‘Biển Đông như vạc dầu sôi nhưng khó phun trào’

05018217

Trao đổi với Zing.vn, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) cho rằng, căng thẳng trên Biển Đông gia tăng nhưng có thể coi đó là “sự căng thẳng lành mạnh”.

– Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter xác nhận việc Hải quân Mỹ điều chiến hạm áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông. Xin ông bình luận về ý đồ của Mỹ khi thực hiện kế hoạch này?

– Lập trường của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông là Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền, nhưng yêu cầu tất cả các bên phải tôn trọng một nguyên tắc cốt lõi là tự do hàng hải. Nguyên tắc này không chỉ thiết yếu đối với sự thịnh vượng của khu vực nói chung mà còn có vai trò quan trọng đối với việc duy trì sức mạnh và ảnh hưởng quân sự của Mỹ nói riêng khi hiện nay Mỹ vẫn là cường quốc hải quân số một thế giới. Và Mỹ có nhu cầu duy trì quyền tự do tiếp cận các vùng biển theo các quy định luật pháp quốc tế hiện hành. Continue reading “‘Biển Đông như vạc dầu sôi nhưng khó phun trào’”

Đằng sau tin đồn đảo chính Tập Cận Bình

428_435_5919

Nguồn: David Ignatius, “Can Xi Jinping control China’s wave of change?”, The Washington Post, 27/10/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Một số các cửa hàng sang trọng dọc phố Des Voeux (Hong Kong) có vẻ gần như trống rỗng, có lúc không có khách hàng Trung Quốc nào ghé thăm vào cuối tuần qua. Với chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra ở đại lục, đây rõ ràng không phải là thời điểm phù hợp để người Trung Quốc thả tay mua sắm.

“Đảng siết tay kiềm chế các tiếng nói bất đồng,” tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đã chạy tít như vậy hôm thứ Sáu. Bài viết kể lại rằng những quy tắc mới nhất của Đảng Cộng sản đã cấm quan chức chơi golf, ăn uống tiệc tùng, lập bè phái trong đảng và có các mối “quan hệ tình ái không đứng đắn”. Ngoài ra còn có một lệnh cấm chung chống lại “việc đánh giá một cách không phù hợp về các chính sách lớn của đảng, gây tổn hại tới sự thống nhất của đảng.” Continue reading “Đằng sau tin đồn đảo chính Tập Cận Bình”

Châu Âu đã chinh phục thế giới như thế nào?

16th_Century_Artillerie

Nguồn: Philip T. Hoffman, “How Europe Conquered the World: The Spoils of a Single-Minded Focus on War,” Foreign Affairs, 07/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Từ năm 1492 đến năm 1914, người châu Âu đã chinh phục 84% thế giới, thiết lập nên các thuộc địa và mở rộng tầm ảnh hưởng của họ tới mọi lục địa có người ở. Đây không phải là điều không thể tránh khỏi. Trên thực tế, trong nhiều thập niên, các nhà sử học, khoa học xã hội, và sinh học đã trăn trở: vì lẽ gì và làm thế nào châu Âu có thể vươn lên vị trí dẫn đầu, ngay cả khi các xã hội ở châu Á và Trung Đông đã phát triển hơn nhiều?

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm được những câu trả lời thỏa đáng. Nhưng câu hỏi này là vô cùng quan trọng do sức mạnh của châu Âu đã định đoạt mọi thứ từ những người buôn bán nô lệ cho tới những người đã giàu lên hay những người vẫn sa lầy trong nghèo đói. Continue reading “Châu Âu đã chinh phục thế giới như thế nào?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/10/2015)

55837fd3ee48c-1

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Chuyển động quốc phòng nội bật nhất tuần vừa qua có lẽ là sự kiện khu trục hạm USS Lassen lớp Arleigh Burke của hải quân Mỹ tiến hành tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Trường Sa. Đây có thể được coi là một sự kiện bước ngoặt, đánh dấu một bước tiến mới trong hồ sơ Biển Đông.

Sáng sớm ngày thứ ba, 28 tháng 10, hải quân Mỹ chính thức xác nhận tàu khu trục USS Lassen đã thực hiện thành công đợt tuần tra đầu tiên trong một chuỗi các nhiệm vụ nhằm đảm bảo tự do hàng hải (FONOPS) tại Biển Đông. Đây được đánh giá là phản ứng mạnh mẽ nhất của Mỹ trước các hành vi gia tăng năng lực kiểm soát hàng hải của Trung Quốc ở khu vực, điển hình là việc Bắc Kinh tiến hành xây dựng và mở rộng các đảo nhân tạo ở Trường Sa. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/10/2015)”

28/10/1886: Khánh thành tượng Nữ thần Tự do

statue of liberty

Nguồn:Statue of Liberty dedicated,” History.com (truy cập ngày 27/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1886, bức tượng Nữ thần Tự do, món quà hữu nghị mà người dân Pháp dành tặng cho người dân Mỹ, được khánh thành trên cảng New York trong một buổi lễ do Tổng thống Mỹ Grover Cleveland chủ trì.

Với tên gọi ban đầu “Nữ thần Tự do soi sáng thế giới,” bức tượng là đề xuất của sử gia người Pháp Édouard de Laboulaye để kỷ niệm liên minh Pháp-Mỹ trong Cách mạng Mỹ. Được thiết kế bởi nhà điêu khắc người Pháp Frédéric Auguste Bartholdi, bức tượng cao 93 mét có hình dáng một nữ thần giơ cao ngọn đuốc. Phần khung thép khổng lồ của bức tượng được thiết kế bởi Eugène Emmanuel Viollet-le-Duc và Alexandre Gustave Eiffel, kỹ sư nổi tiếng với thiết kế ngọn tháp Eiffel ở Paris. Continue reading “28/10/1886: Khánh thành tượng Nữ thần Tự do”

Người Aztec có thực sự giết người để tế thần?

2015-10-27-1

Nguồn: “Did the Aztecs really practice human sacrifice?”, History.com (truy cập ngày 27/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Có. Giết người để hiến tế thần linh là một phần không thể thiếu trong tôn giáo của người Aztec – cũng như của nhiều xã hội khác trên châu Mỹ, trong đó có người Maya. Một trong những niềm tin chủ đạo trong tín ngưỡng của người Aztec là thần mặt trời Huitzilopochtli cần phải được thường xuyên bồi bổ bằng máu người – được coi là một dạng lực sống linh thiêng – để có thể đưa mặt trời đi từ đông sang tây trên bầu trời. Những người bị giết để tế thần gồm những người tình nguyện, coi rằng lựa chọn của họ là vô cùng cao quý và vinh dự, và cả những tù binh mà người Aztec bắt được trong những cuộc chiến tranh liên miên của họ. Continue reading “Người Aztec có thực sự giết người để tế thần?”

#261 – Quyền lực, phụ thuộc lẫn nhau và chủ thể phi quốc gia trong chính trị quốc tế

globalization-edudemic

Nguồn: Helen V. Milner, “Power, Interdependence, and Nonstate Actors in World Politics: Research Frontiers”, in Helen V. Milner & Andrew Moravcsik (eds), Power, Interdependence, and Nonstate Actors in World Politics (Princeton, NJ: Princeton University Press, 2009), pp. 3-27.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh & Nguyễn Lương Đức | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Vào giữa những năm 1970 một mô hình lý thuyết mới đã nổi lên trong lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế (QHQT). Tuy nhiều luận điểm của mô hình này đã từng được thảo luận từ trước, Keohane và Nye đã tập hợp chúng lại với tư cách một lối tiếp cận mới đầy hứa hẹn có thể cạnh tranh được với chủ nghĩa hiện thực và tân hiện thực.[1] Xuất hiện lần đầu trong cuốn Power and Interdependence, mô hình lý thuyết này hiện nay được gọi là “thuyết tân tự do thể chế”. 30 năm sau sự xuất hiện của tác phẩm Power and Interdependence, mô hình lý thuyết tân tự do đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một lối tiếp cận khác, bên cạnh thuyết hiện thực, đối với QHQT. Công trình xuất sắc của Keohane, After Hegemony, hòn đá tảng của thuyết tân tự do thể chế, đóng vai trò là lời biện hộ về mặt lý luận thuyết phục nhất cho sự tồn tại và vai trò của các thể chế quốc tế trong nền chính trị thế giới.[2] Continue reading “#261 – Quyền lực, phụ thuộc lẫn nhau và chủ thể phi quốc gia trong chính trị quốc tế”

Cuộc gặp Obama-Tập và tác động tới tình hình Biển Đông

0824china01

Nguồn: Nguyễn Mạnh Hùng, “The South China Sea and the Obama-Xi Summit: Talk is Cheap“, Viet-studies, 26/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một hội nghị, nhiều quan điểm

Chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của Tập Cận Bình với tư cách chủ tịch nước Trung Quốc tháng 9 vừa qua đã làm dấy lên nhiều quan tâm và đồn đoán trong giới quan sát Trung Quốc ở nhiều nước. Đánh giá của họ về chuyến thăm này có xu hướng phản ánh thái độ phổ biến ở mỗi quốc gia. Một mặt, truyền thông Trung Quốc ca ngợi chuyến đi đã thành công tốt đẹp, nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc như một cường quốc đang lên và Chủ tịch Tập như một vị chính khách của thế giới. Mặt khác, truyền thông và giới bình luận Nhật Bản lại tập trung vào “gốc rễ” của cuộc đối đầu Mỹ-Trung về an ninh hàng hải, sự thất bại của cuộc gặp cấp cao trong việc thay đổi “[thái độ] không sẵn lòng dừng các hành động khiêu khích” của Trung Quốc trong những vùng biển lân cận, khả năng Trung Quốc không thể xây dựng một “mối quan hệ cường quốc kiểu mới” với Mỹ; và chỉ ra sự cần thiết phải “hợp tác an ninh hơn nữa” giữa Washington và Tokyo để ngăn chặn “chủ nghĩa xét lại của Bắc Kinh.” Continue reading “Cuộc gặp Obama-Tập và tác động tới tình hình Biển Đông”

Sự xung đột giữa các nền văn minh phương Tây

la-la-fg-syria-refugees02-jpg-20150903

Nguồn: Diana Pinto, “A Clash of Western Civilizations”, Project Syndicate, 13/10/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những hình ảnh từ cuộc khủng hoảng di cư ở Châu Âu đã đặt các hình ảnh đám đông mỉm cười hạnh phúc ở Vienna và Munich cạnh những khuôn mặt lo lắng, thẫn thờ tại Budapest. Kết quả là sự gia tăng đột ngột những lời chỉ trích về “hai châu Âu” – một bên chào đón, một bên cấm đoán. Sự thật là những bất đồng ý kiến về việc các nước có nên nhận dân tị nạn hay không không phải chỉ xảy ra ở mình Châu Âu. Sự tương phản này là dấu hiệu của một sự rạn nứt sâu sắc bên trong toàn bộ thế giới Phương Tây. Continue reading “Sự xung đột giữa các nền văn minh phương Tây”

Tên gọi Washington, Đặc khu Columbia có từ đâu?

2015-10-25-02

Nguồn: “How did Washington, D.C., get its name?”, History.com (truy cập ngày 26/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trước khi Washington, Đặc khu Columbia (Washington, D.C.) trở thành thủ đô của Mỹ vào năm 1800, Quốc Hội đã phải họp ở nhiều địa điểm khác nhau, tiêu biểu như các thành phố Baltimore, Trenton, và New York. Sau nhiều năm tranh luận giữa các lãnh đạo của quốc gia non trẻ về việc chọn nơi “đóng đô” cố định, Quốc Hội đã thông qua Đạo luật Thủ đô (Residence Act) vào tháng 7 năm 1790, theo đó quyết định thủ đô sẽ được đặt tại một nơi bên bờ Sông Potomac và cho phép Tổng thống George Washington toàn quyền chọn ra vị trí cuối cùng. Tổng thống cũng được quyền chỉ định ba ủy viên để giám sát quy trình xây dựng thủ đô mới, và tháng 12 năm 1800 được chọn làm hạn chót cho việc hoàn thành xây dựng trụ sở lập pháp cho Quốc Hội và tư dinh cho Tổng thống. Continue reading “Tên gọi Washington, Đặc khu Columbia có từ đâu?”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.7)

Flag of Israel

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái

Khi nói về hành trình 4.000 năm của người Do Thái, chúng ta không thể không nhắc đến Chủ nghĩa Zion (Zionism), điểm sáng cuối cùng đã làm nên bước ngoặt của lịch sử Do Thái mà trên đó ý tưởng về Nhà nước Do Thái ngày nay đã nẩy mầm, lớn lên và kết thành cây trái ngay trên mảnh đất cổ xưa Canaan thấm đẫm máu và nước mắt.

Ngay trong Thời Kỳ Thánh Kinh [3000 TCN – 538 TCN] và cho đến thời điểm quốc gia Israel cổ đại bị người La Mã hủy diệt vào năm 70 CN, người Do Thái đã sinh hoạt như một quốc gia, được cho là đầu tiên trong lịch sử. Sau đó, suốt trong hơn mười chín thế kỷ, người Do Thái lưu vong, trên những vùng đất mà họ cư ngụ, đã hình thành nên một dân tộc tách biệt với những tổ chức quản lý phi-nhà nước theo cung cách riêng của mình, với ngôn ngữ duy nhất, phong tục độc đáo, những ý tưởng khác lạ, và một nền văn hóa rất khác biệt, chưa kể đến những thứ như trang phục quần áo và nghệ thuật. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.7)”

26/10/1955: Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống Việt Nam CH

Diem-1956

Nguồn:Diem declares himself premier of Republic of Vietnam,” History.com (truy cập ngày 25/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố rằng thể theo nguyện vọng của người dân miền Nam Việt Nam, bằng chứng là kết quả của cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ít ngày trước đó, Việt Nam Cộng Hòa được thành lập và ông sẽ là tổng thống đầu tiên của chính thể này. Sự kiện này đánh dấu một bước quan trọng trong sự can dự ngày càng sâu sắc của Mỹ vào Việt Nam, và cho thấy dấu hiệu của một số khía cạnh đáng lo ngại vốn đặc trưng cho 8 năm cầm quyền (1955–1963) của ông Diệm. Continue reading “26/10/1955: Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống Việt Nam CH”

Hội nghị Trung ương 5 và tình hình kinh tế Trung Quốc

1166896

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Economy at the Fifth Plenum”, Project Syndicate, 22/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè vừa qua, việc chính phủ Trung Quốc can thiệp vào thị trường chứng khoán và hành động phá giá đồng nhân dân tệ nhắc nhở chúng ta rằng sự phát triển kinh tế của nước này có ảnh hưởng đến tất cả các nước. Giờ đây, Trung Quốc đang chuẩn bị có một số quyết định ảnh hưởng tới thế giới tại Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18.

Hai năm trước, tại Hội nghị TW 3, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết theo đuổi cải cách sâu rộng, đưa ra tuyên bố rằng thị trường phải “đóng vai trò quyết định trong phân bổ nguồn lực”. Trong khi khu vực quốc doanh tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công, các nhà hoạch định chính sách sẽ “kiên định khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn sự phát triển của khu vực kinh tế phi nhà nước, và kích thích sự năng động và sáng tạo của khu vực này”. Continue reading “Hội nghị Trung ương 5 và tình hình kinh tế Trung Quốc”

Vì sao Stonehenge được xây dựng?

2015-10-25-1

Nguồn: “Why was Stonehenge built?”, History.com (truy cập ngày 25/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Mặc dù là một trong những địa danh nổi tiếng nhất thế giới, nhưng vòng tròn đá có niên đại tiền sử có tên Stonehenge vẫn chìm trong bí ẩn. Nằm trên Đồng bằng Salisbury ở Wiltshire, Anh, Stonehenge đã được xây dựng qua nhiều giai đoạn trong khoảng từ năm 3000 đến 1500 TCN, trải dài từ thời Đồ Đá Mới sang thời Đồ Đồng. Quy mô khổng lồ của nó cho thấy Stonehenge phải có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những dân tộc cổ đại đã xây dựng nên nó, song mục đích của công trình này vẫn là chủ đề phỏng đoán trong suốt nhiều thế kỷ. Continue reading “Vì sao Stonehenge được xây dựng?”

Tập Cận Bình đối mặt với tin đồn đảo chính

3000

Nguồn: Michael Sheridan, “Coup whispers sour Xi’s return“, London Sunday Times, 25/10/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Được đón tiếp trọng thị trong ánh hào quang của nghi lễ hoàng gia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từ Anh về nước để đối mặt với một cuộc đấu đá khốc liệt trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản và sự chống cự lại thẩm quyền của ông đối với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA).

Chính phủ Anh đã đặt cược lớn vào Tập, năm nay 62 tuổi, bằng cách đón tiếp ông một cách trọng  thị thông qua một chuyến thăm cấp nhà nước, đồng thời đề cập đến một “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ thương mại và tình hữu nghị giữa hai nước. Độc giả báo chí và khán giả truyền hình Trung Quốc được cho xem những hình ảnh lãnh đạo của mình cùng Nữ hoàng Anh đi trong cỗ xe ngựa kéo mạ vàng của bà. Continue reading “Tập Cận Bình đối mặt với tin đồn đảo chính”

Ván cờ mới của các cường quốc

20151017_LDP002_0

Nguồn:The new game”, The Economist, 17/10/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một châu lục phân cách những chiến trường đẫm máu của Syria với những rạn san hô và bãi cát ngầm ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo những cách thức khác nhau, cả hai nơi này đều đang chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể trong các mối quan hệ giữa các cường quốc kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Ở Syria, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh, Nga triển khai lực lượng ra xa bên ngoài lãnh thổ để dập tắt một cuộc cách mạng và hỗ trợ một chính quyền phụ thuộc. Trên vùng biển nằm giữa Việt Nam và Philippines, Mỹ sẽ sớm gửi tín hiệu rằng nước này không công nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hàng loạt các đảo đá và bãi ngầm bằng cách thi hành quyền tự do hàng hải trong phạm vi vùng biển 12 hải lí xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Continue reading “Ván cờ mới của các cường quốc”

25/10/1983: Hoa Kỳ xâm lược Grenada

US_C141_Grenada

Nguồn:United States invades Grenada,” History.com (truy cập ngày 24/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1983, viện cớ công dân Mỹ trên đảo quốc Grenada thuộc vùng biển Caribbe đang có nguy cơ bị đe dọa bởi chế độ Marxist của đất nước này, Tổng thống Ronald Reagan đã ra lệnh cho lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tiến hành xâm lược Grenada và đảm bảo an ninh cho công dân Mỹ. Ở thời điểm đó có khoảng 1.000 người Mỹ ở Grenada, phần lớn trong số họ là sinh viên của trường y trên đảo. Trong vòng chưa đầy một tuần, chính phủ Grenada đã bị lật đổ. Continue reading “25/10/1983: Hoa Kỳ xâm lược Grenada”

Cách triệt tiêu các Thiên đường thuế

tax-haven-a

Nguồn: Bradford DeLong & Micheal DeLong, “Sunlight on Tax Havens“, Project Syndicate, 28/09/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các thiên đường thuế được thiết kế một cách kín đáo và ít minh bạch. Toàn bộ lý do cho sự tồn tại của những thiên đường này là để che giấu đống của cải đang được đặt đâu đó bên trong chúng. Và cuốn sách mới của Gabriel Zucman, có tựa đề Ca ci ct giu ca các quc gia: Tai ho thiên đường thuế (The Hidden Wealth of Nations: The Scourge of Tax Havens), lần đầu tiên tiết lộ vai trò của chúng lớn đến đâu trong nền kinh tế toàn cầu.

Zucman kiểm tra sự chênh lệch trong các tài khoản thanh toán quốc tế để cung cấp những số liệu chính xác và đáng tin cậy nhất có thể có được về số tiền được cất trữ tại các thiên đường thuế. Ông ước tính khoảng 8% của cải tiền bạc của thế giới – tương đương 7,6 nghìn tỉ đô la Mỹ – được giấu tại những nơi như Thụy Sỹ, Bermuda, Quần đảo Cayman, Singapore, và Luxembourg. Con số này còn nhiều hơn số của cải sở hữu bởi nửa số dân nghèo khó trong số 7,4 tỉ người trên thế giới. Continue reading “Cách triệt tiêu các Thiên đường thuế”

Chữ Hán truyền vào Việt Nam từ bao giờ và bằng cách nào?

chinese-characters

Tác giả: Vũ Thế Khôi

Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán đã bắt đầu được truyền vào Bắc bộ Việt Nam. Căn cứ duy nhất của họ là đoạn ghi trong Sử ký Tư Mã Thiên: “Năm 33 (tức 214 TCN – V.T.K.) Tần Thuỷ Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành các quận Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải; cho những người đi đày đến đấy canh giữ”. Cũng dựa vào đoạn ghi chép đó, PGS Trần Nghĩa (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng những người bị đi đày này “… nghiễm nhiên trở thành những sứ giả chở chữ Hán và tiếng Hán tới phương Nam”. Continue reading “Chữ Hán truyền vào Việt Nam từ bao giờ và bằng cách nào?”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.6)

Cochin_Jews

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Cộng đồng Do thái lưu vong sau năm 70CN

Trước Công nguyên, do kết quả những cuộc xâm lăng, người Do Thái bị lưu đầy sang vùng đất Mesopotamia, đặc biệt là thủ phủ Babylon, rồi Ai Cập. Năm 70 CN, Ngôi Đền Jerusalem bị san bằng, hàng ngàn người Do Thái bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ và bị lưu đầy phân tán đi khắp các miền của Đế quốc La Mã. Vào thời gian này có khoảng bảy triệu người Do Thái cư ngụ bên trong biên giới của Đế quốc La Mã, chiếm 10% dân số, và một triệu người sống bên ngoài biên giới chủ yếu ở Babylon.

Từ thời điểm này hành trình lưu vong của người Do Thái bắt đầu đẩy mạnh và lan rộng tới mọi vùng đất xa xôi khác trên trái đất, khởi đầu từ Trung Đông, sang vành đai Địa Trung Hải, rồi sau đó tiếp tục lan sang châu Âu, Bắc Phi, Đông Âu, Trung Hoa,… cuối cùng tới Bắc Mỹ. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.6)”