Con đường tơ lụa gập ghềnh của Trung Quốc

Gwadar-Kashga

Nguồn: David Brewster, “China’s Rocky Silk Road”, East Asia Forum, 09/12/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sáng kiến Một vành đai Một con đường (One Belt One Road – OBOR) của Trung Quốc là một kế hoạch cực kỳ tham vọng – và có lẽ Bắc Kinh chỉ mới bắt đầu nhận ra kế hoạch này quá tham vọng tới mức nào.

OBOR bao gồm việc xây dựng một nhóm các kết nối hạ tầng giữa Trung Quốc, Nga, Trung Á và Ấn Độ Dương. Một loạt các cảng và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đi kèm dọc Ấn Độ Dương được gọi là Con đường tơ lụa trên biển (MSR), bổ sung con đường hàng hải cho các kết nối trên đất liền với Ấn Độ Dương, bao gồm Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) và Hành lang Kinh tế được đề xuất giữa Bangladesh-Trung Quốc-Ấn Độ-Myanmar (BCIM). Trung Quốc giờ đây đã thiết lập được các cơ quan tài chính lớn, bao gồm Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á và Quỹ con đường tơ lụa, nhằm giúp chi trả cho các dự án OBOR có giá trị ước tính 250 tỉ đô la Mỹ. Continue reading “Con đường tơ lụa gập ghềnh của Trung Quốc”

TQ bình luận việc TBT Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử

20160126105033-anh-1

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành 

Sáng 28/1/2016 (giờ Bắc Kinh), Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận dưới đầu đề “Nguyễn Phú Trọng tái nhiệm là tín hiệu tích cực nhưng không tuyệt đối”. Nguyên văn như sau:

Hội nghị toàn thể Trung ương khóa XII Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) họp ngày 27/1 đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư Trung ương Đảng khóa mới. Sự tái nhiệm của ông trên chức vụ này được dư luận phổ biến cho là tín hiệu quan trọng thể hiện ĐCSVN muốn duy trì đường lối chính trị ổn định.

Đại hội XII ĐCSVN được dư luận phương Tây chú ý cao độ, họ tiến hành sự phân tích thổi phồng vấn đề “bè phái” trong nội bộ ĐCSVN,  gọi Tổng Bí thư Trung ương khóa XI Nguyễn Phú Trọng là “phái Bảo thủ” và “phái thân Trung Quốc”, gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là “phái Cải cách” và “phái thân Mỹ”.  Truyền thông phương Tây luôn suy đoán Nguyễn Tấn Dũng, người “dốc sức thúc đẩy đưa Việt Nam gia nhập TPP” rất có thể trở thành tân Tổng Bí thư ĐCSVN, tuyên truyền ông sẽ mở ra “kỷ nguyên mới” trong công cuộc cải cách ở Việt Nam. Continue reading “TQ bình luận việc TBT Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử”

28/01/1915: Đức đánh chìm tàu buôn Mỹ

28012016

Nguồn:Germans sink American merchant ship“, History.com (truy cập ngày 27/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1915, trong cuộc tấn công đầu tiên của Đức chống lại các lợi ích hàng hải của Mỹ trên biển, thuyền trưởng của một tuần dương hạm Đức đã ra lệnh phá hủy tàu buôn Mỹ có tên William P. Frye.

William P. Frye, một tàu thép bốn cột buồm được đóng ở Bath, Maine, năm 1901 và được đặt tên theo tên Thượng nghị sĩ William Pierce Frye (1830-1911) nổi tiếng của Maine. Con tàu chờ lúa mì và đang trên đường tới Anh. Vào ngày 27/01, nó bị chặn bởi một tuần dương hạm của Đức ở phía Nam Đại Tây Dương ngoài khơi bờ biển Brazil và được lệnh phải vứt bỏ hàng hóa vì Đức cho rằng đó là hàng buôn lậu. Khi thủy thủ đoàn của con tàu Mỹ không thực hiện đầy đủ mệnh lệnh vào ngày hôm sau, thuyền trưởng người Đức đã ra lệnh phá hủy con tàu. Continue reading “28/01/1915: Đức đánh chìm tàu buôn Mỹ”

Hãy suy nghĩ lại về các lệnh trừng phạt

Sanctions-against-Iran-650x330

Nguồn: Kofi A. Annan & Kishore Mahbubani, “Rethinking Sanctions”, Project Syndicate, 11/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp dụng nhiều lệnh  trừng phạt hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử. Trong những năm 1990, có tối đa tám lệnh trừng phạt; trong những năm 2000, đỉnh điểm tăng lên đến 12 lệnh; hiện tại con số đó là 16. Và các con số này không bao gồm các biện pháp trừng phạt được áp đặt bởi Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Nếu căn cứ vào sự leo thang này, người ta có thể kết luận rằng các biện pháp trừng phạt đã chứng tỏ là một công cụ hiệu quả rõ rệt trong việc thúc đẩy hòa bình và an ninh thế giới. Thật không may, suy diễn đó khác xa với thực tế. Continue reading “Hãy suy nghĩ lại về các lệnh trừng phạt”

Năm thực tế về Cộng đồng Kinh tế ASEAN

1158590289

Nguồn: Sanchita Basu Das, “Five Facts about the ASEAN Economic Community“, ISEAS Perspective, No. 20, 2015.

Biên dịch: Văn Cường

Mở đầu

Do thời hạn chót của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2015 đang đến gần, dự án này đang phải chịu nhiều sự chỉ trích hơn là ủng hộ. Phần đông mọi người dường như tin rằng các thành quả của sáng kiến này, cụ thể là một không gian sản xuất hợp nhất với sự lưu thông tự do của hàng hóa, dịch vụ và lao động lành nghề, sẽ không đạt được vào tháng 12/2015.

Tuyên bố “thẳng thừng” này có một vài điểm hợp lý. Nhưng chúng ta phải tự hỏi bản thân xem định nghĩa về cộng đồng kinh tế là gì khi ASEAN quyết định thành lập AEC. Ngay cả nếu chúng ta có quan niệm rằng “ASEAN không thể đem lại AEC”, chúng ta có thể đổ lỗi cho tổ chức này đến chừng mức nào? Và liệu AEC, với tư cách là sáng kiến khu vực duy nhất, có thể bị đổ lỗi vì những sự thay đổi chính sách trong nền kinh tế trong nước của mỗi nước thành viên, và do đó những mối bất hòa tiêu cực có thể xảy ra hay không? Continue reading “Năm thực tế về Cộng đồng Kinh tế ASEAN”

Có phải chủ nghĩa phát xít đã quay lại?

fascism

Nguồn: Robert O. Paxton, “Is Fascism Back?”, Project Syndicate, 07/01/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2015, “chủ nghĩa phát xít” một lần nữa trở thành thuật ngữ chính trị được sử dụng phổ biến nhất. Tất nhiên, sự cám dỗ của việc gắn mác chủ nghĩa phát xít là gần như áp đảo khi chúng ta đối mặt với các cá nhân có lời nói và hành động có phần tương tự như của Hitler và Mussolini. Tại thời điểm này, nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp khác nhau như để miêu tả Donald Trump, phong trào Tiệc Trà (Tea Party), Mặt trận Quốc gia ở Pháp, và các sát thủ Hồi giáo cực đoan. Dù ý muốn gọi nhiều cá nhân là “phát xít” có phần dễ hiểu nhưng điều đó cần bị hạn chế.

Tại thời điểm được hình thành năm 1920 (đầu tiên là ở Ý và sau đó là ở Đức), chủ nghĩa phát xít là một phản ứng bạo lực chống lại chủ nghĩa cá nhân quá mức. Mussolini và Hitler cho rằng Ý bị khinh miệt và Đức bị đánh bại trong Thế chiến I là vì dân chủ và chủ nghĩa cá nhân đã mài mòn sự đoàn kết dân tộc và ý chí của hai nước này. Continue reading “Có phải chủ nghĩa phát xít đã quay lại?”

27/01/1944: Liên Xô phá vỡ cuộc bao vây Leningrad

957d03b

Nguồn:Siege of Leningrad is lifted“, History.com (truy cập ngày 26/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1944, các lực lượng Liên Xô đã phá vỡ cuộc bao vây Leningrad, kết thúc cuộc vây hãm thành phố kéo dài 900 ngày của Đức, trong đó hàng trăm ngàn người Nga đã bị thiệt mạng.

Cuộc bao vây chính thức bắt đầu vào ngày 8 tháng 9 năm 1941. Người dân Leningrad bắt đầu xây dựng các công sự chống xe tăng và đã thành công trong việc tạo ra một thế phòng thủ ổn định bảo vệ thành phố, nhưng đồng thời do đó bị mất đường tiếp cận các tài nguyên quan trọng trong nội địa Liên Xô, nhất là Moskva. Năm 1942, ước tính có khoảng 650.000 người dân Leningrad bỏ mạng vì nạn đói, bệnh tật, trúng bom đạn, và bị thương từ các đợt pháo kích liên tục của quân Đức. Continue reading “27/01/1944: Liên Xô phá vỡ cuộc bao vây Leningrad”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (27/01/2016)

j15

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Quá trình phát triển khoa học và công nghệ quân sự của Trung Quốc luôn được xem là một chiếc “hộp đen” bí ẩn. Sự bí ẩn bao trùm quá trình hiện đại hoá quân đội Trung Quốc (PLA) này tạo ra nhiều đồn đoán về tiềm lực, khả năng và vai trò của quân đội dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản. Những bài viết có sẵn thường tập trung vào các trang thiết bị kỹ thuật (ví dụ như chương trình tàu sân bay hay tên lửa đạn đạo) hay phân tích các đại chiến lược quan trọng (ví dụ như tham vọng cải cách quân đội gần đây của Tập Cận Bình).

Tuy nhiên, rất ít các bài viết đề cập tới những cá nhân, những quân nhân nổi bật trên mặt trận phát triển công nghệ; những kỹ sư và nhà khoa học đã thiết kế và chế tạo (hay thậm chí là ăn cắp) các thông tin và vũ khí mà PLA đang sử dụng. Robert Beckhausen đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về một trong những cá nhân quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong chương trình hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (27/01/2016)”

Putin cáo buộc Lenin đặt “bom hẹn giờ” lên Nga

KP_1501273_crop_1200x720

Nguồn:Vladimir Putin accuses Lenin of placing a ‘time bomb’ under Russia”, The Guardian, 25/01/2016.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga phê phán chủ nghĩa liên bang của nhà cách mạng đã làm Liên Xô tan rã và tạo ra căng thẳng về mặt sắc tộc trong khu vực.

Vladimir Putin đã tố cáo Lenin và chính quyền Bolshevik tiến hành những cuộc đàn áp tàn bạo và buộc tội Lenin đã đặt một “quả bom hẹn giờ” lên quốc gia này.

Việc phê phán Lenin, một nhân vật vẫn nhận được sự tôn kính từ các nhà cộng sản và nhiều người dân Nga, là một hành động khá bất thường của vị tổng thống Nga, người trong quá khứ vẫn luôn cân nhắc cẩn trọng các nhận xét về lịch sử quốc gia nhằm tránh làm mất lòng một số cử tri. Cùng lúc đó, ông cũng ra hiệu rằng chính phủ không có ý định đưa di hài Lenin ra khỏi lăng của ông trên Quảng trường Đỏ, và cảnh báo chống lại “bất cứ hành động nào gây chia rẽ xã hội”. Continue reading “Putin cáo buộc Lenin đặt “bom hẹn giờ” lên Nga”

5 hiểu lầm về người tị nạn và người di cư

refugees

Nguồn: Jill Goldenziel, “Five myths about refugees and migrants”, The Washington Post, 25/09/ 2015.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh

Những hình ảnh bi kịch của dòng người tị nạn và người di cư tuyệt vọng kiếm tìm sự an toàn tại Châu Âu đã gây chấn động toàn thế giới. Châu lục này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng di dân tồi tệ nhất kể từ Thế Chiến II. Cách ứng phó của Châu Âu lại không đạt được sự nhất quán: các chính sách thay đổi gần như hàng ngày; người dân di chuyển liên tục qua các biên giới trong khi các chính khách kêu gào đổ lỗi; và mặc dù nhiều người đã được cứu sống, hàng nghìn người khác lại bị chết chìm ở Địa Trung Hải. Trước tình cảnh hỗn loạn này, những hiểu lầm về người di cư và người tị nạn vẫn tiếp tục được lan truyền. Việc đính chính lại những nhận thức sai này có thể giúp (các quốc gia) hoạch định những chính sách tốt hơn để cải thiện quyền con người. Continue reading “5 hiểu lầm về người tị nạn và người di cư”

26/01/1788: Australia được thành lập

ausdayagain

Nguồn:Australia Day“, History.com (truy cập ngày 25/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1788, thuyền trưởng Arthur Phillip dẫn đầu một đội tàu 11 chiếc của Anh chở các tù nhân đến thuộc địa New South Wales, qua đó đặt nền móng cho nước Australia ngày nay. Sau khi vượt qua một giai đoạn khó khăn, thuộc địa non trẻ đã bắt đầu ăn mừng ngày lễ kỷ niệm này.

Australia, từng được gọi là New South Wales, ban đầu được dự định làm một thuộc địa cho các tù nhân. Tháng 10 năm 1786, chính phủ Anh bổ nhiệm thuyền trưởng Arthur Phillip của tàu HMS Sirius, và giao cho ông thành lập một trại lao động nông nghiệp cho tù nhân Anh ở đó. Do không biết rõ những gì mình có thể mong đợi từ các vùng đất bí ẩn và xa xôi kia, Phillip gặp khó khăn rất lớn trong việc tập hợp được đội tàu để bắt đầu cuộc hành trình. Continue reading “26/01/1788: Australia được thành lập”

“Thuần hóa” giới tinh hoa Ấn Độ

20130727_BRD000_0

Nguồn: Sanjeev Sanyal, “Taming India’s Elite”, Project Syndicate, 08/01/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã hơn một năm rưỡi trôi qua kể từ khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên nắm quyền với một lời hứa xây dựng nước Ấn Độ mới, một đất nước được thiết lập dựa trên sự tuyệt giao căn bản với quá khứ. Vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động của các chính sách kinh tế và đối ngoại của ông nhưng có một lĩnh vực nơi chính phủ của ông đang tạo ra tiến bộ có thể cảm nhận rõ nét: “Thuần hóa” giới tinh hoa lâu đời của Ấn Độ.

Ấn Độ có dân số 1,2 tỷ người, nhưng nước này từ lâu đã bị thống trị bởi một tầng lớp tinh hoa nhỏ: Khoảng hai trăm gia đình mở rộng, tổng cộng có lẽ khoảng 4.000 – 5.000 người. Nhiều quốc gia có giới tinh hoa hùng mạnh với tầm ảnh hưởng lớn, nhưng ở Ấn Độ, giới tinh hoa cha truyền con nối kiểm soát những vị trí hàng đầu ở mọi lĩnh vực của đời sống công cộng: Chính trị, kinh doanh, truyền thông và thậm chí cả Bollywood. Continue reading ““Thuần hóa” giới tinh hoa Ấn Độ”

Thế lưỡng nan của Trung Quốc ở Trung Đông

20160123_cnp003

Nguồn: “Well-wishing, The Economist, 23/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Kể từ khi lên lãnh đạo Trung Quốc năm 2012, Tập Cận Bình đã trở nên tất bật với những chuyến công du quốc tế. Năm ngoái, chủ tịch Tập đến thăm nhiều quốc gia hơn tổng thống Mỹ Barack Obama (14 so với 11), công du khắp nơi từ Mỹ đến Maldives và Zimbabwe, bất kể nước chủ nhà lớn mạnh, nhỏ yếu hay cô lập tới nhường nào. Mục đích của chủ tịch Tập là phô trương sức mạnh ngày một lớn của Trung Quốc – và vai trò trung tâm của chính ông trong việc thúc đẩy điều đó – tới người dân trong và ngoài nước. Nhưng mãi đến tuần vừa qua ông mới đặt chân đến Trung Đông với tư cách là chủ tịch Trung Quốc. Continue reading “Thế lưỡng nan của Trung Quốc ở Trung Đông”

Cuộc chiến tranh lạnh ở Trung Đông

sunni-shia

Nguồn: Bernard Haykel, “The Middle East’s Cold War,” Project Syndicate, 08/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Iran và Ả-Rập Xê-út là một bước ngoặt nguy hiểm cho một khu vực vốn đã bất ổn và bị chiến tranh tàn phá. Nguyên do xuất phát từ việc Ả-rập Xê-út tử hình Nimr al-Nimr, một lãnh tụ người Shia có khuynh hướng bạo động vốn kêu gọi chấm dứt chế độ quân chủ ở quốc gia này. Nhưng sự tan vỡ đó lại có nguồn gốc từ sự thù địch chiến lược đang trải rộng trên khắp Trung Đông.

Tình trạng căng thẳng giữa hai quốc gia đã có từ nhiều thập niên, nhưng chúng trở nên đặc biệt gay gắt kể từ sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979 của Iran. Thủ lĩnh cuộc cách mạng, Ayatollah Ruhollah Khomeini, đã không giấu giếm sự khinh miệt của ông trước hoàng gia Ả-rập; ông nhanh chóng xây dựng vị thế của Iran với tư cách người bảo vệ “những người bị đàn áp” trước “các lực lượng ngạo mạn” – Mỹ và đồng minh của nó trong khu vực, Ả-Rập Xê-út và Israel. Continue reading “Cuộc chiến tranh lạnh ở Trung Đông”

25/01/1981: Giang Thanh bị kết án tử hình

Jiang Qing and Mao

Nguồn:Mao’s widow sentenced to death,” History.com (truy cập ngày 24/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1981, Giang Thanh, vợ nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông, đã bị kết án tử hình vì “các tội phản cách mạng” của bà trong Cách mạng Văn hóa.

Xuất thân là một diễn viên sân khấu và điện ảnh, cuộc hôn nhân của bà với Mao Trạch Đông năm 1939 đã bị nhiều người chỉ trích, do người vợ hai[1] của Mao, Hạ Tử Trân, là một cựu chiến binh nổi tiếng trong Vạn lý Trường chinh, và Mao đã ly dị bà trong khi bà nằm tiều tụy trong một bệnh viện ở Moskva. Vợ cả của Mao, Dương Khai Tuệ, đã bị Quốc Dân Đảng sát hại trong cuộc nội chiến Trung Quốc. Continue reading “25/01/1981: Giang Thanh bị kết án tử hình”

Thực trạng Crimea 2 năm sau ngày bị Nga sáp nhập

crimea

Nguồn: Dimiter Kenarov, “Ending  Crimea’s Isolation”, The New York Times, 27/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Crimea, nơi một thời từng là một bán đảo, giờ đã trở thành một hòn đảo. Trong gần hai năm, vùng lãnh thổ vốn không được công nhận, bị cắt đứt khỏi đất liền bởi một ranh giới bị quân sự hóa, bị cấm vận và gần như bị lãng quên bởi cộng đồng quốc tế và giới truyền thông. Sự lạc quan ban đầu của một số người Crimea rằng nước Nga sẽ nhanh chóng hội nhập bán đảo và biến nó trở thành một lãnh thổ kiểu mẫu đã bốc hơi.

Năm ngoái, nhà văn Nga Leonid Kaganov nói rằng việc sáp nhập Crimea giống như việc ăn cắp một chiếc điện thoại đắt tiền mà quên lấy cục sạc. Ông được chứng minh là đã đúng. Mức độ bị cô lập tổng thể của Crimea đã trở nên rõ ràng gần đây: Vào ngày 22/11 (2015), những người Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc và các nhà hoạt động người Tatar ở Crimea đã phá hoại bốn đường dây điện nối Crimea với Ukraine, ném bán đảo hai triệu dân này vào bóng tối. Tình hình chập chờn này đã kéo dài hơn một tháng và cho dù đường điện đã dần được hồi phục, tình hình chung vẫn không ổn định. Continue reading “Thực trạng Crimea 2 năm sau ngày bị Nga sáp nhập”

Lào bầu lãnh đạo mới theo hướng nghiêng về Việt Nam

laocongress

Nguồn:Selection of New National Leaders in Laos Indicates Tilt to Vietnam”, RFA, 22/01/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Với việc bầu lên dàn lãnh đạo quốc gia mới và bắt giữ một số lãnh đạo cũ, Lào dường như đang củng cố mối quan hệ với Việt Nam trong khi cố gắng đẩy lùi nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gây ảnh hưởng nhiều hơn lên đất nước  này.

Kết quả của cuộc bầu cử ủy ban trung ương đảng mới dự kiến ​​sẽ được công bố sớm tại Vientiane với việc ông Bounnhang Vorachit được chuẩn thuận giữ chức chủ tịch nước (kiêm tổng bí thư) và Thongloun Sisoulith được đề bạt chức thủ tướng. Chủ tịch Quốc hội và cựu thống đốc ngân hàng trung ương (bà) Pany Yathotou cũng có thể được chấp nhận làm phó chủ tịch nước. Continue reading “Lào bầu lãnh đạo mới theo hướng nghiêng về Việt Nam”

Nguồn gốc của Thảm sát Holocaust

ausch

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Không sai khi nói rằng Holocaust là trung tâm của tâm lý Israel. Không giống như hầu hết các sự kiện lịch sử khác mà ảnh hưởng dần dần mờ nhạt, ảnh hưởng của thảm sát Holocaust trong xã hội Israel ngược lại đã thực sự tăng lên theo thời gian. Quá trình này rất phức tạp và khó khăn để mô tả trong một vài trang giấy. Tuy nhiên, hiểu biết động lực của nó là điều cần thiết trong bất kỳ khảo sát nào về văn hóa Israel.

Holocaust là thảm họa lớn nhất của dân tộc Do Thái xẩy ra vào cuối những năm 1930 trong Thế Chiến II, khi sáu triệu người Do Thái trên khắp châu Âu bị đưa vào các trại tập trung của Phát xít Đức và bị giết hại bằng hơi ngạt. Năm 1933, Adolf Hitler trở thành quốc trưởng Đức và sau đó quốc gia này rất nhanh chóng mở rộng chương trình bài Do Thái. Hitler với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Đức đã khơi dậy được lòng tự hào và đồng thuận của người Đức khi khẳng định rằng nguồn gốc của người Đức – người Aryan – là chủng tộc siêu đẳng và những chủng tộc khác, đặc biệt là người Do Thái, là hạ đẳng. Continue reading “Nguồn gốc của Thảm sát Holocaust”

Mỹ và Nga có thể hợp tác tại Syria không?

Russia-US-approaches-on-Syrian-crisis

Nguồn: Michael McFaul, “Can America and Russia Cooperate in Syria?Project Syndicate, 05/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Cẩm Tú | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Quyết định can thiệp vào Syria của Tổng thống Vladimir Putin đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Nga trong năm 2015. Suốt 15 năm qua, ông Putin đã ngày càng dựa vào việc sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được các mục tiêu trong nước và chính sách đối ngoại của mình, bắt đầu bằng cuộc xâm lược Chechnya năm 1999, tại Gruzia năm 2008, và tại Ukraine năm 2014. Nước cờ Syria của Putin là một bước logic, nếu không nói là kịch tính, trong chính sách ngoại giao ngày càng hiếu chiến của Nga.

Tuy nhiên, Syria được cho là sẽ khác những cuộc can thiệp trước đây. Trong khi Putin đã tính toán chính xác rằng hầu hết các nước sẽ lên án hành vi quân sự của Nga tại Chechnya, Gruzia, và Ukraine, ông hy vọng nhận được sự đồng tình và ủng hộ từ cộng đồng quốc tế cho những hoạt động của mình tại Syria. Continue reading “Mỹ và Nga có thể hợp tác tại Syria không?”

Lược sử hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ

shutterstock_194883113

Biên dịch: Dạ Lãm

Thuyết liên bang và Thuyết Chống liên bang – những viên gạch đầu tiên của hệ thống lưỡng đảng

Sau khi Tuyên ngôn độc lập (1776) được công bố và trước sự thành công của cuộc đấu tranh giành độc lập (1783), các tiểu bang thuộc địa quyết định “liên minh” như một sự lựa chọn tốt nhất, với mục tiêu gia nhập vào các liên minh chiến lược cùng các cường quốc châu Âu và có thể tiến hành chiến tranh với mẫu quốc. Điều này đã dẫn đến sự hình thành bản Điều lệ Liên bang (1781), bản hiến pháp đầu tiên của “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”. Nhưng Điều lệ này sớm được cho là không thỏa đáng và một Hội nghị Lập hiến khác đã được triệu tập (1787), nơi cho ra đời bản Hiến pháp Hoa Kỳ (1789). Continue reading “Lược sử hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ”