Mỹ và Nhật cần làm gì để củng cố liên minh song phương?

Nguồn: Christopher Johnstone, “To Make Japan Stronger, America Must Pull It Closer,” Foreign Affairs, 12/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biden và Kishida nên làm gì để củng cố liên minh Mỹ – Nhật?

Cuộc gặp của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 13/01 sẽ mang đến cơ hội quan trọng để đưa lịch sử quan hệ an ninh Mỹ-Nhật đã kéo dài hàng thập niên sang một trang mới. Hồi giữa tháng 12, Kishida đã công bố một chiến lược an ninh quốc gia và quốc phòng mới, khác với con đường mà Nhật Bản đã đi theo kể từ Thế chiến II. Bản chiến lược kêu gọi người Nhật tăng chi tiêu quốc phòng lên gần 60% trong vòng 5 năm, phá vỡ mức trần không chính thức là 1% GDP, vốn được áp dụng từ những năm 1970. Nhật Bản cũng sẽ phát triển các năng lực quân sự mà nước này đã từ bỏ trước đó – cụ thể là các tên lửa “phản công,” hoặc vũ khí chính xác tầm xa sẽ được trang bị trên các phương tiện vận tải, máy bay, tàu chiến, và cuối cùng là tàu ngầm. Những vũ khí này nhiều khả năng sẽ bao gồm tên lửa tấn công mặt đất U.S. Tomahawk mà Washington đang chuẩn bị bán cho Tokyo. Nhật Bản cũng sẽ đầu tư mạnh vào năng lực mạng, các hệ thống không người lái, và vệ tinh để hỗ trợ các chiến dịch phản công. Tokyo đã báo hiệu rằng họ có ý định hành động nhanh chóng: Chỉ một tuần sau, chính phủ Kishida công bố yêu cầu ngân sách quốc phòng trị giá 6,8 nghìn tỷ yên (khoảng 51 tỷ USD) cho năm tài chính tiếp theo, tăng 25% so với năm hiện tại. Continue reading “Mỹ và Nhật cần làm gì để củng cố liên minh song phương?”

22/01/1973: Công bố phán quyết vụ Roe v. Wade

Nguồn: Roe v. Wade is decided, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Roe v. Wade, phán quyết mang tính bước ngoặt của Tối cao Pháp viện, qua đó xác lập quyền phá thai hợp pháp của phụ nữ, đã được công bố. Theo phán quyết với tỷ lệ 7-2 của Tối cao Pháp viện, phụ nữ có quyền được chọn phá thai và quyền này được bảo vệ bởi các quyền riêng tư theo Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ. Tiền lệ pháp lý của quyết định này là vụ Griswold v. Connecticut năm 1965, trong đó xác lập quyền riêng tư liên quan đến các thủ tục y tế. Continue reading “22/01/1973: Công bố phán quyết vụ Roe v. Wade”

ĐS Phạm Quang Vinh: Không chọn bên, nhưng phải dám chơi và chơi được với tất cả các bên

Tác giả: Kỳ Thành p/v ĐS Phạm Quang Vinh

Xung đột Nga – Ukraine trong năm 2022 gây ra sự phân hóa trong quan điểm, đòi hỏi các nước phải đưa ra lập trường của mình. Tuy nhiên, theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, bài học “dĩ bất biến, ứng vạn biến” từ Hiệp định Paris cách đây 50 năm vẫn còn nguyên giá trị cho công tác đối ngoại, để Việt Nam dám chơi với tất cả các bên, qua đó tạo dựng môi trường chung, tạo thuận lợi cho sự phát triển của quốc gia.

Chỉ còn ít ngày nữa, Việt Nam sẽ kỷ niệm dấu mốc 50 năm ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973 – 27/1/2023). Đại sứ nhìn nhận thế nào về cột mốc lịch sử này?

Hiệp định Paris năm 1973 là hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam. Sau 50 năm nhìn lại, có rất nhiều bài học ý nghĩa về sự kiện này. Continue reading “ĐS Phạm Quang Vinh: Không chọn bên, nhưng phải dám chơi và chơi được với tất cả các bên”

Hunter Biden bị cáo buộc những gì?

Nguồn: “What are the allegations against Hunter Biden?”, The Economist, 14/12/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Đảng Cộng hòa nhắm đến con trai Tổng thống Joe Biden

Vào tháng 10 năm 2020, chưa đầy một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, tờ New York Post đã giới thiệu cho thế giới về nội dung bên trong một chiếc MacBook Pro. Chiếc máy tính xách tay này thuộc về con trai của Joe Biden, Hunter Biden. Tờ báo cáo buộc rằng một email trên ổ cứng của chiếc máy tính cho thấy vào năm 2015, Hunter đã giới thiệu giám đốc của một công ty năng lượng Ukraine với ông Biden, khi đó là phó tổng thống. Tờ báo này cho rằng các thương vụ kinh doanh của Hunter đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách của Mỹ. Continue reading “Hunter Biden bị cáo buộc những gì?”

21/01/1910: Trạm sàng lọc người nhập cư tại Đảo Angel mở cửa

Nguồn: U.S. immigration station Angel Island opens in San Francisco Bay, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1910, Đảo Angel (Đảo Thiên thần) ở Vịnh San Francisco của California, thường được gọi là “Đảo Ellis của miền Tây”, đã chính thức mở cửa, trở thành trạm nhập cảnh chính của Mỹ dành cho người nhập cư châu Á. Trong 30 năm tiếp theo, ước tính có khoảng 100.000 người Trung Quốc và 70.000 người Nhật Bản được xử lý nhập cảnh tại đảo này. Continue reading “21/01/1910: Trạm sàng lọc người nhập cư tại Đảo Angel mở cửa”

Đại Việt dưới thời Vua Lê Thái Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Nhân lễ tết Nguyên Đán, năm Thiệu Bình thứ 2, nhà Vua dẫn các quan bái yết Thái miếu, rồi thiết triều:

Năm Ất Mão, Thiệu Bình thứ 2, tháng Giêng, ngày mồng 1 [29/1/1435], vua dẫn các quan tới bái yết Thái miếu. Khi về cung, mặc áo trắng coi chầu, nhạc nổi lên, quan hầu thét cảnh giới, các quan đều mặc cát phục trắng an ủi.” Toàn Thư, Bản Kỷ, Quyển 11, trang 20b.

Ngày mồng 3 tháng Giêng, tại Trung Quốc, Vua Tuyên Tông mất, Vua Anh Tông lên ngôi; đến ngày 15 tháng 5, gửi chiếu dụ báo tin cho An Nam: Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Lê Thái Tông (P2)”

Chuyển động Quốc Phòng (13/1 – 19/1/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (13/1 – 19/1/2023)”

Kỷ nguyên của các liên kết tiểu đa phương

Nguồn: Husain Haqqani và Narayanappa Janardhan, “The Minilateral Era,” Foreign Policy, 10/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cường quốc tầm trung từ Ấn Độ đến Israel hiện đang theo đuổi các quan hệ đối tác nhỏ, dựa trên những vấn đề cụ thể, nằm ngoài các thể chế chính thức.

Tháng 9 năm ngoái, bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các ngoại trưởng Ấn Độ, Pháp, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã vạch ra một chiến lược ba bên. Mỗi bên đều đã có quan hệ song phương mạnh mẽ với hai bên còn lại, vì vậy họ nhất trí sẽ theo đuổi quan hệ đối tác nhóm rộng lớn hơn. Ấn Độ và Pháp cũng vừa tham gia một nỗ lực tương tự nhằm tạo ra một chương trình nghị sự chung với Australia. Continue reading “Kỷ nguyên của các liên kết tiểu đa phương”

19/01/1809: Ngày sinh Edgar Allan Poe

Nguồn: Edgar Allan Poe is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1809, nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học Edgar Allan Poe đã chào đời tại Boston, Massachusetts.

Năm ông lên ba tuổi, cả cha và mẹ của Poe đều qua đời. Ông được người cha đỡ đầu, John Allan, một thương gia thuốc lá giàu có, đưa về chăm sóc. Sau khi du học ở Anh, Poe theo học tại Đại học Virginia (UVA) vào năm 1826. Sau khi tranh cãi với Allan vì những khoản nợ lớn do cờ bạc của ông, Poe buộc phải rời khỏi UVA chỉ sau 8 tháng. Tiếp đến, ông đã phục vụ hai năm trong Quân đội Mỹ và được bổ nhiệm vào West Point. Thêm một lần thất bại nữa và Allan đã cắt đứt hoàn toàn mọi liên hệ với cậu con trai. Poe lại bị đuổi khỏi học viện vì vi phạm nội quy. Continue reading “19/01/1809: Ngày sinh Edgar Allan Poe”

Thế giới hôm nay: 19/01/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã yêu cầu phương Tây tăng viện trợ vũ khí và kêu gọi các lãnh đạo thế giới đáp trả Nga một cách “nhanh chóng.” Ông phát biểu chỉ vài giờ sau khi bộ trưởng nội vụ Ukraine Denys Monastyrksy cùng hơn một chục người khác thiệt mạng trong một vụ rơi trực thăng bên ngoài thủ đô Kiev.

Bộ trưởng tài chính Mỹ Janet Yellen lần đầu tiên gặp phó thủ tướng và kiến trúc sư kinh tế của Trung Quốc, Lưu Hạc, tại Zurich. Trong thông cáo, bộ tài chính Mỹ nói hai lãnh đạo đã thảo luận “thẳng thắn,” và đồng thuận rằng liên lạc thường xuyên giữa hai chính phủ là có lợi cho kinh tế toàn cầu. Trước cuộc họp, bà Yellen nói hai nước có trách nhiệm “quản lý sự khác biệt.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/01/2023”

Thế giới hôm nay: 18/01/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Năm 2022 là năm đầu tiên dân số Trung Quốc giảm kể từ 1961, thời điểm xảy ra nạn đói lớn của Mao. Số liệu thống kê chính thức cho thấy dân số nước này đã giảm 850.000 người vào năm ngoái so với 2021, xuống còn 1,4118 tỷ người. Như vậy Trung Quốc đã mất vị trí quốc gia đông dân nhất thế giới vào tay Ấn Độ. Thay đổi trên làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học khi người trẻ Trung Quốc không đủ hỗ trợ cho dân số già.

Thu nhập quý bốn của các ngân hàng lớn cho thấy mảng ngân hàng đầu tư đã chậm lại vì lãi suất cao và triển vọng kinh tế xấu đi. Lợi nhuận tại Goldman Sachs, ngân hàng vừa cắt giảm nhân sự gần đây, giảm 66% so với cùng kỳ năm trước. Giá cổ phiếu của công ty cũng giảm 7%. Lợi nhuận của Morgan Stanley giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn cao hơn dự đoán. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/01/2023”

Chủ tịch nước nhận ‘thẻ đỏ’: Sự cố chính trị lớn nhất của VN trong nhiều năm qua

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tối ngày 13 tháng 1 năm 2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được nhìn thấy có mặt tại sân vận động Mỹ Đình ở Hà Nội để cổ vũ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam trong trận chung kết lượt đi Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á gặp Thái Lan. Mặc dù có vẻ ngoài vui vẻ, ông Phúc thực ra đang phải đối mặt với một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp chính trị của mình. Trong một cuộc họp kín cùng ngày, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã lặng lẽ bỏ phiếu để phế truất ông khỏi chức chủ tịch nước. Continue reading “Chủ tịch nước nhận ‘thẻ đỏ’: Sự cố chính trị lớn nhất của VN trong nhiều năm qua”

17/01/1966: Máy bay Mỹ làm rơi bom H rơi ở Tây Ban Nha

Nguồn: H-bomb lost in Spain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, một máy bay ném bom B-52 đã va chạm với máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 trên bờ biển Địa Trung Hải của Tây Ban Nha, làm rơi ba quả bom hydrogen 70 kiloton xuống khu vực gần thị trấn Palomares và một quả khác rơi xuống biển. Đây không phải là vụ tai nạn đầu tiên hay cuối cùng liên quan đến bom hạt nhân của Mỹ. Continue reading “17/01/1966: Máy bay Mỹ làm rơi bom H rơi ở Tây Ban Nha”

Thế giới hôm nay: 17/01/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các quan chức địa phương cho biết số người chết trong vụ tấn công tên lửa của Nga vào tòa nhà chung cư ở Dnipro, một thành phố Ukraine, đã tăng lên 40 người. Vụ tấn công đã khiến phương Tây cam kết gửi thêm vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Trong khi đó, Belarus và Nga đồng tổ chức tập trận không quân “thuần túy phòng thủ” vào thứ Hai – khiến Ukraine lo ngại Điện Kremlin có kế hoạch tấn công đường bộ từ Belarus.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht tuyên bố từ chức sau nhiều chỉ trích về thông điệp bà đăng trên mạng xã hội vào đêm giao thừa. Trong video — được quay với pháo hoa ở hậu cảnh — bà nói cuộc chiến ở Ukraine gắn liền với “nhiều cuộc gặp gỡ với những con người thú vị, tuyệt vời.” Bà Lambrecht, một thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền, còn bị chỉ trích vì các thiếu sót quản lý trong tiến trình cải cách quân đội. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/01/2023”

Người già Trung Quốc là nạn nhân của những sai lầm trong đại dịch

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s elderly pay ultimate price for COVID missteps,” Nikkei Asia, 12/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người già ở Trung Quốc đang chết với tốc độ chưa từng thấy, khiến nhiều gia đình tan nát.

Tại Trung Quốc, người trẻ thường không ngần ngại nhường ghế cho người già trên tàu lửa và xe buýt. Nền văn hóa Nho giáo luôn luôn có truyền thống kính trọng người già.

Nhưng khi Covid-19 tấn công 1,4 tỷ dân của Trung Quốc, 200 triệu người cao tuổi ở nước này chính là nhóm bị tổn thương nhiều nhất, bị dồn vào chân tường. Continue reading “Người già Trung Quốc là nạn nhân của những sai lầm trong đại dịch”

15/01/1831: Victor Hugo hoàn thành “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà”

Nguồn: “The Hunchback of Notre Dame” is finished, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1831, Victor Hugo đã hoàn thành cuốn Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris), hay còn gọi là “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà”. Bị phân tâm bởi các dự án khác, Hugo đã liên tục trì hoãn thời hạn giao cuốn sách cho nhà xuất bản của mình, nhưng một khi bắt tay vào sáng tác, ông đã hoàn thành tiểu thuyết chỉ trong bốn tháng.

Khi còn là một thiếu niên, Hugo, con trai của một trong những sĩ quan của Napoléon, đã quyết định trở thành một nhà văn. Dù theo học ngành luật, nhưng ông cũng thành lập một tạp chí văn học để bản thân và các nhà văn mới nổi khác có thể xuất bản tác phẩm của mình. Năm 1822, Hugo kết hôn với người yêu thời thơ ấu, Adele Foucher, và xuất bản tập thơ đầu tiên, giúp ông nhận được tiền trợ cấp từ Vua Louis XVIII. Continue reading “15/01/1831: Victor Hugo hoàn thành “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà””

Tại sao Hàn Quốc ân xá cho các lãnh đạo tham nhũng?

Nguồn: Why does South Korea pardon its corrupt leaders?”, The Economist, 06/01/2023

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Cái cớ dùng sự khoan hồng để thúc đẩy đoàn kết dân tộc dường như không thuyết phục.

Năm nay, Lee Myung-bak hẳn sẽ là người trân trọng món quà Giáng sinh của mình nhất: vào ngày 27/12, ông Lee – tổng thống bảo thủ của Hàn Quốc giai đoạn 2008-2013 đã được ân xá bởi tổng thống đương nhiệm, Yoon Suk-yeol. Ông chỉ mới thụ án hơn 2 năm so với bản án 17 năm được tuyên vào năm 2020 vì tội nhận hối lộ và tham ô; đồng thời được miễn nộp 8,2 tỷ won (6,4 triệu USD) trong số 18,7 tỷ won tiền phạt và tài sản bị tịch thu. Ông là tổng thống thứ tư của Hàn Quốc được ân xá kể từ khi nước này dân chủ hóa vào năm 1987. Có rất nhiều lãnh tụ tham nhũng trên thế giới, nhưng việc họ bị xét xử – kết án – và sau đó được ân xá bởi người kế nhiệm hiếm khi xảy ra hơn. Tại sao điều này lại thường xuyên xảy ra ở Hàn Quốc? Continue reading “Tại sao Hàn Quốc ân xá cho các lãnh đạo tham nhũng?”

14/01/1639: Hiến pháp đầu tiên được thông qua tại các thuộc địa Mỹ

Nguồn: The first colonial constitution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1639, tại Hartford, Connecticut, hiến pháp đầu tiên của các thuộc địa Mỹ, “Các Sắc lệnh Cơ bản” (Fundamental Orders), đã được đại diện của Wethersfield, Windsor, và Hartford thông qua.

Người Hà Lan đã phát hiện ra sông Connecticut vào năm 1614, nhưng những người Anh theo Thanh giáo từ Massachusetts mới là người hoàn thành việc xây dựng các khu định cư của người châu Âu trong khu vực. Trong thập niên 1630, họ từ Thuộc địa Vịnh Massachusetts đến Thung lũng Connecticut, và vào năm 1638, đại diện của ba khu định cư Thanh giáo lớn ở Connecticut đã gặp nhau để thành lập một chính phủ thống nhất cho thuộc địa mới. Continue reading “14/01/1639: Hiến pháp đầu tiên được thông qua tại các thuộc địa Mỹ”

Chuyển động Quốc Phòng (6/1 – 12/1/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (6/1 – 12/1/2023)”

Hãng hàng không Air America và mối liên hệ với CIA

Tổng hợp: Nguyễn Thanh Hải

Hãng hàng không Mỹ (Air America) được cho là là một doanh nghiệp hậu cần và vận tải hàng không do Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) nắm quyền sở hữu và điều hành. Suốt nhiều năm, CIA liên tục phủ nhận dấu vết của họ ở Air America (AA), cuối cùng đã bán phần lãi của mình vào năm 1978.

Khi đó AA cung cấp hỗ trợ đường không bí mật cho các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á, bao gồm các hoạt động tìm kiếm và giải cứu, các chiến thuật chèn lực lượng đặc biệt, buôn lậu vũ khí và cả ma túy. Các cựu phi công của AA vẫn đang vận động hành lang để nhận lương hưu, chăm sóc y tế và được thừa nhận về việc họ đã làm trong chiến tranh. Continue reading “Hãng hàng không Air America và mối liên hệ với CIA”