Kịch tính vấn đề Đài Loan trong phút cuối Thượng đỉnh Biden – Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Biden’s farewell jab at Xi over Taiwan traveled across the Pacific,” Nikkei Asia, 30/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vài ngày sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung, liên minh đối lập của hòn đảo dân chủ đã sụp đổ.

Hồi đầu tháng 11, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tiễn người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình rời khỏi dinh thự Filoli ở California, cả hai nhà lãnh đạo đều mỉm cười. Không hề có dấu hiệu nào cho thấy Biden đã cảnh báo Tập về việc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan.

“Chiếc xe đẹp đấy,” Biden nói khi nhìn vào bên trong chiếc limousine Hồng Kỳ do Trung Quốc sản xuất của Tập, đồng thời bắt tay Tập để chào tạm biệt. Continue reading “Kịch tính vấn đề Đài Loan trong phút cuối Thượng đỉnh Biden – Tập”

Thế giới hôm nay: 04/12/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Israel tiếp tục không kích trên khắp Dải Gaza, và dường như đã tấn công vào trại tị nạn Jabalia ở phía bắc cũng như các thành phố Khan Younis và Rafah ở phía nam. Hamas nói các chiến binh của họ đã đụng độ với quân đội Israel xung quanh Khan Younis. Trong khi đó, các quan chức hàng đầu của Mỹ kêu gọi Israel nỗ lực bảo vệ dân thường. Bộ y tế của Hamas ở Gaza cho biết số người chết ở khu vực này kể từ ngày 7/10 đã vượt quá 15.500.

Lầu Năm Góc cho biết họ “đã nắm thông tin” một tàu khu trục hải quân Mỹ bị tấn công ở Biển Đỏ cùng với các tàu thương mại. Phiến quân Houthi từ Yemen cho biết họ đã tấn công hai tàu, dù không thừa nhận có tấn công một tàu chiến Mỹ. Những vụ việc như thế này đang gia tăng trong khu vực: hồi tháng 11, phiến quân Houthi đã bắt giữ một tàu chở hàng mà họ cho rằng có liên hệ với Israel. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/12/2023”

Cuộc chiến xác định người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma

Nguồn: Lobsang Sangay, “The Battle for the Soul of the Dalai Lama,” Foreign Affairs, 6/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để kiểm soát Tây Tạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến vào cõi tâm linh.

Năm 1954, Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, đã gặp Tenzin Gyatso, khi đó mới 19 tuổi và đang là Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nhà lãnh đạo tinh thần và thế tục của Tây Tạng. “Tôn giáo là thuốc độc,” Mao nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi một cách gay gắt. Năm năm sau, quân Trung Quốc tràn vào Tây Tạng và chiếm đóng nước này, đẩy Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều người dân Tây Tạng khác vào cảnh lưu vong. Phe cộng sản, những người tán dương chủ nghĩa vô thần và thường chế nhạo các tôn giáo, đã tìm cách trói buộc Tây Tạng vào Trung Quốc bằng cách đàn áp văn hóa địa phương và các truyền thống lịch sử; phá hủy các tu viện, ni viện, cùng nhiều hiện vật văn hóa Phật giáo Tây Tạng; đồng thời ngăn cấm việc thực hành tín ngưỡng Phật giáo Tây Tạng. Continue reading “Cuộc chiến xác định người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma”

03/12/1984: Nổ tại nhà máy thuốc trừ sâu, 2.000 người thiệt mạng

Nguồn: Explosion kills 2,000 at pesticide plant, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, vụ nổ tại nhà máy thuốc trừ sâu Union Carbide ở Bhopal, Ấn Độ đã trở thành vụ tai nạn công nghiệp tồi tệ nhất trong lịch sử. Có ít nhất 2.000 người chết và 200.000 người khác bị thương khi khí độc bao trùm thành phố.

Bhopal là thành phố có gần một triệu dân ở vùng Madhya Pradesh của Ấn Độ, nằm giữa New Delhi và Bombay. Nhà máy thuốc trừ sâu Union Carbide được đặt tại Jai Prakash Nagar, khu vực đặc biệt nghèo của thành phố nghèo khó này. Sau này, một số nhà phê bình cáo buộc rằng những yếu tố này là một phần nguyên nhân khiến nhà máy có thiết bị lạc hậu, quản lý lỏng lẻo, và thiếu các quy trình an toàn và bảo trì cơ bản. Continue reading “03/12/1984: Nổ tại nhà máy thuốc trừ sâu, 2.000 người thiệt mạng”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P9)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 13 (19/1-17/2/1482, Minh Thành Hóa thứ 18), nhà vua đi tuần du đến Tây Kinh, Thanh Hóa và định thể lệ tuyển cử quan chức ở ty Thừa chính:

Trước đây, quan chức ở 3 ty: Đô, Thừa, Hiến các xứ có khuyết ngạch; nếu thuộc về quan chức ở Đô tổng binh sứ ty hoặc Hiến sát sứ ty, thì do bầy tôi trong triều đình công đồng tuyển cử; còn quan chức thuộc Thừa chính sứ ty thì do bộ Lại đề cử. Nhà vua nhận thấy Thừa chính sứ ty chức trách cũng nặng, việc lựa chọn nên cẩn thận, bèn hạ sắc lệnh: từ nay, nếu viên chức ở Thừa chính sứ ty có khuyết, cũng giao cho bầy tôi trong triều đình tuyển cử theo như thể lệ tuyển cử quan chức ở Đô tổng binh sứ ty và Hiến sát sứ ty.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 23. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P9)”

02/12/1859: John Brown, một người ủng hộ bãi nô, bị treo cổ

Nguồn: Abolitionist John Brown is hanged, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1859, John Brown, một người theo chủ nghĩa bãi nô, đã bị xử tử vì tội phản quốc, giết người, và nổi dậy.

Sinh ra ở Connecticut vào năm 1800, Brown trở thành chiến binh vào giữa những năm 1850, khi với tư cách là lãnh đạo của lực lượng Nhà nước Tự do ở Kansas, ông đã chiến đấu chống lại những người Mỹ ủng hộ chế độ nô lệ trên lãnh thổ bang. Chỉ đạt được thành công nhỏ trong cuộc chiến chống lại chế độ nô lệ ở biên giới Kansas, nhưng lại phạm tội ác tàn bạo trong quá trình này, Brown đã quyết định thực hiện một kế hoạch tham vọng hơn vào năm 1859. Continue reading “02/12/1859: John Brown, một người ủng hộ bãi nô, bị treo cổ”

Henry Kissinger: Kẻ đạo đức giả hay nhà hiện thực tàn nhẫn?

Nguồn: Ben Rhodes, “Henry Kissinger, the Hypocrite”, The New York Times, 30/11/2023.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Henry Kissinger, người vừa qua đời hôm thứ Tư, là hiện thân cho khoảng cách giữa lời nói và hành động của nước Mỹ trên chính trường quốc tế. Đôi khi theo kiểu cơ hội và mang tính chữa cháy, chính sách đối ngoại của ông luôn lấy quyền lực làm màu sắc chủ đạo và không quan tâm đến những con người còn sót lại sau nó. Có lẽ vì nước Mỹ trong mắt ông không phải là ‘một thành phố trên đồi,’ nên ông chưa bao giờ thấy mình sai: ý tưởng và sáng kiến sẽ đến và đi, nhưng quyền lực thì không. Continue reading “Henry Kissinger: Kẻ đạo đức giả hay nhà hiện thực tàn nhẫn?”

Chuyển động Quốc Phòng (24/11 – 30/11/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (24/11 – 30/11/2023)”

Thế giới hôm nay: 01/12/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ, vừa qua đời ở tuổi 100. Là người từng đoạt giải Nobel Hòa bình, ông đã giúp định hình các vấn đề thế giới dưới thời chính quyền Richard Nixon và Gerald Ford, đồng thời giám sát việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Hoạt động “ngoại giao con thoi” của ông cũng giúp ổn định Trung Đông sau Chiến tranh Yom Kippur năm 1973. Nhưng di sản của ông lại gây tranh cãi: hồi thập niên 1970, ông ủng hộ Pakistan khi nước này tiến hành các vụ thảm sát ở khu vực ngày nay là Bangladesh. Với tư cách là một nhà tư vấn và tác giả, ông đã tiếp tục công việc chính trị và kinh doanh trong suốt quãng đời còn lại của mình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/12/2023”

30/11/1950: Tổng thống Truman từ chối loại trừ vũ khí nguyên tử

Nguồn: President Truman refuses to rule out atomic weapons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng ông sẵn sàng cho phép sử dụng vũ khí nguyên tử để đạt được hòa bình ở Triều Tiên. Vào thời điểm Truman đưa ra thông báo, Trung Quốc cộng sản đã tham gia cùng lực lượng Bắc Triều Tiên trong các cuộc tấn công vào quân đội Liên Hiệp Quốc, vốn bao gồm lính Mỹ, những người đang cố gắng ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản vào Hàn Quốc. Continue reading “30/11/1950: Tổng thống Truman từ chối loại trừ vũ khí nguyên tử”

Thế giới hôm nay: 30/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cuộc đàm phán để trao đổi con tin tù nhân, cũng như gia hạn ngừng bắn giữa Hamas và Israel, đã bị lung lay sau khi Hamas tuyên bố rằng một gia đình đang bị giam giữ ở Gaza đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Israel. Israel đang điều tra cáo buộc này. Hamas dự kiến sẽ thả 10 con tin Israel vào thứ Tư. Hai phụ nữ Israel gốc Nga được cho là đã được thả ra. Thỏa thuận ngừng bắn hiện có sẽ hết hạn vào thứ Năm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/11/2023”

Phụ nữ trẻ Trung Quốc đang thách thức Đảng Cộng sản

Nguồn: Leta Hong Fincher, “Young Chinese Women Are Defying the Communist Party,” New York Times, 26/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Áp lực phải kết hôn bắt đầu khi Amiee mới ngoài 20 tuổi.

Đến năm 25 tuổi, cha mẹ buộc tội cô làm họ mất mặt trước mọi người, vì lúc đó cô vẫn chưa có kế hoạch kết hôn. Cha cô cảnh báo rằng phụ nữ sẽ mất giá trong mắt đàn ông khi họ gần 30 tuổi, khi mà – theo tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc – thời kỳ phù hợp để sinh con của họ đã qua. Năm Amiee 29 tuổi, mẹ cô dọa sẽ nhảy lầu nếu cô không chịu tìm một người chồng. Continue reading “Phụ nữ trẻ Trung Quốc đang thách thức Đảng Cộng sản”

Thế giới hôm nay: 29/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người đứng đầu các cơ quan tình báo của Israel và Mỹ đã gặp nhau tại Qatar để thảo luận về giai đoạn tiếp theo của lệnh ngừng bắn giữa IsraelHamas, hiện đã bước sang ngày thứ năm. Theo Reuters, cuộc gặp giữa CIA và Mossad còn có sự tham dự của các quan chức Ai Cập. Lệnh ngừng bắn tạm thời đã được gia hạn vào thứ Hai để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thêm con tin đang bị giam giữ ở Gaza với các tù nhân Palestine bị giam giữ ở Israel. Theo Lực lượng Phòng vệ Israel, Hamas đã thả một nhóm gồm 12 con tin cho Hội Chữ thập Đỏ vào thứ Ba; 30 tù nhân Palestine cũng lần lượt được Israel thả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/11/2023”

Nakba: Hướng tới khung pháp lý để xóa bỏ ‘thảm họa’ của người Palestine

Tác giả: Rabea Eghbariah | Biên dịch: Phạm Vũ Thiều Quang

Lời giới thiệu của người dịch: Bài viết này được đăng trên The Nation, một tạp chí chính trị và văn hoá hàng đầu của Mỹ vào ngày 21/11, trước khi có thoả thuận tạm ngừng bắn giữa Israel và Hamas. Tác giả là Rabea Eghbariah, một luật sư nhân quyền người Palestine và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường luật Harvard. Bài viết này về nạn diệt chủng ở Gaza được dự kiến xuất bản trên Tạp chí Luật Harvard (Harvard Law Review, HLR), nhưng bị từ chối vào phút cuối.

Quyết định này, được một biên tập viên nói là chưa từng có trong lịch sử của Tạp chí, xuất phát từ lo ngại của Tạp chí về khả năng tác giả và biên tập viên của HLR bị phản đối, xúc phạm, hoặc quấy rối do đăng tải bài viết. Hành động này đã khiến 25 biên tập viên HLR bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng của chiến dịch đe doạ công khai bởi các nhóm ủng hộ Israel đối với quá trình ra quyết định của HLR. The Nation sau đó đã xuất bản bài viết. Continue reading “Nakba: Hướng tới khung pháp lý để xóa bỏ ‘thảm họa’ của người Palestine”

28/11/1914: Sở Chứng khoán New York tiếp tục giao dịch trái phiếu

Nguồn: New York Stock Exchange resumes bond trading, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, Sàn Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) mở cửa giao dịch trái phiếu trở lại sau gần bốn tháng, đợt ngừng giao dịch dài nhất trong lịch sử của sàn này.

Thế chiến I bùng nổ ở châu Âu đã buộc NYSE phải đóng cửa vào ngày 31/07/1914, sau khi một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu bán trái phiếu của họ với hy vọng huy động tiền cho nỗ lực chiến tranh. Tất cả các thị trường tài chính trên thế giới đều làm theo và đóng cửa vào ngày 1/8. Continue reading “28/11/1914: Sở Chứng khoán New York tiếp tục giao dịch trái phiếu”

Thế giới hôm nay: 28/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

11 con tin đã được Hamas giải thoát trong đợt trao trả con tin thứ tư kể từ khi Israel và nhóm chiến binh bắt đầu thỏa thuận ngừng bắn tạm thời vào thứ Sáu. Trước đó, Bộ Ngoại giao Qatar cho biết lệnh ngừng bắn, ban đầu dự kiến kết thúc vào thứ Ba, đã được kéo dài thêm hai ngày. Các quan chức Qatar không cung cấp thêm thông tin chi tiết về việc gia hạn, nhưng thỏa thuận ngừng bắn ban đầu nói rằng cứ mỗi 10 con tin được thả ra, Hamas sẽ có thêm một ngày ngừng bắn. Việc tạm dừng giao tranh cũng cho phép cung cấp thực phẩm, nhiên liệu, và thuốc men vào Gaza. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/11/2023”

Tại sao một nhà nước Palestine là giải pháp an ninh tốt nhất cho Israel?

Nguồn: Josep Borrell, “Why a Palestinian state is the best security guarantee for Israel,” Financial Times, 26/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khoảng trống quyền lực ở Gaza sau cuộc chiến hiện tại có thể sẽ lại gây ra một chu kỳ bạo lực và khủng bố mới.

Tôi vừa trải qua năm ngày ở Trung Đông. Cùng với Ukraine, nơi đây đã trở thành một trong những khu vực bất ổn nhất thế giới. Một vài khoảnh khắc bình yên có thể tạo ấn tượng rằng căng thẳng đang giảm bớt, nhưng xung đột Israel-Palestine vẫn đang lan rộng hơn bao giờ hết và vẫn sẽ tiếp tục tồn tại. Sự thiển cận về mặt chính trị của chúng ta, khi cho rằng cuộc xung đột này có thể giải quyết được chỉ bằng cách nói suông về giải pháp hai nhà nước mà không chịu bắt tay “chữa lành vết thương,” phải chấm dứt. Không chỉ vì lý do nhân đạo, công lý, hay đạo đức, mà còn bởi nếu chúng ta không giải quyết vấn đề ngay bây giờ, nó có thể dẫn đến một làn sóng di dân, bao gồm cả hướng về châu Âu, đồng thời làm trầm trọng thêm nguy cơ khủng bố và căng thẳng giữa các cộng đồng. Continue reading “Tại sao một nhà nước Palestine là giải pháp an ninh tốt nhất cho Israel?”

Thế giới hôm nay: 27/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thúc giục Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu gia hạn lệnh ngừng bắn kéo dài 4 ngày với Hamas, để cho phép thả thêm con tin. Một phát ngôn viên của Hamas kêu gọi Biden gây sức ép để Israel chấm dứt cuộc tấn công. Hôm Chủ nhật, Hamas đã bàn giao thêm con tin – 14 người Israel và 3 người Thái Lan – và Israel đã thả đợt người thứ ba, gồm 39 tù nhân Palestine. Việc tạm dừng giao tranh cũng cho phép cung cấp thực phẩm, nhiên liệu, và thuốc men vào Gaza. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/11/2023”

Ẩn ý sau phát biểu của Tập về Đài Loan tại thượng đỉnh Filoli

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “U.S. failed to catch hints Xi Jinping dropped at Filoli summit,” Nikkei Asia, 23/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biden nghe là Trung Quốc không có ý định xâm chiếm Đài Loan, nhưng không nhận ra tham vọng lãnh tụ trọn đời của Tập.

Năm 2027 và 2035 mang ý nghĩa rất quan trọng đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Và đó là lý do tại sao ông cố tình đề cập đến chúng trong khi phủ nhận việc Trung Quốc có kế hoạch xâm chiếm Đài Loan.

Lời phủ nhận được đưa ra trong cuộc trò chuyện kéo dài 4 giờ với Tổng thống Mỹ Joe Biden ở California hồi tuần trước. Continue reading “Ẩn ý sau phát biểu của Tập về Đài Loan tại thượng đỉnh Filoli”

26/11/1916: T.E. Lawrence báo cáo về các vấn đề Ả Rập

Nguồn: T.E. Lawrence reports on Arab affairs, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Thomas Edward Lawrence, một thành viên cấp thấp trong Văn phòng Ả Rập của chính phủ Anh thời Thế chiến I, đã công bố một báo cáo chi tiết phân tích cuộc nổi dậy do nhà lãnh đạo Ả Rập Sherif Hussein lãnh đạo chống lại Đế chế Ottoman vào cuối mùa xuân năm 1916.

Là một học giả và nhà khảo cổ học, “Lawrence xứ Ả Rập” đã chu du nhiều nơi ở Syria, Palestine, Ai Cập, và các vùng của Thổ Nhĩ Kỳ trước khi bắt đầu chính thức làm việc với văn phòng của chính phủ Anh về các vấn đề Ả Rập vào năm 1916. Vào thời điểm đó, Văn phòng Ả Rập đang tìm cách kích động một cuộc nổi dậy của người Hồi giáo và người nói tiếng Ả Rập ở Đế quốc Ottoman, nhằm hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của phe Đồng minh Hiệp ước. Người lãnh đạo cuộc nổi dậy theo kế hoạch sẽ là Hussein ibn Ali, người cai trị Hejaz (còn gọi là Sharif), khu vực ngày nay thuộc về Ả Rập Saudi, với các thành phố thánh địa Hồi giáo là Mecca và Medina. Continue reading “26/11/1916: T.E. Lawrence báo cáo về các vấn đề Ả Rập”