Vì sao quan chức Mỹ khó có cơ hội tham nhũng?

oge_highlight_01

Tác giả: Đường Dũng (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ (US Office Of Government Ethics, OGE) chỉ là một cơ quan nhỏ trong bộ máy chính phủ Mỹ nhưng lại lập thành tích nổi bật trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước này. Có người gọi nó là “Thanh gươm Damocles ngăn chặn tham nhũng”. Vừa qua tôi đã đến thăm OGE。

Thuê phòng làm việc, mỗi năm 1,3 triệu USD

OGE tọa lạc tại số nhà 1201 đại lộ New York vùng tây bắc thủ đô Washington. Đây là một tòa nhà văn phòng cho thuê. Lên đến tầng 5, ra khỏi thang máy tôi đã thấy tấm biển logo của OGE đập vào mắt: đầu một chú chim ưng trắng mắt sắc như dao nằm giữa hàng chữ “Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ” ôm vòng xung quanh, khiến người ta có cảm giác con mắt ấy đang săm soi từng vị công chức, ngăn chặn họ có những hành vi phi đạo đức. Continue reading “Vì sao quan chức Mỹ khó có cơ hội tham nhũng?”

07/12/1975: Indonesia xâm lược Đông Timor

East_Timor_Demo

Nguồn:Indonesia invades East Timor,” History.com (truy cập ngày 06/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Rạng sáng ngày mùng 7 tháng 12 năm 1975, quân đội Indonesia đã tiến hành một cuộc xâm lược lớn vào đất nước thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha trên nửa phía Đông của đảo Timor, nằm gần nước Úc trên biển Timor.

Sau khi Bồ Đào Nha rút khỏi Đông Timor tháng 8 năm 1975, quân đội Indonesia lập tức xâm nhập biên giới đất nước này qua Tây Timor thuộc Indonesia. Ngày 28 tháng 11, lo ngại cuộc xâm lược sắp diễn ra của Indonesia, chính phủ dân cử dân chủ của Đông Timor tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Đông Timor. Continue reading “07/12/1975: Indonesia xâm lược Đông Timor”

Kinh tế Hàn Quốc có đi vào vết xe đổ Nhật Bản?

Old fortress gate with light trails at downtown

Nguồn: Lee Jong Wha, “Is South Korea Turning Japanese?“, Project Syndicate, 17/11/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Thành tích kinh tế gần đây của Hàn Quốc đã gây nhiều thất vọng. Sau 40 năm tăng trưởng đáng kinh ngạc ở mức 7,9% năm, tỉ lệ tăng trưởng bình quân đã giảm còn 4,1% trong giai đoạn 2000-2010 và và giữ mức 3% kể từ năm 2011. Điều này làm nhiều người băn khoăn liệu rằng Hàn Quốc có đang hướng đến tình trạng giảm phát và trì trệ kéo dài, vốn là đặc trưng của cái gọi là những “thập kỷ mất mát” của Nhật Bản, mà cho đến giờ Nhật mới bắt đầu dần thoát ra.

Sự tương đồng giữa Hàn Quốc ngày nay và Nhật Bản 20 năm trước là không thể phủ nhận. Và trên thực tế, các vấn đề kinh tế của Hàn Quốc ít nhiều cũng thường đi theo con đường của Nhật Bản. Trong trường hợp này, tấm gương Nhật Bản có thể hữu ích với Hàn Quốc, nếu các lãnh đạo của quốc gia này xem đó là bài học về những việc không nên làm. Continue reading “Kinh tế Hàn Quốc có đi vào vết xe đổ Nhật Bản?”

Cờ trắng trở thành biểu tượng đầu hàng từ khi nào?

GettyImages-542028119-E

Nguồn:When did the white flag become associated with surrender?”, History.com, 02/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Các chiến binh đã sử dụng cờ trắng để báo hiệu việc đầu hàng cả hàng ngàn năm nay. Nhà biên niên sử La Mã cổ đại Livy đã mô tả một con tàu của xứ Carthage được trang trí bằng “len màu trắng và các cành ô liu” như một biểu tượng hòa đàm trong Chiến tranh Punic lần thứ hai, và Tacitus sau này cũng đã viết về việc cờ trắng được giương lên khi các lực lượng của tướng Vitellius đầu hàng tại Trận Cremona lần thứ 2 năm 69 sau Công nguyên. Continue reading “Cờ trắng trở thành biểu tượng đầu hàng từ khi nào?”

Nguồn gốc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ

democrat-republican-party

Nguồn: Melanie Mayne, “The Origin Of The American Democratic Party”, TodayIfindout.com, 29/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù rằng hiện tại Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Mỹ có vẻ như cực kỳ đối lập, nhưng nguồn gốc của hai đảng này thì không như vậy. Thực chất, cả hai đều bắt nguồn từ một đảng duy nhất, Đảng Dân chủ- Cộng hòa (Democratic-Republican Party), thành lập năm 1791 bởi James Madison và Thomas Jefferson. Mục đích của Đảng Dân chủ- Cộng hòa khi ấy là nhằm đối lập với Đảng Liên bang (Federalist Party) trong những cuộc bầu cử sau đó.

Đảng Dân chủ- Cộng hòa ủng hộ quyền của các tiểu bang, và việc diễn giải chặt chẽ Hiến pháp theo đúng nghĩa đen. Họ cũng ưu tiên hỗ trợ tài chính và pháp lý cho nền nông nghiệp dựa trên hộ gia đình. Vì sợ Mỹ sẽ giống với chế độ quân chủ nước Anh, Đảng Dân chủ- Cộng hòa chống lại giới tinh hoa. Họ xem thường và sợ hãi những người thuộc Đảng Liên bang, những quý tộc cực kỳ giàu có, những người muốn tạo ra một ngân hàng liên bang, và đề cao sức mạnh của chính quyền liên bang chứ không phải là chính quyền tiểu bang. Continue reading “Nguồn gốc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ”

Cách làm cho thượng đỉnh Nhật-Trung-Hàn có ý nghĩa

6903770-3x2-940x627

Nguồn:  Emanuel Pastreich,   “Making East Asia Summits MeaningfulThe Diplomat, 18/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Thùy Dương

Dỡ bỏ những cản trở ngoại giao ra khỏi các sự kiện có thể tạo ra những cơ hội bất ngờ.

Hội nghị thượng đỉnh ba bên với sự tham gia của  Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản gần đây đã diễn ra thành công tốt đẹp. Lãnh đạo ba cường quốc kinh tế khu vực không chỉ ngồi lại thảo luận nghiêm túc, mà còn nhất trí tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khác trong năm tới, có thể sẽ diễn ra ở Tokyo vào tháng 5.

Có rất nhiều vấn đề quan trọng trên thế giới cần tới sự hợp tác của ba cường quốc này, từ thương mại và đầu tư cho tới chương trình hạt nhân của Triều Tiên và biến đổi khí hậu. Chúng ta cần đảm bảo hội nghị thượng đỉnh ba bên này được duy trì “bền vững” trong tương lai và được tổ chức thường xuyên bất chấp sự khác biệt về quan điểm. Continue reading “Cách làm cho thượng đỉnh Nhật-Trung-Hàn có ý nghĩa”

Thành Cát Tư Hãn và đế quốc Mông Cổ

Genghis-Khan-SF

Tác giả: Thúc Nguyên

1. Lược sử xứ Mạc Bắc

Những cổ thư của Trung Hoa ít khi nhắc đến địa danh Mạc Bắc. Xứ Mạc Bắc là miền đất nằm ở phía bắc sa mạc. Sa mạc nói đến ở đây là sa mạc Qua Bích (Gobi), theo nghĩa Mông Cổ là “nơi trống rỗng”. Bởi vậy, định được địa giới của xứ sở bát ngát này không phải là dễ. Đại khái thì xứ Mạc Bắc phía đông sát tới biển Thái Bình bao la, phía tây tới sông Ob hoặc sông Irtych, phía bắc tiếp giáp với miền băng giá quanh năm tuyết phủ, mênh mông vô tận và vô chủ, ngày nay gọi là Tây Bá Lợi Á hoặc Xi Bia (Sibérie), phía nam là sa mạc Qua Bích khô cằn, nóng lạnh thất thường, với khoảng chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm rất cao. Continue reading “Thành Cát Tư Hãn và đế quốc Mông Cổ”

05/12/1978: Liên Xô và Afghanistan ký “hiệp ước hữu nghị”

taraki

Nguồn:USSR and Afghanistan sign ‘friendship treaty’,” History.com (truy cập ngày 04/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1978, trong một nỗ lực chống đỡ cho chế độ thân Liên Xô không được lòng dân ở Afghanistan, Liên Xô đã ký một “hiệp ước hữu nghị” với chính phủ nước này, chấp thuận cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự. Hiệp ước này đưa Liên Xô tiến một bước gần hơn tới sự can thiệp thất bại thảm hại của họ vào cuộc nội chiến Afghanistan giữa chính phủ cộng sản được Liên Xô hậu thuẫn và quân nổi dậy Hồi giáo, được gọi là Mujahideen, chính thức bùng nổ từ năm 1979. Continue reading “05/12/1978: Liên Xô và Afghanistan ký “hiệp ước hữu nghị””

Cắt giảm quân số và xu hướng cải cách của quân đội Trung Quốc

main_900

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Tuyên bố cắt giảm 300.000 quân của Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 3 tháng 9 vừa qua đánh dấu lần thứ tư Trung Quốc cắt giảm quân kể từ giữa những năm 1980. Trong khi 300.000 là con số lớn với tất cả các nước ở Châu Á – Thái Bình Dương, thì nó chỉ chiếm khoảng 1/10 tổng số quân trong các lực lượng vũ trang của Trung Quốc. Ngay khi quyết định vừa công bố, lập tức đã xuất hiện nhiều lý thuyết khác nhau giải thích về việc cắt giảm này. Phân tích sự phát triển của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) từ góc nhìn lịch sử chỉ ra đây là một bước tiếp theo của quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, vừa giúp việc tinh gọn bộ máy nhân sự PLA, vừa là quá trình tái cấu trúc quân đội mang tính hệ thống để thích ứng với các thay đổi của môi trường chiến lược, mục tiêu hướng đến và học thuyết quốc phòng. Continue reading “Cắt giảm quân số và xu hướng cải cách của quân đội Trung Quốc”

9 điều luật cổ đi trước thời đại

westindians-570x447

Nguồn:Top 10 Ancient Laws Way Ahead Of Their Time“, Toptenz.net, 24/03/2012.

Biên dịch: Hoàng Thảo Anh

Những bộ cổ luật đã được biên soạn bài bản từ cách đây hơn 4000 năm (từ khoảng những năm 2000 TCN). Đa số chúng thường có những quy định rất hà khắc và bị xem là man rợ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp, các luật lệ cổ xưa đó thực sự có tính từ bi và công bằng, thậm chí còn vượt trội nếu so với các nền pháp luật hiện hành.

9. Quyền động vật – Luật Brehon

“Việc cưỡi một con ngựa cho đến khi nó kiệt sức, bắt một con bò đau yếu làm việc quá mức hay hành hạ một con vật trong cơn giận dữ mà khiến nó gãy xương, là bất hợp pháp”

Nguồn: Luật Brehon (cổ luật của người Celtic, nay thuộc Ireland) Continue reading “9 điều luật cổ đi trước thời đại”

Chính sách ngăn chặn (Containment policy)

Tác giả: Trần Nam Tiến

Chính sách ngăn chặn là chính sách chống chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn cầu của Mỹ, tiến hành từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945), qua đó chủ trương kìm giữ “sự bành trướng” ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản, thực chất là giành địa vị đứng đầu “thế giới tự do” và tiến lên làm bá chủ toàn cầu của Mỹ. Đối thủ hàng đầu của chính sách ngăn chặn là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, sau đó là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Continue reading “Chính sách ngăn chặn (Containment policy)”

04/12/1992: Mỹ đưa quân tới Somalia

US troops in Somalia

Nguồn:Bush orders U.S. troops to Somalia,” History.com (truy cập ngày 03/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1992, Tổng thống Mỹ George H. W. Bush đã ra lệnh đưa 28.000 lính tới Somalia, đất nước Đông Phi đang bị chiến tranh tàn phá, nơi các lãnh chúa đối đầu nhau đang ngăn chặn việc phân phối viện trợ nhân đạo cho hàng ngàn người Somali thiếu đói. Trong sứ mệnh quân sự mà ông mô tả là “công việc của Chúa,” Bush nói rằng nước Mỹ phải hành động để cứu giúp sinh mạng của hơn một triệu người dân Somalia, nhưng trấn an người Mỹ rằng “chiến dịch này không phải là không có giới hạn” và “chúng ta sẽ không ở lại thêm một ngày nào không cần thiết.” Thật không may, đội quân nhân đạo của Mỹ đã bị cuốn vào cuộc xung đột chính trị của Somalia, và sứ mệnh gây tranh cãi này đã kéo dài tới 15 tháng trước khi bị Tổng thống Bill Clinton đột ngột chấm dứt năm 1993. Continue reading “04/12/1992: Mỹ đưa quân tới Somalia”

Thách thức cuối cùng của châu Âu?

euro_2253331b

Nguồn: Harold James, “Europe’s Last Straw?Project Syndicate, 05/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liên minh châu Âu (EU) hiện đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng kinh hoàng. Sau khi khủng hoảng đồng euro và nợ công kéo dài đã chia rẽ châu lục này, tạo ra một sự rạn nứt bắc-nam sâu sắc, sự xuất hiện của hàng trăm ngàn người tị nạn đã khiến Đông Âu (cộng với Vương quốc Anh) bất đồng với Tây Âu. Thêm vào đó là rất nhiều chia rẽ và mâu thuẫn khác, và đối với nhiều người, việc EU sụp đổ dường như nhiều khả năng xảy ra hơn bao giờ hết.

Hãy xem xét những sự khác biệt lớn về chính sách năng lượng của các nước thành viên EU, bắt đầu với các cấu trúc định giá năng lượng không đồng nhất, đi ngược lại ý tưởng về ​​một thị trường chung duy nhất. Các quốc gia cũng đã áp dụng các giải pháp không tương thích, khiến cho việc kết nối các mạng lưới năng lượng quốc gia trở nên vô cùng khó khăn. Continue reading “Thách thức cuối cùng của châu Âu?”

Tại sao Einstein nổi tiếng?

albert_einstein_6-wallpaper-1366x768

Nguồn: Andrew Robinson, “Why is Einstein Famous?”, Project Syndicate, 25/11/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Albert Einstein công bố thành tựu lớn nhất của ông, thuyết tương đối rộng, ở Berlin một thế kỷ trước, vào ngày 25/11/1915. Trong nhiều năm, hầu như không có bất kỳ nhà vật lý nào có thể hiểu được lý thuyết này. Nhưng, kể từ những năm 1960, sau nhiều thập niên tranh cãi, hầu hết các nhà vũ trụ học đã xem thuyết tương đối rộng là lời giải thích tốt nhất hiện có, nếu không muốn nói là bản mô tả hoàn thiện, về các cấu trúc được quan sát thấy của vũ trụ, bao gồm cả lỗ đen.

Tuy nhiên, ngay cả cho đến ngày nay, hầu như không ai ngoài các chuyên gia có thể hiểu được thuyết tương đối rộng – không giống như thuyết chọn lọc tự nhiên, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, và lưỡng tính sóng – hạt trong lý thuyết lượng tử chẳng hạn. Vậy tại sao Einstein lại là nhà khoa học nổi tiếng nhất và được trích dẫn (và trích dẫn sai) nhiều nhất trên thế giới – vượt xa cả Isaac Newton hay Stephen Hawking – cũng như là một điển hình cho thiên tài? Continue reading “Tại sao Einstein nổi tiếng?”

Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU

07212014_Putin_European_Union

Nguồn: Anders Fogh Rasmussen, “The Kremlin’s Tragic Miscalculation,” Project Syndicate, 03/11/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự gây hấn của Nga đối với Ukraine là một trong những bi kịch lớn của thời đại chúng ta, không chỉ vì phí tổn nhân lực khổng lồ mà còn vì nó hoàn toàn vô nghĩa. Thực vậy, các nhà lãnh đạo Nga về cơ bản đã đánh giá sai ý định của phương Tây và tạo ra một cuộc đối đầu hoàn toàn không cần thiết khiến lợi ích của cả hai bên đều bị hủy hoại.

Nga và phương Tây – với nền kinh tế liên kết chặt chẽ lẫn nhau và nhiều mục tiêu chính trị chung ở châu Âu và xa hơn nữa – có nhiều lợi ích từ một mối quan hệ hợp tác hòa bình. Nhưng thay vì hợp tác với các cường quốc phương Tây nhằm tăng cường thịnh vượng chung, điện Kremlin lại quay lưng với các đối tác của nó ở nước ngoài. Continue reading “Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU”

03/12/1912: Chiến tranh Balkan lần I đình chiến

Tropas-otomanas

Nguồn:First Balkan War ends,” History.com (truy cập ngày 02/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1912, Bulgaria, Serbia, Hy Lạp, và Montenegro đã ký một hiệp ước đình chiến với Thổ Nhĩ Kỳ, kết thúc Chiến tranh Balkan lần I. Trong cuộc xung đột kéo dài hai tháng, một liên minh quân sự giữa Hy Lạp, Serbia, Bulgaria, và Montenegro – được gọi là Liên minh Balkan – đã đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi mọi vùng lãnh thổ châu Âu trước đây của đế quốc Ottoman, ngoại trừ Constantinople (nay là Istanbul). Vào tháng 1 năm 1913, một cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cuộc chiến tiếp tục bùng nổ, nhưng Liên minh Balkan sau này đã giành được chiến thắng một lần nữa. Continue reading “03/12/1912: Chiến tranh Balkan lần I đình chiến”

Ván roulette của Putin ở Syria

151007165249-putin-assad-syria-exlarge-169

Nguồn: Omar Ashour, “Putin’s Syrian Roulette”, Project Syndicate, 27/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai thảm kịch gần đây – vụ một máy bay dân sự Nga rơi trên bán đảo Sinai và vụ thảm sát khủng bố ở Paris hai tuần sau đó – có vẻ như đã khiến Nga và phương Tây thống nhất với nhau rằng: Nhà nước Hồi giáo (ISIS) phải bị tiêu diệt. Nhưng khi xem xét kỹ hơn các hoạt động quân sự của Nga tại Syria – chưa kể đến vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga – chúng ta lại thấy rằng vẫn còn quá sớm để kết luận Nga và phương Tây sẽ liên kết vì một mục tiêu chung.

Tất nhiên, Nga tuyên bố rằng sự can thiệp của họ vào Syria là nhằm đánh bại Nhà nước Hồi giáo và “các nhóm khủng bố khác.” Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, hơn 90% các cuộc không kích của Nga cho đến nay đều không phải nhắm vào ISIS hay nhóm Jabhat al-Nusra – vốn được Al Qaeda bảo trợ, mà là vào các nhóm vũ trang đang chiến đấu chống lại cả ISIS và đồng minh của Nga, Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Thực tế, ISIS vẫn còn kiểm soát và chiếm ưu thế tại Aleppo kể từ khi các cuộc không kích bắt đầu. Continue reading “Ván roulette của Putin ở Syria”

Giới “con ông cháu cha” và tương lai nước Nga

01_R15JUD_1192489k

Nguồn: Ben Judah, “Young, rich and grabbing the reins of Russia”, The Sunday Times, 15/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đằng sau một bức màn thép bí mật, cô con gái tỷ phú của Putin và con của những đầu sỏ khác đang tạo dựng nên những triều đại mới. Nhưng có những nỗi lo sợ rằng họ không được trang bị đầy đủ để nắm quyền.

Moskva là thành phố của những bí mật. Không ai biết chắc nơi đặt các tuyến metro bí mật phục vụ điện Kremlin hoặc độ sâu của các hầm quân sự. Gia đình của Putin là một trong những bí mật đó. Vợ cũ Lyudmila và các con gái của Putin, Maria và Katerina, được bảo vệ kỹ lưỡng bởi cục tình báo FSB y như các bí mật kỹ thuật tên lửa của Nga. Continue reading “Giới “con ông cháu cha” và tương lai nước Nga”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/12/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc tiến hành cải tổ lớn quân đội nhằm xây dựng lực lượng theo hướng chính quy, hiện đại. Theo đó, trong một cuộc họp về cải tổ cơ cấu quân đội ở Bắc Kinh ngày 26-11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu cần phải có những đột phá trong công cuộc xây dựng quân đội (PLA) trước năm 2020.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc tái khẳng định mục đích của cải tổ là nhằm tổ chức lại cơ cấu quản lý quân sự hiện nay và bộ máy chỉ huy. Trong đó, Quân uỷ Trung ương Trung Quốc giữ vai trò quản lý, chỉ huy mọi hoạt động của PLA. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/12/2015)”

Chiến dịch ‘Thế giới ngầm’ trong Thế chiến II là gì?

Lucky_Luciano_mugshot_1931-E

Nguồn:What was Operation Underworld?”, History.com, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Để ngăn chặn tình trạng bị địch phá hoại ở trong nước thời kỳ Thế Chiến II, chính phủ Mỹ đã bí mật nhờ tới sự giúp đỡ của một đối tác không tưởng:  các băng nhóm Mafia.

Vào chiều ngày 9 tháng 2 năm 1942, khói bao phủ khu vực phía tây của Manhattan khi một ngọn lửa nhấn chìm tàu SS Normandie, một tàu chở khách cao cấp lớn của Pháp được cải tạo thành tàu vận chuyển binh lính Mỹ phục vụ Thế Chiến II. Mặc dù các nhân chứng báo cáo rằng tia lửa từ máy hàn ô-xy của công nhân đã gây ra trận hỏa hoạn, nhiều người sợ rằng thủ phạm chính là những kẻ phá hoại do Đức Quốc xã tuyển dụng, đặc biệt là sau vụ bắt giữ 33 điệp viên Đức chỉ vài tháng trước đó. Continue reading “Chiến dịch ‘Thế giới ngầm’ trong Thế chiến II là gì?”