Thế giới hôm nay: 02/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Rắc rối bùng lên ở Hồng Kông khi Trung Quốc kỷ niệm 70 năm quốc khánh bằng cuộc duyệt binh với 15.000 binh sĩ và tên lửa tầm xa trên đường phố Bắc Kinh. Người biểu tình tham gia vào cuộc tuần hành lớn mà họ gọi là “quốc tang” vốn đã bị cấm bởi chính quyền. Các cuộc đụng độ bạo lực đã nổ ra ở một số nơi, không chỉ xung quanh tòa nhà Lập pháp. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và bắn đạn thật lần đầu tiên sau nhiều tháng. Một người biểu tình đã bị bắn vào ngực ở cự ly gần và đang trong tình trạng nguy kịch. Câu hỏi đáng sợ là: lúc nào thì Bắc Kinh sẽ quyết định rằng bạo lực trở nên không thể dung thứ được và bắt đầu đưa quân vào Hồng Kong?

Khủng hoảng chính trị Peru ngày càng sâu sắc khi Tổng thống Martín Vizcarra giải tán quốc hội do phe đối lập lãnh đạo. Phe đối lập đã cản trở tổng thống cố gắng thông qua luật chống tham nhũng trong năm qua. Hỗn loạn xảy đến khi các nghị sĩ lập tức bỏ phiếu đình chỉ ông Vizcarra và đưa phó tổng thống lên thay. Chính phủ nói động thái này không có giá trị vì nó được đưa ra sau khi cơ quan lập pháp đã bị giải tán. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/10/2019”

Thế giới hôm nay: 30/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông bước vào đợt cuối tuần thứ mười bảy. Cảnh sát đã dùng vòi rồng, đạn cao su và hơi cay để chống lại người biểu tình cầm bom xăng; các cuộc đụng độ bạo lực diễn ra khắp khu vực mua sắm Causeway Bay, Wan Chai và quận Admirality nơi đặt các văn phòng chính phủ. Dự kiến sẽ có biểu tình vào thứ ba, ngày đánh dấu kỷ niệm 70 năm cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc.

Afghanistan đã tổ chức bầu cử tổng thống, lần thứ tư kể từ khi chế độ Taliban bị lật đổ năm 2001. Tổng thống đương nhiệm Ashraf Ghani được dự đoán sẽ giành chiến thắng. Phiến quân Taliban đã tấn công khoảng 400 trạm bỏ phiếu trong nỗ lực phá vỡ cuộc bầu cử, nhưng lực lượng an ninh đã ngăn chặn thành công bạo lực quy mô lớn. Ước tính không chính thức cho thấy số lượng người bỏ phiếu đã giảm từ 7 triệu năm 2014 xuống còn khoảng 2 triệu lần này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/09/2019”

Thế giới hôm nay: 17/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá dầu tăng vọt 20% đầu phiên giao dịch đầu tuần sau khi hai vụ tấn công vào các nhà máy dầu của Ả Rập Saudi cuối tuần qua làm gián đoạn 6% nguồn cung của thế giới. Giá dầu sau đó hạ nhiệt, chỉ còn tăng 13% vào cuối ngày. Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã cho phép dùng nguồn cung từ Kho Dự trữ Dầu Chiến lược Hoa Kỳ để trấn an thị trường, đồng thời tweet rằng đã có “RẤT NHIỀU DẦU!”

Kết quả sơ bộ trong cuộc bầu cử tổng thống Tunisia cho thấy hai “người ngoài cuộc” đang có khả năng sẽ chạm mặt nhau trong cuộc bỏ phiếu bổ sung. Với hơn một nửa số phiếu đã được kiểm, Kais Saied, một ứng viên độc lập, và Nabil Karoui, một ông trùm truyền thông hiện đang ngồi tù vì cáo buộc rửa tiền và trốn thuế (mà theo ông là mang động cơ chính trị), hiện đang dẫn đầu cuộc đua một cách khá chắc chắn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/09/2019”

Thế giới hôm nay: 05/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam đã đồng ý hủy bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ tội phạm từ lãnh thổ này sang Trung Quốc đại lục. Dự luật này đã châm ngòi cho 13 tuần biểu tình chống chính phủ liên tiếp. Bà Lam trước đây đã tạm hoãn nó, song điều đó không làm xoa dịu người biểu tình, những người cũng tức giận về sự tàn bạo của cảnh sát và tình trạng thiếu dân chủ.

Trong khi đó, chủ tịch Cathay Pacific John Slosar đã từ chức. Ông tiếp bước chính giám đốc điều hành của hãng hàng không Hồng Kông, người đã từ chức vào tháng trước. Cathay cho biết ông Slosar rời đi là do nghỉ hưu, nhưng hãng hàng không này đã phải chịu áp lực dữ dội từ chính phủ Trung Quốc trong việc kỷ luật các nhân viên tham gia biểu tình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/09/2019”

Thế giới hôm nay: 03/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, nói rằng “không có hoàn cảnh nào” mà theo đó ông sẽ yêu cầu Liên minh châu Âu trì hoãn Brexit một lần nữa. Anh dự kiến sẽ rời EU vào ngày 31 tháng 10; đa số các Nghị sĩ phản đối việc Brexit không có thỏa thuận và có thể sớm thông qua luật buộc ông Johnson yêu cầu gia hạn. Vì vậy, “không có hoàn cảnh nào” xem ra đồng nghĩa với việc bầu cử sớm.

26 ứng viên tổng thống Tunisia đã bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình. Cuộc bầu cử, được ấn định vào ngày 15 tháng 9 sau khi Tổng thống Beji Caid Essebsi qua đời, tạo ra cơ hội cho những kẻ “ngoại đạo.” Ứng viên số một hiện nay, một ông trùm truyền thông hay chỉ trích chính phủ, hiện đang bị giam giữ vì cáo buộc rửa tiền (mà đảng của ông nói là do động cơ chính trị). Bất cứ ai chiến thắng sẽ được “kế thừa” một nền kinh tế trì trệ và một đất nước mệt mỏi vì các phe phái chính trị đấu đá lẫn nhau. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/09/2019”

Thế giới hôm nay: 02/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người biểu tình ở Hồng Kông đã đánh đấu kỷ niệm năm năm cuộc bỏ phiếu bác bỏ các cải cách chính trị nửa vời do Trung Quốc đưa ra. Bất chấp việc chính quyền cấm tuần hành, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ dân chủ xuống đường một cách hòa bình tại trung tâm thành phố và, đồng thời, một cách ít hòa bình hơn, đã bao vây các tòa nhà chính phủ và làm tê liệt hệ thống tàu điện ngầm. Đó là đợt biểu tình cuối tuần lần thứ 13 liên tiếp.

Taliban, một nhóm thánh chiến, đã tấn công hai thành phố ở miền bắc Afghanistan ngay cả khi các nhà đàm phán cho biết họ đã gần hoàn thành một thỏa thuận hòa bình. Mỹ dự kiến sẽ rút gần hết quân đội ra khỏi Afghanistan nếu Taliban hứa ngừng che chở cho những tên khủng bố tìm cách tấn công các mục tiêu Mỹ. Tuy nhiên, một thỏa thuận hòa bình giữa Taliban và chính phủ dân cử của Afghanistan vẫn còn rất xa xôi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/09/2019”

Jimmy Lai: Tỉ phú Hồng Kông duy nhất dám đối đầu Bắc Kinh

Nguồn: Why pro-democracy troublemaker Jimmy Lai is the only Hong Kong multi-millionaire standing up to China”, CNN, 28/08/2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Jimmy Lai (Lê Trí Anh) đã trở thành tâm điểm của công luận trong nhiều thập niên qua.

Mọi sự bắt đầu khi ông trùm kinh doanh Hồng Kông – một người tị nạn từ Trung Quốc – tự thay đổi mình từ giữa những năm 1990 thành nhà sáng lập của tờ báo khiêu khích, chống Bắc Kinh, có tên gọi Apple Daily (Bình quả Nhật báo, hay Nhật báo Trái táo).

Một trong những quảng cáo giới thiệu tờ báo với thế giới miêu tả quan điểm của Lai theo cách thẳng thừng nhất: Bằng hình ảnh ông Lai ngồi trong nhà kho tối với một trái táo đỏ trên đầu, bị một người đàn ông trong bóng tối bắn tên loạn xạ vào người. Continue reading “Jimmy Lai: Tỉ phú Hồng Kông duy nhất dám đối đầu Bắc Kinh”

Thế giới hôm nay: 31/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm qua , cảnh sát ở Hồng Kông đã bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ và chính trị gia, bao gồm Joshua Wong, một thanh niên 22 tuổi nổi tiếng từ cuộc “cách mạng dù” năm 2014. Làn sóng phản đối hiện nay, được kích hoạt bởi một dự luật nhằm cho phép dẫn độ các nghi phạm sang Trung Quốc đại lục, đã diễn ra 12 tuần qua dù không có ai lãnh đạo – do đó đã không cho nhà chức trách cơ hội bắt giữ những người tổ chức biểu tình.

Bão Dorian được dự báo sẽ đổ bộ vào Florida vào thứ Hai với sức gió lên tới 130 dặm một giờ. Điều đó sẽ biến nó trở thành cơn bão mạnh nhất từng tấn công bờ biển phía đông bang này kể từ năm 1992. Florida, nơi vẫn còn đang khắc phục thiệt hại do cơn bão Michael gây ra năm ngoái, đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Tổng thống Donald Trump đã hủy chuyến thăm theo kế hoạch tới Ba Lan nhằm ở lại theo dõi tình hình cơn bão. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/08/2019”

Giá nhà đất đắt đỏ thúc đẩy biểu tình ở Hồng Kông ra sao?

Nguồn: The turmoil in Hong Kong stems in part from its unaffordable housing”, The Economist, 22/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc năm 1997, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hứa hẹn hai điều với những người đang lo lắng về một lãnh thổ vốn có hệ thống chính trị và kinh tế rất khác so với đại lục. Đầu tiên là sự tự chủ chính trị: tới một lúc nào đó người Hồng Kông thậm chí có thể bầu chọn nhà lãnh đạo của riêng họ. Thứ hai là bảo tồn chủ nghĩa tư bản tự do và chính phủ ít can thiệp của Hồng Kông.

Trung Quốc đã không giữ đúng lời hứa chính trị. Đặc biệt kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, Trung Quốc đã làm suy yếu nền tự trị của Hồng Kông và bóp nghẹt đời sống chính trị. Trong gần ba tháng qua, hậu quả đã xảy ra khi cả thế giới đang quan tâm dõi theo những cuộc biểu tình chống chính phủ trên đường phố Hồng Kông, đôi khi bị biến thành bạo lực. Trong tuần qua, lãnh thổ này đã tương đối bình yên, với một khoảng thời gian tạm lắng hiếm hoi sau hàng loạt những vụ xịt hơi cay. Sân bay thành phố, sau một cuộc biểu tình ngồi và hai ngày ngừng hoạt động chưa từng có, đã hoạt động trở lại. Continue reading “Giá nhà đất đắt đỏ thúc đẩy biểu tình ở Hồng Kông ra sao?”

Giải pháp Thiên An Môn cho Hồng Kông?

Nguồn: Minxin Pei, “A Tiananmen Solution in Hong Kong?”, Project Syndicate, 12/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông dường như đang hướng đến một cao trào thảm khốc. Với việc chính quyền Trung Quốc hiện đang sử dụng các luận điệu gợi nhớ đến giai đoạn trước khi xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông – và thực sự là cả nền dân chủ của nó – có thể đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng.

Trong hơn hai tháng qua, Hồng Kông đã bị bao vây bởi các cuộc biểu tình. Bị kích động bởi một dự luật cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục, các cuộc biểu tình đã phát triển thành các lời kêu gọi bảo vệ – hoặc có lẽ chính xác hơn là khôi phục – nền dân chủ bán tự trị của vùng lãnh thổ này, bao gồm cả việc tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước (đặc biệt là lực lượng cảnh sát). Continue reading “Giải pháp Thiên An Môn cho Hồng Kông?”

Chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ là gì?

Nguồn: What is China’s “one country, two systems” policy?The Economist, 30/06/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Hàng trăm ngàn người biểu tình đã liên tục xuống đường ở Hồng Kông vào tháng 6 vừa qua để phản đối một dự luật được đề xuất cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục. Các cuộc biểu tình này nằm trong số những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Hồng Kông, và đã đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục Đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Carrie Lam, đình chỉ dự luật này. Để thực hiện hành động phản đối này, người Hồng Kông đã sử dụng các quyền tự do vốn bị từ chối ở Trung Quốc đại lục. Nguồn gốc của các quyền tự do này là gì? Continue reading “Chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ là gì?”

Trung Quốc đang chuốc lấy thảm họa ở Hồng Kông

Nguồn: Min Xinpei, “China Is Courting Disaster in Hong Kong”, Project Syndicate, 13/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thế giới đã bị choáng ngợp bởi các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông chống lại việc chính quyền thành phố này đề xuất một đạo luật cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục. Khoảng một triệu người – gần một phần bảy dân số của thuộc địa cũ này của Anh – đã xuống đường vào ngày 9 tháng 6 để phản đối dự luật, và một cuộc biểu tình lớn khác vào ngày 12 tháng 6 đã dẫn đến các cuộc đụng độ bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát.

Tuy nhiên, bất chấp các cuộc biểu tình lớn, chính phủ Trung Quốc vẫn quyết tâm đạt được mục đích của mình. Thay vì rút lại dự luật, các nhà lãnh đạo Hồng Kông do Bắc Kinh kiểm soát đã tiến hành thủ tục rút gọn và định tiến hành bỏ phiếu thông qua dự luật tại Hội đồng Lập pháp của thành phố vào cuối tháng này. Việc thông qua dự luật này sẽ là một thảm họa không chỉ đối với Hồng Kông mà cả với Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc đang chuốc lấy thảm họa ở Hồng Kông”

25/12/1941: Anh đầu hàng Nhật tại Hong Kong

Nguồn: British surrender Hong Kong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, đơn vị đồn trú của Anh ở Hong Kong đã đầu hàng lính Nhật.

Là một thuộc địa của Vương quốc Anh, Hong Kong là nơi có đa số dân là người Hoa, được bảo vệ bởi một lực lượng đồn trú gồm các binh sĩ Anh, Canada và Ấn Độ. Chính phủ Anh, dự đoán Nhật Bản sẽ tấn công, đã bắt đầu sơ tán phụ nữ và trẻ em vào ngày 30/6, đưa họ đến Manila, thủ đô Philippines. Người Nhật đáp trả lệnh sơ tán bằng cách đưa quân qua bán đảo Cửu Long, chặn đường trốn khỏi Hong Kong bằng đường bộ. Continue reading “25/12/1941: Anh đầu hàng Nhật tại Hong Kong”

Tại sao Ma Cao ít đòi hỏi dân chủ hơn Hồng Kông?

Nguồn:Why Macau is less demanding of democracy than Hong Kong”, The Economist, 15/09/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hồng Kông và Ma Cao có nhiều điểm chung. Chỉ cách nhau 60km trên vùng châu thổ Châu Giang (và sẽ sớm được nối liền bằng một cây cầu), đây là hai thuộc địa của châu Âu trước khi được trao trả cho Trung Quốc. Anh trao trả Hồng Kông vào năm 1997; Bồ Đào Nha trao trả Ma Cao hai năm sau đó. Cả hai đều được quản lý theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, cho phép họ duy trì các hệ thống chính quyền của mình trong 50 năm. Tuy nhiên, trong khi nhiều người Hồng Kông kích động một cách ồn ào và không ngừng nghỉ để đòi hỏi một nền dân chủ cao hơn thì người dân Ma Cao dường như lại ít quan tâm đến điều đó. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao Ma Cao ít đòi hỏi dân chủ hơn Hồng Kông?”

19/12/1984: Anh đồng ý trả Hồng Kông cho Trung Quốc

Nguồn: Britain agrees to return Hong Kong to China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương đã ký một thỏa thuận cam kết rằng nước Anh sẽ trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc vào năm 1997 để đổi lại các điều khoản đảm bảo mở rộng hệ thống tư bản của lãnh thổ này trong vòng 50 năm. Hồng Kông được Trung Quốc cho Anh thuê vào năm 1898, thời hạn 99 năm.

Vào năm 1839, trong Chiến tranh Thuốc Phiện lần I, Anh đã xâm lược Trung Quốc nhằm đè bẹp phe phản đối sự can thiệp của họ vào các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị của Trung Quốc. Một trong những bước tiến đầu tiên của Anh là chiếm Hồng Kông, một hòn đảo dân cư thưa thớt ngoài khơi bờ biển đông nam Trung Quốc. Continue reading “19/12/1984: Anh đồng ý trả Hồng Kông cho Trung Quốc”

18/12/1941: Nhật xâm chiếm Hồng Kông

Nguồn: Japan invades Hong Kong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, quân Nhật đã đổ bộ vào Hồng Kông và tiến hành một cuộc thảm sát. Một cuộc không kích Hồng Kông, thuộc địa của Anh, đã diễn ra suốt một tuần từ ngày 17/12. Cùng lúc các sứ giả Nhật đã đến gặp Sir Mark Young, Thống đốc người Anh tại Hồng Kông. Thông điệp của các sứ giả rất đơn giản: Quân Anh chỉ đơn giản là phải đầu hàng – mọi phản kháng đều vô ích. Các sứ giả này đã bị đuổi về cùng lời phản đối: “Thống đốc và Tổng Tư lệnh Hồng Kông tuyệt đối từ chối tham gia đàm phán việc Hồng Kông đầu hàng …” Continue reading “18/12/1941: Nhật xâm chiếm Hồng Kông”

Liệu ‘Tiểu cách mạng văn hóa’ có đe dọa Hồng Kông?

Nguồn: Ching Cheong, “Is a Sub-Cultural Revolution Threatening Hong Kong?”, The New York Times, 05/05/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào thời điểm này năm mươi năm trước, sự kiện được cho là vụ việc bạo lực và đau thương nhất trong lịch sử Hồng Kông kể từ sau Thế chiến II đã nổ ra. Ngày 06/05/1967, tranh chấp lao động tại một nhà máy sản xuất hoa giả bằng nhựa ở quận Kowloon đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kéo dài tám tháng, giết chết 51 người và làm bị thương 832 người khác, và trong một khoảng khắc ngắn ngủi, nó đã mang Cách mạng Văn hóa đến Hồng Kông.

Các nhân tố bên trong và bên ngoài đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng này. Chính sách thuộc địa của chính phủ Anh đã làm gia tăng khoảng cách giữa tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động, và người nghèo phải đối mặt với tình trạng đói nghèo hơn nữa sau khi có một dòng người tị nạn chạy trốn từ Trung Quốc cộng sản vào Hồng Kông. Trong khi đó ở đại lục, Cách mạng Văn hoá, vốn bắt đầu một năm trước đó, đang ngày càng trở nên cực đoan. Continue reading “Liệu ‘Tiểu cách mạng văn hóa’ có đe dọa Hồng Kông?”

Mô hình ‘một đất nước, hai chế độ’ thất bại ở Hồng Kông

Nguồn: Minxin Pei, “One Country, One System,” Project Syndicate, 29/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 7 này đánh dấu 20 năm Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, dưới một mô hình được gọi là “một đất nước, hai chế độ.” Nhưng một câu hỏi không thể tránh khỏi sẽ phủ bóng lên các lễ kỷ niệm chính thức: Có thật là có gì để kỷ niệm hay không?

Nếu chúng ta hỏi Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư của mô hình “một đất nước, hai chế độ,” rằng lễ kỷ niệm 20 năm cuộc trao trả sẽ như thế nào, có lẽ ông sẽ nói rằng các cư dân Hồng Kông sẽ nâng ly chúc mừng sự thịnh vượng và tự do của mình. Về phần mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thể hiện sự đáng tin cậy và khả năng quản trị của mình, qua đó cuối cùng cũng xoa dịu được “dàn đồng ca” của những người bi quan đã nghi ngờ Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự chân thành trong những lời hứa hẹn của Đảng đối với Hồng Kông. Continue reading “Mô hình ‘một đất nước, hai chế độ’ thất bại ở Hồng Kông”

20/01/1841: Hồng Kông được nhượng lại cho Anh

Nguồn: Hong Kong ceded to the British, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1841, trong giai đoạn Chiến tranh Nha phiến lần I, Trung Quốc đã nhượng đảo Hồng Kông cho Anh thông qua việc ký Hiệp ước Xuyên Tỵ (hay Xuyên Tỵ Thảo ước, Chuenpi Convention). Đây là thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột Anh – Trung đầu tiên.

Năm 1839, người Anh đã xâm lược Trung Quốc nhằm đàn áp những chống đối về việc nước này can thiệp vào kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Một trong những hành động đầu tiên của Anh trong cuộc chiến là chiếm lấy Hồng Kông, một hòn đảo thưa người nằm ngoài khơi bờ biển đông nam Trung Quốc. Năm 1841, người Trung Quốc buộc phải nhượng lại đảo này cho Anh. Sang năm 1842, Hiệp ước Nam Kinh (Treaty of Nanking) được ký kết, chính thức chấm dứt Chiến tranh Nha phiến lần I. Continue reading “20/01/1841: Hồng Kông được nhượng lại cho Anh”

Mô hình dân chủ ở Hồng Kông hoạt động như thế nào?

63-how-hong-kongs-version-of-democracy-works

Nguồn:How Hong Kong’s version of democracy works“, The Economist, 25/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Hồng Kông sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 04/09 để lựa chọn ra những người đại diện của mình trong một thể chế, mà theo tiêu chuẩn của Trung Quốc, là đặc biệt dân chủ: Hội đồng Lập pháp Hồng Kông (Legco). Khi Anh trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc vào năm 1997, Trung Quốc đã hứa hẹn dành cho lãnh thổ này một mức độ tự trị cao trong vòng 50 năm. Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử này, cuộc bầu cử đầu tiên kể từ phong trào “Cách mạng Dù” năm 2014, các trang báo địa phương tràn ngập tin về các ứng cử viên mang quan điểm ngờ vực đối với những cam kết [về quyền tự trị] đó, cùng bài vở của một số người muốn đàm phán lại mối quan hệ của Hồng Kông với đại lục. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng một nhóm các đảng phái được hậu thuẫn bởi chính phủ ở Bắc Kinh sẽ tiếp tục kiểm soát hệ thống chính trị Hồng Kông. Vậy tiến trình dân chủ của lãnh thổ này hoạt động như thế nào? Continue reading “Mô hình dân chủ ở Hồng Kông hoạt động như thế nào?”