Đạo luật Chống Lạm phát của Biden đã đạt được gì sau một năm?

Nguồn: What the Inflation Reduction Act has achieved in its first year?The Economist, 17/08/2023.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden cuối cùng cũng thừa nhận sai lầm trong việc đặt tên cho đạo luật hàng đầu của ông, Đạo luật Giảm Lạm phát (IRA). Nó không nên được đo lường bằng tác động lên tình trạng lạm phát. Và dù IRA thường gắn liền với tiến trình khử cacbon, chỉ có một số ít người Mỹ biết về nó. Với tham vọng tái cử vào năm tới, tuần này ông Biden và chính quyền của mình đã đánh dấu kỷ niệm ngày thông qua IRA bằng cách đi khắp đất nước và nói về những lợi ích của nó. Trên thực tế, đạo luật này đã có những tác động gì? Continue reading “Đạo luật Chống Lạm phát của Biden đã đạt được gì sau một năm?”

Thế giới hôm nay: 11/09/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vua Morocco Mohammed VI tuyên bố ba ngày quốc tang sau trận động đất hôm thứ Sáu khiến ít nhất 2.000 người thiệt mạng. Các đội cứu hộ đang nỗ lực tiếp cận những ngôi làng xa xôi. Đây là trận động đất có thương vong cao nhất ở nước này kể từ năm 1960; và với cường độ 6,8, nó cũng là lớn nhất khu vực trong ít nhất 120 năm qua. Dù đã cắt đứt quan hệ với Morocco hai năm trước, Algeria cho biết họ sẽ mở không phận để cho phép viện trợ đến với nước láng giềng.

Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên mức cao nhất – vốn chỉ dành cho Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc – trong chuyến thăm cấp nhà nước của tổng thống Joe Biden. Hai nước sẽ hợp tác về chất bán dẫn và khoáng sản. Trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Mỹ đang xích lại gần hơn với một nước có thành tích nhân quyền gây tranh cãi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/09/2023”

Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi reprimanded by elders at Beidaihe over direction of nation,” Nikkei Asia, 05/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc ở G-20 đã gợi ý về tình trạng hỗn loạn trong chính trị nội bộ nước này.

Đang có những dấu hiệu cho thấy bất ổn trong chính trị nội bộ Trung Quốc.

Hôm thứ Hai (04/09/2023), có thông báo rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Nhóm 20 nền kinh tế lớn ở Ấn Độ. Thủ tướng Lý Cường sẽ thay ông dự sự kiện.

Đây sẽ là lần đầu tiên Tập bỏ qua hội nghị thượng đỉnh G20, sự kiện mà ông luôn coi trọng với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Continue reading “Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách”

10/09/1608: John Smith được bầu làm lãnh đạo Jamestown

Nguồn: John Smith elected to lead Jamestown, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1608, nhà thám hiểm người Anh John Smith đã được bầu làm chủ tịch hội đồng thuộc địa Jamestown, Virginia – khu định cư lâu dài đầu tiên của người Anh ở Bắc Mỹ. Smith, một nhân vật với lý lịch ấn tượng, đã giành được sự yêu mến ở thuộc địa nhờ khả năng dàn xếp và ứng phó hiệu quả với các nhóm người Mỹ bản địa ở địa phương. Continue reading “10/09/1608: John Smith được bầu làm lãnh đạo Jamestown”

Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang vươn ra toàn cầu

Nguồn: Craig Singleton, “中国的军事力量正走向全球”, The New York Times, 08/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Địa điểm các quan chức Mỹ suy đoán là tiền đồn quân sự ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc trong vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sắp được xây dựng xong tại căn cứ hải quân Ream trên lãnh thổ Campuchia. Điều này thể hiện một diễn biến lớn trong chiến lược phòng thủ khu vực của Bắc Kinh. Ngoài việc tạo điều kiện cho các cuộc phiêu lưu quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, căn cứ địa mới này còn có thể cung cấp cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc một điểm tập kết, giám sát và tác động đến các tuyến đường biển quan trọng như eo biển Malacca, nơi ước tính khoảng 40% hàng hoá thương mại của thế giới đi qua. Continue reading “Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang vươn ra toàn cầu”

09/09/2002: Buzz Aldrin đấm người nghi ngờ việc đổ bộ lên Mặt Trăng

Nguồn: 72-year-old Buzz Aldrin punches a moon landing conspiracy theorist in the face, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, phi hành gia Buzz Aldrin – người thứ hai đặt chân lên Mặt Trăng – đang đi bộ bên ngoài một khách sạn ở Beverly Hills thì một người nghi ngờ vụ hạ cánh trên Mặt Trăng bắt đầu quấy rối và cáo buộc ông nói dối về chuyến đi của tàu Apollo 11. Quá tức giận, Aldrin đã đấm vào mặt kẻ thách thức mình.

“Ông dám nói rằng mình đã đi bộ trên Mặt Trăng trong khi thực tế không phải vậy,” Bart Sibrel nói với Aldrin khi ông đang đi ngang qua đoàn quay phim của mình bên ngoài khách sạn Luxe. “Đồ dối trá…” Continue reading “09/09/2002: Buzz Aldrin đấm người nghi ngờ việc đổ bộ lên Mặt Trăng”

Tình hình Thanh Hóa đến Hà Nội gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Bài về tình hình các địa phương khác

Ngày 26 tháng Giêng [13/3/1836] đến tỉnh thành Thanh Hoa (cách Nghệ An 240 dặm) [1 dặm=0,576 km], trú tại nhà Thẩm Lượng (người đất Chiếu An) [Phúc Kiến]. Ngày hôm sau đến yết kiến quan Tổng đốc họ Nguyễn[1] (Thanh Hoa nhiều họ Nguyễn, tự cho là con nhà quyền quí khó trị, vì vậy phải chọn Tổng đốc người thân thuộc, để khống chế). Ông ta chỉ chỗ tại mặt tiền nhà, yêu cầu tôi đề câu đối, xem qua lòng rất hoan hỷ. Ông gọi các công tử ra gặp (trưởng công tử biết đánh đàn, giữ chức quan Phó vệ). Ông lại gửi giấy ra lệnh cho các đồn trên đường sắp đi, ban đêm lo phòng vệ. Kế đó gặp quan Bố chính họ Nguyễn[2] (tên Nhược Sơn, tổ tiên người Phúc Châu, Phúc Kiến; chú là Thượng thư bộ Lại, đã mất) được an ủi, biếu 1 lượng bạc và trà ngon; lại gửi thư đến Hà Nội dặn chuẩn bị thông dịch nói tiếng Triều Châu, Quảng Đông; bảo Phố trưởng thu góp tiền trợ giúp 10 [lạng?], tôi cảm động làm thơ tạ ơn. Continue reading “Tình hình Thanh Hóa đến Hà Nội gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ”

Chuyển động Quốc Phòng (1/9 – 7/9/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Thế giới hôm nay: 08/09/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga nói việc Mỹ tài trợ đạn uranium nghèo cho Ukraine là “hành động tội phạm.” Chính quyền Biden hôm thứ Tư cho biết họ sẽ cung cấp loại đạn dùng trong xe tăng M1 Abrams này như một phần của gói viện trợ quân sự và nhân đạo trị giá 1 tỷ USD. Trong khi đó, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói quân đội Ukraine đang “dần dần chiếm được thế trận” trong cuộc phản công; Ukraine tuần này tuyên bố đã chọc thủng tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga ở mặt trận phía nam.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm xuống mức 7,3 tệ đổi 1 USD, thấp nhất trong 16 năm qua, khi nền kinh tế phục hồi chậm chạp sau đại dịch. Dữ liệu công bố hôm thứ Năm cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 8,8% so với cùng kỳ trong tháng 8 – dù có khá hơn mức giảm 14,5% của tháng 7. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/09/2023”

Quân Nga đang tiến bộ như thế nào?

Nguồn: Margarita Konaev và Owen J. Daniels, “The Russians Are Getting Better,” Foreign Affairs, 06/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow đã học được gì ở Ukraine?

Cuộc phản công mùa hè của Ukraine đã diễn ra chậm hơn nhiều so với kỳ vọng của các đồng minh và những người ủng hộ nước này. Quân đội Ukraine đã tỏ ra cực kỳ thành thạo trong việc nhanh chóng kết hợp các khả năng và công nghệ mới vào hoạt động của mình, chiến đấu dũng cảm và tương đối hiệu quả để chống lại kẻ thù có quân số vượt trội và không thực sự quan tâm đến tổn thất của chính mình hay các luật về chiến tranh. Dù vậy, mỗi bước tiến đều diễn ra rất chậm và mỗi phần lãnh thổ được giải phóng đều phải trả giá đắt. Phải sau ba tháng chiến đấu cam go, Ukraine mới bắt đầu đạt được những tiến bộ đáng kể, xuyên thủng một số phòng tuyến của Nga ở phía đông nam đất nước, và giành lại lãnh thổ ở các tỉnh Zaporizhzhia và Donetsk. Continue reading “Quân Nga đang tiến bộ như thế nào?”

07/09/1977: Mỹ đồng ý trao trả Kênh đào Panama

Nguồn: U.S. agrees to transfer Panama Canal to Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, tại Washington, Tổng thống Jimmy Carter và lãnh đạo độc tài của Panama Omar Torrijos đã ký hiệp ước đồng ý chuyển quyền kiểm soát Kênh đào Panama từ Mỹ sang cho Panama vào cuối thế kỷ 20. Hiệp ước Kênh đào Panama cũng cho phép ngay lập tức bãi bỏ Vùng Kênh đào (the Canal Zone), một khu vực rộng 16 km, dài 64 km, do Mỹ kiểm soát, vốn chia cắt Cộng hòa Panama. Nhiều thành viên trong Quốc hội Mỹ phản đối việc từ bỏ quyền kiểm soát Kênh đào Panama, một biểu tượng lâu dài của quyền lực và sức mạnh công nghệ của Mỹ, nhưng cách quản lý tuyến đường thủy chiến lược theo kiểu thuộc địa của Mỹ từ lâu đã khiến người dân Panama và những người Mỹ Latinh khác khó chịu. Continue reading “07/09/1977: Mỹ đồng ý trao trả Kênh đào Panama”

Trí tuệ nhân tạo và tương lai của xung đột vũ trang

Tác giả: Ngô Di Lân

Bản chất của trí tuệ nhân tạo (AI) là một phần mềm vi tính được phát triển để mô phỏng các chức năng nhận thức của bộ não con người, ví dụ như: nhận diện khuôn mẫu, giải quyết vấn đề, và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.[1] “Lời hứa” của các phần mềm AI tiên tiến nhất hiện nay như ChatGPT hay AlphaFold là chúng có thể tăng năng suất làm việc của mỗi người lên nhiều lần và thậm chí giúp chúng ta giải được nhiều bài toán mà trước đây tưởng chừng như bất khả thi. Mặt khác, sự phát triển thần tốc của AI cũng sẽ đặt ra nhiều nguy cơ tiềm tàng đối với an ninh quốc gia, thậm chí thay đổi một cách căn bản cách thức các quốc gia trong hệ thống quốc tế tương tác với nhau trong cả thời bình lẫn thời chiến. Bài viết này sẽ phân tích một số tác động lớn của AI đối với an ninh toàn cầu trong thời gian tới, cụ thể là mối quan hệ giữa trí tuệ nhân tạo và nguy cơ xung đột vũ trang trong tương lai. Continue reading “Trí tuệ nhân tạo và tương lai của xung đột vũ trang”

Thế giới hôm nay: 06/09/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giới chức Mỹ cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un “dự kiến sẽ” gặp tổng thống Vladimir Putin ở Nga. Ông Kim sẽ tới thành phố Vladivostok ở vùng viễn đông của Nga trong tháng này – có thể bằng tàu hoả bọc thép. Tuần trước, chính quyền Biden đã bày tỏ lo ngại về một thỏa thuận vũ khí tiềm năng giữa hai nước này, trong bối cảnh ông Putin ráo riết tìm nguồn vũ khí cho cuộc chiến ở Ukraine. Điện Kremlin từ chối xác nhận thông tin.

Giá dầu vượt mức 90 USD/thùng lần đầu tiên trong năm nay sau khi Saudi Arabia và Nga, nhà sản xuất lớn thứ hai và thứ ba thế giới, tuyên bố tiếp tục hạn chế sản lượng. Ả Rập Saudi đang cố định nguồn cung ở mức khoảng 9 triệu thùng mỗi ngày, thấp hơn 25% so với sản lượng tối đa được công bố, và sẽ duy trì cho đến cuối năm 2023. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/09/2023”

Chúng ta nên đối phó với sự suy tàn của Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Bret Stephens, “How Do We Manage China’s Decline?,” New York Times, 29/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mấy năm trước, nhà khoa học chính trị của trường Harvard Graham Allison đã đặt ra thuật ngữ “bẫy Thucydides.” Khái niệm này dựa trên quan sát của nhà sử học thời cổ đại Thucydides, rằng nguyên nhân thực sự của Chiến tranh Peloponnese “là sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà điều này đã gieo rắc ở Sparta.” Allison nhận thấy mô hình căng thẳng thường xuyên – và chiến tranh thường xuyên – giữa các cường quốc đang trỗi dậy và các cường quốc bá quyền luôn lặp đi lặp lại suốt lịch sử. Và ông tin rằng ví dụ gần đây nhất là thách thức mà một Trung Quốc đang trỗi dậy đặt ra cho bá quyền của Mỹ. Continue reading “Chúng ta nên đối phó với sự suy tàn của Trung Quốc như thế nào?”

05/09/1970: Mỹ phát động chiến dịch lớn cuối cùng trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: U.S. forces launch last major American operation of the war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Sư đoàn Dù 101, phối hợp với Sư đoàn 1 Lục quân Việt Nam Cộng hòa, đã phát động Chiến dịch Jefferson Glenn ở tỉnh Thừa Thiên, phía tây Huế. Chiến dịch kéo dài đến tháng 10/1971 và là một trong những hoạt động quân sự quy mô lớn cuối cùng có sự tham gia của lực lượng mặt đất của Mỹ. Continue reading “05/09/1970: Mỹ phát động chiến dịch lớn cuối cùng trong Chiến tranh Việt Nam”

Thế giới hôm nay: 05/09/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Vladimir Putin nói Nga sẽ không tham gia lại thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine trừ khi các nước phương Tây dỡ bỏ hạn chế đối với xuất khẩu nông sản Nga. Ông đưa ra tuyên bố này sau cuộc hội đàm với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người muốn thuyết phục ông Putin khôi phục thỏa thuận. Nga rút khỏi thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, vốn đã cho phép 33 triệu tấn lương thực tiếp cận thị trường quốc tế, vào ngày 17 tháng 7.

Oleksii Reznikov từ chức bộ trưởng quốc phòng Ukraine. Tổng thống Volodymyr Zelensky sẽ yêu cầu quốc hội xác nhận Rostem Umerov, người đứng đầu quỹ công sản, lên thay ông. Đã có tin đồn từ lâu về vị thế của ông Reznikov. Cấp phó của ông bị sa thải vào tháng 1 sau những cáo buộc tham nhũng tại bộ, điều mà ông Reznikov bác bỏ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/09/2023”

BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc

Nguồn: C. Raja Mohan, “BRICS Expansion Is No Triumph for China,” Foreign Policy, 29/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng là phát súng cảnh báo để phương Tây chấm dứt giấc ngủ chiến lược ở thế giới phương Nam.

Những người tin rằng thế giới đang dịch chuyển sang trật tự toàn cầu hậu phương Tây đã tìm thấy bằng chứng cho niềm tin của mình vào tuần trước. Tại thượng đỉnh thường niên ở Johannesburg, diễn đàn BRICS gồm năm nền kinh tế mới nổi lớn – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi – đã công bố mở rộng quy mô bằng cách mời thêm sáu thành viên mới. Sang tháng 1 năm sau, Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ tham gia tổ chức. Nếu dùng sức nặng kinh tế làm thước đo quyền lực, thì đây sẽ là một khối có sức mạnh phi thường. Cùng nhau, 11 quốc gia BRICS sẽ có tỷ trọng GDP toàn cầu dựa trên sức mua tương đương (purchasing power parity) cao hơn các nước công nghiệp G-7. Continue reading “BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 04/09/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã miễn nhiệm bộ trưởng quốc phòng Oleksii Reznikov và thay ông bằng Rostem Umerov, người đứng đầu quỹ tài sản nhà nước. Từ lâu đã có tin đồn về vị thế của Reznikov: cấp phó của ông bị sa thải hồi tháng 1 vì các cáo buộc tham nhũng tại bộ (mà ông Reznikov bác bỏ). Tờ Ukrainska Pravda đưa tin hôm thứ Năm là ông sắp mất chức.

Tướng Oleksandr Tarnavsky, người chỉ huy cuộc phản công ở miền nam của Ukraine, cho biết quân đội Ukraine đã chọc thủng tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga gần Zaporizhia. Quân đội dường như đang tăng tốc nhờ ưu thế có được sau khi giải phóng Robotyne, một ngôi làng phía nam Zaporizhia, hôm 28 tháng 8. Ukraine cũng cho biết phòng không nước này đã bắn hạ 22 trên 25 máy bay không người lái Nga tấn công vào khu vực Odessa. Số còn lại đã tấn công vào các cơ sở hạ tầng cảng trên sông Danube. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/09/2023”

Tuyên truyền về Fukushima tác động tới người dân Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s Fukushima propaganda at odds with travel boom,” Nikkei Asia, 31/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các loại muối hồ nội địa đã nhanh chóng được bán sạch sau khi người tiêu dùng Trung Quốc tránh xa các sản phẩm từ biển.

Một gia đình Trung Quốc di cư sang Nhật Bản gần đây đã nhận được một câu hỏi bất thường nhưng nghiêm túc từ một người bạn thân ở quê nhà Tứ Xuyên, Trung Quốc.

“Có một cặp kính mắt do Nhật sản xuất mà tôi rất muốn mua,” người bạn nói. “Nhưng tôi lo rằng gọng kính có chứa chất phóng xạ và tôi có thể bị nhiễm. Anh thấy thứ đó có thực sự ổn không?” Continue reading “Tuyên truyền về Fukushima tác động tới người dân Trung Quốc như thế nào?”

03/09/1861: Quân Hợp bang miền Nam tiến vào Kentucky

Nguồn: Confederate forces enter Kentucky, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Tướng Hợp bang miền Nam Leonidas Polk đã phạm một sai lầm chính trị lớn khi đưa quân vào Columbus, Kentucky – theo đó huỷ bỏ sự trung lập đã được thừa nhận của Kentucky, và tạo ra cái cớ để cơ quan lập pháp do phe Liên minh miền Bắc nắm giữ mời chính phủ Mỹ đến đánh đuổi quân xâm lược.

Kentucky bị chia cắt nặng nề trước thời Nội chiến Mỹ. Dù chế độ nô lệ khá phổ biến ở bang này, chủ nghĩa dân tộc vẫn rất mạnh và những người theo phe Liên minh đã ngăn cản việc tổ chức một đại hội để xem xét việc ly khai sau vụ nổ súng vào Pháo đài Sumter, Nam Carolina, hồi tháng 4/1861. Continue reading “03/09/1861: Quân Hợp bang miền Nam tiến vào Kentucky”