01/08/1943: Tàu tuần tra PT-109 của John F. Kennedy bị đâm chìm

Nguồn: PT-109 sinks; Lieutenant Kennedy is instrumental in saving crew, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, một tàu khu trục Nhật Bản đã đâm vào tàu PT (patrol torpedo/ngư lôi cơ giới) số hiệu 109 của Mỹ,  làm tàu bị vỡ đôi. Thiệt hại lớn đến nỗi các tàu PT khác của Mỹ trong khu vực cho rằng thủy thủ đoàn của tàu 109 đều đã chết. Thực tế thì hai thuyền viên đã thiệt mạng, nhưng vẫn có 11 người khác sống sót, bao gồm cả Trung úy John F. Kennedy.

Trước đó, máy bay Nhật đã mở cuộc “đi săn” tàu PT ở Quần đảo Solomon, ném bom căn cứ PT tại đảo Rendova. Người Nhật cần phải đưa một số tàu khu trục đến cực nam đảo Kolombangara để chuyển đồ tiếp tế cho lực lượng tại đây, và ngư lôi từ đội tàu PT Mỹ là hiểm họa tiềm tàng. Bất chấp những vụ đánh bom căn cứ tại Rendova, rất nhiều tàu PT đã lên đường đánh chặn khu trục hạm Nhật. Giữa trận chiến, tàu Nhật, Amaqiri, đã đâm trúng tàu PT-109, khiến 11 thủy thủ bị hất xuống Thái Bình Dương. Continue reading “01/08/1943: Tàu tuần tra PT-109 của John F. Kennedy bị đâm chìm”

28/07/1932: Chính quyền Mỹ giải tán các cựu binh đòi tiền thưởng

Nguồn: Bonus Marchers evicted by U.S. Army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1932, trong cuộc Đại khủng hoảng, Tổng thống Herbert Hoover ra lệnh cho Quân đội Mỹ dưới quyền Tướng Douglas MacArthur phải cưỡng chế trục xuất các cựu binh thuộc nhóm “Tuần hành đòi Tiền thưởng” (Bonus Marchers) khỏi thủ đô của đất nước.

Hai tháng trước, “Lực lượng Viễn chinh đòi Tiền thưởng” (Bonus Expeditionary Force) một nhóm gồm khoảng 1.000 cựu binh trong Thế chiến I yêu cầu được nhận thanh toán tiền mặt cho các chứng nhận tiền thưởng cựu binh của họ, đã đến Washington, D.C. Sang tháng 6, nhiều nhóm cựu binh tự phát khác cũng tụ tập ở thủ đô, nâng số người tuần hành tăng mạnh lên gần 20.000. Continue reading “28/07/1932: Chính quyền Mỹ giải tán các cựu binh đòi tiền thưởng”

26/07/1847: Liberia tuyên bố độc lập

Nguồn: Liberian independence proclaimed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1847, Cộng hòa Liberia, trước đây là thuộc địa của Hiệp hội Thực dân Mỹ (American Colonization Society), đã tuyên bố độc lập. Dưới áp lực của Anh, Mỹ dù không muốn nhưng đã phải chấp nhận chủ quyền của Liberia, biến quốc gia Tây Phi trở thành nước cộng hòa dân chủ đầu tiên trong lịch sử châu Phi. Một hiến pháp mô phỏng theo Hiến pháp Hoa Kỳ được phê chuẩn, và vào năm 1848, Joseph Jenkins Roberts đã được bầu làm tổng thống đầu tiên của Liberia.

Hiệp hội Thực dân Mỹ được Robert Finley, một người Mỹ, thành lập vào năm 1816, để đưa những nô lệ người Mỹ gốc Phi được trả tự do trở về châu Phi. Năm 1820, những nô lệ đầu tiên đã từ Mỹ đến thuộc địa Sierra Leone của Anh, và vào năm 1821, hiệp hội đã thành lập thuộc địa Liberia nằm ở phía nam Sierra Leone với mong muốn biến nó thành một quê hương mới cho các cựu nô lệ, nằm ngoài chủ quyền của Anh. Continue reading “26/07/1847: Liberia tuyên bố độc lập”

25/07/1945: Truman ngầm khoe với Stalin về bom nguyên tử

Nguồn: Truman drops hint to Stalin about a terrible new weapon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry S. Truman đã nói một cách ẩn ý với Lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin rằng nước Mỹ đã phát triển thành công một vũ khí mới. Trong nhật ký của mình, Truman gọi vũ khí mới, bom nguyên tử, là loại bom khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.

Ngày 16/07/1945, Mỹ đã thử nghiệm thành công vũ khí nguyên tử đầu tiên trên thế giới ở gần Alamogordo, New Mexico. Truman nhận được tin này khi đang ở Potsdam, Đức, tham dự cuộc thảo luận với Thủ tướng Anh Winston Churchill và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin về chính sách châu Âu hậu Thế chiến II. Ngày 17/07, Truman tiết lộ cho Churchill về thành công của cuộc thử nghiệm và hai người nhất trí sẽ không nói với Stalin về những gì Truman gọi là “tin tức bùng nổ” (dynamite news) – Truman trước tiên muốn Stalin đồng ý tham gia cuộc chiến ở Thái Bình Dương cùng phe Đồng minh mà không có ràng buộc gì. Continue reading “25/07/1945: Truman ngầm khoe với Stalin về bom nguyên tử”

22/07/1862: Lincoln bàn về Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ với nội các

Nguồn: Lincoln tells his cabinet about Emancipation Proclamation, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln đã thông báo với các cố vấn trưởng và nội các của ông rằng ông sẽ ban hành một tuyên ngôn giải phóng nô lệ, nhưng sẽ chờ tới khi phe Liên bang (miền Bắc) giành được một chiến thắng quân sự lớn rồi mới đưa ra thông báo.

Với nỗ lực thống nhất một quốc gia bị đắm chìm trong nội chiến đẫm máu, Abraham Lincoln đã đưa ra một quyết định cuối cùng, song được tính toán kỹ lưỡng, liên quan đến chế độ nô lệ ở Mỹ. Vào thời điểm Lincoln họp với nội các, tình hình không được thuận lợi đối với phe Liên bang. Quân Hợp bang miền Nam đã thắng thế quân Liên bang miền Bắc trong những trận chiến quan trọng, đồng thời Anh và Pháp dự kiến sẽ chính thức công nhận Hợp bang miền Nam là một quốc gia riêng biệt. Continue reading “22/07/1862: Lincoln bàn về Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ với nội các”

21/07/1955: Eisenhower trình bày kế hoạch “Bầu trời Mở”

Nguồn: President Eisenhower presents his “Open Skies” plan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, Tổng thống Dwight D. Eisenhower trình bày kế hoạch “Bầu trời Mở” (Open Skies) của ông tại hội nghị thượng đỉnh Geneva với đại diện của ba nước – Pháp, Anh và Liên Xô. Dù chưa bao giờ được chấp nhận, kế hoạch này đã đặt nền móng cho chính sách “tin tưởng nhưng phải kiểm chứng” (trust, but verify) sau đó của Tổng thống Ronald Reagan, có liên quan đến các thỏa thuận vũ khí với Liên Xô.

Eisenhower đã gặp Thủ tướng Anthony Eden của Vương quốc Anh, Thủ tướng Edgar Faure của Pháp và Phó Thủ tướng Nikolai Bulganin của Liên Xô (thay mặt nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev) tại Geneva vào tháng 07/1955. Chương trình nghị sự của hội nghị bao gồm các cuộc thảo luận về tương lai của Đức và vấn đề kiểm soát vũ khí. Continue reading “21/07/1955: Eisenhower trình bày kế hoạch “Bầu trời Mở””

19/07/1956: Mỹ rút viện trợ cho đập Aswan của Ai Cập

Nguồn: United States withdraws offer of aid for Aswan Dam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút lại đề nghị hỗ trợ tài chính nhằm giúp Ai Cập xây dựng đập Aswan trên sông Nile. Hành động này đã thúc đẩy Ai Cập tiến gần hơn tới một liên minh với Liên Xô, đồng thời cũng là nhân tố góp phần vào Khủng hoảng Kênh đào Suez trong nửa sau năm 1956.

Tháng 12/1955, Bộ trưởng Dulles tuyên bố rằng Mỹ, cùng với Vương quốc Anh, đã viện trợ gần 70 triệu đô la cho Ai Cập để xây dựng đập Aswan trên sông Nile. Dulles thật ra chỉ miễn cưỡng đồng ý với khoản trợ giúp này. Ông vô cùng nghi ngờ nhà lãnh đạo Ai Cập Gamal Abdel Nasser, người mà ông tin là một người theo chủ nghĩa dân tộc liều lĩnh và nguy hiểm. Tuy nhiên, những người khác trong chính quyền Eisenhower đã thuyết phục Dulles rằng viện trợ của Mỹ có thể kéo Nasser khỏi mối quan hệ với Liên Xô và ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Đông. Continue reading “19/07/1956: Mỹ rút viện trợ cho đập Aswan của Ai Cập”

14/07/1798: Đạo luật Chống Nổi loạn trở thành luật liên bang

Nguồn: Sedition Act becomes federal law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1798, một trong những vi phạm Hiến pháp nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ đã trở thành luật liên bang khi Quốc hội thông qua Đạo luật Chống Nổi loạn (Sedition Act), gây nguy hiểm cho nền tự do mong manh ở quốc gia mới thành lập này. Trong lúc Mỹ vẫn còn đang tham gia xung đột hải quân với nước Pháp Cách mạng (được gọi là Quasi-War), Alexander Hamilton và những người thuộc phe Liên bang trong Quốc hội đã lợi dụng nỗi sợ hãi chiến tranh của công chúng để soạn thảo và thông qua Đạo luật Hạn chế Người Nước ngoài và Chống Nổi loạn (Alien and Sedition Acts of 1798), mà không hề tham vấn ý kiến Tổng thống John Adams. Continue reading “14/07/1798: Đạo luật Chống Nổi loạn trở thành luật liên bang”

07/07/1865: Người phụ nữ đầu tiên bị chính phủ liên bang Mỹ xử tử

Nguồn: Mary Surratt is first woman executed by U.S. federal government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, chính phủ Mỹ đã quyết định xử tử Mary Surratt vì cho rằng bà là đồng chủ mưu trong vụ ám sát Tổng thống Abraham Lincoln.

Vì khó khăn tài chính, Surratt, chủ sở hữu một quán rượu ở Surrattsville (nay là Clinton), Maryland, đã phải chuyển đổi quán của mình ở Washington, D.C., thành một nhà trọ. Chỉ cách Nhà hát Ford nơi Lincoln bị sát hại vài dãy nhà, ngôi nhà của Surratt là nơi một nhóm những người ủng hộ Hợp bang miền Nam, bao gồm cả John Wilkes Booth, đã lập mưu ám sát tổng thống. Chính mối liên hệ giữa Surratt với Booth cuối cùng đã dẫn đến việc bà bị kết tội, mặc dù người ta vẫn tiếp tục tranh luận về mức độ liên quan của bà, và liệu điều đó có đáng bị trao một bản án khắc nghiệt đến vậy hay không. Continue reading “07/07/1865: Người phụ nữ đầu tiên bị chính phủ liên bang Mỹ xử tử”

04/07/1997: Tàu thám hiểm Pathfinder đến sao Hỏa

Nguồn: Pathfinder lands on Mars, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, sau hành trình 120 triệu dặm kéo dài bảy tháng, Mars Pathfinder của NASA đã trở thành tàu vũ trụ Mỹ đầu tiên đến được bề mặt sao Hỏa trong hơn hai thập niên. Trong quá trình hạ cánh được lên kế hoạch khéo léo, tiết kiệm chi phí, Pathfinder đã sử dụng những chiếc dù để làm chậm dần vận tốc tiếp cận bề mặt sao Hỏa, sau đó dùng thêm các túi khí để giảm bớt tác động khi chạm đất. Va chạm với Bãi bồi Ares Vallis ở tốc độ 40 dặm/giờ, con tàu vũ trụ đã nảy cao vào bầu khí quyển sao Hỏa tận 16 lần trước khi hạ cánh an toàn. Continue reading “04/07/1997: Tàu thám hiểm Pathfinder đến sao Hỏa”

02/07/1839: Nổi loạn trên tàu chở nô lệ Amistad

Nguồn: Mutiny on the Amistad slave ship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào sáng sớm ngày này năm 1839, những người châu Phi trên chiếc tàu Amistad của Cuba đã nổi dậy chống lại những kẻ bắt giữ họ, giết chết hai thuyền viên và giành quyền kiểm soát con tàu vốn dĩ được dùng để  chở họ đến làm nô lệ ở một đồn điền mía đường tại Puerto Principe, Cuba.

Năm 1807, Quốc Hội Mỹ đã cùng với Vương quốc Anh xóa bỏ việc buôn bán nô lệ châu Phi, mặc dù hành động buôn bán nô lệ ở Mỹ vẫn không bị cấm. Bất chấp lệnh cấm quốc tế về “nhập khẩu” nô lệ châu Phi, Cuba vẫn tiếp tục vận chuyển nô lệ da đen đến các đồn điền mía đường của nước này tới tận những năm 1860, còn Brazil cũng nhận nô lệ đến các đồn điền cà phê cho đến thập niên 1850. Continue reading “02/07/1839: Nổi loạn trên tàu chở nô lệ Amistad”

18/06/1979: Carter và Brezhnev ký hiệp ước hạt nhân SALT-II

Nguồn: Jimmy Carter and Leonid Brezhnev sign the SALT-II nuclear treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, trong cuộc họp thượng đỉnh tại Vienna, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và Lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã ký thỏa thuận SALT-II, đưa ra các hạn chế và hướng dẫn về vũ khí hạt nhân. Thỏa thuận chưa bao giờ chính thức có hiệu lực này đã trở thành một trong những hiệp định Mỹ – Xô gây tranh cãi nhất trong Chiến tranh Lạnh.

SALT-II là hệ quả của nhiều vấn đề dai dẳng còn sót lại từ thỏa thuận SALT-I thành công năm 1972. Mặc dù thỏa thuận năm 1972 đã hạn chế rất nhiều loại vũ khí hạt nhân, vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Liên Xô đã bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi SALT-I được cả hai quốc gia phê chuẩn vào năm 1972. Continue reading “18/06/1979: Carter và Brezhnev ký hiệp ước hạt nhân SALT-II”

14/06/1968: Nhà hoạt động chống chiến tranh Benjamin Spock bị kết án

Nguồn: Dr. Spock convicted for aiding draft resisters, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Tiến sĩ Benjamin Spock và ba người khác, gồm cả vị Tuyên úy từ Đại học Yale, William Sloane Coffin, Jr., đã bị một bồi thẩm đoàn Tòa án Liên bang Khu vực tại Boston tuyên có tội trước các cáo buộc âm mưu hỗ trợ, khuyến khích và tư vấn cho những người đăng ký nghĩa vụ quân sự vi phạm Đạo luật Tuyển chọn Quân dịch.

Trong thời kỳ chính quyền Johnson, Spock, một bác sĩ và là tác giả cuốn sách nổi tiếng The Common Sense Book of Baby and Child Care (Thường thức về chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ), là nhân vật luôn xuất hiện trong các cuộc biểu tình chống chiến tranh. Continue reading “14/06/1968: Nhà hoạt động chống chiến tranh Benjamin Spock bị kết án”

13/06/1807: Thomas Jefferson nhận trát hầu tòa xét xử Aaron Burr

Nguồn: Thomas Jefferson subpoenaed in Aaron Burr’s treason trial, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1807, Tổng thống Thomas Jefferson đã nhận được một trát hầu tòa, yêu cầu ông ra làm chứng trong phiên tòa xét xử cựu phó tổng thống của ông, Aaron Burr, tội phản quốc. Trong tờ trát, Burr yêu cầu Jefferson đưa ra các tài liệu có thể giúp miễn tội cho ông.

Burr vốn dĩ đã bị “thất sủng” về chính trị và xã hội khi giết chết cựu Bộ trưởng Tài chính đồng thời là Anh hùng Cách mạng Mỹ Alexander Hamilton trong một cuộc đấu súng tay đôi vào năm 1804. Sau khi bắn Hamilton, Burr lúc đó vẫn là phó tổng thống của Jefferson, đã lên đường trốn chạy để tránh bị truy tố vì tội giết người. (Cáo buộc sau này đã được hủy bỏ.) Continue reading “13/06/1807: Thomas Jefferson nhận trát hầu tòa xét xử Aaron Burr”

09/06/1915: William Jennings Bryan từ chức Ngoại trưởng Mỹ

Nguồn: William Jennings Bryan resigns as U.S. secretary of state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Ngoại trưởng Mỹ William Jennings Bryan đã từ chức vì lo ngại trước cách Tổng thống Woodrow Wilson xử lý khủng hoảng khi tàu ngầm Đức đánh chìm tàu khách Lusitania của Anh vào tháng trước, khiến 1.200 người, trong đó có 128 người Mỹ, thiệt mạng.

Đầu năm 1915, thông báo của Đức về việc hải quân nước này đang áp dụng chính sách chiến tranh tàu ngầm không giới hạn đã làm dấy lên quan ngại cho nhiều người trong chính phủ và người dân Mỹ – khi ấy vẫn duy trì chính sách trung lập nghiêm ngặt suốt hai năm đầu Thế chiến I. Sự kiện Lusitania bị đánh chìm vào ngày 07/05/1915 đã ngay lập tức gây náo động, vì nhiều người tin rằng quân Đức cố tình đánh chìm con tàu Anh nhằm khiêu khích Wilson và nước Mỹ. Continue reading “09/06/1915: William Jennings Bryan từ chức Ngoại trưởng Mỹ”

04/06/1972: Nhà hoạt động cộng sản Angela Davis được tha bổng

Nguồn: Communist activist Angela Davis acquitted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Angela Yvonne Davis, một “chiến binh da đen,” cựu giáo sư Triết học tại Đại học California, và đảng viên cộng sản, đã được tha bổng các cáo buộc âm mưu, giết người và bắt cóc bởi một bồi thẩm đoàn toàn người da trắng ở San Jose, California.

Tháng 10/1970, Davis bị bắt tại Thành phố New York vì có liên quan đến vụ xả súng xảy ra vào ngày 07/08 tại một phòng xử án ở San Raphael, California. Bà bị buộc tội cung cấp vũ khí cho Jonathan Jackson, kẻ xông vào phòng xử án để giải thoát các phạm nhân đang bị xét xử ở đó, đồng thời bắt giữ con tin hòng đổi lấy tự do cho anh trai mình, George, một người da đen cấp tiến đang bị giam giữ tại nhà tù San Quentin. Trong vụ đấu súng diễn ra sau đó với cảnh sát, Jonathan Jackson đã bị giết cùng với Thẩm phán Tòa Thượng thẩm Harold Haley và hai tù nhân. Continue reading “04/06/1972: Nhà hoạt động cộng sản Angela Davis được tha bổng”

02/06/1924: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Công dân Bản địa

Nguồn: The Indian Citizenship Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, với việc Quốc hội thông qua Đạo luật Công dân Bản địa (Indian Citizenship Act), chính phủ Mỹ đã chính thức trao quyền công dân cho tất cả người Mỹ bản địa sinh ra trong phạm vi lãnh thổ của nước Mỹ. Continue reading “02/06/1924: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Công dân Bản địa”

17/05/1943: Memphis Belle thực hiện nhiệm vụ ném bom thứ 25

Nguồn: The Memphis Belle flies its 25th bombing mission, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, tổ phi công Memphis Belle, một trong những tổ phi công máy bay ném bom của Mỹ đặt căn cứ tại Anh, đã trở thành tổ phi công máy bay B-17 đầu tiên hoàn thành 25 nhiệm vụ trên khắp châu Âu.

Máy bay Memphis Belle đã thực hiện nhiệm vụ thứ 25 và cuối cùng của mình, trong một cuộc không kích vào Lorient, một căn cứ tàu ngầm của Đức.  Trước khi trở về nước Mỹ, người ta đã quay lại cảnh các thành viên của Belle nhận huy chương chiến đấu. Đó chỉ là một phần trong bộ phim tài liệu dài hơn về một ngày trong cuộc đời của phi công lái máy bay ném bom Mỹ, bao gồm các cảnh quay kịch tính với hình ảnh máy bay ném bom bị bắn trên trời, và các thành viên nhảy dù ra từng người một. Continue reading “17/05/1943: Memphis Belle thực hiện nhiệm vụ ném bom thứ 25”

14/05/1973: Mỹ phóng trạm vũ trụ Skylab

Nguồn: America’s first space station, Skylab, is launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Skylab, trạm vũ trụ đầu tiên của Mỹ, đã được phóng thành công vào quỹ đạo Trái Đất. Mười một ngày sau, ba phi hành gia người Mỹ gồm Charles Conrad, Joseph Kerwin và Paul Weitz đã đến Skylab, sửa chữa một tấm pin mặt trời bị kẹt và tiến hành các thí nghiệm khoa học trong suốt 28 ngày trên trạm vũ trụ này.

Sứ mệnh đầu tiên này của Skylab diễn ra hai năm sau khi Liên Xô phóng Salyut, trạm vũ trụ đầu tiên của thế giới, lên quỹ đạo  Trái Đất. Tuy nhiên, không giống như Salyut vốn gặp rất nhiều trục trặc, trạm vũ trụ Mỹ đã thành công lớn, đảm bảo an toàn cho ba phi hành đoàn riêng biệt, mỗi đoàn gồm ba phi hành gia, trong thời gian dài và vượt xa các kế hoạch trước đó về nghiên cứu khoa học. Continue reading “14/05/1973: Mỹ phóng trạm vũ trụ Skylab”

03/05/1942: Trận chiến Biển San Hô

Nguồn: The Battle of the Coral Sea begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, ngày đầu tiên của trận giao chiến hải quân hiện đại đầu tiên trong lịch sử, được gọi là Trận chiến Biển San hô (Battle of the Coral Sea), lực lượng xâm lược Nhật Bản đã chiếm đóng thành công đảo Tulagi thuộc Quần đảo Solomon trong một trận đánh mở rộng vành đai phòng thủ.

Sau khi giải mã thành công các bức điện mật của Nhật và biết trước về cuộc xâm lược sắp xảy ra tại Tulagi và Port Moresby, người Mỹ đã cố gắng ngăn chặn hạm đội Nhật Bản. Bốn ngày giao tranh giữa các hàng không mẫu hạm của hai bên đã khiến 70 máy bay chiến đấu của Nhật và 66 máy bay của Mỹ bị phá hủy. Continue reading “03/05/1942: Trận chiến Biển San Hô”