13/10/1972: Chuyến bay 571 của Không quân Uruguay bị rơi ở Dãy Andes

Nguồn: Uruguayan Air Force Flight 571 crashes in the Andes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào chiều ngày này năm 1972, Chuyến bay 571 của Không quân Uruguay đã bắt đầu hạ độ cao xuống Santiago, Chile quá sớm và bị rơi ở dãy núi Andes. Sau hơn hai tháng vô cùng đau thương, 16 trong số 45 người trên máy bay đã được cứu sống. Sự kiện này đôi khi được gọi là Phép màu ở Dãy Andes. Continue reading “13/10/1972: Chuyến bay 571 của Không quân Uruguay bị rơi ở Dãy Andes”

29/06/1972: Tối cao Pháp viện Mỹ bãi bỏ án tử hình

Nguồn: Supreme Court strikes down death penalty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong vụ Furman kiện Georgia, Tối cao Pháp viện Mỹ đã ra phán quyết bằng số phiếu 5-4 rằng: án tử hình, theo cách thức hiện đang được áp dụng ở cấp tiểu bang và liên bang, là vi hiến. Đa số cho rằng án tử hình đã vi phạm Tu chính Án thứ tám của Hiến pháp Mỹ và được xem là “hình phạt tàn nhẫn và bất thường” chủ yếu bởi vì các bang áp dụng hình thức thi hành án theo “những cách tùy tiện và thất thường,” đặc biệt là khi liên quan đến chủng tộc. Đây là lần đầu tiên tòa án cao nhất của đất nước ra phán quyết chống lại án tử. Continue reading “29/06/1972: Tối cao Pháp viện Mỹ bãi bỏ án tử hình”

23/06/1972: H.R. Haldeman hối thúc Nixon ngăn chặn FBI trong vụ Watergate

Nguồn: H.R. Haldeman encourages Nixon to ward off FBI, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, cố vấn của Richard Nixon, H.R. Haldeman, đã yêu cầu tổng thống gây sức ép buộc Giám đốc FBI phải “đứng ngoài chuyện này [cuộc điều tra về vụ đột nhập Watergate].” Về cơ bản, Haldeman đang yêu cầu Nixon cản trở công lý, đây là một trong những tội danh mà Quốc hội đã đe dọa luận tội Nixon vào năm 1974. Continue reading “23/06/1972: H.R. Haldeman hối thúc Nixon ngăn chặn FBI trong vụ Watergate”

09/01/1972: Chìm tàu RMS Queen Elizabeth

Nguồn: Fire breaks out on former RMS Queen Elizabeth, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, tàu Seawise University (trước đây là RMS Queen Elizabeth) đã bị chìm tại cảng Hong Kong sau một vụ cháy kinh hoàng kéo dài 2 ngày.

RMS Queen Elizabeth, được đặt theo tên vợ của Vua George VI, đã hạ thủy vào ngày 27/09/1938. Vào thời điểm đó, nó là tàu chở khách lớn nhất từng được đóng. Khi Thế chiến II nổ ra, để bảo vệ nó khỏi bom Đức, Queen Elizabeth đã được gửi đến New York, nơi nó thả neo cạnh Normandie và Queen Mary, hai tàu chở khách lớn nhất khác thời bấy giờ. Continue reading “09/01/1972: Chìm tàu RMS Queen Elizabeth”

07/11/1972: Nixon tái đắc cử tổng thống

Nguồn: Nixon re-elected president, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Richard Nixon đã đánh bại Thượng nghị sĩ George McGovern (ứng viên Đảng Dân chủ, đến từ bang South Dakota) và tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ.

Với chỉ 55% số cử tri đi bỏ phiếu, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp nhất kể từ năm 1948, Nixon đã giành chiến thắng ở tất cả các bang ngoại trừ Massachusetts, chiếm 97% số phiếu đại cử tri. Trong chiến dịch tranh cử, Nixon cam kết sẽ có “hòa bình trong danh dự” ở Việt Nam. Continue reading “07/11/1972: Nixon tái đắc cử tổng thống”

18/06/1972: Máy bay rơi sau khi cất cánh ở Heathrow, 118 người thiệt mạng

Nguồn: Jet crashes after takeoff at Heathrow, killing 118 people, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, một chiếc máy bay phản lực Trident đã rơi ngay sau khi cất cánh từ sân bay Heathrow ở London, giết chết 118 người. Nguyên nhân chính thức của vụ tai nạn đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ, nhưng nhiều khả năng, nguyên nhân chỉ đơn giản là do máy bay chở quá tải.

Khi mùa hè năm 1972 đến gần, ngành du lịch hàng không phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng. Các phi công đã đe dọa sẽ đình công bất cứ ngày nào vì lý do thiếu an ninh. Các vụ không tặc ngày càng trở nên phổ biến và các phi công cảm thấy đặc biệt dễ bị tổn thương vì họ thường xuyên trở thành nạn nhân của bạo lực. Continue reading “18/06/1972: Máy bay rơi sau khi cất cánh ở Heathrow, 118 người thiệt mạng”

22/05/1972: Tổng thống Nixon đến Moscow dự thượng đỉnh lịch sử

Nguồn: President Nixon arrives in Moscow for historic summit, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đã đến Moscow để dự hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Liên Xô.

Dù đây là chuyến thăm đầu tiên của Nixon tới Liên Xô trên cương vị Tổng thống, nhưng ông đã từng đến thăm Moscow một lần trước đó, khi còn là Phó Tổng thống Mỹ. Với tư cách là cấp phó của Eisenhower, Nixon thường xuyên thực hiện các chuyến công du chính thức ra nước ngoài, bao gồm chuyến đi đến Moscow năm 1959 để tham quan thủ đô của Liên Xô, cũng như tham dự Hội chợ Văn hóa và Thương mại Mỹ ở Công viên Sokolniki. Continue reading “22/05/1972: Tổng thống Nixon đến Moscow dự thượng đỉnh lịch sử”

05/09/1972: Thảm sát tại Thế vận hội Munich

Nguồn: Massacre begins at Munich Olympics, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong Thế vận hội Mùa hè tại Munich, khi vừa rạng sáng, một nhóm khủng bố người Palestine đã xông vào căn hộ của các vận động viên Israel tại Làng Olympic, giết chết 2 người và bắt 9 người khác làm con tin. Những tên khủng bố này là thành viên của một tổ chức lấy tên Black September (Tháng Chín Đen). Để đổi lấy tự do cho các con tin, chúng yêu cầu Israel thả hơn 230 tù nhân người Ả Rập đang bị giam giữ trong nhà tù của nước này và hai kẻ khủng bố người Đức khác. Trong một vụ đấu súng diễn ra sau đó tại sân bay Munich, toàn bộ 9 con tin Israel đã bị sát hại cùng với 5 tên khủng bố và một cảnh sát Tây Đức. Thế vận hội đã tạm ngừng trong vòng 24 giờ để tổ chức lễ tưởng niệm cho các vận động viên thiệt mạng. Continue reading “05/09/1972: Thảm sát tại Thế vận hội Munich”

15/05/1972: Thống đốc Alabama, George Wallace, bị bắn

Nguồn: Alabama governor George Wallace shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong một cuộc biểu tình ngoài trời ở Laurel, Maryland, George Wallace, thống đốc bang Alabama đồng thời là một ứng viên tổng thống, đã bị bắn bởi Arthur Bremer, 21 tuổi. Ba người khác cũng bị thương trong vụ việc, còn bản thân Wallace bị liệt vĩnh viễn từ thắt lưng trở xuống. Ngày hôm sau, trong khi thống đốc còn đang chiến đấu để giành lấy sự sống trong bệnh viện, ông đã giành được chiến thắng quan trọng ở Michigan và Maryland. Tuy nhiên, Wallace vẫn phải ở trong bệnh viện suốt nhiều tháng và chiến dịch tranh cử tổng thống thứ ba của ông đành phải đi đến hồi kết.

Wallace, một trong những chính trị gia gây tranh cãi nhất trong lịch sử nước Mỹ, đã được bầu làm thống đốc bang Alabama vào năm 1962 với một cương lĩnh phân tách chủng tộc cực đoan (ultra-segregationist). Trong bài diễn văn nhậm chức năm 1963, Wallace đã hứa với những cử tri da trắng rằng ông sẽ “Phân tách hôm nay! Phân tách ngày mai! Phân tách mãi mãi!” (Segregation now! Segregation tomorrow! Segregation forever!) Tuy nhiên, lời hứa chỉ kéo dài sáu tháng. Tháng 06/1963, dưới áp lực của liên bang, ông buộc phải chấm dứt việc phong tỏa Đại học Alabama và cho phép tuyển sinh sinh viên người Mỹ gốc Phi. Continue reading “15/05/1972: Thống đốc Alabama, George Wallace, bị bắn”

30/01/1972: “Chủ nhật Đẫm máu” ở Bắc Ireland

Nguồn: “Bloody Sunday” in Northern Ireland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, tại Londonderry, Bắc Ireland, 13 người biểu tình không vũ trang đã bị lính dù của Quân đội Anh bắn chết trong một sự kiện được gọi là “Chủ nhật Đẫm máu” (Bloody Sunday). Những người biểu tình, tất cả đều là người Công giáo miền Bắc, đã tuần hành để phản đối chính sách của Anh về việc giam giữ những người Ireland bị tình nghi ủng hộ chủ nghĩa dân tộc. Giới chức Anh đã ra lệnh cấm biểu tình và gửi quân đến trấn áp những người vẫn tiếp tục tham dự biểu tình. Binh sĩ đã xả súng bừa bãi vào đám đông, khiến 13 người chết và 17 người bị thương.

“Chủ nhật Đẫm máu” đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới đối với cuộc khủng hoảng ở Bắc Ireland và gây ra làn sóng biểu tình trên khắp Ireland. Tại Dublin, thủ đô Cộng hòa Ireland, các công dân Ireland phẫn nộ đã đốt Đại sứ quán Anh vào ngày 02/02. Continue reading “30/01/1972: “Chủ nhật Đẫm máu” ở Bắc Ireland”

04/06/1972: Nhà hoạt động cộng sản Angela Davis được tha bổng

Nguồn: Communist activist Angela Davis acquitted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Angela Yvonne Davis, một “chiến binh da đen,” cựu giáo sư Triết học tại Đại học California, và đảng viên cộng sản, đã được tha bổng các cáo buộc âm mưu, giết người và bắt cóc bởi một bồi thẩm đoàn toàn người da trắng ở San Jose, California.

Tháng 10/1970, Davis bị bắt tại Thành phố New York vì có liên quan đến vụ xả súng xảy ra vào ngày 07/08 tại một phòng xử án ở San Raphael, California. Bà bị buộc tội cung cấp vũ khí cho Jonathan Jackson, kẻ xông vào phòng xử án để giải thoát các phạm nhân đang bị xét xử ở đó, đồng thời bắt giữ con tin hòng đổi lấy tự do cho anh trai mình, George, một người da đen cấp tiến đang bị giam giữ tại nhà tù San Quentin. Trong vụ đấu súng diễn ra sau đó với cảnh sát, Jonathan Jackson đã bị giết cùng với Thẩm phán Tòa Thượng thẩm Harold Haley và hai tù nhân. Continue reading “04/06/1972: Nhà hoạt động cộng sản Angela Davis được tha bổng”

02/03/1972: Tàu vũ trụ Pioneer 10 đến sao Mộc

Nguồn: Pioneer 10 launched to Jupiter, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1972, tàu thăm dò vũ trụ đầu tiên trên thế giới Pioneer 10 đã được phóng từ Mũi Canaveral, Florida để thực hiện sứ mệnh đến sao Mộc – hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Tháng 12/1973, sau khi vượt qua vành đai tiểu hành tinh và khoảng cách 620 triệu dặm thành công, tàu Pioneer 10 đã đến sao Mộc và gửi về Trái đất những bức ảnh đầu tiên chụp cận cảnh hành tinh khí khổng lồ này. Continue reading “02/03/1972: Tàu vũ trụ Pioneer 10 đến sao Mộc”

01/08/1972: Bush bị đình chỉ bay

Nguồn: Bush is suspended from flying with the Air National Guard, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống tương lai George Walker Bush, con trai của cựu Tổng thống George Herbert Walker Bush, đã bị đình chỉ bay trong lực lượng Không quân Vệ binh Quốc gia (Air National Guard) bang Texas vì lý do không tham gia cuộc kiểm tra y tế hàng năm.

Hồ sơ nghĩa vụ quân sự của Bush đã gây nên nhiều tranh cãi trong cuộc bầu cử năm 2000 và 2004, và lại càng được xem xét kỹ lưỡng hơn khi ông phát động một cuộc chiến gây tranh cãi ở Iraq năm 2003. Mặc dù ông có phục vụ trong Lực lượng Vệ binh Quốc gia, nhiều người phản đối chiến tranh, gồm cả các cựu chiến binh, đã chỉ trích vị Tổng thống vì hồ sơ quân sự quá sơ sài, trong đó được cho là có ghi lại những lần vắng mặt kéo dài sáu tháng đến một năm nhưng không thể giải thích được. Bush biện minh cho hồ sơ quân ngũ của mình bằng cách nói rằng ông đã hoàn thành thỏa đáng tất cả các nghĩa vụ quân sự. Continue reading “01/08/1972: Bush bị đình chỉ bay”

17/06/1972: Nhân viên tranh cử của Nixon bị bắt vì tội ăn trộm

Nguồn: Nixon’s re-election employees are arrested for burglaryHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1972, năm kẻ trộm đã bị bắt tại trụ sở Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ tại khu tổ hợp văn phòng và chung cư Watergate, Washington, DC. James McCord, Frank Sturgis, Bernard Barker, Virgilio Gonzalez và Eugenio Martinez bị bắt giữ vào sáng sớm sau khi một nhân viên bảo vệ tại Watergate nhận thấy rằng một số cánh cửa dẫn từ cầu thang đến các hành lang khác nhau đã được dán băng dính để ngăn chúng không bị khóa lại. Những kẻ xâm nhập đã đeo găng tay phẫu thuật và mang theo bộ đàm, máy ảnh và gần 2.300 USD tiền mặt bao gồm các tờ 100 USD với series liên tiếp. Một cuộc tìm kiếm tiếp theo trong phòng của họ tại Watergate đã tìm ra thêm 4.200 USD, các dụng cụ trộm cắp và thiết bị nghe lén điện tử. Continue reading “17/06/1972: Nhân viên tranh cử của Nixon bị bắt vì tội ăn trộm”

05/05/1972: Bắc Việt đẩy lùi quân tiếp viện của Việt Nam CH

Nguồn: North Vietnamese turn back South Vietnamese relief column, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, khi những người lính Sư đoàn 21 Quân lực Việt Nam Cộng hoà cố gắng tiếp cận An Lộc ở tỉnh Bình Long qua quốc lộ 13, họ đã một lần nữa bị đẩy lùi bởi lực lượng cộng sản, những người đã đè bẹp một căn cứ hỏa lực của Việt Nam Cộng hoà. Sư đoàn 21 đã cố gắng tiến vào An Lộc từ giữa tháng 4 khi đơn vị này được chuyển lên từ khu vực đóng quân ở Đồng bằng sông Cửu Long và nhận lệnh tấn công nhằm giải tỏa An Lộc đang bị bao vây. Những người lính miền Nam đã chiến đấu tuyệt vọng để đến An Lộc, nhưng họ đã phải chịu quá nhiều thương vong và phải cần một đơn vị khác đến tiếp viện để thực sự giành lại được An Lộc vào ngày 18/06. Continue reading “05/05/1972: Bắc Việt đẩy lùi quân tiếp viện của Việt Nam CH”

08/04/1972: Mặt trận thứ ba trong Chiến dịch Nguyễn Huệ

Nguồn: North Vietnamese forces open a third frontHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, Sư đoàn 2 Bắc Việt từ Lào và Campuchia đã mở ra một mặt trận thứ ba trong cuộc tấn công ở Tây Nguyên, nhằm vào Kontum và Pleiku, trong nỗ lực chia cắt Nam Việt Nam thành hai phần. Nếu thành công, điều này sẽ giúp Bắc Việt kiểm soát nửa phía Bắc của Nam Việt Nam.

Cuộc tấn công trên ba mặt trận này là một phần trong Chiến dịch Nguyễn Huệ của Bắc Việt (còn được gọi là “Cuộc tấn công Phục sinh”), được phát động vào ngày 30 tháng 03. Cuộc tấn công này là một chiến dịch lớn của Bắc Việt nhằm gây tổn thất lớn cho đối phương và giúp họ giành thắng lợi trong cuộc chiến. Lực lượng tấn công bao gồm 14 sư đoàn bộ binh và 26 trung đoàn độc lập, với hơn 120.000 binh sĩ và khoảng 1.200 phương tiện thiết giáp và xe tăng. Continue reading “08/04/1972: Mặt trận thứ ba trong Chiến dịch Nguyễn Huệ”

05/04/1972: Mặt trận thứ hai trong Chiến dịch Nguyễn Huệ

Nguồn: North Vietnamese launch second front of Nguyen Hue Offensive, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, quân đội Bắc Việt di chuyển từ miền đông Campuchia và mở ra mặt trận thứ hai trong cuộc tấn công của họ nhằm vào tỉnh Bình Long, tấn công Lộc Ninh, một quận lỵ biên giới cách Sài Gòn 75 dặm về phía bắc trên Quốc lộ 13. Đồng thời, một lực lượng bổ sung của quân Bắc Việt cắt đứt đường quốc lộ nối An Lộc, thủ phủ tỉnh Bình Long, với Sài Gòn ở phía nam, cách ly An Lộc khỏi sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Đây là mũi tiến công phía nam của cuộc tấn công ba gọng kìm trong Chiến dịch Nguyễn Huệ (còn được gọi là “Cuộc tấn công Phục sinh”), một chiến dịch lớn của Bắc Việt nhằm gây tổn thất lớn cho đối phương và giúp họ giành thắng lợi trong cuộc chiến. Continue reading “05/04/1972: Mặt trận thứ hai trong Chiến dịch Nguyễn Huệ”

27/03/1973: Mỹ tiếp tục ném bom Campuchia

Nguồn: Bombing of Cambodia to continue, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1973, Nhà Trắng tuyên bố rằng, theo yêu cầu của Tổng thống Cộng hòa Khmer Lon Nol, việc ném bom Campuchia sẽ tiếp tục cho đến khi lực lượng cộng sản ngừng các hoạt động quân sự và đồng ý ngừng bắn. Continue reading “27/03/1973: Mỹ tiếp tục ném bom Campuchia”

28/12/1972: Hà Nội trở lại đàm phán hòa bình Paris

Nguồn: Hanoi announces return to the Paris peace talks, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, sau 11 ngày Mỹ ném bom suốt ngày đêm (ngoại trừ 36 giờ ngừng ném để kỷ niệm Giáng sinh), các quan chức Bắc Việt đã đồng ý quay lại đàm phán hòa bình ở Paris.

Chiến dịch không kích Linebacker II được khởi xướng vào ngày 18 tháng 12 bởi Tổng thống Richard Nixon khi Bắc Việt bước ra khỏi các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris và từ chối tối hậu thư của ông để trở lại bàn đàm phán. Trong quá trình ném bom, 700 cuộc không kích bằng B-52 và hơn 1.000 cuộc không kích bằng máy bay cường kích đã thả khoảng 20.000 tấn bom, chủ yếu trên khu vực đông dân cư giữa Hà Nội và Hải Phòng. Continue reading “28/12/1972: Hà Nội trở lại đàm phán hòa bình Paris”

22/12/1972: Washington tiếp tục Chiến dịch Linebacker II

Nguồn: Washington announces Linebacker II raids will continue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Washington tuyên bố rằng chiến dịch ném bom miền Bắc Việt Nam sẽ tiếp tục cho đến khi Hà Nội đồng ý đàm phán “trong tinh thần thiện chí và với một thái độ xây dựng.”

Các nhà đàm phán Bắc Việt đã rời khỏi bàn đàm phán bí mật tại Paris vào ngày 13/12. Tổng thống Nixon đã đưa ra tối hậu thư buộc Hà Nội gửi đại diện của mình trở lại hội nghị trong vòng 72 giờ. Nhưng họ đã từ chối yêu cầu của Nixon, và để đáp trả, Tổng thống đã ra lệnh tiến hành Linebacker II, một chiến dịch không kích toàn diện nhắm vào Hà Nội. Continue reading “22/12/1972: Washington tiếp tục Chiến dịch Linebacker II”