20/11/1948: Trung cộng bắt công dân Mỹ làm con tin

20

Nguồn: American consul in China held “hostage” by communists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, trong một sự cố bắt đầu tưởng chừng rất nhỏ, toàn bộ nhân viên Lãnh sự quán Mỹ ở Phụng Thiên (Mukden, hiện là Thẩm Dương), Trung Quốc, đã bị phe cộng sản giữ làm con tin. Và khủng hoảng đã không kết thúc mãi cho đến một năm sau đó, khiến cho quan hệ giữa Mỹ và chính quyền cộng sản Trung Quốc bị tổn hại nghiêm trọng.

Phụng Thiên vốn là một trong những trung tâm thương mại lớn đầu tiên ở Trung Quốc bị lực lượng cộng sản của Mao chiếm vào tháng 10/1948, trong cuộc cách mạng chống lại chính phủ Quốc Dân Đảng. Tháng 11, Tổng Lãnh Sự Mỹ, Angus Ward, từ chối giao máy phát vô tuyến của lãnh sự quán cho phe cộng sản. Để đáp trả, binh lính đã bao vây lãnh sự quán, giam giữ Ward và 21 nhân viên. Phía Trung Quốc cắt đứt tất cả mọi liên lạc, cũng như điện và nước. Trong nhiều tháng, gần như không có tin tức nào từ Ward và các nhân viên lãnh sự. Continue reading “20/11/1948: Trung cộng bắt công dân Mỹ làm con tin”

Tác động của việc vay vốn Trung Quốc từ AIIB

AIIB_logo-2

Tác giả: Phạm Sỹ Thành & Trần Toàn Thắng

Các khoản vay từ Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) có thể bị định hướng bởi sáng kiến Một vành đai một con đường (OBOR) của Trung Quốc. Việt Nam cần cân nhắc việc có vay của AIIB và tham gia OBOR hay không.

Đáng lưu ý là sau khi ông Tập Cận Bình nêu lên ý tưởng về việc thực hiện OBOR, các định chế tài chính Trung Quốc đã tăng cường và triển khai các khoản cho vay của mình tại nước ngoài tập trung vào các quốc gia nằm dọc theo sáng kiến OBOR.

Số liệu cho thấy, các khoản cho vay của Trung Quốc kể từ năm 2013 đối với các quốc gia đã có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng 67% các khoản cho vay của hai định chế cho vay phát triển lớn nhất Trung Quốc là CDB và CHEXIM (với số tiền 49,4 tỉ đô la Mỹ) tập trung vào OBOR (với lãi suất từ 4-4,5%/năm). Continue reading “Tác động của việc vay vốn Trung Quốc từ AIIB”

19/11/1940: Hitler thúc giục Tây Ban Nha chiếm Gibraltar

19

Nguồn: Hitler urges Spain to grab Gibraltar, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã yêu cầu Ngoại trưởng Tây Ban Nha Serano Suner thực hiện thỏa thuận tấn công Gibraltar, một khu vực do Anh kiểm soát. Điều này sẽ giúp phong tỏa Địa Trung Hải và giữ chân quân Anh tại Bắc Phi.

Tây Ban Nha vừa mới thoát khỏi cuộc Nội chiến kéo dài ba năm (1936-1939), và Tướng Francisco Franco trở thành lãnh đạo độc tài của nước này. Mặc dù lực lượng phe Quốc gia của Franco đã nhận viện trợ từ chính quyền phát xít Đức và Ý trong cuộc chiến chống lại phe Cộng hòa cánh tả, ông vẫn duy trì vị trí “trung lập” khi Thế chiến II nổ ra. Continue reading “19/11/1940: Hitler thúc giục Tây Ban Nha chiếm Gibraltar”

Cuộc đời thăng trầm của người phụ nữ quyền lực nhất Liên Xô

yekaterina-furtseva-1

Bà Yekaterina Furtseva không chỉ xinh đẹp, mà còn là người phụ nữ duy nhất được giữ những chức vụ cao nhất ở Liên Xô trước đây. Có lẽ vì vậy, những câu chuyện về sắc đẹp, tình yêu, con đường công danh của bà đã và vẫn luôn được quan tâm.

Con đường đến với đỉnh cao quyền lực

Dười thời Xôviết, nhiều phụ nữ đã được giữ những chức vụ cao, nhưng phần lớn không có thực quyền. Yekaterina Furtseva là một ngoại lệ, bà từng giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên Xô: Bí thư thứ nhất Thành ủy Moskva (1954-1957), Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị (1956-1957), Ủy viên Bộ Chính trị (1957-1961), Bí thư Trung ương Đảng (1956 – 1960), Phó Chủ tịch Xô viết Tối cao (1950-1962) và Bộ trưởng Bộ Văn hóa (1960-1974). Continue reading “Cuộc đời thăng trầm của người phụ nữ quyền lực nhất Liên Xô”

18/11/1970: Nixon yêu cầu viện trợ cho Campuchia

18

Nguồn: Nixon appeals to Congress for funds for Cambodia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Tổng thống Nixon đã yêu cầu Quốc Hội viện trợ cho chính quyền Campuchia của Thủ tướng Lon Nol. Cụ thể, ông đề xuất viện trợ thêm 155 triệu USD cho Campuchia – trong đó 85 triệu USD sẽ được dùng vào hỗ trợ quân sự, chủ yếu dưới dạng đạn dược. Nixon cũng yêu cầu trao cho Campuchia một khoản tiền 100 triệu USD lấy từ nguồn kinh phí hàng năm dành cho nước ngoài, vốn thuộc “quyền quyết định của Tổng thống”. Ông muốn dùng nguồn tiền này để giúp chính quyền Lon Nol ngăn cản Campuchia rơi vào tay phe Khmer Đỏ cộng sản và đồng minh Bắc Việt Nam của họ. Lon Nol là một vị tướng Campuchia, người đã lật đổ chính phủ Hoàng thân Norodom Sihanouk vào tháng 3/1970. Ông và quân đội của mình, Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer (Forces Armées Nationales Khmères – FANK), đã tham gia vào một cuộc tranh đấu tuyệt vọng với phe cộng sản nhằm giành quyền kiểm soát các vùng nông thôn Campuchia. Continue reading “18/11/1970: Nixon yêu cầu viện trợ cho Campuchia”

Biến cố đằng sau lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba

cuba-em

Nguồn: Peter Kornbluh & William M. Leogrande, “The Real Reason It’s Nearly Impossible to End the Cuba Embargo“, The Atlantic, 10/05/2014.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bill Clinton đã thử tiếp xúc với Castro. Sau khi Havana bắn rơi hai máy bay Mỹ, tất cả đều tan vỡ.

Sự thù địch của Mỹ đối với Cuba và Dự luật Helms-Burton

Khởi đầu nhiệm kỳ tổng thống của Bill Clinton đánh dấu một sự thay đổi về thái độ (của Mỹ) đối với chính sách Cuba. Cá nhân ông Clinton hiểu sự điên rồ của thái độ thù địch mà nước Mỹ dành cho hòn đảo này. “Bất kỳ ai với nửa bộ não cũng có thể thấy rằng cấm vận là việc làm phản tác dụng,” sau này ông đã nói vậy với một người thân cận tại phòng Bầu Dục. “Điều đó gây khó khăn cho những chính sách tiếp xúc khôn ngoan hơn mà chúng ta đã theo đuổi trong quan hệ với một số quốc gia Cộng sản thậm chí ở thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh.” Continue reading “Biến cố đằng sau lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba”

Sự trở lại của chính sách ngăn chặn

putinrus

Nguồn: Dominique Moisi, The Return of Containment,” Project Syndicate, 26/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

“Nhân tố chính của bất kỳ chính sách nào của Mỹ đối với Liên Xô đều phải mang tính kiềm chế lâu dài, kiên nhẫn nhưng cứng rắn và cảnh giác,” nhà ngoại giao người Mỹ George Kennan nói trong một bài viết trên tờ Foreign Affairs năm 1947 với bút danh nổi tiếng “X”. Nếu lấy “Nga” thay cho “Liên Xô,” “chính sách kiềm chế” của Kennan vẫn hoàn toàn có giá trị ngày nay. Cứ như thể trong gần 70 năm qua không có thứ gì thay đổi, ngay cả khi mọi thứ đã thay đổi. Continue reading “Sự trở lại của chính sách ngăn chặn”

17/11/1558: Khởi đầu Thời đại Elizabeth ở Anh

17

Nguồn: Elizabethan Age begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1558, Mary Đệ nhất, người giữ cương vị Nữ hoàng Anh và Ireland từ năm 1553, đã qua đời. Ngai vàng của bà sau đó đã được truyền lại cho cô em gái cùng cha khác mẹ mới 25 tuổi – Elizabeth Đệ nhất.

Cả hai vị nữ hoàng, vốn đều là con gái của vua Henry Đệ bát, đã có một mối quan hệ đầy sóng gió trong suốt 5 năm trị vì của người chị. Mary, người đã được nuôi dạy như một người Công giáo, đã ban hành các điều luật ủng hộ Công giáo và nỗ lực để khôi phục uy quyền tối cao của Đức Giáo Hoàng ở Anh. Điều này dẫn đến một cuộc nổi loạn của những người theo đạo Tin lành. Khi ấy, Mary đã quyết định bắt giam Elizabeth, một tín đồ Tin Lành. Sở dĩ bà giữ em gái ở Tháp London là vì nghi ngờ em mình là đồng phạm. Continue reading “17/11/1558: Khởi đầu Thời đại Elizabeth ở Anh”

Tại sao người ta lại gõ vào gỗ để lấy may?

touchwood-1

Nguồn:Why do people knock on wood for luck“, History, 29/8/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều nền văn hóa, người dân duy trì một tập tục mê tín phổ biến là gõ khớp ngón tay của mình lên một mảnh gỗ để lấy may hay tránh xui xẻo. Tuy nhiên, mặc dù cụm từ “gõ lên gỗ” (knock on wood) – hoặc “chạm vào gỗ” (touch wood) ở Anh – đã trở thành một phần của ngôn ngữ bản xứ kể từ ít nhất thế kỷ 19, có vẻ như rất ít người có cùng quan điểm về nguồn gốc của tập tục này. Continue reading “Tại sao người ta lại gõ vào gỗ để lấy may?”

Tương lai quan hệ Mỹ – Trung dưới thời Donald Trump

trump-china

Nguồn: Minghao Zhao, “Which Way for US-China Relations Under Trump?”, Project Syndicate, 09/11/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng gây sốc của tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa rồi đã làm đảo lộn tất cả những nguyên tắc chắc chắn vốn định hình nền chính trị Mỹ và cả cách thế giới nghĩ về nước Mỹ. Trump giờ phải đối mặt với bản chất thực sự của công việc quản lý các mối quan hệ đối ngoại của Washington, và có thể nói không mối quan hệ nào quan trọng với thế giới hơn quan hệ Mỹ – Trung. Nhưng đây cũng là mối quan hệ bị đặt nhiếu hoài nghi nhiều nhất nếu xét theo phương hướng chiến dịch tranh cử của Trump. Continue reading “Tương lai quan hệ Mỹ – Trung dưới thời Donald Trump”

16/11/1945: Các nhà khoa học Đức bị bắt đưa sang Mỹ

16

Nguồn: German scientists brought to United States to work on rocket technology, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong một động thái gây nhiều tranh cãi, các tàu Mỹ đã đưa 88 nhà khoa học Đức sang Mỹ để hỗ trợ nước này nghiên cứu về công nghệ tên lửa. Hầu hết trong số họ đều đã phục vụ dưới chế độ Đức Quốc xã. Điều đó khiến các nhà phê bình ở Mỹ đặt ra câu hỏi về mặt đạo đức khi đưa những người này về phục vụ nước Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ lúc này đang tuyệt vọng mong muốn có được bí mật đằng sau bộ đôi tên lửa hủy diệt V-1 và V-2 của Đức trong Thế chiến II, và còn lo sợ Liên Xô cũng sẽ bắt các nhà khoa học Đức với lý do tương tự. Do vậy, họ đã rất hoan nghênh những nhà khoa học tên lửa Đức. Continue reading “16/11/1945: Các nhà khoa học Đức bị bắt đưa sang Mỹ”

Giải mã danh hiệu ‘lãnh đạo nòng cốt’ của Tập Cận Bình

xi-core-leader-1

Nguồn: Peh Shing Huei, “Return of ‘core leader’ title implies a dismantling of CCP’s unwritten rules,” TODAY (Singapore), 04/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với những ai không theo dõi sát sao chính trị cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tin tức về việc chủ tịch Tập Cận Bình được trao danh hiệu mới là nhà “lãnh đạo nòng cốt” có vẻ giống chuyện bé xé ra to.

Tuy nhiên, cách gọi mới của ông Tập là một chuyện quan trọng. Nó mở đường cho việc tháo dỡ dần những quy tắc và chuẩn mực bất thành văn của Đảng Cộng sản vốn điều chỉnh hành vi của giới tinh hoa và quá trình chuyển giao lãnh đạo trong gần ba thập niên qua.

Nó cũng báo hiệu một kỷ nguyên mới của sự khó dự đoán ngày càng lớn trong cuộc đấu tranh quyền lực trong Đảng Cộng sản, xé rách những luật lệ hiện có. Continue reading “Giải mã danh hiệu ‘lãnh đạo nòng cốt’ của Tập Cận Bình”

Sự trở lại của tình trạng ‘Thiếu hụt đô la’

dollar

Nguồn: Carmen Reinhart, “The Return of Dollar Shortages”, Project Syndicate, 24/10/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay sau khi Thế Chiến II kết thúc, một cụm từ mới được đưa vào kho từ vựng kinh tế: “Sự thiếu hụt đô la” (dollar shortage). Các nền kinh tế châu Âu đang phải đối mặt với những hậu quả ngày càng gia tăng mà chiến tranh để lại, và hàng tá những cản trở ngăn mọi nỗ lực của họ nhằm tái xây dựng nền tảng công nghiệp. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ là nhà cung cấp duy nhất các thiết bị vốn[1] nhằm tái xây dựng. Vì vậy, không tiếp cận được với đồng đô la Mỹ, châu Âu không thể có được lượng tư bản cần thiết để thúc đẩy xuất khẩu của mình. Continue reading “Sự trở lại của tình trạng ‘Thiếu hụt đô la’”

15/11/1777: Các Điều khoản Hợp bang được thông qua

15

Nguồn: Articles of Confederation adopted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1777, sau 16 tháng tranh luận, Quốc hội Lục địa, nhóm họp tại thủ đô tạm thời – York, Pennsylvania, đã đồng ý thông qua Các điều khoản Hợp bang. Nhưng phải đến ngày 01/03/1781, Maryland – bang cuối cùng trong 13 bang thuộc địa – mới hoàn tất phê chuẩn văn bản thỏa thuận.

Năm 1777, các nhà lãnh đạo ái quốc, trước sự đàn áp của người Anh, bất đắc dĩ đã phải thành lập một chính phủ có quyền lực cao hơn các bang độc lập để điều hành công việc của đất nước. Các điều khoản Hợp bang, khi ấy thực ra chỉ tạo ra một liên bang lỏng lẻo từ các bang của Mỹ. Quốc Hội chỉ có một viện duy nhất, mỗi tiểu bang có một phiếu biểu quyết, và một người sẽ được bầu làm chủ tịch Quốc Hội. Continue reading “15/11/1777: Các Điều khoản Hợp bang được thông qua”

Trump sẽ phá nát di sản của Obama tại Đông Nam Á?

trump-sea

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Southeast Asia Gets Trumped?”, Project Syndicate, 12/11/2016.

Với chiến thắng gây sốc trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Donald Trump đã làm nên lịch sử – và làm rất nhiều người e ngại. Thực tế là sự trỗi dậy của ông đe dọa kích động một cuộc cách mạng làm lung lay nền tảng không chỉ của nền chính trị Mỹ, mà còn của cả hòa bình và thịnh vượng toàn cầu. Một khu vực có thể sớm bắt đầu cảm nhận được tác động này chính là khu vực Đông Nam Á.

Trong suốt chiến dịch tranh cử, Trump đã đưa ra một thế giới quan “nước Mỹ trước tiên”, nhấn mạnh rằng ông sẽ theo đuổi các cam kết quốc tế của Mỹ chỉ khi cảm thấy phù hợp với lợi ích của mình. Điều này đã làm rúng động nhiều đồng minh và đối tác của Mỹ, bao gồm các nước Đông Nam Á, những nước lo sợ rằng họ sẽ bị bỏ qua bởi quốc gia lâu nay vẫn là người bảo đảm quan trọng nhất cho sự ổn định khu vực. Continue reading “Trump sẽ phá nát di sản của Obama tại Đông Nam Á?”

‘Con ngựa hoang’ Trump sẽ bị thuần phục?

 trump-fotercom-cc-by-nc-n

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Taming of Trump”, Project Syndicate, 11/11/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khi Donald Trump bất ngờ đắc cử chức tổng thống Hoa Kỳ, một câu hỏi được đặt ra là liệu ông sẽ lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy cực đoan như trong chiến dịch của mình hay sẽ lựa chọn một cách tiếp cận thực dụng và hợp lý hơn.

Nếu Trump lãnh đạo theo đúng như chiến dịch đã giúp ông đắc cử, thì những gì sẽ diễn ra là nỗi sợ hãi của thị trường trên đất Mỹ và toàn thế giới, cũng như những tổn thất to lớn tiềm tàng về mặt kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có lý do để hy vọng Trump sẽ quản lý theo một cách rất khác. Continue reading “‘Con ngựa hoang’ Trump sẽ bị thuần phục?”

14/11/1951: Mỹ viện trợ cho Nam Tư cộng sản

14

Nguồn: United States gives military and economic aid to communist Yugoslavia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, trong một diễn biến đáng ngạc nhiên, Tổng thống Harry Truman yêu cầu Quốc Hội Mỹ viện trợ quân sự và kinh tế cho đất nước Nam Tư cộng sản. Hành động này là một phần trong chính sách của Mỹ nhằm làm sâu sắc hơn sự chia rẽ giữa Nam Tư và Liên Xô.

Sau Thế chiến II, lực lượng cộng sản của Josip Broz Tito lên nắm quyền kiểm soát Nam Tư. Người Mỹ đã ủng hộ Tito trong suốt cuộc chiến, khi lực lượng của ông chiến đấu chống lại Đức Quốc xã xâm lược. Sang giai đoạn hậu chiến và khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, chính sách của Mỹ đối với Nam Tư trở nên cứng rắn hơn. Mỹ coi Tito đơn giản là một công cụ để Liên Xô mở rộng sang Đông và Nam Âu. Nhưng tới năm 1948, Tito công khai chống lại Stalin, mặc dù ông vẫn tiếp tục tuyên bố trung thành với ý thức hệ cộng sản. Từ đó về sau, Tito tuyên bố, Nam Tư sẽ tự quyết định và thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của mình mà không cần Liên Xô can thiệp. Continue reading “14/11/1951: Mỹ viện trợ cho Nam Tư cộng sản”

Mỹ chống lại thế giới? Trump và trật tự toàn cầu mới

trump-gl

Nguồn: Francis Fukuyama, “US against the world? Trump’s America and the new global order,” Financial Times, 11/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng đầy bất ngờ trong cuộc bầu cử vừa qua của Donald Trump trước Hillary Clinton đánh dấu một bước ngoặt không chỉ với nền chính trị Mỹ, mà còn với toàn bộ trật tự thế giới. Chúng ta có vẻ sắp bước vào một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa dân tộc dân túy, trong đó trật tự tự do vốn chiếm thế áp đảo được xây dựng từ những năm 1950 sẽ bị tấn công bởi những nhóm đa số dân chủ giận dữ và mạnh mẽ. Nguy cơ rơi vào một thế giới của các loại chủ nghĩa dân tộc đều giận dữ và cạnh tranh lẫn nhau là rất lớn, và nếu xảy ra thì điều này sẽ đánh dấu một thời điểm quan trọng tương tự sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989. Continue reading “Mỹ chống lại thế giới? Trump và trật tự toàn cầu mới”

Hòa bình và tái thiết: Triển vọng ảm đạm của Syria

syria-conflict

Nguồn: Javier Solana, “Syria’s Darkest Hour”, Project Syndicate, 19/10/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc xung đột tại Syria trở nên phức tạp hơn mỗi ngày khi nó vẫn tiếp diễn, và những triển vọng của nước này trở nên ngày càng xấu hơn. Những điều kinh hoàng thường ngày mà người dân bị bao vây của Aleppo hiện đang trải qua đã lên tới một mức mới sau sự đổ vỡ của thỏa thuận ngừng bắn mới nhất do Hoa Kỳ và Nga làm trung gian đúng vào thời điểm các nhà lãnh đạo thế giới được triệu tập cho khóa họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Khi cuộc xung đột Syria cuối cùng khép lại, ba đặc điểm căn bản của nó sẽ làm cho những nỗ lực tái thiết trở nên phức tạp. Trước hết, các bên ở tất cả phe của cuộc chiến đã bất chấp luật nhân quyền quốc tế và vi phạm các chuẩn mực nhân đạo cơ bản. Trong thực tế, việc ngăn chặn viện trợ nhân đạo, tấn công dân thường, và nhắm mục tiêu vào các địa điểm được bảo vệ đặc biệt bởi luật pháp quốc tế đã trở thành các chiến lược chiến tranh của họ. Continue reading “Hòa bình và tái thiết: Triển vọng ảm đạm của Syria”

13/11/1941: Quốc Hội Mỹ sửa đổi Đạo luật Trung lập

13

Nguồn: Congress revises the Neutrality Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Quốc Hội Mỹ đã quyết định sửa đổi Đạo luật Trung lập năm 1935, theo đó cho phép tàu buôn Mỹ được qua lại các vùng chiến sự, và do đó cũng đưa các tàu Mỹ đến sát bờ vực chiến tranh.

Tháng 8/1935, vì dự đoán sẽ diễn ra một cuộc chiến tranh châu Âu và cũng bởi đang theo đuổi một chính sách đối ngoại biệt lập, Quốc Hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Trung lập, cấm các tập đoàn Mỹ bán vũ khí cho bất kỳ bên tham chiến nào trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào trong tương lai. Đây là một tín hiệu không mấy tốt đẹp cho tất cả các chính phủ và các ngành công nghiệp tư nhân, cả trong và ngoài nước, rằng Mỹ sẽ không tham gia vào những cuộc chiến tranh nước ngoài. Chưa đầy hai năm sau, một Đạo luật Trung lập thứ hai được thông qua, cấm xuất khẩu vũ khí cho cả hai phe trong Nội chiến Tây Ban Nha. Continue reading “13/11/1941: Quốc Hội Mỹ sửa đổi Đạo luật Trung lập”