Chủ nghĩa đa phương đang trên đà sụp đổ?

Nguồn: Rafiq Dossani, UN failures over Ukraine just the latest sign that multilateralism is on the brink of collapse, South China Morning Post, 02/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thể chế đa phương đang suy giảm vị thế, trong khi chủ nghĩa khu vực và các hiệp định không chính thức như Quad và RCEP lại tăng nhanh – đặt ra những thách thức nghiêm trọng về cách giải quyết các vấn đề toàn cầu, từ khủng hoảng tị nạn đến biến đổi khí hậu.

Thất bại của Liên Hiệp Quốc trong việc xử lý cuộc xâm lược Ukraine của Nga không nên khiến bất cứ ai phải ngạc nhiên. Đây dường như chỉ là minh chứng mới nhất cho xu hướng đã kéo dài hai thập niên, về sự kém hiệu quả ngày càng tăng của các thể chế đa phương toàn cầu trong việc giải quyết các thách thức ngoại giao, an ninh, và kinh tế-xã hội của thế giới. Continue reading “Chủ nghĩa đa phương đang trên đà sụp đổ?”

Khía cạnh luật pháp quốc tế trong việc Nga xâm lược Ukraine

Nguồn: Oona A. Hathaway, International Law Goes to War in Ukraine, Foreign Affairs, 15/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga là cuộc chiến tranh phi pháp trắng trợn nhất do một quốc gia có chủ quyền tiến hành chống lại một quốc gia có chủ quyền khác kể từ Thế chiến II. Hành động của Điện Kremlin rõ ràng đã vi phạm nghĩa vụ cốt lõi quy định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cấm “sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào”. Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã đe dọa rằng nếu người Ukraine tiếp tục phản kháng, họ sẽ “đưa tương lai địa vị nhà nước của Ukraine vào rủi ro.” Cũng có rất nhiều bằng chứng theo thời gian thực tại Ukraine cho thấy quân đội Nga đang phạm tội ác chiến tranh trên khắp nước này – kể cả việc tấn công dân thường. Continue reading “Khía cạnh luật pháp quốc tế trong việc Nga xâm lược Ukraine”

11/12/1997: Nghị định thư Kyoto được thông qua

Nguồn: Kyoto Protocol first adopted in Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, tại Kyoto, Nhật Bản, Liên Hiệp Quốc đã chính thức thông qua một hiệp ước mới nhằm mục đích hạn chế phát thải khí nhà kính. Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu là một nỗ lực mang tính cách mạng nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu, một nỗ lực đáng ngưỡng mộ đã mang về nhiều kết quả khác nhau.

Trong thập niên 1980-1990, cộng đồng quốc tế bắt đầu nhận thức đầy đủ hơn về các tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng do các hoạt động của con người lên môi trường. Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia khác nhau sẽ cam kết thực hiện các hành động khác nhau. Một số quốc gia đã xác lập mục tiêu ràng buộc về giảm phát thải carbon dioxide, methane và các khí nhà kính, trong khi những quốc gia khác, bao gồm cả các quốc gia phát thải lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, lại không có các mục tiêu rõ ràng. Nhóm nước không thể đạt được mục tiêu quốc gia của mình có thể lựa chọn đóng góp cho việc cắt giảm phát thải ở “nhóm nước đang phát triển” qua những việc như đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm phát thải hoặc sử dụng biện pháp “thương mại hóa” khí thải khi mua lại hạn ngạch phát thải carbon của nước khác. Continue reading “11/12/1997: Nghị định thư Kyoto được thông qua”

Tranh cãi quanh nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại LHQ

Nguồn: In the UN, China uses threats and cajolery to promote its worldview”, The Economist, 07/12/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Mặc dù có quyền phủ quyết tại Liên Hợp Quốc, Trung Quốc từ lâu đã ngần ngại không muốn thực thi quyền này. Đã 20 năm kể từ lần cuối cùng nước này một mình làm điều đó. Nhưng trong các phòng họp hậu trường, các nhà ngoại giao Trung Quốc đang ngày càng sẵn sàng phô trương ảnh hưởng, còn các đối tác phương Tây của họ cũng sẵn sàng chống trả hơn. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, tổ chức này đã trở thành một chiến trường cho sự cạnh tranh giữa các tầm nhìn đối địch về trật tự quốc tế. Continue reading “Tranh cãi quanh nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại LHQ”

10/11/2001: Tổng thống Bush nói về khủng bố tại Liên Hiệp Quốc

Nguồn: Bush addresses the United Nations regarding terrorism, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2001, sau sự kiện 11/9, khi khủng bố tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc, Tổng thống George W. Bush đã phát biểu tại Liên Hiệp Quốc, kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ trong việc chống lại khủng bố trên toàn thế giới. Ông cũng cam kết sẽ đem cuộc chiến chống khủng bố đến bất kỳ nơi nào mà bọn khủng bố đang trú ẩn.

Trong bài phát biểu của mình, Bush đã gọi cuộc chiến chống khủng bố là một trường hợp “ánh sáng vượt qua bóng tối” và cảnh báo rằng nền văn minh đang bị đe dọa bởi những kẻ sử dụng khủng bố để đạt được mục đích chính trị. Trong phút tưởng niệm, ông nói rằng: chỉ cách trụ sở Liên Hiệp Quốc vài dặm, “hàng ngàn người vẫn đang nằm trong ngôi mộ từ đống đổ nát,” ám chỉ nơi đã từng là tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới. Continue reading “10/11/2001: Tổng thống Bush nói về khủng bố tại Liên Hiệp Quốc”

07/04/1953: Dag Hammarskjold trở thành Tổng Thư ký LHQ

Nguồn: Sweden’s Dag Hammarskjold elected U.N. Head, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, với tỷ lệ phiếu 57:01, Dag Hammarskjold đã được bầu làm Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

Là con trai cựu Thủ tướng Thụy Điển Hjalmar Hammarskjold, Dag gia nhập Bộ Ngoại giao vào năm 1947 và chính thức gia nhập nội các với tư cách là Thứ trưởng Ngoại giao vào năm 1951. Cùng năm đó, ông được cử đến Liên Hiệp Quốc với tư cách là phó trưởng phái đoàn Thụy Điển, và năm 1952 được bổ nhiệm làm quyền trưởng phái đoàn. Continue reading “07/04/1953: Dag Hammarskjold trở thành Tổng Thư ký LHQ”

10/01/1920: Thành lập Hội Quốc Liên

Nguồn: League of Nations instituted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Hội Quốc Liên chính thức ra đời khi Hiệp ước Thành lập Hội Quốc Liên (Covenant of the League of Nations), được 42 quốc gia phê chuẩn vào năm 1919, có hiệu lực.

Năm 1914, một vụ ám sát chính trị ở Sarajevo đã khởi đầu chuỗi sự kiện dẫn đến sự bùng nổ của cuộc chiến tốn kém nhất từng xảy ra cho đến lúc đó. Khi ngày càng có nhiều thanh niên phải ra chiến trường, xuống chiến hào, nhiều nhân vật có ảnh hưởng ở Mỹ và Anh bắt đầu kêu gọi thành lập một cơ quan quốc tế nhằm duy trì hòa bình thế giới sau chiến tranh. Tổng thống Woodrow Wilson đã trở thành người ủng hộ công khai  ý tưởng này, và vào năm 1918, ông đã đưa ra một bản phác thảo về tổ chức quốc tế này trong Chương trình 14 điểm nhằm chấm dứt chiến tranh. Continue reading “10/01/1920: Thành lập Hội Quốc Liên”

01/01/1942: Ký Tuyên bố Liên Hiệp Quốc

Nguồn: United Nations created, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Winston Churchill đã cùng nhau đưa ra Tuyên bố Liên Hiệp Quốc, được ký bởi đại diện của 26 quốc gia. Các bên ký kết cam kết sẽ tạo ra một tổ chức gìn giữ hòa bình quốc tếsau chiến tranh.

Ngày 22/12/1941, Churchill đến Washington, D.C. để tham dự Hội nghị Arcadia, một cuộc thảo luận với Roosevelt về một chiến lược chiến tranh thống nhất giữa Anh và Mỹ, đồng thời cũng nói về nền hòa bình tương lai. Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã buộc Mỹ phải tham chiến, và khi ấy, điều quan trọng là cả Anh lẫn Mỹ là thành lập mặt trận thống nhất chống lại các cường quốc phe Trục. Continue reading “01/01/1942: Ký Tuyên bố Liên Hiệp Quốc”

11/12/1946: Thành lập UNICEF

Nguồn: UNICEF founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, sau Thế chiến II, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã quyết định bỏ phiếu thành lập Quỹ Khẩn cấp Nhi đồng Quốc tế Liên Hiệp Quốc (United Nations International Children’s Emergency Fund, UNICEF), một tổ chức giúp đỡ và cứu trợ trẻ em sống ở các nước bị tàn phá bởi chiến tranh.

Sau cuộc khủng hoảng lương thực và y tế cuối thập niên 1940, UNICEF tiếp tục vai trò của mình như một tổ chức cứu trợ cho trẻ em tại các quốc gia gặp khó khăn và trong những năm 1970 đã trở thành tổ chức ủng hộ quyền trẻ em. Continue reading “11/12/1946: Thành lập UNICEF”

28/07/1945: Thượng viện Mỹ phê chuẩn Hiến chương Liên Hiệp Quốc

Nguồn: U.S. Senate approves United Nations charter, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong một tuyên bố quan trọng cho thấy sự biệt lập trước Thế chiến II của Mỹ đã thực sự chấm dứt, Thượng viện nước này chính thức phê chuẩn Hiến chương thành lập Liên Hiệp Quốc. Trong những năm tiếp theo, Liên Hiệp Quốc sẽ là nơi diễn ra một vài trong số những cuộc đối đầu Chiến tranh Lạnh đáng nhớ nhất giữa Mỹ và Liên Xô.

Năm 1919, sau khi Thế chiến I kết thúc, Tổng thống Woodrow Wilson đã kêu gọi Thượng viện Mỹ phê chuẩn việc gia nhập Hội Quốc Liên. Tuy nhiên, chủ nghĩa biệt lập thời hậu chiến và chính trị đảng phái đã “giết chết” việc Mỹ tham gia Hội Quốc Liên. Continue reading “28/07/1945: Thượng viện Mỹ phê chuẩn Hiến chương Liên Hiệp Quốc”

04/12/1945: Thượng viện đồng ý cho Mỹ vào LHQ

Nguồn: Senate approves U.S. participation in United Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ áp đảo 65 trên 7, Thượng viện Mỹ đã chấp thuận sự tham gia đầy đủ của nước này vào Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc đã chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945, khi Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh, Mỹ và đa số các nước ký khác đã phê chuẩn hiến chương của tổ chức này. Sự chấp thuận của Thượng viện có nghĩa là Mỹ có thể tham gia cùng hầu hết các quốc gia trên thế giới trong tổ chức quốc tế này, vốn có mục đích phân xử các mâu thuẫn giữa các quốc gia và ngăn chặn xâm lược quân sự. Continue reading “04/12/1945: Thượng viện đồng ý cho Mỹ vào LHQ”

06/11/1962: Liên Hiệp Quốc lên án chế độ Apartheid

Nguồn: U.N. condemns apartheid, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án các chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi và kêu gọi tất cả các thành viên chấm dứt quan hệ kinh tế và quân sự với nước này.

Có hiệu lực từ năm 1948 đến năm 1993, Apartheid (bắt nguồn từ tiếng Afrikaans nghĩa là tách biệt) là tình trạng tách biệt chủng tộc và phân biệt về chính trị và kinh tế được chính phủ áp dụng đối với nhóm đa số không phải người da trắng ở Nam Phi. Trong số rất nhiều bất công khác nhau, người da đen đã bị buộc phải sống ở các khu vực biệt lập và không thể bước vào các khu phố chỉ có người da trắng, trừ khi họ có một thẻ thông hành đặc biệt. Mặc dù người da trắng đại diện cho một phần nhỏ trong dân số, nhưng họ nắm giữ phần lớn đất đai và tài sản của cả nước. Continue reading “06/11/1962: Liên Hiệp Quốc lên án chế độ Apartheid”

25/10/1971: Trung Quốc giành ghế Hội đồng Bảo an LHQ

Nguồn: The U.N. seats the People’s Republic of China and expels Taiwan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, trong một sự đảo chiều bất ngờ trước cam kết lâu dài của mình đối với chính phủ Đài Loan và chính sách không công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), các đại diện ngoại giao của Mỹ ở Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu bầu Trung Quốc trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Mặc cho sự phản đối từ phía Mỹ, Đài Loan vẫn bị trục xuất. Continue reading “25/10/1971: Trung Quốc giành ghế Hội đồng Bảo an LHQ”

01/02/1951: LHQ lên án Trung Quốc gây hấn tại Triều Tiên

Nguồn: U.N. condemns PRC for aggression, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 44 – 7, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết lên án chính quyền cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) vì hành vi gây hấn trên bán đảo Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 1945, Liên Hiệp Quốc đã lên án một quốc gia là kẻ xâm lược.

Tháng 6/1950, lực lượng cộng sản Bắc Triều Tiên xâm chiếm Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) với mục tiêu thống nhất đất nước vốn đã bị chia cắt kể từ năm 1945. Khi đó, sau khi quân Nhật đầu hàng, quân Liên Xô đã chiếm đóng miền Bắc, còn quân Mỹ thì tiến vào miền Nam. Cuối năm 1950, hàng trăm ngàn quân Trung Quốc đã vượt biên sang Triều Tiên để chống lại lực lượng của Mỹ, bởi trước đó quân Mỹ đã cố gắng đẩy lùi quân Bắc Triều Tiên ra khỏi Nam Triều Tiên. Tính đến năm 1951, Mỹ ngày càng lún sâu tại bán đảo này, với hàng ngàn lính đóng quân và hàng triệu USD viện trợ cho Nam Triều Tiên. Continue reading “01/02/1951: LHQ lên án Trung Quốc gây hấn tại Triều Tiên”

#55 – Giải cứu các quốc gia thất bại

Nguồn: Gerald B. Helmen & Steven R. Ratner (1992). “Saving Failed States”, Foreign Policy, No. 89 (Winter), pp. 3-20

Biên dịch: Nông Hải Âu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ Haiti ở Tây bán cầu tới phần sót lại của Nam Tư ở châu Âu, từ Somalia, Sudan, và Liberia ở châu Phi đến Campuchia ở Đông Nam Á, có một hiện tượng mới đáng lo ngại đang nổi lên: các quốc gia – dân tộc thất bại, hoàn toàn không có khả năng duy trì vai trò một thành viên của cộng đồng quốc tế. Nội chiến, chính phủ tan vỡ, và thiếu thốn kinh tế đang tạo ra ngày càng nhiều hơn tình trạng debellatios, thuật ngữ được dùng mô tả tình trạng bị phá hủy của Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Khi các quốc gia này rơi vào tình trạng hỗn loạn Continue reading “#55 – Giải cứu các quốc gia thất bại”