Thế giới hôm nay: 28/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã nhất trí tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, tháng thứ hai liên tiếp trong một nỗ lực nhằm giảm lạm phát đang dâng cao. Động thái này nâng lãi suất chuẩn của Fed lên phạm vi 2,25% đến 2,5%. Các ngân hàng trung ương đang tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất kể từ những năm 1980. Jerome Powell, Chủ tịch Fed, cho biết ông không tin rằng nước Mỹ đã suy thoái, nhưng cánh cửa để tránh xảy ra suy thoái đang dần khép lại.

Ukraine đã tấn công thành phố Kherson do Nga chiếm đóng trong một đợt tấn công mới nhằm chiếm lại thành phố vốn đã rơi vào tay Nga hồi tháng 3. Sử dụng rocket do Mỹ cung cấp có tên HIMARS, Ukraine đã bắn phá cây cầu được người Nga sử dụng làm tuyến đường tiếp tế chính. Đáp lại, các nhà chức trách Nga cho biết dân thường không còn được đi qua cây cầu, nhưng nó vẫn đứng vững. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/07/2022”

Đánh giá ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á trong đại dịch

Nguồn: Dominque Fraser và Richard Maude, “China Won Over Southeast Asia During the Pandemic,” The Diplomat, 20/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ đã không có biện pháp tương xứng với chính sách ngoại giao dồn dập, có phối hợp của Bắc Kinh trên khắp Đông Nam Á trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Ngày 13/01/2021, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngồi xuống, xắn tay áo lên, nhận mũi tiêm Sinovac Covid-19 đầu tiên của mình, tự hào khoe hộp vaccine trước khán giả truyền hình trực tiếp. Vaccine Trung Quốc đã đến Indonesia và phần còn lại của Đông Nam Á vào thời điểm mà người ta rất cần đến chúng: về y tế, xã hội, và kinh tế. Chúng đến vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo khu vực cần chứng minh rằng họ có kế hoạch để xử lý khủng hoảng. Và Trung Quốc đem đến giải pháp. Continue reading “Đánh giá ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á trong đại dịch”

Thế giới hôm nay: 27/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận tự nguyện cắt giảm nhu cầu khí đốt tự nhiên xuống 15%, nhằm chuẩn bị cho việc Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt. Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên có thể được miễn trừ. Quyết định của khối được đưa ra một ngày sau khi Gazprom tuyên bố sẽ cắt giảm thêm nữa lượng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 tới châu Âu, nói rằng đường ống này cần được sửa chữa. Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang “tống tiền bằng khí đốt.”

Yuri Borisov, giám đốc chương trình không gian của Nga, cho biết nước này sẽ rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sau năm 2024 và chuyển sang tập trung vào việc xây dựng trạm không gian của riêng mình. Người tiền nhiệm của Borisov trước đây đã nói rằng Moscow sẽ chỉ xem xét mở rộng sự tham gia của họ vào các hoạt động của ISS nếu phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga. Kể từ khi xâm lược Ukraine nổ ra, ISS trở thành một ví dụ hiếm hoi cho hợp tác giữa Mỹ và Nga. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/07/2022”

Ai sẽ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc sau Đại hội 20? (P2)

Nguồn: Richard McGregor và Neil Thomas, “The next wolf warriors: China readies new generation of tough diplomats,” Nikkei Asia, 06/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những ứng viên sẽ kế nhiệm Dương Khiết Trì

Cả Dương Khiết Trì và Vương Nghị đều không có người kế nhiệm rõ ràng, nhưng các quyết định thuyên chuyển nhân sự cấp cao nhất trong những tháng gần đây cho thấy Tập sẽ sử dụng đại hội đảng và việc kết thúc nhiệm kỳ của các quan chức chính phủ để làm sạch bộ máy. Hai ứng viên nặng ký nhất cho những chức vụ ngoại giao hàng đầu hiện đã bị gạt sang bên lề.

Dựa trên thâm niên, cái tên có nhiều khả năng sẽ kế nhiệm Dương Khiết Trì nhất là Tống Đào, người cho đến đầu tháng 6 vừa qua vẫn giữ chức vụ Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương (ILD), nơi quản lý các thông điệp trao đổi với hơn 500 đảng phái chính trị nước ngoài. Continue reading “Ai sẽ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc sau Đại hội 20? (P2)”

26/07/1908: FBI được thành lập

Nguồn: FBI founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1908, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (Federal Bureau of Investigation, FBI) đã ra đời khi Tổng Chưởng lý Charles Bonaparte ra lệnh cho một nhóm các nhà điều tra liên bang mới báo cáo cho Trưởng Giám định Stanley W. Finch. Một năm sau, Văn phòng Trưởng Giám định được đổi tên thành Cục Điều tra, và vào năm 1935, nó trở thành Cục Điều tra Liên bang.

Khi Bộ Tư pháp được thành lập vào năm 1870 để thực thi luật liên bang và điều phối chính sách tư pháp, cơ quan này không có điều tra viên thường trực trong biên chế. Lúc đầu, người ta thuê thám tử tư mỗi khi cần điều tra tội phạm liên bang, sau này chuyển sang thuê các điều tra viên từ các cơ quan liên bang khác. Chẳng hạn, nếu điều tra các vụ làm giả tiền, sẽ dùng người từ Cơ quan Mật vụ, được thành lập bởi Bộ Tài chính vào năm 1865. Đến đầu thế kỷ 20, Tổng Chưởng lý được phép tuyển dụng một số điều tra viên thường trực và Văn phòng Trưởng Giám định, với đội ngũ nhân viên chủ yếu là kế toán, được thành lập để xem xét các giao dịch tài chính của các tòa án liên bang. Continue reading “26/07/1908: FBI được thành lập”

Thế giới hôm nay: 26/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại Canada, Đức Giáo Hoàng Francis đã đưa ra lời xin lỗi được chờ đợi từ lâu sau nhiều thập niên xảy ra nạn lạm dụng tại các trường nội trú do Công giáo điều hành. Các trường học này đã tách khoảng 150.000 trẻ em bản địa khỏi gia đình và buộc các em phải hòa nhập vào xã hội Công giáo. Hàng nghìn trẻ đã thiệt mạng; lạm dụng thể chất và lạm dụng tình dục trở nên phổ biến. Đức Thánh Cha đã gọi chuyến thăm Canada của Ngài là một “cuộc hành hương sám hối.”

Tập đoàn Gazprom của Nga tuyên bố sẽ cắt giảm hơn nữa dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 đến châu Âu qua Đức. Lượng cung khí đốt hàng ngày sẽ giảm xuống 20% công suất của đường ống, từ mức 40% của hiện tại. Phía Gazprom cho biết đường ống này – gần đây đã đóng cửa để sửa chữa – cần phải được bảo trì thêm. Nhưng Bộ Kinh tế Đức khẳng định “không có lý do kỹ thuật” nào để phải cắt giảm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/07/2022”

Ai sẽ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc sau Đại hội 20? (P1)

Nguồn: Richard McGregor và Neil Thomas, “The next wolf warriors: China readies new generation of tough diplomats,” Nikkei Asia, 06/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại hội đảng đang đến gần và Tập Cận Bình đã bắt đầu thay thế dàn lãnh đạo chính sách đối ngoại của đất nước.

Tập Cận Bình dự kiến sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba kéo dài 5 năm tại đại hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh vào cuối năm nay, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chủ tịch Trung Quốc trong việc xóa bỏ những quy định về tuổi nghỉ hưu và trở thành lãnh đạo trọn đời.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực chính sách đối ngoại lại là một câu chuyện rất khác: hai quan chức ngoại giao cấp cao nhất của đất nước chuẩn bị rời đi trong sự kiện sẽ trở thành đợt thay máu nhân sự hàng đầu lớn nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc suốt nhiều thập niên qua. Continue reading “Ai sẽ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc sau Đại hội 20? (P1)”

Thế giới hôm nay: 25/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết quân đội nước ông đang tiến “từng bước” vào tỉnh Kherson ở miền nam Ukraine. Hiện khu vực này đang chứng kiến giao tranh ác liệt, với một quan chức tuyên bố nó có thể được “giải phóng trong tháng 9.” Kherson là một trong những thành phố đầu tiên rơi vào tay người Nga kể từ khi chiến tranh bùng nổ vào tháng 2.

Ông Zelensky trước đó cáo buộc Nga “dã man” vì tấn công tên lửa vào Odessa, cảng lớn nhất Ukraine, chỉ vài giờ sau khi hai nước ký thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc. Nga đã đồng ý cho phép Ukraine tiếp tục xuất khẩu lúa mì, loại lương thực mà nước này là một trong những nhà sản xuất quan trọng nhất thế giới. Dù cuộc tấn công đe dọa thỏa thuận, Ukraine cho biết vẫn đang chuẩn bị các chuyến hàng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/07/2022”

Tập Cận Bình đã gây hại cho kinh tế Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: How Xi Jinping is damaging China’s economy”, The Economist, 26/05/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Những chính sách thiếu linh hoạt đang lấn lướt chủ nghĩa thực dụng tại Trung Quốc.

Hơn 20 năm qua, Bắc Kinh là nguồn tăng trưởng mạnh nhất và đáng tin cậy nhất đối với nền kinh tế thế giới, đóng góp một phần tư vào tăng trưởng GDP toàn cầu suốt giai đoạn ấy, và liên tục tăng quy mô trong 79 trên tổng số 80 quý. Trong phần lớn thời gian kể từ lúc Trung Quốc mở cửa sau khi Mao qua đời, Đảng Cộng sản đã chọn hướng tiếp cận thực dụng trong việc làm giàu cho quốc gia bằng cách kết hợp các cải cách thị trường với sự kiểm soát của nhà nước.

Tuy nhiên, giờ đây, nền kinh tế ấy đang bị đe dọa. Trước mắt là bởi chiến dịch zero-covid khiến nền kinh tế thụt lùi và có thể đưa đến tình trạng bấp bênh. Điều đó làm trầm trọng thêm một vấn đề lớn hơn, đó là cuộc đấu tranh tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình để tái tạo chủ nghĩa tư bản nhà nước. Nếu cứ tiếp tục như vậy, Trung Quốc sẽ phát triển chậm hơn, theo một cách khó đoán hơn, với nhiều hậu quả cho thế giới và chính nó. Continue reading “Tập Cận Bình đã gây hại cho kinh tế Trung Quốc như thế nào?”

24/07/1969: Tàu Apollo 11 trở về Trái Đất an toàn

Nguồn: Apollo 11 safely returns to Earth, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, lúc 12:51 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tàu vũ trụ Apollo 11 của Mỹ, vốn đã đưa các phi hành gia đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng, đã trở về Trái Đất an toàn.

Nỗ lực của người Mỹ để đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng bắt nguồn từ lời kêu gọi nổi tiếng của Tổng thống John F. Kennedy trong phiên họp chung đặc biệt của Quốc hội vào ngày 25/05/1961: “Tôi tin rằng đất nước chúng ta nên cam kết đạt được mục tiêu này, trước khi thập niên này kết thúc, hãy đưa một người đàn ông lên Mặt Trăng và đưa anh ta trở về Trái Đất an toàn.” Continue reading “24/07/1969: Tàu Apollo 11 trở về Trái Đất an toàn”

Cơ hội rộng mở trong việc nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng – Phạm Đỗ Ân

Với chính phủ mới của tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese, triển vọng nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện là rất tích cực.

Trong nhiệm kỳ cựu Thủ tướng Scott Morrison, Australia từng kỳ vọng thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện – cấp độ cao nhất trong thang đo về quan hệ ngoại giao của Hà Nội. Năm 2019, hai nước công bố Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2020-2023, tập trung vào các trụ cột là hợp tác kinh tế, chiến lược và đổi mới. Vào tháng 12/2021, Canberra và Hà Nội tiếp tục cụ thể hoá mục tiêu chung thông qua việc khởi động Chiến lược tăng cường gắn kết kinh tế Australia – Việt Nam, trong đó hai bên hướng tới tăng gấp đôi đầu tư song phương và trở thành 1 trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của nhau. Continue reading “Cơ hội rộng mở trong việc nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam”

23/07/1918: Chuỗi cái chết bí ẩn vây quanh người phụ nữ Nebraska

Nguồn: A string of mysterious deaths surrounds a Nebraska woman, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Della Sorenson đã sát hại nạn nhân đầu tiên trong số 7 nạn nhân của mình ở vùng nông thôn Nebraska, bằng cách đầu độc con gái sơ sinh của chị dâu, Viola Cooper. Trong bảy năm sau đó, bạn bè, người thân, và người quen của Sorenson đã chết trong những hoàn cảnh bí ẩn, trước khi mọi người cuối cùng cũng nhận ra rằng đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Hai năm sau khi cô bé Viola qua đời, Wilhelmina Weldam, mẹ chồng của Sorenson, bị đầu độc. Bà ta sau đó đã truy sát chính gia đình của mình, giết chết con gái, Minnie, và chồng, Joe, chỉ trong vòng hai tuần của tháng 9. Continue reading “23/07/1918: Chuỗi cái chết bí ẩn vây quanh người phụ nữ Nebraska”

Đằng sau lá bài Libya bất ngờ của Putin

Nguồn: Robert Uniacke, “Libya Could Be Putin’s Trump Card,” Foreign Policy, 08/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đã cảm nhận được sức ép từ việc các mỏ dầu Libya ngưng hoạt động do tác động từ lính đánh thuê Nga.

Khi đặc nhiệm của Tập đoàn Wagner, Vladimir Andonov, mật danh “Vakha,” bị giết trong một trận chiến ở miền đông Ukraine vào đầu tháng 6, một binh sĩ Ukraine đã vô tình chấm dứt chuỗi tội ác chiến tranh kéo dài đến tận Libya. Wagner là một mạng lưới lính đánh thuê hoạt động dưới sự kiểm soát của một nhà thầu quân sự tư nhân Nga. Là một người tham gia trò chơi phiêu lưu quân sự gián tiếp của Điện Kremlin, từ Ukraine, đến Syria, đến vùng ngoại ô phía nam Tripoli, thủ đô của Libya, Andonov bị tình nghi có dính líu đến nhiều vụ giết người ngoài tư pháp (extrajudicial killings). Continue reading “Đằng sau lá bài Libya bất ngờ của Putin”

Thế giới hôm nay: 22/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Italy đã giải tán quốc hội sau khi thủ tướng Mario Draghi từ chức, và kêu gọi bầu cử trong vòng 70 ngày tới. Cho đến khi ấy, ông Draghi vẫn tiếp tục tại nhiệm. Ông tuyên bố từ chức vào thứ Năm sau khi ba đảng trong liên minh của ông tẩy chay cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ trước đó một ngày. Dù tỉ lệ phiếu là 95-38, nó không mang nhiều ý nghĩa vì thượng viện có đến 321 thượng nghị sĩ.

Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng 0,5 điểm phần trăm lãi suất vào thứ Năm, lần đầu tiên trong 11 năm qua. Ngân hàng cũng thông qua một chương trình mua trái phiếu mới nhằm ngăn khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro. Mức 0,5 này cao hơn kế hoạch 0,25 điểm được ECB công bố từ trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/07/2022”

21/07/1944: Hitler tuyên bố với người Đức “Tôi vẫn còn sống”

Nguồn: Hitler to Germany: “I’m still alive”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Adolf Hitler đã lên sóng phát thanh thông báo rằng nỗ lực ám sát ông đã thất bại và “mọi chuyện sẽ được giải quyết.”

Hitler đã sống sót sau một vụ nổ bom nhằm lấy đi mạng sống của ông. Ông đã bị thủng màng nhĩ, bỏng ở một vài chỗ, và có những vết thương nhỏ, nhưng không có gì có thể ngăn ông giành lại quyền kiểm soát chính phủ và truy sát những kẻ nổi loạn. Trên thực tế, cuộc đảo chính diễn ra song song với vụ ám sát Hitler đã bị dập tắt chỉ trong 11 tiếng rưỡi. Continue reading “21/07/1944: Hitler tuyên bố với người Đức “Tôi vẫn còn sống””

Thế giới hôm nay: 21/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nội tình chính phủ của Mario Draghi, Thủ tướng Ý, đã được làm sáng tỏ vào hôm thứ Tư khi các nhà lãnh đạo của hai đảng cực hữu trong liên minh của ông không chịu tham gia cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Draghi đã chiến thắng với tỷ lệ phiếu 95-38, nhưng đó là một chiến thắng vô nghĩa vì bị tẩy chay. Silvio Berlusconi, của Đảng Nước Ý Tiến lên (Forza Italia), và Matteo Salvini, của Liên đoàn phương Bắc, đã yêu cầu loại trừ Phong trào Năm Sao theo chủ nghĩa dân túy khỏi liên minh cầm quyền – một điều kiện mà Draghi từ chối. Ông dự kiến sẽ nộp đơn từ chức vào thứ Năm, một động thái có khả năng thúc đẩy các cuộc bầu cử sớm.

Tổng thống Joe Biden đã công bố các hành động hành pháp khác nhau liên quan đến khí hậu, vài ngày sau khi đạo luật khí hậu mà ông đề xuất được trình lên Quốc hội. Một trong số các chỉ thị là thúc đẩy phát triển năng lượng gió ngoài khơi ở Vịnh Mexico, trước đây là địa điểm đặt các dàn khoan dầu khí, và ở các vùng biển dọc theo bờ biển phía đông nam nước Mỹ. Nhưng Biden đã không tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về biến đổi khí hậu, như một số nhà hoạt động kỳ vọng. Một sắc lệnh như vậy sẽ đảm bảo nguồn ngân sách liên bang lớn hơn cho các nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/07/2022”

Nhật Bản thời hậu Abe: Liệu ổn định chính trị có bị đe dọa?

Nguồn: Naoya Yoshino, “Japan after Abe: Political stability under threat?,” Nikkei Asia, 13/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hệ quả là phe bảo thủ thiếu vắng lãnh đạo, thách thức kinh tế nổi lên, và tương lai bất định dành cho Thủ tướng Kishida.

Ngày 08/07, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến vận động tranh cử ở phía tây thành phố Nara, trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện sẽ diễn ra hai ngày sau đó. Đó là một buổi diễn thuyết của một chính khách lão luyện: Abe vui vẻ giao tiếp với khán giả và phát biểu ủng hộ ứng viên của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền.

Trong lúc ông còn đang phát biểu, hai tiếng nổ lớn vang lên, và Abe ngã xuống đất, trọng thương vì khẩu súng tự chế của tên sát thủ. Continue reading “Nhật Bản thời hậu Abe: Liệu ổn định chính trị có bị đe dọa?”

Thế giới hôm nay: 20/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo hãng tin Reuters, tập đoàn Gazprom của Nga sẽ tái khởi động việc cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 vào thứ Năm, nhưng công suất sẽ giảm. Đường ống này đã bị đóng vào tuần trước để bảo trì, nhưng trước đó Ủy ban châu Âu cho biết họ không mong đợi nó sẽ mở cửa trở lại đúng hạn. Một số người nghi ngờ Nga đang dùng đường ống khí đốt làm công cụ chính trị để trả đũa các lệnh trừng phạt của EU.

Một thẩm phán ở Delaware đã ấn định rằng phiên tòa giữa Elon MuskTwitter sẽ diễn ra vào tháng 10 này, từ chối yêu cầu xét xử vào năm sau của Musk. Các luật sư lập luận rằng sự chậm trễ kéo dài và sự bất định xung quanh thỏa thuận đã gây hại cho Twitter “mỗi giờ mỗi ngày.” Tập đoàn truyền thông đã kiện Musk sau khi ông tìm cách hủy bỏ thỏa thuận mua lại với giá 44 tỷ đô la. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/07/2022”

Hồi kết đặc biệt cho quan hệ giữa Tập Cận Bình và Shinzo Abe

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Dramatic final curtain on special Abe-Tập relationship,” Nikkei Asia, 14/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành sự tôn trọng khác thường cho kỳ phùng địch thủ suốt 10 năm qua của mình.

Định mệnh đã gắn kết cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình suốt cả một thập niên.

Tập được chọn làm người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 15/11/2012. Một tháng sau, Đảng Dân chủ Tự do của Abe giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ở Nhật Bản, quay trở lại nắm quyền và giúp Abe giữ chức Thủ tướng lần thứ hai. Continue reading “Hồi kết đặc biệt cho quan hệ giữa Tập Cận Bình và Shinzo Abe”

19/07/1848: Khai mạc Hội nghị Seneca Falls về quyền của phụ nữ

Nguồn: Seneca Falls Convention begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1848, tại Nhà nguyện Wesleyan ở Seneca Falls, New York – lần đầu tiên ở Mỹ – một hội nghị về quyền của phụ nữ đã được tổ chức với gần 200 phụ nữ tham dự. Những người tổ chức sự kiện này là Lucretia Mott và Elizabeth Cady Stanton, hai phụ nữ ủng hộ bãi nô đã gặp nhau tại Hội nghị Chống Nô lệ Thế giới Năm 1840 ở London. Vì là phụ nữ, Mott và Stanton đã bị cấm tham gia hội nghị, sự phẫn nộ đã khơi dậy trong hai người động lực thúc đẩy họ thành lập phong trào quyền phụ nữ ở Mỹ. Continue reading “19/07/1848: Khai mạc Hội nghị Seneca Falls về quyền của phụ nữ”