạng Fidel Castro đã chào đời ở tỉnh Oriente phía đông Cuba. Là con trai của một gia đình nhập cư gốc Tây Ban Nha, những người đã làm giàu nhờ xây dựng hệ thống đường sắt để vận chuyển mía, Fidel được theo học các trường nội trú Công giáo La Mã ở Santiago de Cuba. Ông bắt đầu hoạt động chính trị cách mạng từ khi còn là sinh viên, và vào năm 1947, ông đã tham gia một nỗ lực bất thành của một nhóm người Dominica lưu vong và người Cuba nhằm lật đổ nhà độc tài Dominica, Rafael Trujillo. Trong năm tiếp theo, ông tham gia vào các cuộc bạo động đô thị ở Bogota, Colombia. Điểm nổi bật nhất trong hoạt động chính trị của ông trong thời kỳ này là tư tưởng chống Mỹ. Tuy nhiên, ông vẫn chưa phải là một người theo chủ nghĩa Mác công khai. Continue reading “13/08/1926: Ngày sinh Fidel Castro”

Giá trị châu Âu: Những gợi ý cho sự phát triển

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

1. Châu Âu “già nua”

Vài năm gần đây, hình ảnh về một châu Âu già nua (Old Europe, Secular Europe) thường ám ảnh các nhà chính trị và các nhà hoạt động xã hội châu Âu.

Thật ra đây là một định kiến thiếu công bằng và không mấy sáng suốt, nhất là đối với những người ở ngoài khu vực Tây Âu tin vào định kiến này. So với Phương Tây ngoài châu Âu và so với các khu vực khác mới nổi thì đúng là châu Âu đã già nua. Nhưng già nua đâu có phải là các giá trị châu Âu đã lỗi thời.

Bài viết này cố gắng đưa ra một cái nhìn như vậy. Nhưng trước hết, chúng tôi muốn điểm qua cội nguồn của những quan niệm đã làm nảy sinh định kiến này. Continue reading “Giá trị châu Âu: Những gợi ý cho sự phát triển”

12/08/1938: Hitler khuyến khích người Đức sinh nhiều con

Nguồn: Hitler encourages Germans to have multiple children with the Mother’s Cross, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, Adolf Hitler đã đề xuất Huân chương Người Mẹ (Mother’s Cross) nhằm khuyến khích phụ nữ Đức sinh thêm con. Huân chương được trao tặng vào ngày 12/08 hàng năm, ngày sinh của mẹ Hitler. Continue reading “12/08/1938: Hitler khuyến khích người Đức sinh nhiều con”

Chuyển động Quốc Phòng (4/8 – 10/8/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (4/8 – 10/8/2023)”

Quảng Nam-Đà Nẵng gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Tác giả Hải Nam tạp trước [海南雜著] Thái Đình Lan rời Quảng Ngãi tới Quảng Nam; tại đây tình cờ có cuộc hội ngộ thú vị. Thái Đình Lan sau này là vị Tiến sĩ duy nhất của đảo Bành Hồ, Đài Loan; lúc đến tỉnh thành Quảng Nam được diện kiến vị Tiến sĩ khai khoa Nam Kỳ Lục tỉnh, Phan Thanh Giản. Cụ Phan bấy giờ giữ chức Tuần vũ Nam Ngãi. Hai danh sĩ có dịp xướng họa thơ văn. Xin theo dõi cuộc gặp mặt qua phần dịch dưới đây [Chữ trong ngoặc [] là của người dịch; chữ trong ngoặc () của tác giả]: Continue reading “Quảng Nam-Đà Nẵng gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc”

10/08/1978: Xe Pinto của hãng Ford gây tai nạn chết người ở Indiana

Nguồn: Fatal Ford Pinto crash in Indiana, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, ba cô gái tuổi teen đã thiệt mạng sau khi chiếc Ford Pinto đời 1973 của họ bị một chiếc xe tải đâm từ phía sau, khiến nó bốc cháy trên đường cao tốc Indiana. Vụ tai nạn chết người là một trong hàng loạt những vụ tai nạn với xe Pinto, mở đường cho một vụ bê bối quốc gia trong thập niên 1970. Continue reading “10/08/1978: Xe Pinto của hãng Ford gây tai nạn chết người ở Indiana”

Thế giới hôm nay: 10/08/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tháng 7 vừa qua đánh dấu lần đầu tiên trong hơn hai năm kinh tế Trung Quốc rơi vào giảm phát. Chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đứng yên trong tháng 6. Chi tiêu trong nước chậm đi do phục hồi kinh tế chững lại sau đại dịch. Xuất khẩu của Trung Quốc cũng giảm mạnh hơn dự kiến, 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái tính theo đồng đô la trong tháng 7, đánh dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2 năm 2020.

Ít nhất 41 người di cư đã thiệt mạng trong một vụ đắm tàu ngoài khơi đảo Lampedusa của Ý, theo tin địa phương. Con thuyền khởi hành từ Tunisia hôm thứ Năm và bị chìm sau vài giờ. Chỉ có bốn người sống sót. Lực lượng bảo vệ bờ biển Ý đã báo cáo hai sự cố tương tự vào Chủ nhật. Số lượng người di cư đi từ Tunisia đến châu Âu đã tăng trong thời gian gần đây. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/08/2023”

Ảo tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: Jude Blanchette và Christopher Johnstone, “The Illusion of Great-Power Competition,” Foreign Affairs, 24/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao các cường quốc tầm trung – và các nước nhỏ – lại quan trọng đối với chiến lược của Mỹ?

Thời điểm hiện tại có thể là một thời điểm khó hiểu và không thể đoán trước trong nền chính trị toàn cầu, nhưng chúng ta không thiếu những khuôn khổ và quan điểm nhằm giải thích, hoặc chí ít là mô tả, những diễn biến chính. Đối với nhiều nhà quan sát, cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin và thái độ ngày càng hung hăng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã chia thế giới thành nhiều khối, kéo Mỹ và các đồng minh vào một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” đối đầu Bắc Kinh và Moscow. Những người khác lại xem đây là kỷ nguyên cạnh tranh giữa các cường quốc, với nhân vật chính là Mỹ và Trung Quốc. Chiến lược An ninh Quốc gia mới nhất của Mỹ phản ánh quan điểm này, kết luận rằng “một cuộc cạnh tranh đang diễn ra giữa các cường quốc để định hình những gì sẽ xảy ra tiếp theo”. Continue reading “Ảo tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”

Thế giới hôm nay: 09/08/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với BBC rằng nhóm lính đánh thuê Nga Wagner đang “lợi dụng” tình hình ở Niger. Chính quyền quân sự Niger được cho là đã kêu gọi hỗ trợ từ Wagner, công ty đang hoạt động ở nước láng giềng Mali kể từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2021. Trước đó, các lãnh đạo mới của Niger đã từ chối nỗ lực ngoại giao của các thành viên Cộng đồng Kinh tế Các Quốc gia Tây Phi, với lý do quan điểm của người dân phản đối lệnh trừng phạt của khối khiến Niger không thể đón tiếp đoàn.

Cổ phiếu của các ngân hàng khu vực ở Mỹ giảm sau khi Moody’s hạ mức đánh giá  tín nhiệm mười ngân hàng cỡ trung. Cổ phiếu của một số gã khổng lồ ngân hàng cũng đi xuống sau tin này, bao gồm JPMorgan Chase với mức giảm khoảng 2% trong phiên giao dịch sớm. Hôm thứ Hai, Moody’s cho biết chiến dịch tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang đang có “tác động đáng kể” lên các ngân hàng Mỹ, khiến một số ngân hàng cỡ trung chịu “những khoản lỗ chưa thực hiện lớn.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/08/2023”

Bài học từ Ukraine (P4): Công nghệ thúc đẩy dân thường tham gia vào chiến tranh

Nguồn: Shashank Joshi, Technology is deepening civilian involvement in war, The Economist, 03/7/2023

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Xem thêm: Phần 1Phần 2; Phần 3

Bài tiếp theo trong chuỗi bài phân tích về tương lai chiến tranh đặt ra những câu hỏi mang tính pháp lý liên quan tới các hoạt động quân-dân sự kết hợp

Vào đầu cuộc chiến, 20 chiếc xe bồn chở nhiên liệu của Nga tiến vào Sedniv, một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Chernihiv, phía bắc Kyiv. Theo thiếu tướng Viktor Nikolyuk, chỉ huy các lực lượng Ukraine ở phía bắc, “người dân địa phương báo cho chúng tôi và hỏi rằng họ nên làm gì”. Câu trả lời của ông rất đơn giản: “Hút cạn”. Người dân địa phương cưỡi ngựa và lái máy cày mang theo chai lọ, thùng phuy hay ấm trà vừa trút cạn các xe bồn nhiên liệu vừa la lớn “vinh quang cho Ukraine” (Slava Ukraini). Vị thiếu tướng dường như không thể tin được rằng Nga lại triển khai một đợt xe bồn mới ngay sau đó. Và cũng giống như đợt trước, chúng lại bị rút sạch nhiên liệu. Continue reading “Bài học từ Ukraine (P4): Công nghệ thúc đẩy dân thường tham gia vào chiến tranh”

08/08/1975: Thuật ngữ “sự ấm lên toàn cầu” lần đầu xuất hiện

Nguồn: The term “global warming” appears for the first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, thuật ngữ “sự ấm lên toàn cầu” (global warming) đã xuất hiện lần đầu tiên, trong bài viết của Wallace Smith Broecker “Biến đổi Khí hậu: Phải chăng chúng ta đang trên bờ vực của sự ấm lên toàn cầu?” (Climatic Change: Are We on the Brink of a Pronounced Global Warming?) đăng trên tạp chí Science.

Năm năm trước đó, vào năm 1970, Broecker, một nhà nghiên cứu tại Đài quan sát Trái Đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia, đã công bố một nghiên cứu về lõi trầm tích đại dương, trong đó tiết lộ rằng Kỷ Băng Hà đã chứng kiến sự chuyển đổi khí hậu nhanh chóng: đầu tiên, các tảng băng mất hàng chục nghìn năm để hình thành ở nhiệt độ đóng băng, sau đó là thời kỳ ấm áp đột ngột làm tan băng. Continue reading “08/08/1975: Thuật ngữ “sự ấm lên toàn cầu” lần đầu xuất hiện”

Thế giới hôm nay: 08/08/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cộng đồng Kinh tế Các Quốc gia Tây Phi thông báo tổ chức một hội nghị thượng đỉnh ở Abuja, thủ đô Nigeria, vào thứ Năm, để thảo luận về cuộc đảo chính ở Niger. Trước đó, chính phủ quân sự của Niger đã đóng cửa không phận nước này và cảnh báo về một cuộc tấn công của “thế lực nước ngoài.” Trước đó ECOWAS đã đe dọa can thiệp quân sự nếu các nhà lãnh đạo đảo chính của Niger không phục chức cho tổng thống Mohamed Bazoum trước cuối ngày Chủ nhật. Song thời hạn trôi qua mà không có sự cố nào. Mali và Burkina Faso, hai nước cũng được điều hành bởi quân đội, sẽ cử một phái đoàn chung đến Niger để bày tỏ “tình đoàn kết” với các nhà lãnh đạo mới của nước này.

Aramco, gã khổng lồ dầu mỏ của Ả Rập Saudi, công bố lợi nhuận ròng 112,8 tỷ riyal (30,1 tỷ USD) trong quý hai, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước, một phần vì giá dầu thô giảm. Kết quả này phù hợp với xu hướng chung trong ngành, khi BP của Anh cũng chứng kiến ​​lợi nhuận quý hai giảm 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Hồi tháng 6, Ả Rập Saudi đã tuyên bố giảm sản lượng ở mức 1 triệu thùng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/08/2023”

Bào ngư Nhật Bản trở thành mục tiêu của chính trị Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Japan’s prized abalone now a target of Chinese politics”, Nikkei Asia, 03/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đường lối cứng rắn của Bắc Kinh đối với nước thải từ Fukushima đang khiến ngư dân chuyên đánh bắt bào ngư kippin – một món cao lương mỹ vị – bức xúc.

Thật sai trái, một ngư dân ở thị trấn cảng nhỏ Konpaku, thuộc tỉnh Iwate, đông bắc Nhật Bản, phàn nàn, “Tôi không thể hiểu được chính sách đó của Trung Quốc.”

Người ngư dân này đang phơi konbu, một loại rong biển, nhưng ông lo lắng về những gì có thể xảy ra vào tháng 11, khi mùa đánh bắt bào ngư kippin quý giá bắt đầu. Hiện nay, Trung Quốc đang tăng cường kiểm tra gắt gao các sản phẩm thực phẩm từ Nhật Bản, thậm chí từ trước khi nước thải đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi đã dừng hoạt động được xả ra Thái Bình Dương. Continue reading “Bào ngư Nhật Bản trở thành mục tiêu của chính trị Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 07/08/2023

 Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thời hạn đặt ra cho Niger của Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi vừa trôi qua mà không xảy ra sự cố nào. Trước đó khối này đã đe dọa can thiệp quân sự nếu chính quyền quân sự Niger không phục chức cho tổng thống Mohamed Bazoum trước cuối ngày Chủ nhật. Những người ủng hộ quân đội đã lấp đầy một sân vận động ở thủ đô Niamey và tham gia lực lượng an ninh để tuần tra đường phố. Pháp tuyên bố ủng hộ ECOWAS can thiệp, nhưng một số nước châu Phi tỏ ra hoài nghi.

Quân đội Ukraine tuyên bố đã đánh sập hai cây cầu nối bán đảo Crimea với khu vực Kherson. Thống đốc vùng do Nga bổ nhiệm nói một đường ống bị vỡ đã khiến 20.000 người ở thị trấn Henichesk bị mất nguồn cung khí đốt. Đòn tấn công của Ukraine đến ngay sau loạt không kích bằng tên lửa và máy bay không người lái hạng nặng của Nga trên khắp Ukraine vào tối thứ Bảy, bao gồm vào một trung tâm truyền máu ở phía đông bắc đất nước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/08/2023”

Trump và phiên toà của nền dân chủ Mỹ

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump and American democracy’s time of trial,” Financial Times, ngày 02/08/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hệ thống chính trị Mỹ sẽ chịu áp lực rất lớn trong năm tới.

Tương lai của nền dân chủ Mỹ sẽ phụ thuộc vào các phiên tòa xét xử Donald Trump – và tình trạng hỗn loạn chính trị xoay quanh chúng.

Bản cáo trạng mới nhất nhắm vào cựu tổng thống Mỹ – liên quan đến nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 – là vụ án quan trọng nhất mà Trump phải đối mặt. Trọng tâm của lập luận: ông ta là mối đe dọa đối với tự do chính trị của Mỹ. Continue reading “Trump và phiên toà của nền dân chủ Mỹ”

06/08/1996: Tìm thấy dấu hiệu sự sống Sao Hỏa trong thiên thạch ở Nam Cực

Nguồn: Researchers claim to have found signs of Martian life in Antarctic meteorite, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, các nhà nghiên cứu của NASA và Stanford đã gây chấn động toàn cầu khi thông báo rằng họ đã tìm thấy dấu hiệu của sự sống trên Sao Hỏa trong một thiên thạch được phát hiện 12 năm trước đó ở Allan Hills, Nam Cực. Nhưng một số người đã hoài nghi thông báo này và mối liên hệ với sự sống trên Sao Hỏa sau đó đã được giải thích kỹ càng hơn. Continue reading “06/08/1996: Tìm thấy dấu hiệu sự sống Sao Hỏa trong thiên thạch ở Nam Cực”

Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thái Đình Lan, người đảo Bành Hồ, Đài Loan, đậu Tiến sĩ năm Đạo Quang thứ 25 [1845], là vị Tiến sĩ duy nhất của đảo này. Thời còn là sinh viên, sau khi dự kỳ thi tại tỉnh Phúc Kiến, vào ngày mồng 2 tháng 10 năm Ất Mùi Đạo Quang thứ 15 [21/11/1835], ông cùng em trai là Đình Dương, từ đảo Kim Môn đi thuyền về thăm mẹ tại Bành Hồ. Trên thuyền, vào canh ba [11 giờ đêm đến 1 giờ sáng] đêm hôm đó gió bão nổi lên, chẳng mấy chốc cuồng phong càng mạnh, thuyền chao đảo, sóng xô đâm xuống biển, nên phải chặt gãy cột buồm để thuyền khỏi vỡ. Trải mấy ngày trời, lênh đênh trên biển cả, không biết vị trí nơi đâu “xô về đông, hay dạt tới phương đoài”. Rồi một đêm bổng gió tắt, mưa tạnh, biển êm trở lại, chờ đến sáng thấy thuyền đánh cá đi qua, gọi lại hỏi, thất vọng không hiểu tiếng, nhưng có người trên thuyền viết hai chữ “An Nam”, dùng đốt ngón tay tính, thì hôm đó là ngày 11 tháng 10 [30/11/1835]. Nơi này gần đồn Thái Cần, tại cửa sông Trà Bồng, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Qua trình báo của thuyền đánh cá, hai ngày sau quan Thủ ngự đồn đích thân đến kiểm tra. Continue reading “Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc”