Chuyển động Quốc Phòng (11/11 – 17/11/2022)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (11/11 – 17/11/2022)”

Thế giới hôm nay: 18/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ trưởng tài chính Anh Jeremy Hunt công bố dự thảo ngân sách đến năm 2027-28 trị giá 62 tỷ bảng Anh (73 tỷ USD), tức 2,1% GDP, trong đó bao gồm các gói cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Ông kỳ vọng nó sẽ giúp khôi phục uy tín tài chính của Anh vốn bị người tiền nhiệm của ông làm cho sụp đổ bằng chương trình giảm thuế vô căn cứ. Nằm trong dự thảo là việc đóng băng các ngưỡng thuế đối với thuế thu nhập, bảo hiểm quốc gia và thuế thừa kế, đồng nghĩa người nộp thuế sẽ phải đóng cao hơn nếu được tăng lương. Lương hưu, phúc lợi và tín dụng thuế quốc gia sẽ tăng 10,1%, bằng với tỷ lệ lạm phát của tháng 9. Ngân sách của hầu hết các cơ quan chính phủ sẽ tăng chậm hơn lạm phát.

Nancy Pelosi từ chức vai trò lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ, vị trí mà bà đã giữ từ năm 2003. Bà Pelosi, người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một trong hai đảng lớn ở Quốc hội Mỹ, sẽ tiếp tục là nghị sĩ đại diện cho California. Trước đó, phe Cộng hòa đã giành lại quyền kiểm soát Hạ viện, qua đó đẩy người thay thế bà Pelosi xuống vị trí lãnh đạo thiểu số. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/11/2022”

Cựu quan chức Trung Quốc: Mỹ là lực lượng phá hoại trật tự kinh tế toàn cầu

Nguồn: Zhou Xiaoming, “Disregard for WTO shows US is a destructive force for the rules-based global economic order,” South China Morning Post, 12/11/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đạo luật Giảm Lạm phát (Inflation Reduction Act) của Washington, một gói trị giá 430 tỷ USD cung cấp các khoản trợ cấp và tín dụng thuế cho các hàng hóa do Mỹ sản xuất, đang khiến các quốc gia khác – bao gồm cả các đồng minh của Mỹ – phải điêu đứng. Chẳng hạn, Pháp và Đức đang xem xét kiện Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, động thái mới nhất của Washington chỉ là một ví dụ khác cho việc Mỹ phá hoại trật tự kinh tế toàn cầu dựa trên luật lệ.

Nhiều thập niên trước, Mỹ đã dẫn đầu việc tạo ra các quy tắc thương mại cho thế giới. Giờ đây, bất ngờ thay, họ lại đang dẫn đầu việc phá hoại chính các quy tắc và thể chế đa phương này. Dù họ yêu cầu các quốc gia khác tuân thủ luật lệ, Washington lại thường xuyên bỏ qua các quy tắc thương mại đa phương không phù hợp với lợi ích của mình. Continue reading “Cựu quan chức Trung Quốc: Mỹ là lực lượng phá hoại trật tự kinh tế toàn cầu”

17/11/1863: Knoxville, Tennessee bắt đầu bị bao vây

Nguồn: Siege of Knoxville, Tennessee, begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, Tướng Hợp bang miền Nam James Longstreet đã bao vây thành phố Knoxville, Tennessee. Sau hai tuần tấn công thất bại, ông từ bỏ cuộc bao vây và quay trở lại với Quân đội Bắc Virginia của Tướng Robert E. Lee.

Chiến dịch Knoxville bắt đầu vào tháng 11 khi Longstreet đưa 17.000 quân từ Chattanooga đến và giành được phía đông Tennessee về cho quân Hợp bang miền Nam. Quân đoàn của Longstreet vốn dĩ là một phần của Quân đoàn Bắc Virginia của Robert E. Lee, nhưng sau trận Gettysburg, Pennsylvania, vào tháng 7/1863, Longstreet đã điều hai sư đoàn của mình đến hỗ trợ cho nỗ lực của phe Hợp bang ở phía Tây. Ông và quân đội của mình đã tham gia vào chiến thắng tại Chickamauga vào tháng 9, sau đó là cuộc vây hãm Chattanooga vào tháng 10 và 11. Longstreet đã cãi nhau với Braxton Bragg, chỉ huy quân miền Nam ở phía Tây, sau đó được trao quyền chỉ huy độc lập của Cánh quân Đông Tennessee. Continue reading “17/11/1863: Knoxville, Tennessee bắt đầu bị bao vây”

“Tình đồng chí” Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Không lâu sau chuyến thăm Trung Quốc của Nixon, khoảng trung tuần tháng 5/1972, một xét nghiệm nước tiểu thường kỳ phát hiện Thủ tướng Chu Ân Lai mắc chứng ung thư bàng quang. Vấn đề các Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khi nào được chữa bệnh và chữa như thế nào, tất cả đều phải do Mao Trạch Đông quyết định. Các bác sĩ yêu cầu sớm kiểm tra và điều trị cho Chu Ân Lai, khi cần thiết phải tiến hành phẫu thuật. Họ nhấn mạnh chứng ung thư này còn ở thời kỳ đầu, bản thân Chu còn chưa có triệu chứng nào, khả năng chữa khỏi bệnh vào khoảng 80-90%. Continue reading ““Tình đồng chí” Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai”

Thế giới hôm nay: 16/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngầm chỉ trích Nga khi mở đầu bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia với cụm từ “[thưa] các nhà lãnh đạo G19.” Trong bài phát biểu qua video, ông Zelensky đã kêu gọi “kết thúc trong công lý” cuộc “xâm lược” của Nga đối với nước ông. Hội nghị đang xem xét một bản dự thảo nghị quyết, trong đó nêu rõ “hầu hết các thành viên lên án mạnh mẽ” cuộc chiến ở Ukraine. Nga nói việc “chính trị hóa” hội nghị là không công bằng.

Tên lửa tầm xa của Nga dồn dập đánh xuống Ukraine, vào cả thủ đô Kiev và gây thiệt hại cho các cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng. Thị trưởng thành phố Vitali Klitschko cho biết ít nhất một nửa thành phố đã bị mất điện. Trong một diễn biến khác, quân đội Nga đã rút khỏi các thị trấn ở bờ đông sông Dnepr, đối diện thành phố Kherson, thủ phủ tỉnh phía nam mà họ đã từ bỏ vào tuần trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/11/2022”

Nền kinh tế của Tập đang chuẩn bị cho cuộc chiến với Đài Loan?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi puts economy on war footing with Taiwan in mind,” Nikkei Asia, 10/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài học từ Nga: Siết chặt quyền kiểm soát thông tin liên lạc, mạng xã hội, và khả năng cung ứng hàng hóa.

Tin tức về việc ba công ty viễn thông quốc doanh của Trung Quốc sẽ thành lập các liên minh chiến lược với ba gã khổng lồ công nghệ thuộc khu vực tư nhân là Tencent, Alibaba và JD.com, đã gây chấn động trong cộng đồng doanh nghiệp – những người đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa đằng sau động thái này.

Các liên minh này nhiều khả năng sẽ viết lại câu chuyện của nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã phát triển kể từ khi chính sách “cải cách và mở cửa” được đưa ra cách đây khoảng 40 năm. Continue reading “Nền kinh tế của Tập đang chuẩn bị cho cuộc chiến với Đài Loan?”

15/11/1917: Georges Clemenceau trở thành Thủ tướng Pháp

Nguồn: Georges Clemenceau named French prime minister, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, khi đất nước của ông vướng vào cuộc xung đột quốc tế gay gắt mà cuối cùng sẽ cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu thanh niên, Georges Clemenceau, 76 tuổi, lần thứ hai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Pháp.

Clemenceau lần đầu tiên được bầu vào Quốc hội vào năm 1876, 5 năm sau khi người Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ. Kể từ thời điểm đó, ông luôn tin rằng nước Đức mới thống nhất là một mối đe dọa, và một cuộc chiến khác là điều không thể tránh khỏi, bởi “người Đức tin rằng chiến thắng có nghĩa là thống trị.” Với nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ và dân số gia tăng đều đặn, Đức đã tạo ra lợi thế cho mình trong những thập niên tiếp theo, trong khi nền kinh tế Pháp không có nhiều tiến triển và tỷ lệ sinh vẫn giảm. Clemenceau, người từng giữ chức Thủ tướng từ năm 1906 đến năm 1909, vẫn kịch liệt chống Đức, ủng hộ chuẩn bị quân sự tốt hơn, cũng như liên minh chặt chẽ hơn với Anh và Nga. Continue reading “15/11/1917: Georges Clemenceau trở thành Thủ tướng Pháp”

Thế giới hôm nay: 15/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden nói Mỹ sẽ “cạnh tranh quyết liệt” với Trung Quốc nhưng bác bỏ khái niệm “Chiến tranh Lạnh mới.” Ông đưa ra tuyên bố trên ngay sau cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bali trước thềm thượng đỉnh G20 ở Indonesia. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong cuộc gặp ông Tập đã cảnh báo ông Biden không vượt “lằn ranh đỏ” trong vấn đề Đài Loan.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến thăm thành phố Kherson và phát biểu trước đám đông tại quảng trường thành phố. Ông Zelensky nói Ukraine “sẵn sàng cho hòa bình.” Trước đó, ông cho biết các nhà điều tra đã ghi nhận hơn 400 tội ác chiến tranh do quân đội Nga gây ra xung quanh Kherson. Ukraine cũng cáo buộc Nga đặt mìn xung quanh các cơ sở hạ tầng quan trọng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/11/2022”

Thế giới hôm nay: 14/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đảng Dân chủ Mỹ giữ quyền kiểm soát Thượng viện sau khi Catherine Cortez Masto giữ ghế ở Nevada. Như vậy phe Dân chủ có 50 ghế ở thượng viện, trong khi cuộc đua ở bang Georgia sẽ bỏ phiếu vòng hai vào tháng tới. Bà Cortez Mastro đánh bại Adam Laxalt, một đảng viên Cộng hòa được Donald Trump hậu thuẫn, tiếp tục cho thấy một kỳ bầu cử khó khăn của các ứng viên do cựu tổng thống đưa lên.

Trước đó ở bang Arizona, thượng nghị sĩ Dân chủ Mark Kelly đã đánh bại Blake Masters, một người cũng do Trump ủng hộ. Song ở Hạ viện, đảng Cộng hòa vẫn có khả năng thắng cao hơn, dù với cách biệt nhỏ hơn dự đoán ban đầu. Với tốc độ kiểm phiếu như hiện tại, sẽ phải mất vài ngày nữa mới có kết quả đầy đủ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/11/2022”

Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Quân cờ của Tập trên bàn cờ của Mỹ

Nguồn: Pak Yiu, “China’s Global Security Initiative: Xi’s wedge in the U.S.-led order,” Nikkei Asia, 01/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chương trình lớn tiếp theo của Bắc Kinh sẽ gia tăng áp lực chọn phe và hợp lý hóa cuộc chiến Ukraine.

Bài phát biểu dài gần hai giờ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước hơn 2.000 đại biểu tại Đại hội Đảng Cộng sản năm nay chứa đầy những điệp khúc quen thuộc. Tuy nhiên, lần đầu tiên báo cáo công tác đề cập đến Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI), báo hiệu một chủ đề quan trọng trong nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ của ông.

“Một nhà triết học Trung Quốc cổ đại đã nhận xét rằng ‘các sinh vật khác nhau có thể cùng tồn tại mà không gây hại cho nhau, và các con đường khác nhau có thể chạy song song mà không ảnh hưởng đến nhau,” Tập nói trong báo cáo của mình. “Chỉ khi tất cả các quốc gia cùng theo đuổi lợi ích chung, chung sống hòa thuận và hợp tác vì lợi ích chung, thì mới có thịnh vượng bền vững và an ninh mới được đảm bảo.” Continue reading “Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Quân cờ của Tập trên bàn cờ của Mỹ”

13/11/1775: Lính Mỹ chiếm Montreal

Nguồn: Patriots take Montreal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 13/11/1775, Chuẩn tướng Quân đội Lục địa Richard Montgomery đã chiếm Montreal, Canada mà không bị phản kháng.

Chiến thắng của Montgomery một phần nhờ vào thất bại của Ethan Allen trước Tướng Anh kiêm Thống đốc Hoàng gia Canada Guy Carleton tại Montreal vào ngày 24/09/1775. Chiến dịch tấn công sai lầm và thiếu thốn nhân sự của Allen vào Montreal đã khiến ông bị người Anh bắt giữ và giam cầm tại Lâu đài Pendennis ở Cornwall, Anh. Continue reading “13/11/1775: Lính Mỹ chiếm Montreal”

Tại sao giới doanh nhân Trung Quốc hoang mang sau Đại hội Đảng?

Nguồn: Li Yuan, “China’s Business Elite See the Country That Let Them Thrive Slipping Away.” The New York Times, 07/11/2022.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vốn lâu nay xa lánh chính trị, tầng lớp doanh nhân Trung Quốc đang ngày càng lo lắng liệu họ có còn chỗ đứng trong hệ thống độc nhân trị của Tập Cận Bình hay không.

Nhiều thập niên qua, giới doanh nhân Trung Quốc về căn bản đã ký một hợp đồng bất thành văn với Đảng Cộng sản: để chúng tôi kiếm tiền và chúng tôi sẽ không quan tâm các vị dùng quyền lực của mình ra sao.

Như hầu hết người dân Trung Quốc, họ tin vào quan điểm của đảng rằng chế độ độc đảng mang đến một nền quản trị hiệu quả. Continue reading “Tại sao giới doanh nhân Trung Quốc hoang mang sau Đại hội Đảng?”

12/11/2004: Scott Peterson bị kết tội giết người

Nguồn: Scott Peterson convicted of murder, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2004, Scott Peterson bị kết tội giết vợ mình, Laci, và đứa con trai chưa chào đời của họ. Một bồi thẩm đoàn gồm sáu đàn ông và sáu phụ nữ đã đưa ra phán quyết 23 tháng sau khi Laci Peterson, một phụ nữ đang mang thai, biến mất khỏi nhà của cô ở Modesto, California trong đêm Giáng Sinh. Vụ việc đã thu hút hàng triệu người trên khắp nước Mỹ và liên tục xuất hiện trên truyền thông quốc gia trong gần hai năm. Continue reading “12/11/2004: Scott Peterson bị kết tội giết người”

“Sáp nhập” là gì, và tại sao không phải là “tái thống nhất”?

Nguồn: “What is annexation?”, The Economist, 30/09/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Vladimir Putin đã đưa ra một yêu sách sai trái đối với lãnh thổ thuộc chủ quyền của Ukraine.

Ngày 30/09, Vladimir Putin đã ký ban hành luật sáp nhập 4 tỉnh thuộc Ukraine đang bị Nga chiếm đóng một phần – gồm Kherson, Zaporizhia, Donetsk, và Luhansk. Những cuộc trưng cầu dân ý giả được tiến hành trước mũi súng và có ít tính chính đáng. Theo điện Kremlin, ở mỗi tỉnh có ít nhất 87% cử tri (và 99% tại Donetsk – một con số vô lý) đã bỏ phiếu ủng hộ việc vùng đất nơi họ sinh sống trở thành một phần của Nga. Trong bài phát biểu, Putin đã không sử dụng từ “sáp nhập” (annex) nhưng tuyên bố rằng các vùng lãnh thổ trên (chiếm khoảng 17% lãnh thổ Ukraine) sẽ trở thành “những công dân của chúng ta mãi mãi”. Trên thực tế Nga không có quyền sở hữu vùng đất ấy, và tuyên bố năm 2014 đối với bán đảo chiến lược Crimea cũng thế. Nhưng trong cả 2 tình huống, Putin đã dùng từ “tái thống nhất” (reunification) chứ không phải “sáp nhập” (annexation) để nói về hành động phi pháp của mình. Vậy “sáp nhập” là gì, và vì sao việc sử dụng đúng từ ấy lại quan trọng? Continue reading ““Sáp nhập” là gì, và tại sao không phải là “tái thống nhất”?”

Chuyển động Quốc Phòng (4/11 – 10/11/2022)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (4/11 – 10/11/2022)”

Nguồn gốc hành động chống người nhập cư Việt Nam của Campuchia

Nguồn: Jing Jing Luo và Kheang Un, “The Roots of Cambodia’s Actions against Illegal Vietnamese Immigrants”, ISEAS Perspective, 11/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

GIỚI THIỆU

Kể từ năm 2015, chính phủ Campuchia, dưới sự kiểm soát của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), đã thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết một vấn đề đã có từ lâu: người nhập cư Việt Nam sống ở Campuchia. Các biện pháp này bao gồm lập hồ sơ, trục xuất, cưỡng chế di dời, tái định cư và tái đăng ký cho người nhập cư Việt Nam. Trong bối cảnh đó, văn liệu hiện có thường xoay quanh những tranh cãi về các cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người nhập cư Việt Nam, tư cách công dân bước đầu của họ, và tình cảm chống Việt Nam ở Campuchia.[1] Khác với các nghiên cứu đó, bài viết này mang đến một phân tích sơ bộ về các yếu tố ít được thảo luận nhưng đã làm nền tảng cho chính sách hiện hành của chính phủ Campuchia đối với người nhập cư Việt Nam. Chúng bao gồm: (1) việc Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) chính trị hóa thành công tình cảm chống Việt Nam trong cử tri Campuchia; (2) năng lực nhà nước được cải thiện và nhu cầu thay đổi của Campuchia; và (3) khoảng cách quyền lực ngày càng bị thu hẹp giữa Campuchia với Việt Nam do quan hệ Trung Quốc-Campuchia ngày càng khăng khít. Continue reading “Nguồn gốc hành động chống người nhập cư Việt Nam của Campuchia”

10/11/1775: Thủy quân Lục chiến Mỹ được thành lập

Nguồn: Birth of the U.S. Marine Corps, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, trong Cách mạng Mỹ, Quốc hội Lục địa đã thông qua một nghị quyết nêu rõ rằng “hai Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến sẽ được thành lập” để phục vụ như lực lượng đổ bộ cho Hải quân Lục địa vừa được thành lập gần đây. Nghị quyết, được soạn thảo bởi tổng thống tương lai của nước Mỹ – John Adams, và được thông qua ở Philadelphia, đã chính thức thành lập Thủy quân Lục chiến Lục địa và hiện được coi là ngày khai sinh Thủy quân Lục chiến Mỹ. Continue reading “10/11/1775: Thủy quân Lục chiến Mỹ được thành lập”

Thế giới hôm nay: 10/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kết quả cho đến nay của cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ cho thấy đảng Dân chủ có nhiều cơ hội kiểm soát Thượng viện. Trong đó, cuộc đua sít sao ở Georgia sẽ phải tổ chức vòng hai vào tháng 12. Nếu muốn đạt đa số, đảng Cộng hòa cần giành được bốn trên năm ghế chưa có kết quả. Còn ở Hạ viện, dù quyền kiểm soát sẽ chuyển từ đảng Dân chủ sang Cộng hòa, kết quả cho thấy không có bất kỳ “làn sóng đỏ” nào như nhiều người dự đoán.

Bên cạnh đó là các cuộc đua thống đốc. Ở Florida, Ron DeSantis của đảng Cộng hòa (một người có thể sẽ trở thành đối thủ của ông Trump vào năm 2024) dễ dàng thắng nhiệm kỳ thứ hai. Đương kim thống đốc Greg Abbott của Texas đánh bại ứng viên Dân chủ Beto O’Rourke, trong khi Brian Kemp, thống đốc Cộng hòa của Georgia, đánh bại Stacey Abrams, một ngôi sao của phe Dân chủ. Còn ở Pennsylvania, ứng viên Dân chủ Josh Shapiro đánh bại Doug Mastriano, một người không công nhận kết quả bầu cử năm 2020, để trở thành tân thống đốc. Maura Healey lấy lại Massachusetts cho đảng Dân chủ và Kathy Hochul tiếp tục làm thống đốc New York. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/11/2022”

Tại sao Tập Cận Bình muốn một nội các không có bất đồng?

Nguồn: Ken Moriyasu, “Xi’s removal of Hu points to ‘common prosperity,’ not Taiwan invasion,” Nikkei Asia, 04/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một nội các chỉ biết vâng lời của Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy sẽ có những quyết định không được lòng dân trong tương lai.

Một buổi tối tháng 11/1999, Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Keizo Obuchi đang nghỉ ngơi trong căn phòng tại khách sạn Jakarta Hilton, trao đổi quan điểm với cánh báo chí tháp tùng đoàn. Ông đã đến Indonesia vào hôm đó và dường như đang có tinh thần rất phấn chấn.

Hai hôm sau, tại Manila, ông sẽ dự bữa sáng ba bên lần đầu tiên trong lịch sử với Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ và Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung. Châu Á đang trỗi dậy, và Obuchi mong muốn mở ra một chương mới trong quan hệ của Nhật Bản với các nước láng giềng. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình muốn một nội các không có bất đồng?”