Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

scsdoc

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Nhằm đối phó với việc Trung Quốc thi hành chính sách gặm nhấm Biển Đông thể hiện qua việc nước này mở rộng phạm vi chiếm đóng xuống các đảo và bãi đá ở Quần đảo Trường Sa từ năm 1988, tháng 7 năm 1992, ngoại trưởng các nước thành viên ASEAN đã ra Tuyên bố ASEAN về Biển Đông (ASEAN Declaration on the South China Sea) tại thủ đô Manila, Philippines. Đây được coi là lần đầu tiên ASEAN thể hiện lập trường chung của mình về Biển Đông, mặc dù tuyên bố Manila không giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà chỉ cố gắng đưa ra bộ ứng xử không chính thức dựa trên nguyên tắc tự kiềm chế, không dùng vũ lực và giải quyết tranh chấp bằng hòa bình. Tuyên bố này hầu hết dựa vào các nguyên tắc được giới thiệu trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác tại Đông Nam Á (TAC) năm 1976. Continue reading “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”

Chiến lược của ISIS tại châu Âu

isis-637888

Nguồn: Omar Ashour, “The Islamic State’s European Strategy”, Project Syndicate, 01/09/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc tấn công khủng bố do các thành viên và những người ủng hộ Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) thực hiện trong năm qua đã làm gióng lên hồi chuông báo động tại châu Âu, nhưng theo Cơ sở Dữ liệu Khủng bố Toàn cầu, mức độ thường xuyên của chúng vẫn chưa nghiêm trọng bằng mức mà châu Âu đã trải qua hồi những năm 1970. Tuy nhiên, trong khi những làn sóng khủng bố trước đó tại châu Âu bắt nguồn từ các mâu thuẫn nội bộ, làn sóng chết chóc hiện nay có liên quan đến sự bất ổn bên ngoài lục địa.

Những cuộc tấn công gần đây nhất đang nổi lên từ khoảng chân không chính trị được tạo ra sau sự sụp đổ của những nhà lãnh đạo độc tài ở Trung Đông và Bắc Phi. Vì vậy, do bạo lực tại Syria, Iraq, và Libya; cũng như tình trạng chia rẽ lớn tại Ai Cập; hay tình hình an ninh mong manh tại Tunisia và Algeria không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc, nên có ít căn cứ để tin rằng những đợt tấn công tại châu Âu sẽ nhanh chóng chấm dứt. Continue reading “Chiến lược của ISIS tại châu Âu”

Stalin và vấn đề ký ức lịch sử của nước Nga

stalin

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, Stalin and Memory, Project Syndicate, 02/03/2003.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Oscar Wilde đã từng nói: “Bổn phận của chúng ta với lịch sử là viết lại nó”. Là một người Nga, tôi rất quen thuộc với việc viết lại lịch sử. Liên Xô đã dành ra cả một thế kỷ để sửa lại mụn trên mũi của Lênin, sửa lại số liệu thu hoạch nông nghiệp, và làm cho một Yuri Andropov bệnh tật[1] trông đỡ giống xác chết hơn. Nhưng đối với trường hợp của Stalin – người đã mất cách đây 50 năm -phần lớn chúng ta hiện nay viết lại lịch sử bằng cách giả vờ là một phần của nó chưa bao giờ xảy ra.

Đừng hiểu sai ý tôi: Stalin không hề biến mất như những người bị đưa đến trại lao động Gulag. Ông không hề bị xóa nhòa khỏi ký ức của chúng ta như cách mà Trotsky và Bukharin bị cắt ra khỏi những tấm ảnh gốc. Continue reading “Stalin và vấn đề ký ức lịch sử của nước Nga”

22/09/1862: TT Lincoln ban hành Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ

lincoln

Nguồn: “Lincoln issues Emancipation Proclamation“, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln đã ban hành bản sơ bộ của Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ (Emancipation Proclamation), giải phóng cho hơn 3 triệu nô lệ da đen ở Mỹ, đồng thời tuyên bố Nội chiến Mỹ là cuộc đấu tranh chống lại chế độ nô lệ.

Khi Nội chiến nổ ra vào năm 1861, chỉ ít lâu sau lễ nhậm chức của vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ, Lincoln vẫn duy trì quan niệm rằng đây là cuộc chiến để khôi phục chính quyền Liên bang miền Bắc (the Union), chứ không phải về chế độ nô lệ. Thế nên, ông tránh việc ban hành ngay một tuyên ngôn chống chế độ nô lệ, bất chấp sự thúc giục của những người theo chủ nghĩa bãi nô và các đảng viên Cộng hòa cấp tiến, cũng như niềm tin của cá nhân ông rằng chế độ nô lệ là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Thay vào đó, Lincoln đã có những bước đi thận trọng, cho đến khi ông nhận được ủng hộ rộng rãi của công chúng đủ để đề xuất một bản tuyên ngôn như vậy. Continue reading “22/09/1862: TT Lincoln ban hành Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ”

Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ

kurd-fighters

Nguồn: Barak Barfi, America’s Unruly Anti-ISIS Allies , Project Syndicate, 06/09/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tham gia cuộc xung đột tại Syria tháng trước, khoảng 350 lính Thổ Nhĩ Kỳ đã hành quân cùng hơn 1.000 tay súng nổi dậy người Syria được trang bị bởi Hoa Kỳ để truy quét Nhà nước Hồi giáo (ISIS) khỏi thành phố Jarablus, Syria, phía bắc Aleppo. Trận đánh đã kết thúc ngay trước khi nó bắt đầu: các chiến binh ISIS đã bỏ chạy trước khi xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào. Nhưng cuộc xung đột này, còn lâu mới kết thúc, thậm chí đang nhanh chóng trở nên ngày càng phức tạp.

Với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, xung đột tại Syria đã bước vào một giai đoạn mới – một giai đoạn có thể gây lo ngại cho Hoa Kỳ, do các đối tác trong Liên minh chống ISIS của nước này dường như chỉ thích đánh lộn lẫn nhau hơn là chống ISIS. Thổ Nhĩ Kỳ, xét cho cùng, không chỉ quan tâm tới việc truy quét ISIS ra khỏi biên giới của mình; nước này có lẽ còn muốn tập trung hơn vào việc tiêu diệt người Kurd. Continue reading “Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ”

Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan

poland-camp

Nguồn: Shlomo Avineri, “Poland’s Crime Against History”, Project Syndicate, 07/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cha mẹ và tôi đến Tel Aviv một vài tháng trước khi Thế chiến II bắt đầu. Những thành viên còn lại trong đại gia đình của chúng tôi – gồm ba người ông và bà của tôi, bảy anh chị em của mẹ tôi, và năm người anh em họ của tôi – thì vẫn ở Ba Lan. Sau đó, tất cả họ đều bị sát hại trong Thảm sát Holocaust.

Tôi về thăm lại Ba Lan nhiều lần, nhưng luôn cảm thấy nơi này thiếu vắng sự hiện diện của người Do Thái. Những cuốn sách và bài viết của tôi được dịch sang tiếng Ba Lan. Bản thân tôi từng giảng bài tại Đại học Warsaw và Đại học Jagiellonian ở Krakow. Gần đây tôi còn được bầu làm một thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Ba Lan. Mặc dù tiếng Ba Lan của tôi không được tốt, lịch sử và văn hóa của đất nước này vẫn chẳng hề xa lạ với tôi. Continue reading “Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan”

Sách trắng quốc phòng Đức và sự trở lại chính trị quyền lực

german-troops

Nguồn: John R. Deni, “Germany Embraces Realpolitik Once More“, War on the Rocks, 19/9/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Sách trắng quốc phòng (Weissbuch) vừa được công bố mới đây đã cho thấy một bước tiến mạnh mẽ của nước Đức hướng tới việc quay trở lại trở thành một cường quốc “bình thường” (“normal” power). Mặc dù ít gây được sự chú ý từ truyền thông Anh ngữ, Sách trắng đánh dấu một bước chuyển mạnh mẽ về nhiều mặt. Trên thực tế, việc nước Đức có đi theo các định hướng được nêu trong văn bản lịch sử này hay không và làm thế nào mà Đức có thể hiện thực hoá được những định hướng này sẽ quyết định vai trò an ninh và quốc phòng của Châu Âu trong mối tương quan với sức mạnh kinh tế và các nghĩa vụ xuyên Đại Tây Dương của khối này trong tương lai. Continue reading “Sách trắng quốc phòng Đức và sự trở lại chính trị quyền lực”

Quốc gia nào có hiến pháp thành văn ngắn nhất?

monaco-flag

Nguồn:Which country has the world’s shortest written constitution“, History, 09/8/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Monaco, quốc gia nhỏ thứ hai trên hành tinh tính theo diện tích (sau thành phố Vatican), là quốc gia có hiến pháp ngắn nhất thế giới. Được thông qua vào năm 1962 dưới thời trị vì của Hoàng tử Rainier III, đạo luật chủ đạo này dài 3.814 từ, theo Dự án Hiến pháp So sánh (CCP). Công quốc nhỏ bé, mà ngày nay nổi tiếng là một nơi ăn chơi cho những người giàu có, đã có bản hiến pháp đầu tiên của mình được công bố vào năm 1911 bởi Hoàng tử Albert I. Trong khi đó, hiến pháp 146.385 chữ của Ấn Độ là bản hiến pháp dài nhất thế giới, theo CCP. Nó có hiệu lực vào tháng 1/1950, chưa đến ba năm sau khi Ấn Độ giành được độc lập từ Anh, vào tháng 8/1947. Continue reading “Quốc gia nào có hiến pháp thành văn ngắn nhất?”

Mỹ có thể thắng hai cuộc chiến đồng thời với Nga và Trung Quốc không?

uschinarus

Nguồn: Robert Farley, “US Military’s Worst Nightmare: A War with Russia and China (at the Same Time)”, The National Interest, 26/8/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối thập niên trước, nước Mỹ đã từ bỏ học thuyết “Hai cuộc chiến” thường bị hiểu lầm; học thuyết đó được coi là khuôn mẫu cung cấp các biện pháp giúp Mỹ đồng thời tiến hành hai cuộc chiến tranh cục bộ.

Được thiết kế để ngăn chặn Bắc Triều Tiên gây ra một cuộc chiến tranh trong khi Mỹ đang can dự vào cuộc chiến chống Iran hay Iraq (hoặc ngược lại), ý tưởng này đã giúp Bộ Quốc phòng Mỹ hình thành kế hoạch tổ chức mua sắm, hậu cần và sắp đặt căn cứu quân sự trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ không cần đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô. Do hệ thống quốc tế đã có thay đổi, bao gồm sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự gia tăng mạng lưới khủng bố có hiệu quả cao, nước Mỹ đã từ bỏ học thuyết nói trên. Continue reading “Mỹ có thể thắng hai cuộc chiến đồng thời với Nga và Trung Quốc không?”

So sánh lập trường kinh tế của Clinton và Trump

clinton-trump

Nguồn: Michael J. Boskin, “Clintonomics vs. Trumponomics”, Project Syndicate, 02/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa đầy hai tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Hillary Clinton đang dẫn trước Donald Trump năm điểm trong các cuộc thăm dò ý kiến trên phạm vi toàn quốc và tại một số bang quan trọng hiện còn đang dao động. Nhưng chưa có gì được quyết định cả, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cải tổ nhân sự cùng các bài phát biểu chính sách quan trọng trong chiến dịch của ông Trump, đó là chưa kể đến những vụ bê bối email đang tiếp tục làm suy yếu chiến dịch của bà Clinton, bao gồm các trao đổi bằng email được công bố trong thời gian gần đây giữa các nhân viên cấp cao của Quỹ Clinton và các quan chức trong Bộ Ngoại giao thời bà Clinton còn làm ngoại trưởng. Continue reading “So sánh lập trường kinh tế của Clinton và Trump”

Tại sao bất ổn lại bùng phát ở Kashmir?

65-why-kashmir-is-erupting-again

Nguồn:Why Kashmir is erupting again“, The Economist, 25/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 25/08/2016 đánh dấu ngày thứ 48 liên tiếp của các cuộc biểu tình ở Jammu & Kashmir, tiểu bang có đa số là người Hồi giáo duy nhất tại Ấn Độ. Thanh niên Kashmir đã xuống đường kêu gọi độc lập khỏi Ấn Độ và ném đá vào các lực lượng an ninh. Các lực lượng an ninh Ấn Độ đã đáp trả bằng hơi cay và các loại súng bắn đạn nòng nhỏ thay vì đạn cỡ lớn. Một lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt cũng đã được áp đặt trên khắp thung lũng Kashmir, bao gồm cả Srinagar, thành phố lớn nhất của khu vực. Cho đến nay, 66 thường dân và hai sĩ quan cảnh sát đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn. Nguyên nhân phong trào phản đối của người Kashmir là gì? Continue reading “Tại sao bất ổn lại bùng phát ở Kashmir?”

Kim Jong-un là ai?

Nguồn: Andrew J. Nathan, “Who is Kim Jong-un?The New York Review of Books, 18/8/2016.

Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai má phúng phính và kiểu tóc loe của nhà cai trị trẻ tuổi Kim Jong-un xứ Bắc Triều Tiên, mối giao tình với cựu ngôi sao bóng rổ xăm trổ đầy mình Dennis Rodman, cùng nụ cười toe toét như trẻ vui đùa khi đứng trước những đợt phóng tên lửa, hết thảy kết hợp một cách kì dị với việc chế độ này quyết tâm nhấn chìm kẻ thù trong “biển lửa”. Những điểm đó làm cho phương Tây vừa có mối ác cảm vừa có thái độ giễu cợt đối với đất nước này. Nhiều người tiên đoán rằng Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ không thể tồn tại lâu hơn được nữa, khi xét đến tình trạng đói nghèo ở khắp nước này, một hệ thống trại tù chuyên giết hại người vốn được khép vào tội ác chống nhân loại theo xác định của một uỷ ban điều tra của Liên Hợp Quốc,[1] tình trạng tự cô lập kinh tế, đương đầu với hết thảy các nước láng giềng, cùng sự non nớt thiếu kinh nghiệm của lãnh tụ nước này. Continue reading “Kim Jong-un là ai?”

Bộ ba bất khả thi là gì?

20160827_bbd001_0

Nguồn: What is the impossible trinity?“, The Economist, 09/09/2016

Biên dịch: Thu Hương

Trước khi đồng tiền chung châu Âu euro ra đời năm 1999, các thành viên đã neo đồng nội tệ của mình vào đồng mark Đức. Kết quả là họ buộc phải nương vào chính sách tiền tệ của NHTW Đức để điều chỉnh chính sách của riêng mình. Một số nước dễ dàng làm được điều này bởi vì có các ngành kinh tế gắn bó chặt chẽ với Đức và như vậy mối quan hệ giữa hai bên là “nước nổi thuyền nổi’.

Tuy nhiên, có một số nước không thể duy trì chính sách tiền tệ như vậy. Năm 1992, Anh buộc phải “nhổ neo” vì nền kinh tế Anh đang rơi vào suy thoái trong khi kinh tế Đức bùng nổ. Continue reading “Bộ ba bất khả thi là gì?”

Biên bản Hội đàm Thành Đô viết gì?

Tác giả: Ngô Hưng Đường (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc gặp gỡ nội bộ lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam tiến hành lặng lẽ tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990. Tham gia cuộc gặp nội bộ này phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đương nhiệm Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc Vụ Viện đương nhiệm Lý Bằng; phía Việt Nam có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo chủ yếu của hai đảng, hai nước sau thời gian gián đoạn 13 năm.

Hồi đó tôi đang làm Trưởng Phòng Nghiên cứu của Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương ĐCSTQ, có tham gia cuộc gặp nói trên với tư cách cán bộ tùy tùng. Continue reading “Biên bản Hội đàm Thành Đô viết gì?”

18/09/1960: Castro tới New York, công kích Hoa Kỳ

fidel_onu_624x351_getty_nocredit

Nguồn: Castro arrives in New York”, History.com (truy cập ngày 18/09/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Fidel Castro đến Thành phố New York trong vai trò người đứng đầu phái đoàn Cuba tới dự họp ở Liên Hiệp Quốc. Chuyến thăm của Castro đã khuấy lên sự phẫn nộ lẫn sự ngưỡng mộ từ các thành phần khác nhau trong xã hội Mỹ, và đạt đến đỉnh điểm với bài phát biểu của ông trước Liên Hiệp Quốc vào ngày 26/09/1960.

Tới thời điểm Castro tới Thành phố New York vào tháng 9 năm 1960, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba đã xấu đi nhanh chóng. Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng Giêng năm 1959, Castro đã khiến chính phủ Mỹ giận dữ với các chính sách về quốc hữu hóa các công ty Hoa Kỳ và các khoản đầu tư vào Cuba. Một số quan chức Mỹ, như Phó Tổng thống Richard Nixon, tin rằng Castro đã nghiêng một cách nguy hiểm về phía chủ nghĩa cộng sản. (Castro đã không công khai tuyên bố việc mình theo chủ nghĩa cộng sản cho đến cuối năm 1961, khi ông tuyên bố rằng ông là một “người theo chủ nghĩa Mác-Lênin”.) Continue reading “18/09/1960: Castro tới New York, công kích Hoa Kỳ”

Chuyến du lịch Việt Nam của vị Nga Hoàng cuối cùng

nikolai

Nếu có người đặt câu hỏi: Những yếu nhân cao cấp Nga nào từng đến Việt Nam, chắc chắn đa số người trả lời sẽ nêu tên Vladimir Putin và Dmitry Medvedev.

Có lẽ nhiều người không còn nhớ rằng trong thập niên 80, Mikhail Gorbachev cũng đã đến thăm Việt Nam, tuy lúc đó ông ta chưa phải là Tổng thống của Liên Xô mà mới là ủy viên Bộ Chính trị. Và ngay sau khi miền Bắc Việt Nam bắt đầu bị Mỹ ném bom, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Alexei Kosygin đã đến Hà Nội. Và cũng rất ít người hôm nay còn nhớ rằng, vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước, có một nhân vật cao cấp đã đến thăm Việt Nam — đó là ông Kliment Voroshilov, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao, nhân vật quyền lực thứ 3 ở Liên Xô thời đó. Continue reading “Chuyến du lịch Việt Nam của vị Nga Hoàng cuối cùng”

Điểm cân bằng Nash và thế lưỡng nan của tù nhân là gì?

20160820_bbd001_0

Nguồn: What is the Nash equilibrium and why does it matter?“, The Economist, 06/09/2016

Biên dịch: Thu Hương

Các nhà kinh tế học có thể giải thích những điều diễn ra trong quá khứ và đôi lúc còn có thể dự đoán chính xác về tương lai. Tuy nhiên, không nhiều học thuyết có tính ứng dụng trong thực tiễn cao như điểm cân bằng Nash – học thuyết kinh tế được đặt tên theo nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nó và cũng nhờ đó mà đạt giải Nobel kinh tế năm 1994.

Khái niệm đơn giản này còn giúp các nhà kinh tế học tìm ra nguyên lý xác định giá cả của các công ty, giải thích các Chính phủ nên thiết kế những cuộc đấu giá như thế nào để được hưởng lợi nhiều nhất và giải thích cả nguyên nhân tại sao đôi lúc trong 1 nhóm sẽ đưa ra những quyết định tự chuốc lấy thất bại. Vậy thì điểm cân bằng Nash là gì và tại sao đây là một trong những khái niệm kinh tế có ý nghĩa quan trọng và thay đổi cả thế giới? Continue reading “Điểm cân bằng Nash và thế lưỡng nan của tù nhân là gì?”

Nhà ngoại giao Phạm Ngọc Thạch

pham-ngoc-thach

Tác giả: Khổng Đức Thiêm

Phạm Ngọc Thạch (1909-1968), sinh tại Sài Gòn, tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội năm 1935, về quê mở bệnh viện tư. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1939, là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 5-1945, có nhiều đóng góp cho phong trào Thanh niên Tiền phong. Tại Đại hội đại biểu Quốc dân Việt Nam họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), ông được cử vào Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Khi Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam tự cải tổ thành Chính phủ lâm thời, ông là một trong 15 thành viên của Nội các thống nhất, được cử giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế (28-8-1945), sinh hoạt đảng tại Chi bộ Văn phòng Chủ tịch Chính phủ. Trong biên bản các kỳ họp Hội đồng Chính phủ, nhiều ý kiến của ông được ghi nhận. Đáng chú ý nhất là đề nghị của ông tại phiên họp diễn ra vào chiều ngày 14-11-1945 về việc thành lập Ban Cố vấn tìm nhân tài cho đất nước để hưởng ứng bài báo Nhân tài và kiến quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa công bố trên tờ Cứu quốc phát hành buổi sáng. Căn cứ đề nghị của ông, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ định bác sĩ Nguyễn Văn Luyện và các cụ Bùi Bằng Đoàn, Lê Hữu Từ, Ngô Tử Hạ, Lê Đại, Bùi Kỷ vào Ban Cố vấn. Continue reading “Nhà ngoại giao Phạm Ngọc Thạch”

Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính là gì?

20160730_ebd001

Nguồn: What causes financial crises?“, The Economist, 08/09/2016

Biên dịch: Thu Hương

Xét trên góc nhìn hạn hẹp, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 là một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ. Đó là kết quả của rất nhiều rắc rối đã tích tụ qua thời gian: các ngân hàng không được kiểm soát chặt chẽ, các sản phẩm tín dụng quá ư phức tạp, những mối quan hệ chằng chịt và sự phình to đến mất kiểm soát của thị trường nhà đất.

Chưa bao giờ thế giới chứng kiến các yếu tố ấy kết hợp lại với nhau, nhưng không ai có thể phủ nhận con đường đi từ những quyết định siêu mạo hiểm đến tình cảnh thị trường tài chính rung lắc đã trở nên quá quen thuộc. Từ những sinh viên đang nghiên cứu về khủng hoảng ngân hàng Mỹ trong thế kỷ 10 cho đến những nhà đầu tư vẫn nhớ như in nỗi đau của châu Á thời kỳ cuối những năm 1990, tất cả đều đi chung một con đường ấy. Continue reading “Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính là gì?”

Trường phái Anh Quốc (English School)

ES-ir

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Nguồn gốc của Trường phái Anh Quốc có thể được coi xuất phát từ cuối những năm 1930. Không giống như những lý thuyết có nguồn gốc từ truyền thống dựa trên thuyết hành vi (bahaviouralist) hay thuyết thực chứng (positivist), Trường phái Anh Quốc đại diện cho tổng hòa cách tiếp cận pha trộn lý tính (rationalist) và luân lý (moralist). Nói cách khác, đây là trường phái tư tưởng tập trung vào các đặc điểm và nguyên tắc mang tính đạo đức, chính trị và xã hội của hệ thống quốc tế, và chỉ rõ những đặc điểm và nguyên tắc này vừa giúp hình thành vừa hạn chế lợi ích và hành động của các quốc gia như thế nào. Continue reading “Trường phái Anh Quốc (English School)”