Louis XVI – Vị vua bị Cách mạng Pháp lật đổ

louis-XVI

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 31/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Triều đại của vua Louis XVI bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Pháp. Ông bị chém đầu vào năm 1793.

Louis sinh ngày 23 tháng 8 năm 1754 tại Versailles. Năm 1770, ông kết hôn với Marie Antoinette, con gái của vua và hoàng hậu Áo. Đây là cuộc hôn nhân chính trị nhằm củng cố vững chắc liên minh Pháp – Áo. Năm 1774, Louis kế vị ông nội là Vua Louis XV để lên ngôi hoàng đế Pháp.

Ban đầu Louis khuyến khích những nỗ lực của các bộ trưởng Jacques Turgot và sau đó là Jacques Necker nhằm cải thiện tình trạng tài chính của nước Pháp. Việc Pháp đứng về phía các thuộc địa trong cuộc Cách mạng Mỹ đã đẩy nước này đến bờ vực phá sản. Trong khi đó, triều đình ngày càng mất uy tín vì những cáo buộc về sự xa hoa phù phiếm, chi tiêu hoang phí và các hành vi bê bối của hoàng hậu Marie Antoinette. Continue reading “Louis XVI – Vị vua bị Cách mạng Pháp lật đổ”

Về quyền lực của Hun Sen ở Campuchia

jdcambi25e

Nguồn: Milton Osborne, “Hun Sen’s Cambodia: Review,” Contemporary Southeast Asia Vol. 37, No. 1 (2015), pp. 134-36.

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có một thực tế đáng chú ý là trước khi cuốn sách xuất sắc của Sebastian Strangio được xuất bản năm 2014, chúng ta vẫn chưa có nghiên cứu nghiêm túc nào về Hun Sen, cựu chiến binh Khmer Đỏ, chính trị gia đáng chú ý nhất của Campuchia và là người giữ chức thủ tướng lâu nhất trên thế giới. Tôi đưa ra nhận định này sau khi đã biết rõ về cuốn Strongman: The extraordinary life of Hun Sen [Lãnh đạo chuyên quyền: Cuộc đời đặc biệt của Hun Sen] (2013) của hai tác giả H.C và J.B. Metha, một cuốn sách dù hữu ích theo góc nhìn biên niên ký nhưng về cơ bản lại thần thánh hóa nhân vật.

Có một số lý do giải thích cho việc tại sao tiểu sử quan trọng của Hun Sen lại chưa xuất hiện trước đây, bên cạnh việc một bài viết “thẳng thắn và không sợ hãi” có thể khiến tác giả khó có thể được quay trở lại Campuchia. Continue reading “Về quyền lực của Hun Sen ở Campuchia”

01/06/1980: CNN ra đời

Nguồn:CNN launches,” History.com (truy cập ngày 31/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 6 năm 1980, CNN (Cable News Network – mạng tin tức truyền hình cáp), mạng tin tức truyền hình 24 giờ đầu tiên của thế giới, đã phát đi bản tin đầu tiên của mình. CNN bắt đầu phát sóng vào lúc 18:00 giờ EST (Giờ chuẩn miền Đông, tức 23:00 giờ GMT) từ trụ sở chính tại thành phố Atlanta, Georgia, với một bản tin về vụ ám sát hụt lãnh đạo dân quyền Vernon Jordan.

CNN đi vào hoạt động để thay đổi quan điểm cho rằng tin tức chỉ có thể được phát đi trong những thời điểm cố định trong ngày. Tại thời điểm CNN ra mắt, ba mạng lớn là ABC (Công ty Truyền thông Mỹ), CBS (Hệ thống Truyền thông Columbia) và NBC (Công ty Truyền thông Quốc gia) và những chương trình phát sóng 30 phút hàng đêm của họ đang thống lĩnh mảng tin tức truyền hình. Ban đầu được phát sóng tới chưa đến hai triệu gia đình Mỹ, ngày nay CNN đã được theo dõi bởi hơn 89 triệu hộ gia đình Mỹ và hơn 160 triệu gia đình quốc tế. Continue reading “01/06/1980: CNN ra đời”

Các thực tế lịch sử và sự bịa đặt ở Biển Đông

92de2523-28d2-4b5a-85d5-ddf8c0620a41-620x372

Nguồn: Bill Hayton, “Fact, Fiction and the South China Sea”, Asia Sentinel, 25/05/2015.

Biên dịch: Phan Văn Song

Chỉ trong vài tuần nữa, các thẩm phán quốc tế sẽ bắt đầu xem xét tính hợp pháp của yêu sách ‘đường chữ U’ của Trung Quốc ở Biển Đông. Nơi sự việc diễn ra sẽ là Toà Trọng Tài Thường Trực tại The Hague và bước đầu tiên của tòa – trong thời gian nghị án vào tháng 7 – sẽ là xét xem liệu ngay cả toà [có quyền] xem xét vụ kiện này hay không.

Điều Trung Quốc hi vọng lớn nhất là các thẩm phán sẽ phán quyết chính họ không có thẩm quyền bởi vì nếu không, và vụ kiện của Philippines tiến tới, rất có khả năng Trung Quốc sẽ bị bẽ mặt rất lớn.

Philippines muốn Tòa phán quyết rằng, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Trung Quốc chỉ có thể yêu sách chủ quyền và quyền đối với tài nguyên cách lãnh thổ đất liền một khoảng cách nhất định trong biển này. Nếu tòa đồng ý thì điều đó sẽ có tác dụng thu hẹp ‘đường chữ U’ to rộng đó thành một vài vòng tròn có đường kính không quá 24 hải lý (khoảng 50km). Continue reading “Các thực tế lịch sử và sự bịa đặt ở Biển Đông”

Louis XIV – Vị vua trị vì lâu nhất của Pháp

BRAND_BIO_BSFC_154723_SF_2997_005_20140124_V1_HD_768x432-16x9

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 30/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Louis XIV, hay còn được biết đến với tên ‘Vua Mặt trời’, là vua nước Pháp từ 1643 đến 1715. Ông được coi là vị hoàng đế vĩ đại nhất ở thời đại của ông.

Louis sinh ngày 5 tháng 9 năm 1638 tại thành phố St Germain-en-Laye. Sau khi vua cha là Louis XIII qua đời, ông lên ngôi khi mới được bốn tuổi. Thuở nhỏ, mẹ ông (công nương Anne của Áo) thay ông nhiếp chính và được trợ giúp bởi Hồng y Mazarin – thủ tướng từ thời Louis XIII.

Tuổi thơ của Louis bị bao trùm bởi những cuộc nổi dậy liên miên chống lại mẹ ông và Mazarin, được biết đến với tên gọi ‘Fronde’ (tức sự nổi loạn – ND). Điều này tạo cho ông một nỗi lo sợ suốt đời về sự nổi dậy và nỗi chán ghét Paris, thôi thúc ông dành nhiều thời gian hơn ở thành phố Versailles phía tây nam Paris. Năm 1600, ông kết hôn với Maria Theresa, con gái của vua Tây Ban Nha Philip IV. Continue reading “Louis XIV – Vị vua trị vì lâu nhất của Pháp”

Đằng sau quá trình tìm kiếm an ninh của Trung Quốc

china-680x400

Nguồn: Denny Roy, “China’s Search for Security: Review,” Contemporary Southeast Asia Vol. 37, No. 1 (2015), pp. 154–56.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuốn China’s Search for Security (Quá trình tìm kiếm an ninh của Trung Quốc) trình bày một quan điểm trái với các nhận định mang tính cảnh báo trong các cuộc tranh luận tại Mỹ về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong khi nhiều nhà bình luận khác mô tả Trung Quốc là quyết đoán một cách toan tính và quyết tâm đẩy Mỹ ra khỏi châu Á để mở đường cho sự thống trị của Trung Quốc hồi sinh, Nathan và Scobell lại mô tả chính sách an ninh của Trung Quốc phản ảnh sự phòng vệ và yếu kém căn bản của Trung Quốc: “Tính dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa là động lực chính của chính sách đối ngoại của Trung Quốc” (tr. 3), họ viết. Continue reading “Đằng sau quá trình tìm kiếm an ninh của Trung Quốc”

31/05/1941: Thế chiến II – Đức xâm chiếm đảo Kríti

Nguồn:Germans conquer Crete,” History.com (truy cập ngày 30/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, lực lượng cuối cùng của quân Đồng Minh đã phải sơ tán sau 11 ngày chiến đấu với cuộc xâm lược thành công bằng lính dù của Đức tại đảo Kríti (tức đảo Crete, đảo lớn nhất và đông dân nhất của Hy Lạp – NBT). Kríti trở thành lãnh thổ chiếm đóng của phe Trục.

Sáng ngày 20 tháng 5 năm 1941, khoảng 3.000 lính của một sư đoàn Đức đã hạ cánh xuống đảo Kríti, được tuần tra và bảo vệ bởi hơn 28.000 quân Đồng Minh và cũng khoảng từng đó lính Hy Lạp. Dù được dự đoán từ trước, phe Đồng Minh đã không coi trọng cuộc xâm lược của Đức; điều mà họ e sợ thực sự lại là một cuộc tấn công từ biển. 3.000 lính dù ban đầu đã được tăng viện thêm bởi 19.000 người, được gửi đến bằng dù, máy bay, và tàu chở quân. Continue reading “31/05/1941: Thế chiến II – Đức xâm chiếm đảo Kríti”

John F. Kennedy – Tổng thống Hoa Kỳ trẻ nhất

jfk

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 30/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

John F. Kennedy (được biết với tên JFK) là tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, một lãnh đạo nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ dân chúng và bị ám sát trước khi ông kết thúc năm thứ ba nhiệm kỳ của mình.

John Fitzgerald Kennedy sinh ngày 29 tháng 5 năm 1917 tại Massachusetts trong một gia đình Mỹ gốc Ireland giàu có và có truyền thống chính trị. Ông theo học và tốt nghiệp Đại học Harvard năm 1940. Sau khi phục vụ trong hải quân tại chiến trường Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai, được người cha nhiều tham vọng Joseph khích lệ, năm 1946 ông trở về và bắt đầu tham gia chính trường. Ông giành được một ghế ở Hạ viện cho đảng Dân chủ. Năm 1952, ông được bầu vào Thượng viện Mỹ. Continue reading “John F. Kennedy – Tổng thống Hoa Kỳ trẻ nhất”

#255 – Chủ nghĩa hiện thực thương mại của Đức và vấn đề nước Nga

putin-merkel

Nguồn: Stephen F. Szabo (2014). Germany’s Commercial Realism and the Russia Problem, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 5, pp. 117-128.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ và những nỗ lực của nước này nhằm phá vỡ sự ổn định tại Ukraine mô phỏng học thuyết địa chính trị truyền thống và tạo ra những liên tưởng tới một cuộc “Chiến tranh Lạnh Mới”. Tuy nhiên, phép liên tưởng này đã bỏ sót sự biến đổi trong tính chất của quan hệ quốc tế mà toàn cầu hóa gây ra, cũng như tác động của nó đến mối quan hệ của Berlin với các nước phương Tây cũng như với Moscow. Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của chủ nghĩa hiện thực thương mại (commercial realism) và Đức chính là mô hình cường quốc địa kinh tế đầu tiên thách thức loại hình cường quốc quân sự cũ mà Mỹ và Nga là hai nước điển hình. Continue reading “#255 – Chủ nghĩa hiện thực thương mại của Đức và vấn đề nước Nga”

30/05/1990: Gorbachev dự hội nghị thượng đỉnh ở Washington

121231043853-frum-george-hw-bush-story-top

Nguồn:Gorbachev arrives in Washington for summit,” History.com (truy cập ngày 28/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 30 tháng 5 năm 1990, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã bắt đầu chuyến thăm tới Washington, D.C. trong ba ngày để hội đàm với Tổng thống Mỹ George Bush (cha). Cuộc họp thượng đỉnh lần này tập trung vào các vấn đề của Đức và vị thế của nước này trong một châu Âu đang biến chuyển.

Khi Gorbachev đến dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai này của ông với Tổng thống Bush, tình hình của ông ở Liên Xô đang rất nguy hiểm. Bất chấp nhiều nỗ lực cải cách của Gorbachev, nền kinh tế của Liên Xô đang nhanh chóng tiến đến đỉnh điểm khủng hoảng. Sự kiểm soát của Nga đối với các quốc gia vệ tinh ở Đông Âu đã nhanh chóng suy yếu, và thậm chí một số nước cộng hòa Xô viết như Litva đã bắt đầu theo theo đuổi con đường độc lập. Continue reading “30/05/1990: Gorbachev dự hội nghị thượng đỉnh ở Washington”

Nikita Khrushchev – Người bác bỏ chủ nghĩa Stalin

KOG_117561_00002_1_t222_112926

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 29/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Khrushchev là người kế nhiệm Joseph Stalin lãnh đạo Liên bang Xô Viết từ năm 1955 tới 1964. Nhiệm kỳ của ông trải qua cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.

Nikita Sergeyevich Khrushchev sinh năm 1894 trong một gia đình nghèo khó ở miền tây nam nước Nga. Ông gần như không được đi học. Ông gia nhập Đảng Bolshevik năm 1918 và chiến đấu trong Hồng Quân trong cuộc Nội chiến Nga.

Năm 1929, Khrushchev chuyển đến Moskva để tham gia Học viện Công nghiệp Stalin. Năm 1931, ông bắt đầu làm việc cho Đảng Cộng sản, dần thăng tiến qua các cấp bậc để trở thành bí thư thứ nhất của Đảng bộ thành phố Moskva năm 1938. Năm sau đó ông trở thành ủy viên Bộ chính trị – cơ quan ra quyết định tối cao của Đảng Cộng sản. Trong Thế chiến thứ hai, Khrushchev đảm nhiệm chức vụ chính ủy của quân đội. Continue reading “Nikita Khrushchev – Người bác bỏ chủ nghĩa Stalin”

Nhóm G-77 (Group of 77)

g77

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Nhóm 77 (G-77) là tổ chức liên chính phủ lớn nhất của các nước đang phát triển, hoạt động chủ yếu trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc và các cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc. G-77 được thành lập với mục đích tạo tiếng nói chung và thúc đẩy lợi ích kinh tế chung của các nước thành viên, tăng sức mạnh đàm phán trên các vấn đề kinh tế quốc tế được đưa ra tại Liên Hiệp Quốc, và thúc đẩy hợp tác Nam-Nam. Continue reading “Nhóm G-77 (Group of 77)”

29/05/1972: Mỹ-Xô ra thông cáo chung về vấn đề Việt Nam

Nguồn:United States and USSR issue a joint communique,” History.com (truy cập ngày 28/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 29 tháng 5 năm 1972, trong một thông cáo chung được Hoa Kỳ và Liên Xô công bố sau khi bế mạc hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng Bí thư Liên Xô Leonid Brezhnev và Tổng thống Mỹ Richard Nixon tại Moskva (trong chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ tới Liên Xô), cả hai nước đã nêu ra lập trường của họ về vấn đề Việt Nam.

Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng tương lai của miền Nam Việt Nam nên được quyết định bởi chính người dân miền Nam Việt Nam mà không nên bị can thiệp. Còn Liên Xô nhấn mạnh rằng quân đội Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh phải rút khỏi miền Nam Việt Nam và chấm dứt ném bom miền Bắc. Continue reading “29/05/1972: Mỹ-Xô ra thông cáo chung về vấn đề Việt Nam”

Nghịch lý của nền chính trị bản sắc

470423482

Nguồn: Kemal Derviş, “The Paradox of Identity Politics,” Project Syndicate, 12/05/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc tổng tuyển cử gần đây của Vương quốc Anh đã cung cấp một ví dụ rõ ràng về cách mà vấn đề bản sắc dân tộc đang định hình lại bộ mặt chính trị của châu Âu. Đảng Dân tộc Scotland (SNP), một phiên bản cánh tả của nền chính trị bản sắc, đã vượt qua Công đảng ở Scotland, cho phép Đảng Bảo thủ giành được đa số tuyệt đối tại Quốc hội (Vương quốc Anh). Chính phủ của Thủ tướng David Cameron – người tập trung vào bản sắc của người Anh hơn là vận mệnh chung của Vương quốc Anh với châu Âu – chắc chắn sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh có nên tiếp tục tư cách thành viên của mình tại Liên minh Châu Âu, với những hệ quả không thể lường trước. Continue reading “Nghịch lý của nền chính trị bản sắc”

Ayatollah Khomeini – Người lập nên Cộng hòa Hồi giáo Iran

Khomenei

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 28/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Khomeini là nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị người Iran. Năm 1979 ông đã sáng lập nước cộng hòa Hồi giáo đầu tiên trên thế giới: Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Ruhollah Khomeini sinh tại Kohmeyn ở miền trung Iran. Ông là một học giả về tôn giáo và đầu thập niên 1920, ông trở thành một ‘ayatollah’ (có nghĩa là Người dẫn đường do Chúa gửi tới – ND) – từ để chỉ một học giả hàng đầu người Shia[1].

Năm 1962, Khomeini bị lực lượng cảnh vệ của shah (vua Iran) bắt giữ vì lập trường thẳng thắn chống đối chính quyền thân phương Tây của nhà vua. Sự việc này đưa ông trở thành một anh hùng dân tộc. Năm 1964, ông bị đẩy đi lưu vong tại Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Pháp. Tại những nơi này ông đã thuyết phục những người ủng hộ mình lật đổ nhà vua. Cuối thập niên 1970, dân chúng ngày càng mất niềm tin vào nhà vua[2]. Các cuộc bạo động, đình công và biểu tình diện rộng diễn ra khắp đất nước. Continue reading “Ayatollah Khomeini – Người lập nên Cộng hòa Hồi giáo Iran”

Tài trợ phát triển mang đặc sắc Trung Quốc?

0,,16479340_401,00

Nguồn: Richard Kozul-Wright & Daniel Poon, “Development Finance with Chinese Characteristics?Project Syndicate, 20/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau một loạt bổ sung vào phút cuối các thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), bây giờ người ta chuyển hướng chú ý sang việc thiết lập các luật lệ và quy tắc hoạt động của AIIB do Trung Quốc dẫn đầu. Nhưng vẫn còn những câu hỏi quan trọng – và quan trọng nhất là AIIB là một đối thủ tiềm năng hay là thành viên mới được chào đón để bổ sung cho các tổ chức tài chính đa phương hiện có như Ngân hàng Thế giới.

Kể từ khi Trung Quốc và 20 quốc gia chủ yếu là châu Á ký bản ghi nhớ thành lập AIIB hồi tháng 10 năm ngoái, 36 quốc gia khác – trong đó có Australia, Brazil, Ai Cập, Phần Lan, Pháp, Đức, Indonesia, Iran, Israel, Ý, Na Uy, Nga, Ả Rập Xê-út, Nam Phi, Hàn Quốc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, và Vương quốc Anh – đã tham gia với tư cách là các thành viên sáng lập. Continue reading “Tài trợ phát triển mang đặc sắc Trung Quốc?”

28/05/1961: Chiến dịch “Kêu gọi ân xá” được phát động

Nguồn:Appeal for Amnesty campaign launches,” History.com (truy cập ngày 27/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 28 tháng 5 năm 1961, tờ báo Anh The London Observer đã đăng tải một bài viết của luật sư Peter Benenson có nhan đề “The Forgotten Prisoners” (Những tù nhân bị quên lãng) trên trang nhất, chính thức phát động phong trào Kêu gọi ân xá 1961 – một chiến dịch nhằm kêu gọi trả tự do cho tất cả tù nhân ở nhiều nơi trên thế giới bị giam giữ vì đã biểu đạt niềm tin của họ một cách ôn hòa.

Benenson có cảm hứng viết lời kêu gọi sau khi đọc được một bài viết về hai sinh viên người Bồ Đào Nha bị bắt giữ sau khi nâng cốc ủng hộ sự tự do trong một nhà hàng công cộng. Ở thời điểm đó, Bồ Đào Nha đang nằm dưới chế độ độc tài do António de Oliveira Salazar cai trị. Bất bình, Benenson viết một bài báo gửi cho tờ The Observer để kêu gọi trả tự do cho hai học sinh và thúc giục độc giả viết thư phản đối để gửi tới chính phủ Bồ Đào Nha. Continue reading “28/05/1961: Chiến dịch “Kêu gọi ân xá” được phát động”

10 lý do khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong chiến tranh hiện đại

Nguồn: Dennis J. Blasko, “Ten Reasons Why China Will Have Trouble Fighting A Modern War”, War on The Rocks, 28/5/2015

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Việc quân đội Trung Quốc (PLA) đưa vào sử dụng các hệ thống vũ khí trang thiết bị mới đã thu hút sự chú ý của thế giới trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, vũ khí tối tân chỉ là một yếu tố trong quá trình hiện đại hóa mang tính dài hạn và đa chiều của PLA. Nhiều thứ khác còn cần phải được hoàn thiện và người hiểu rõ điều này nhất không ai khác ngoài chính bản thân Trung Quốc. Theo những gì mà các chỉ huy và bộ phận tham mưu của PLA đã viết trong các tờ báo và tạp chí nội bộ, lực lượng này đang đối mặt với hàng loạt các thách thức liên quan đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách về năng lực giữa nước này với các quân đội tiên tiến khác.

Vũ khí hiện đại, ngân sách quốc phòng gia tăng hay gần đây nhất là tham nhũng có khuynh hướng thu hút sự chú ý của báo giới phương Tây, nhưng có ít nhất 10 lý do khác làm gia tăng sự hoài nghi về khả năng hiện tại của PLA khi tiến hành chiến tranh hiện đại chống lại một kẻ thù mạnh hơn (một số lý do đã được thảo luận trong báo cáo mới của RAND mà tôi có đóng góp một số ý kiến) Continue reading “10 lý do khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong chiến tranh hiện đại”

Henry Kissinger – Vị chính khách thực dụng

140305-kissinger-8p_4bdf6806f1ce47c11dbe987b72ac04dc

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 26/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Kissinger là một học giả và một chính khách, người đã có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại Mỹ trong những năm cuối thập niên 1960 và thập niên 1970. Ông giành giải Nobel Hòa bình vì những đóng góp trong cuộc đàm phán chấm dứt sự can dự của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam.

Heinz Alfred Kissinger sinh ngày 27 tháng 5 năm 1923 tại Fuerth, Đức. Gia đình Do Thái của ông đã di cư tới Mỹ năm 1938 để trốn Đức Quốc xã. Năm 1943, Kissinger trở thành công dân Mỹ. Sau khi phục vụ trong quân đội thời chiến, Kissinger theo học tại Đại học Harvard. Ông ở lại Harvard để giảng dạy và bắt đầu vai trò cố vấn chính sách đối ngoại cho chính phủ Mỹ. Continue reading “Henry Kissinger – Vị chính khách thực dụng”

Thách thức từ ngân sách quân sự quá lớn của Nga

moscow_victory_parade_759

Nguồn: Surgei Guriev, “Russia’s Indefensible Military Budget,” Project Syndicate, 14/05/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 9 tháng 5 vừa qua, Nga đã tổ chức cuộc duyệt binh lớn nhất kể từ thời Liên Xô. Tiếp nối truyền thống thời kỳ đó, Quảng trường Đỏ đã tràn ngập các thiết bị quân sự tối tân nhất, bao gồm cả siêu tăng đời mới T-14 “Armata.” Và cũng theo truyền thống đó, khi chiếc siêu tăng chết máy trong buổi tổng duyệt, người dân đã tức thì nói đùa rằng: “Chiếc xe tăng Armata thực sự có sức công phá chưa từng có; một tiểu đoàn có thể tiêu diệt toàn bộ ngân sách Nga!”

Dù là cường điệu (mỗi chiếc xe tăng có giá khoảng 8 triệu đô la Mỹ), câu nói đùa đã làm nổi bật thêm một đặc điểm khác trong khuynh hướng quay về thời kỳ Liên Xô của Nga: bội chi ngân sách quân sự. Continue reading “Thách thức từ ngân sách quân sự quá lớn của Nga”