22/06/1941: Đức mở Chiến dịch Barbarossa, xâm lược Liên Xô

542567045

Nguồn:Germany launches Operation Barbarossa—the invasion of Russia,” History.com (truy cập ngày 21/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, hơn 3 triệu quân Đức đã tiến hành xâm lược Liên Xô trong ba chiến dịch tấn công song song với một lực lượng xâm lược hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới. 19 sư đoàn xe tăng, 3.000 xe tăng, 2.500 máy bay, cùng 7.000 khẩu pháo đã đổ vào một mặt trận kéo dài ngàn dặm trong khi Hitler tham chiến ở một mặt trận thứ hai.

Bất chấp việc Đức và Liên Xô đã ký một “hiệp ước bất tương xâm” năm 1939, theo đó cả hai cùng đảm bảo mỗi nước có một khu vực ảnh hưởng nhất định mà không bị can thiệp, sự ngờ vực giữa hai nước vẫn ở mức cao. Khi Liên Xô xâm lược Rumania năm 1940, Hitler đã nhận thấy mối đe dọa tới nhà cung cấp dầu khu vực Balkan của mình. Ông lập tức phản ứng bằng cách điều 2 sư đoàn xe bọc thép và 10 sư đoàn bộ binh vào Ba Lan, đặt ra mối đe dọa tương tự với Liên Xô. Tuy nhiên, động thái phòng vệ ban đầu này đã chuyển thành một kế hoạch tấn công phủ đầu của người Đức. Continue reading “22/06/1941: Đức mở Chiến dịch Barbarossa, xâm lược Liên Xô”

21/06/1788: Hiến pháp Mỹ được phê chuẩn

shutterstock_72889642

Nguồn:U.S. Constitution ratified,” History.com (truy cập ngày 20/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1788, New Hampshire đã trở thành tiểu bang thứ chín và là tiểu bang cần thiết cuối cùng phê chuẩn Hiến pháp của Hoa Kỳ để đưa văn bản này trở thành luật của xứ sở (the law of the land).

Đến năm 1786, những khiếm khuyết trong Các điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation) thời hậu Cách mạng Mỹ đã lộ rõ, chẳng hạn như việc thiếu một cơ quan trong ương phụ trách thương mại trong nước và nước ngoài. Quốc hội đã thông qua một kế hoạch soạn thảo một bản hiến pháp mới, và đến ngày 25 tháng 5 năm 1787, Hội nghị Lập hiến được triệu tập tại Hội trường Độc lập ở Philadelphia. Ngày 17 tháng 9 năm 1787 , sau ba tháng thảo luận dưới sự giám sát của Chủ tịch Hội nghị George Washington, bản Hiến pháp mới của nước Mỹ, thứ tạo ra một chính phủ liên bang mạnh mẽ với một hệ thống kiềm chế và đối trọng phức tạp, được ký bởi 38 trên 41 đại biểu có mặt tại lễ bế mạc Hội nghị. Theo Điều VII của Hiến pháp, nó sẽ không được thừa nhận khi chưa nhận được sự phê chuẩn của 9 trên 13 tiểu bang. Continue reading “21/06/1788: Hiến pháp Mỹ được phê chuẩn”

20/06/1963: Mỹ – Xô thiết lập “đường dây nóng”

WHITE HOUSE-KREMLIN HOTLINE

Nguồn:United States and Soviet Union will establish a ‘hot line’,” History.com (truy cập ngày 19/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1963, để giảm bớt nguy cơ bất ngờ bùng nổ chiến tranh hạt nhân, Hoa Kỳ và Liên Xô đã đồng ý thiết lập một hệ thống thông tin liên lạc “đường dây nóng” giữa hai nước. Thỏa thuận này là một bước tiến nhỏ trong việc giảm bớt căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô sau cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba diễn ra hồi tháng 10 năm 1962, vốn đã đưa hai nước tới sát bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Sự cần thiết cần có một hệ thống thông tin tức thời và thường xuyên giữa chính phủ Hoa Kỳ và Liên Xô trở nên rõ ràng sau cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba. Hoa Kỳ phát hiện ra Liên Xô đã xây dựng những căn cứ có khả năng bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ở Cuba. Cuối cùng, chính quyền Tổng thống John F. Kennedy đã thiết lập một chiến dịch “phong tỏa” hải quân xung quanh Cuba để ngăn chặn Liên Xô cung cấp những tên lửa đó. Continue reading “20/06/1963: Mỹ – Xô thiết lập “đường dây nóng””

Tại sao lạm phát ở Mỹ thấp dù lượng tiền cơ sở tăng?

FederalReserve

Nguồn: Martin Feldstein, “The Inflation Puzzle,” Project Syndicate, 29/05/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tỉ lệ lạm phát thấp ở Hoa Kỳ là một điều có vẻ khó hiểu, nhất là với những nhà kinh tế tập trung vào mối quan hệ giữa lạm phát và những thay đổi trong lượng tiền cơ sở. Xét cho cùng thì trong quá khứ, việc tăng và giảm tốc độ tăng trưởng của lượng tiền cơ sở (tiền trong lưu thông cộng với dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương) cuối cùng cũng tạo ra – hoặc ít nhất cũng kéo theo – sự tăng và giảm của tỉ lệ lạm phát. Và bởi vì tiền cơ sở do ngân hàng trung ương kiểm soát trực tiếp mà không do các ngân hàng thương mại tạo ra, nên nhiều người cho rằng đây là thước đo tốt nhất cho ảnh hưởng của chính sách tiền tệ.

Ví dụ, lượng tiền cơ sở của Mỹ đã tăng với tốc độ hằng năm là 9% trong giai đoạn 1985-1995, và sau đó giảm xuống còn 6% trong thập niên tiếp theo. Xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng tiền tệ này được đi kèm với sự giảm nhịp của lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng ở mức 3,5% trong giai đoạn 1985-1995, và sau đó giảm xuống còn 2,5% trong thập niên 1995-2005. Continue reading “Tại sao lạm phát ở Mỹ thấp dù lượng tiền cơ sở tăng?”

18/06/1815: Napoléon bại trận ở Waterloo

Nguồn:Napoléon defeated at Waterloo,” History.com (truy cập ngày 17/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này cách đây 200 năm, tại Waterloo thuộc Bỉ ngày nay, Napoléon Bonaparte đã chịu thất bại dưới tay của Công tước xứ Wellington, mang đến dấu chấm hết cho kỷ nguyên Napoléon của lịch sử châu Âu.

Sinh ra ở đảo Corse, Napoléon là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử, nhanh chóng tiến thân trong đội ngũ của Quân đội Cách mạng Pháp trong cuối những năm 1790. Đến năm 1799, Pháp đang giao chiến với hầu hết châu Âu, Napoléon trở về quê hương từ cuộc viễn chinh Ai Cập để giành quyền kiểm soát chính phủ Pháp và cứu dân tộc Pháp khỏi sụp đổ. Continue reading “18/06/1815: Napoléon bại trận ở Waterloo”

Đặng Tiểu Bình giúp tạo nên một Trung Quốc tham nhũng như thế nào?

State-TV-showed-Zhou-Yongkang-admitting-his-guilt-at-the-closed-door-trial-in-Tianjin1

Nguồn: Bao Tong, “How Deng Xiaoping Helped Create a Corrupt China,” The New York Times, 03/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong suốt tháng qua, tôi bị cấm trả lời phỏng vấn, vì vậy tôi viết bài báo này nhân dịp kỷ niệm lần thứ 26 ngảy xảy ra Sự kiện Thiên An Môn (04/06/1989), khi chính phủ đàn áp những người bất đồng chính kiến ở các thành phố trên khắp Trung Quốc.

Tin tức đáng chú ý trong những ngày này là chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong ba năm kể từ khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 18, nơi bầu ra các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại, chính phủ đã kêu gọi các cán bộ “đả hổ diệt ruồi” – một phép ẩn dụ có ý nhắm mục tiêu vào tất cả các loại tham nhũng, lớn và nhỏ.

Mặc dù chính phủ đã thường xuyên trấn áp tình trạng tham nhũng, nhưng chưa có một chiến dịch chống tham nhũng nào trên quy mô như vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có tham nhũng. Continue reading “Đặng Tiểu Bình giúp tạo nên một Trung Quốc tham nhũng như thế nào?”

17/06/1885: Tượng Nữ thần Tự do cập cảng New York

Nguồn:Statue of Liberty arrives in New York Harbor,” History.com (truy cập ngày 16/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1885, bức tượng Nữ thần Tự do, món quà của tình hữu nghị của người dân Pháp dành cho người dân Mỹ, cập cảng New York sau khi được vận chuyển qua Đại Tây Dương trong 350 mảnh được đóng trong hơn 200 thùng chứa. Bức tượng được làm từ đồng và sắt, được lắp ráp lại và khánh thành một năm sau trong một buổi lễ do Tổng thống Mỹ Grover Cleveland chủ trì, và đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới như một biểu tượng trường tồn của tự do và dân chủ.

Với mục đích tưởng niệm cuộc Cách mạng Mỹ và một trăm năm tình hữu nghị giữa Mỹ và Pháp, bức tượng được thiết kế bởi nhà điêu khắc người Pháp Frédéric Auguste Bartholdi, với sự trợ giúp của kỹ sư Gustave Eiffel, người sau này xây dựng nên tòa tháp biểu tượng của thành phố Paris mang tên ông. Continue reading “17/06/1885: Tượng Nữ thần Tự do cập cảng New York”

Trung Quốc theo đuổi trật tự kinh tế quốc tế mới

china-_WORKERS_IN_BEIJING

Nguồn: Zhang Jun, “China’s Pursuit of a New Economic Order”, Project Syndicate, 02/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nhà kinh tế học đang ngày càng bất đồng ý kiến về tương lai kinh tế của Trung Quốc. Những người lạc quan đề cao khả năng học hỏi và tích lũy nguồn vốn con người nhanh chóng của đất nước này. Những người bi quan lại tập trung vào sự sụt giảm đáng kể về lợi thế nhân khẩu, tỉ lệ nợ trên GDP cao, sự thu hẹp của các thị trường xuất khẩu, và sự dư thừa công suất công nghiệp của Trung Quốc. Nhưng cả hai nhóm đều bỏ qua một yếu tố quyết định cơ bản hơn đối với những viễn cảnh kinh tế của Trung Quốc: trật tự thế giới.

Câu hỏi rất đơn giản: Liệu Trung Quốc có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao trong giới hạn của trật tự toàn cầu hiện nay, bao gồm cả các nguyên tắc thương mại của nó, hay trật tự thế giới mà Hoa Kỳ đang thống trị cần phải thay đổi đáng kể để có thể thích nghi với sự tăng trưởng kinh tế liên tục của Trung Quốc? Tuy nhiên, câu trả lời vẫn chưa rõ ràng. Continue reading “Trung Quốc theo đuổi trật tự kinh tế quốc tế mới”

16/06/1977: Brezhnev trở thành lãnh đạo tối cao Liên Xô

SAPA990531578520

Nguồn:Brezhnev is Soviet president,” History.com (truy cập ngày 15/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1977, Leonid Ilyich Brezhnev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1964, được bầu làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao, trở thành lãnh tụ đảng kiêm nguyên thủ quốc gia.

Gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1931, Brezhnev được lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev bảo trợ và là cấp phó của Khrushchev cho tới đầu những năm 1960. Tuy nhiên, đến năm 1964, Brezhnev tham gia vào một cuộc đảo chính trong Đảng để hạ bệ Khrushchev và sau đó Brezhnev lên nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư thay cho Khrushchev. Ban đầu, Brezhnev chia sẻ quyền lực với Aleksey Kosygin, người kế nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức thủ tướng) Liên Xô thay cho Khrushchev.* Tuy nhiên, Brezhnev dần tỏ ra là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và nổi lên như một nhân vật chủ chốt trong chính trường Liên Xô. Continue reading “16/06/1977: Brezhnev trở thành lãnh đạo tối cao Liên Xô”

15/06/1215: Đại Hiến chương Magna Carta ra đời

150122105524_magna_carta_624x351_bbc_nocredit

Nguồn:Magna Carta sealed,” History.com (truy cập ngày 14/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1215, sau một cuộc nổi dậy của tầng lớp quý tộc Anh chống lại chế độ của vua John, ông đã đóng con dấu của Hoàng gia Anh lên một văn bản gọi là Magna Carta, hay “Đại Hiến chương.” Với bản chất là một hiệp ước hòa bình giữa John và các lãnh chúa, văn bản này bảo đảm rằng nhà vua sẽ tôn trọng các quyền và đặc quyền phong kiến, đề cao sự tự do của nhà thờ, và duy trì luật pháp của quốc gia. Mặc dù mang tính chất phản động hơn là tiến bộ trong thời kỳ đó, Magna Carta lại được các thế hệ sau xem là nền tảng cho sự phát triển của nước Anh dân chủ sau này.

John được tấn phong làm vua nước Anh sau cái chết của anh trai là vua Richard I năm 1199. Triều đại của John được đặc trưng bởi sự thất bại. Ông đánh mất vùng đất tước Normandy dưới tay vua Pháp và đánh thuế hà khắc lên giới quý tộc Anh để bù đắp cho những chuyến phiêu lưu thất bại của mình. Ông gây sự với Giáo hoàng Innocent III và bán nhà thờ để bổ sung cho ngân khố quốc gia đã cạn kiệt. Sau sự thất bại của chiến dịch giành lại Normandy năm 1214, Stephen Langton, tổng giám mục Canterbury, đã đứng lên kêu gọi các lãnh chúa đang bất mãn yêu cầu một hiến chương tự do từ vua John. Continue reading “15/06/1215: Đại Hiến chương Magna Carta ra đời”

Chế độ trọng dụng nhân tài và những giới hạn của dân chủ ở Trung Quốc

_73379040_73379039

Nguồn: Daniel A. Bell, “Chinese Democracy Isn’t Inevitable,” The Atlantic, 29/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Những nhược điểm trong hệ thống chính trị của Trung Quốc là rất rõ ràng. Thậm chí chính phủ còn không thèm giả vờ tổ chức các cuộc bầu cử cấp quốc gia và trừng phạt những ai công khai kêu gọi một chính quyền đa đảng. Truyền thông bị kiểm duyệt khắt khe còn Internet thì bị chặn. Các nhà lãnh đạo cấp cao không bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật. Thậm chí đáng lo ngại hơn là đàn áp đã được đẩy mạnh kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, cho thấy rằng chế độ ngày càng lo lắng về tính chính danh của nó.

Một số chuyên gia về Trung Quốc – gần đây nhất là David Shambaugh từ Đại học George Washington – giải thích những dấu hiệu đáng ngại này là bằng chứng cho thấy hệ thống chính trị của Trung Quốc đang trên bờ sụp đổ. Nhưng một kết cục như vậy là rất khó xảy ra trong tương lai gần. Continue reading “Chế độ trọng dụng nhân tài và những giới hạn của dân chủ ở Trung Quốc”

14/06/1777: Lá cờ sao và sọc được chọn làm Quốc kỳ Hoa Kỳ

Nguồn:Congress adopts the Stars and Stripes,” History.com (truy cập ngày 13/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1777, trong cuộc Cách mạng Mỹ, Quốc hội Lục địa đã thông qua một nghị quyết mới, theo đó “lá cờ của Hoa Kỳ gồm mười ba sọc đỏ và trắng nằm xen kẽ,” và “Tập hợp gồm mười ba ngôi sao màu trắng trên nền cờ xanh, tượng trưng cho một chòm sao mới.” Lá quốc kỳ mới, sau này được biết tới với tên gọi cờ “sao và sọc” (Stars and Stripes), được thiết kế dựa trên lá cờ “đại liên minh” (Grand Union), một lá cờ của Lục quân Lục địa năm 1776, cũng bao gồm mười ba sọc đỏ và trắng nằm xen kẽ.

Theo truyền thuyết, thợ may  Betsy Ross người Philadelphia đã thiết kế phần góc trên bên trái mới cho lá cờ sao và sọc, bao gồm một vòng tròn gồm mười ba ngôi sao trên nền cờ xanh, theo yêu cầu của Đại tướng George Washington. Tuy nhiên, các sử gia không thể chứng minh hay bác bỏ một cách thuyết phục giả thuyết này. Continue reading “14/06/1777: Lá cờ sao và sọc được chọn làm Quốc kỳ Hoa Kỳ”

Mỹ – Trung nên tránh xung đột ở Biển Đông

mod6

Nguồn: Joseph S. Nye, “Avoiding Conflict in the South China Sea,” Project Syndicate, 03/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi chiếc máy bay trinh sát P8-A của Hải quân Hoa Kỳ bay tới gần đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa ở biển Đông mới đây, nó đã tám lần nhận được cảnh báo rời khỏi khu vực từ Hải quân Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố, “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc là vững như bàn thạch.” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đáp lại, “Không nên lầm lẫn về điều này: Mỹ sẽ bay, chạy tàu, và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn làm trên toàn thế giới.” Vậy có phải là một cuộc xung đột Mỹ – Trung trên biển Đông sắp xảy ra? Continue reading “Mỹ – Trung nên tránh xung đột ở Biển Đông”

13/06/1966: Quyền Miranda ra đời

gunssspolice

Nguồn:The Miranda rights are established,” History.com (truy cập ngày 12/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1966, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết về vụ Miranda kiện Arizona, thiết lập nên nguyên tắc là mọi nghi phạm hình sự phải được thông báo về các quyền của họ trước khi tiến hành thẩm vấn. “Anh có quyền giữ im lặng. Bất cứ điều gì anh nói có thể và sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa. Anh có quyền có luật sư. Nếu anh không thể tìm được luật sư, một luật sư sẽ được chỉ định cho anh,” thủ tục thông báo nội dung này của cảnh sát xuất hiện nhiều trên phim ảnh và truyền hình đến nỗi nó gần như trở nên sáo rỗng. Continue reading “13/06/1966: Quyền Miranda ra đời”

12/06/1987: Reagan thách Gorbachev phá đổ Bức tường Berlin

Nguồn:Reagan challenges Gorbachev to tear down the Berlin Wall,” History.com (truy cập ngày 11/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1987, trong một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất thời Chiến tranh Lạnh của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, ông đã thách lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev “phá đổ” Bức tường Berlin, biểu tượng của thời kỳ đàn áp của chủ nghĩa cộng sản ở một nước Đức bị chia cắt.

Năm 1945, sau thất bại của Đức trong Thế chiến II, thủ đô Berlin bị phân chia thành bốn khu vực, trong đó Mỹ, Anh, và Pháp kiểm soát miền Tây còn Liên Xô nắm quyền ở miền Đông nước Đức. Tháng 5 năm 1949, ba khu vực ở miền Tây hợp nhất thành Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) còn miền Đông thành lập nên Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) vào tháng 10 cùng năm. Continue reading “12/06/1987: Reagan thách Gorbachev phá đổ Bức tường Berlin”

11/06/1989: Trung Quốc tiếp tục bắt giữ người biểu tình Thiên An Môn

Fang Lizhi-thumb-619x405-84092

Nguồn:China issues warrant for Tiananmen dissident,” History.com (truy cập ngày 10/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày 11 tháng 6 năm 1989, sau cuộc thảm sát diễn ra trên Quảng trường Thiên An Môn ngày mùng 4 tháng 6 trước đó, Trung Quốc ra lệnh bắt một nhà lãnh đạo bất đồng chính kiến Trung Quốc đang tị nạn ở Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Bế tắc ngoại giao giữa hai nước đã kéo dài suốt một năm sau đó, và việc Hoa Kỳ từ chối trao các nhân vật bất đồng chính kiến cho chính quyền Trung Quốc là một bằng chứng nữa cho thấy sự phản đối của Mỹ đối với các cuộc đàn áp người biểu tình chính trị của Trung Quốc.

Trong tháng 4 và tháng 5 năm 1989, hàng trăm ngàn người biểu tình đã tụ tập ở Bắc Kinh để kêu gọi cải cách dân chủ chính trị ở Trung Quốc. Ngày mùng 4 tháng 6, binh lính và cảnh sát Trung Quốc tràn vào trung tâm của các hoạt động biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn, sát hại và bắt giữ hàng ngàn người. Trung Quốc đã sử dụng cuộc đàn áp này như một cái cớ để ra lệnh bắt Phương Lệ Chi (Fang Lizhi), một nhà thiên văn quốc tế đáng kính và là lãnh đạo bất đồng chính kiến tại Trung Quốc. Continue reading “11/06/1989: Trung Quốc tiếp tục bắt giữ người biểu tình Thiên An Môn”

10/06/1953: Eisenhower bác bỏ chủ nghĩa biệt lập

Nguồn:Eisenhower rejects calls for U.S. ‘isolationism’,” History.com (truy cập ngày 09/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1953, trong một bài phát biểu mạnh mẽ, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã phản bác những lời chỉ trích về chính sách đối ngoại thời Chiến tranh Lạnh của ông. Eisenhower nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ đã tham gia cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản trên toàn cầu và sẽ duy trì một nền quốc phòng mạnh mẽ. Chỉ một vài tháng sau khi lên nắm quyền tổng thống, và với cuộc Chiến tranh Triều Tiên vẫn tiếp tục diễn ra dữ dội, Eisenhower đã đặt ra cách tiếp cận cơ bản cho chính sách đối ngoại của ông bằng bài phát biểu này.

Ít tuần trước đó, Thượng nghị sĩ Robert Taft và Đại tướng Hoyt Vandenberg đã đưa ra những thách thức đối với chính sách đối ngoại của Tổng thống. Taft lập luận rằng nếu nỗ lực để đạt được một thỏa thuận hòa bình tại Triều Tiên đã thất bại thì Hoa Kỳ nên rút khỏi lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và đưa ra chính sách của riêng mình để đối phó với Bắc Triều Tiên. Còn Vandenberg đã nổi giận với đề nghị cắt giảm 5 tỉ đô la Mỹ từ ngân sách của lực lượng không quân của Eisenhower. Continue reading “10/06/1953: Eisenhower bác bỏ chủ nghĩa biệt lập”

Màn đi dây giữa các cường quốc của Thái Lan

0,,18366594_303,00

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Thailand’s delicate dance with the major powers,” East Asia Forum, 18/05/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Thúy Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thái Lan giờ đây đang đi trên sợi dây được căng giữa các nước lớn. Gần đây, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã có chuyến thăm cấp cao tới Bangkok, được đón tiếp bởi chính phủ đảo chính của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha. Chuyến thăm của Medvedev cho thấy Thái Lan đang có chiến lược tranh thủ các cường quốc độc tài, cụ thể là Nga và Trung Quốc, nhằm thách thức những chỉ trích của phương Tây về cuộc đảo chính và chính quyền quân sự ở Bangkok.

Đồng thời, chuyến thăm của Medvedev, cùng với các can dự cấp cao gần đây giữa Thái Lan và Trung Quốc, đã chỉ ra rằng chính phủ quân sự đang có các toan tính. Nó không chỉ tranh thủ sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc mà còn đang chờ thời cơ nối lại quan hệ với phương Tây ngay khi có cơ hội. Cũng như những trường hợp thường thấy trong ngoại giao và chính trị với các nước lớn, chính phủ của Chan-o-cha đang tìm kiếm sự cân bằng ở đâu đó (giữa Nga và Trung Quốc với phương Tây). Continue reading “Màn đi dây giữa các cường quốc của Thái Lan”

09/06/1964: CIA ra báo cáo bác bỏ “thuyết domino”

A210-15

Nguồn:CIA report challenges ‘domino theory’,” History.com (truy cập ngày 08/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 9 tháng 6 năm 1964, để trả lời một câu hỏi chính thức được Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đưa ra – rằng “Các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á có thật là sụp đổ [trước lực lượng cộng sản] nếu miền Bắc Việt Nam kiểm soát được Lào và miền Nam Việt Nam hay không?” – Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã đệ trình một bản báo cáo mà về cơ bản là đã thách thức “thuyết domino” vốn là trụ cột của các chính sách dưới thời chính quyền Johnson.

“Thuyết domino” giả định rằng nếu Việt Nam rơi vào tay lực lượng cộng sản thì các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á cũng sẽ sụp đổ theo “như những quân bài domino,” và học thuyết này đã được sử dụng để biện minh cho phần lớn các nỗ lực của Mỹ dành cho Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “09/06/1964: CIA ra báo cáo bác bỏ “thuyết domino””

08/06/632: Người sáng lập Hồi giáo qua đời

Nguồn:Founder of Islam dies,” History.com (truy cập ngày 07/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 8 tháng 6 năm 632, ở Medina, thuộc Ả Rập Xê-út ngày nay, Muhammad, một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị có ảnh hưởng nhất trong lịch sử, đã qua đời trong vòng tay của Aishah, người vợ thứ ba yêu quý của ông.

Sinh ra ở Mecca trong một gia đình có gốc gác khiêm tốn, Muhammad cưới một góa phụ giàu có năm ông 25 tuổi và sống như một thương nhân bình thường trong suốt 15 năm sau đó. Năm 610, trong một hang động trên núi Hira nằm ở miền Bắc Mecca, ông nhìn thấy cảnh mà trong đó Thiên Chúa, qua giọng của thiên thần Gabriel, báo rằng ông được chọn để trở thành đấng tiên tri Ả Rập của một “tôn giáo đích thực.” Từ đó ông bắt đầu khám phá những mạc khải tôn giáo mà sau này ông cùng những người khác gom nhặt lại thành Kinh Koran. Những mạc khải đó đã trở thành nền tảng của Hồi giáo. Continue reading “08/06/632: Người sáng lập Hồi giáo qua đời”