Địa chính trị của việc đối phó với một Trung Quốc đang lên

xi-abe

Nguồn: Jeff Kingston, “The geopolitics of coping with a rising China,” The Japan Times, 30/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuần trước, tôi đã xem xét tính logic và những hệ quả của “Học thuyết Abe,” theo đó Nhật Bản sẽ tăng cường liên minh với Mỹ bằng việc đồng ý mở rộng những hoạt động quân sự mà Nhật sẵn lòng tiến hành để hỗ trợ các chiến dịch an ninh toàn cầu của Mỹ. Đây không phải là một vấn đề đã được dàn xếp ổn thỏa trong nước, vì có rất ít người Nhật ủng hộ sự thay đổi lớn từ chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa tối giản (về quân sự) được thể hiện trong “Học thuyết Yoshida” vốn là nền tảng của chính sách an ninh của Nhật Bản kể từ những năm 1950. Continue reading “Địa chính trị của việc đối phó với một Trung Quốc đang lên”

07/06/1893: Gandhi lần đầu tiến hành bất tuân dân sự

young-gandhi_2683415b

Nguồn:Gandhi’s first act of civil disobedience,” History.com (truy cập ngày 06/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 7 tháng 6 năm 1893, trong một sự kiện có ảnh hưởng đáng kể tới người dân Ấn Độ sau này, Mohandas K. Gandhi, một luật sư trẻ người Ấn Độ đang làm việc ở Nam Phi, đã từ chối tuân thủ các quy định mang tính phân biệt chủng tộc trên một chuyến tàu ở Nam Phi, sau đó bị đuổi khỏi tàu ở thành phố Pietermaritzburg.

Sinh ra ở Ấn Độ nhưng theo học tại Anh, đầu năm 1893, Gandhi đến Nam Phi để hành nghề luật theo hợp đồng kéo dài một năm. Cư trú ở Natal, ông phải chịu sự phân biệt chủng tộc và những quy định pháp luật của Nam Phi hạn chế quyền lợi của người lao động Ấn Độ. Sau này nhớ lại, Gandhi đã gọi thời khắc mà ông bị buộc phải rời khỏi toa xe lửa hạng nhất và sau đó bị ném ra khỏi chuyến tàu hôm mùng 7 tháng 6 là thời khắc quyết định của ông. Từ đó trở đi, ông quyết tâm chống lại sự bất công và bảo vệ những quyền lợi của mình trong vai trò một người Ấn Độ nói riêng và một con người nói chung. Continue reading “07/06/1893: Gandhi lần đầu tiến hành bất tuân dân sự”

Sự trỗi dậy không thể cưỡng lại của đồng Nhân dân tệ

Renmimbi_640x3601

Nguồn: Lee Jong-Wha, “The Irresistible Rise of the Renminbi,” Project Syndicate, 20/05/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đến cuối năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ quyết định liệu đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có cùng với đồng euro, yên Nhật, bảng Anh, và đô la Mỹ tham gia vào rổ tiền tệ để quyết định giá trị tài sản dự trữ quốc tế của mình, hay còn gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), hay không. Trung Quốc đang thúc ép việc đưa đồng nhân dân tệ tham gia rổ tiền tệ này. Liệu nó có được chấp nhận?

IMF tạo ra SDR vào năm 1969 để bổ sung cho những đồng tiền dự trữ hiện có lúc đó, qua đó cung cấp thanh khoản bổ sung cho hệ thống tài chính toàn cầu. Hiện nay, vai trò của SDR phần lớn vẫn nằm trong giới hạn hoạt động của IMF; phần đóng góp của nó tại các thị trường tài chính toàn cầu và dự trữ quốc tế của các ngân hàng trung ương là không đáng kể. Continue reading “Sự trỗi dậy không thể cưỡng lại của đồng Nhân dân tệ”

06/06/1944: D-Day – Quân Đồng minh đổ bộ vào Normandie

140605123850-d-day-normandy-1-story-top

Nguồn:D-Day,” History.com (truy cập ngày 05/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mặc dù từ “D-Day” thường được dùng như một biệt ngữ quân sự để chỉ ngày một chiến dịch hay sự kiện diễn ra, đối với nhiều người, nó cũng đồng nghĩa với ngày mùng 6 tháng 6 năm 1944, ngày quân đội Đồng Minh vượt qua eo biển Manche và đổ bộ lên bãi biển Normandie, Pháp, bắt đầu giải phóng Tây Âu khỏi sự kiểm soát của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Trong vòng ba tháng, miền Bắc của nước Pháp đã được giải phóng và lực lượng Đồng Minh chuẩn bị tiến vào Đức, nơi họ nhập cùng đoàn quân của Liên Xô đến từ phía Đông.

Với việc quân đội của Hitler kiểm soát hầu như toàn bộ châu Âu lục địa, các nước Đồng Minh hiểu rằng việc đổ bộ thành công lên châu lục này là trọng tâm để giành chiến thắng. Hitler cũng hiểu rõ điều đó, và đã dự kiến một cuộc tấn công vào phía Tây Bắc châu Âu vào mùa xuân năm 1944. Hitler hi vọng đẩy lùi quân Đồng Minh khỏi bờ biển với một cuộc phản công mạnh mẽ giúp trì hoãn những nỗ lực tấn công của quân đội Đồng Minh trong tương lai, cho Hitler dành thời gian tập trung lực lượng để đánh bại Liên Xô ở phía Đông. Hitler tin rằng một khi điều đó được hoàn thành thì chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về tay mình. Continue reading “06/06/1944: D-Day – Quân Đồng minh đổ bộ vào Normandie”

05/06/1933: Mỹ từ bỏ bản vị vàng

Nguồn:FDR takes United States off gold standard,” History.com (truy cập ngày 04/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 5 tháng 6 năm 1933, Mỹ ngừng áp dụng chế độ bản vị vàng, một hệ thống tiền tệ mà trong đó tiền tệ được bảo đảm bằng vàng, khi Quốc hội ban hành một nghị quyết chung vô hiệu hóa quyền yêu cầu thanh toán bằng vàng của chủ nợ. Hoa Kỳ đã áp dụng chế độ bản vị vàng từ năm 1879, ngoại trừ một lệnh cấm xuất khẩu vàng trong Thế chiến thứ nhất, nhưng sự thất bại của hệ thống ngân hàng trong thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930 đã khiến công chúng lo sợ và tích trữ vàng, khiến chính sách này không thể đứng vững.

Ít lâu sau khi nhậm chức vào tháng 3 năm 1933, Roosevelt đã tuyên bố tạm ngừng hoạt động các ngân hàng trên toàn quốc để ngăn chặn một cuộc rút tiền gửi đột biến từ những khách hàng thiếu niềm tin vào nền kinh tế. Ông cũng cấm các ngân hàng trả bằng vàng hay xuất khẩu nó. Theo lý thuyết kinh tế của Keynes, một trong những cách tốt nhất để chống lại một cuộc suy thoái kinh tế là tăng cung tiền. Và nếu tăng lượng vàng mà Cục Dự trữ Liên bang nắm giữ thì nó sẽ có khả năng tăng cung tiền cao hơn. Khi phải đối mặt với những áp lực tương tự, Vương quốc Anh đã từ bỏ bản vị vàng trong năm 1931, và Roosevelt đã lưu ý điều đó. Continue reading “05/06/1933: Mỹ từ bỏ bản vị vàng”

Sự trở lại của vấn đề Balkan

640px-Sarajevo_martyrs_memorial_cemetery_2009_2

Nguồn: Dominique Moisi, “The Return of the Balkan Question,” Project Syndicate, 22/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

“Chúng ta phải châu Âu hóa Balkan (tức bán đảo Ban-căng – NBT), để tránh việc Balkan hóa châu Âu.” Tôi đã viết những lời đó cùng với nhà khoa học chính trị người Pháp Jacques Rupnik vào năm 1991, ngay khi chiến tranh vừa nổ ra giữa các quốc gia kế thừa của Nam Tư. Cuộc chiến đó đã kéo dài đến cuối thập niên, lấy đi hàng ngàn sinh mạng, và hai lần yêu cầu sự can thiệp của NATO (ở Bosnia vào năm 1995 và Serbia vào năm 1999).

Gần một phần tư thế kỷ sau, các nước Balkan vẫn tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình châu Âu, giống như vào đêm trước Thế chiến I và sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, lúc sự sụp đổ của Nam Tư không chỉ dẫn đến cuộc chiến tranh đầu tiên của châu Âu kể từ năm 1945, mà còn là sự trở lại của nạn diệt chủng. Continue reading “Sự trở lại của vấn đề Balkan”

04/06/1989: Trung Quốc đàn áp biểu tình Thiên An Môn

Nguồn:Crackdown at Tiananmen begins,” History.com (truy cập ngày 03/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi các cuộc biểu tình kêu gọi cải cách dân chủ ở Trung Quốc diễn ra đến tuần thứ bảy, chính phủ Trung Quốc đã điều động binh lính và xe tăng để giành lại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh bằng mọi giá. Đến đêm trước ngày mùng 4 tháng 6, quân đội Trung Quốc đã buộc phải tiến vào dọn sạch quảng trường, làm chết hàng trăm và bắt giữ hàng ngàn người biểu tình và những người bị tình nghi là bất đồng chính kiến. Continue reading “04/06/1989: Trung Quốc đàn áp biểu tình Thiên An Môn”

03/06/1940: Thế chiến II – Đức ném bom Paris

article-2417335-1BC1D281000005DC-652_964x654

Nguồn:Germans bomb Paris,” History.com (truy cập ngày 02/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 3 tháng 6 năm 1940, không quân Đức đã ném bom Paris, giết chết 254 người, hầu hết trong số đó là thường dân.

Với quyết tâm phá hoại nền kinh tế và quân sự Pháp, đồng thời làm suy giảm dân số và trong ngắn hạn là làm tê liệt tinh thần của người dân Paris cũng như khả năng Pháp ủng hộ các quốc gia khác đang bị Đức chiếm đóng, người Đức đã tổ chức ném bom thủ đô của nước Pháp mà không để tâm đến thực tế là hầu hết các nạn nhân đều là thường dân, trong đó có cả học sinh. Vụ ném bom thành công đã kích động sự sợ hãi trong người dân; Bộ trưởng nội vụ của Pháp khi đó chỉ có thể ngăn cản các quan chức chính phủ chạy khỏi Paris bằng cách đe dọa những hình phạt nặng nề. Continue reading “03/06/1940: Thế chiến II – Đức ném bom Paris”

Mafia bóng đá: Chính trị trong thế giới của FIFA

qopv2iqh1eibsobonire

Nguồn: Ian Buruma, “The Soccer Mafia,” Project Syndicate, 28/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Điều ngạc nhiên duy nhất trong vụ bắt giữ bảy quan chức của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) tại một khách sạn ở Thụy Sĩ vào sáng sớm ngày 27 tháng 5 là nó đã xảy ra. Hầu hết mọi người đều cho rằng những người đàn ông được ưu ái, diện những bộ com lê đắt tiền và đang chi phối liên đoàn bóng đá của thế giới, đã vượt ra ngoài tầm với của pháp luật. Bất luận những tin đồn hay báo cáo về hối lộ, lại quả, gian lận phiếu bầu, và các hành vi sai trái khác là gì thì Chủ tịch FIFA Joseph “Sepp” Blatter cùng các đồng nghiệp và cộng sự của ông vẫn có vẻ như luôn không hề trầy xước.

Đến nay đã có 14 người, trong đó có 9 giám đốc điều hành FIFA, cả đương chức và hết nhiệm kỳ (nhưng ngoại trừ Blatter), đã bị buộc tội về một loạt các hành vi gian lận và tham nhũng ở Hoa Kỳ, nơi mà các công tố viên đã cáo buộc họ bỏ túi 150 triệu USD từ hối lộ, lại quả và các hành vi sai trái khác. Và các công tố viên liên bang Thụy Sĩ đang tìm kiếm chứng cứ về các giao dịch mờ ám đằng sau quyết định trao quyền đăng cai World Cup 2018 cho Nga và 2022 cho Qatar. Continue reading “Mafia bóng đá: Chính trị trong thế giới của FIFA”

02/06/1953: Nữ hoàng Anh Elizabeth II lên ngôi

Nguồn:Coronation of Queen Elizabeth II,” History.com (truy cập ngày 31/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 2 tháng 6 năm 1953, Elizabeth II chính thức lên ngôi Nữ hoàng của Vương quốc Anh trong một buổi lễ xa hoa ngập tràn có truyền thống cả thiên niên kỷ. Một ngàn chức sắc và khách mời tham dự lễ đăng quang tại Tu viện Westminster, London, và hàng trăm triệu người đã lắng nghe buổi lễ qua đài phát thanh và lần đầu tiên lễ đăng quang của Nữ hoàng được truyền hình trực tiếp. Sau buổi lễ, hàng triệu khán giả đã dầm mình trong mưa để chúc mừng nữ hoàng 27 tuổi và phu quân của bà, công tước 30 tuổi xứ Edinburgh, khi họ diễu hành dọc theo một tuyến đường kéo dài năm dặm (tám kilômét) trong một cỗ xe ngựa kéo mạ vàng.

Elizabeth, sinh năm 1926, là con gái đầu lòng của Hoàng tử George (con trai thứ hai của Vua George V). Ông nội bà qua đời năm 1936, và bác của bà đã lên ngôi Vua Edward VIII. Nhưng đến cuối năm đó, Edward thoái vị sau những tranh cãi xung quanh việc ông quyết định kết hôn với Wallis Warfield Simpson, một phụ nữ đã ly dị người Mỹ, và cha của Elizabeth đã lên ngôi Vua George VI. Continue reading “02/06/1953: Nữ hoàng Anh Elizabeth II lên ngôi”

Về quyền lực của Hun Sen ở Campuchia

jdcambi25e

Nguồn: Milton Osborne, “Hun Sen’s Cambodia: Review,” Contemporary Southeast Asia Vol. 37, No. 1 (2015), pp. 134-36.

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có một thực tế đáng chú ý là trước khi cuốn sách xuất sắc của Sebastian Strangio được xuất bản năm 2014, chúng ta vẫn chưa có nghiên cứu nghiêm túc nào về Hun Sen, cựu chiến binh Khmer Đỏ, chính trị gia đáng chú ý nhất của Campuchia và là người giữ chức thủ tướng lâu nhất trên thế giới. Tôi đưa ra nhận định này sau khi đã biết rõ về cuốn Strongman: The extraordinary life of Hun Sen [Lãnh đạo chuyên quyền: Cuộc đời đặc biệt của Hun Sen] (2013) của hai tác giả H.C và J.B. Metha, một cuốn sách dù hữu ích theo góc nhìn biên niên ký nhưng về cơ bản lại thần thánh hóa nhân vật.

Có một số lý do giải thích cho việc tại sao tiểu sử quan trọng của Hun Sen lại chưa xuất hiện trước đây, bên cạnh việc một bài viết “thẳng thắn và không sợ hãi” có thể khiến tác giả khó có thể được quay trở lại Campuchia. Continue reading “Về quyền lực của Hun Sen ở Campuchia”

01/06/1980: CNN ra đời

Nguồn:CNN launches,” History.com (truy cập ngày 31/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 6 năm 1980, CNN (Cable News Network – mạng tin tức truyền hình cáp), mạng tin tức truyền hình 24 giờ đầu tiên của thế giới, đã phát đi bản tin đầu tiên của mình. CNN bắt đầu phát sóng vào lúc 18:00 giờ EST (Giờ chuẩn miền Đông, tức 23:00 giờ GMT) từ trụ sở chính tại thành phố Atlanta, Georgia, với một bản tin về vụ ám sát hụt lãnh đạo dân quyền Vernon Jordan.

CNN đi vào hoạt động để thay đổi quan điểm cho rằng tin tức chỉ có thể được phát đi trong những thời điểm cố định trong ngày. Tại thời điểm CNN ra mắt, ba mạng lớn là ABC (Công ty Truyền thông Mỹ), CBS (Hệ thống Truyền thông Columbia) và NBC (Công ty Truyền thông Quốc gia) và những chương trình phát sóng 30 phút hàng đêm của họ đang thống lĩnh mảng tin tức truyền hình. Ban đầu được phát sóng tới chưa đến hai triệu gia đình Mỹ, ngày nay CNN đã được theo dõi bởi hơn 89 triệu hộ gia đình Mỹ và hơn 160 triệu gia đình quốc tế. Continue reading “01/06/1980: CNN ra đời”

Đằng sau quá trình tìm kiếm an ninh của Trung Quốc

china-680x400

Nguồn: Denny Roy, “China’s Search for Security: Review,” Contemporary Southeast Asia Vol. 37, No. 1 (2015), pp. 154–56.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuốn China’s Search for Security (Quá trình tìm kiếm an ninh của Trung Quốc) trình bày một quan điểm trái với các nhận định mang tính cảnh báo trong các cuộc tranh luận tại Mỹ về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong khi nhiều nhà bình luận khác mô tả Trung Quốc là quyết đoán một cách toan tính và quyết tâm đẩy Mỹ ra khỏi châu Á để mở đường cho sự thống trị của Trung Quốc hồi sinh, Nathan và Scobell lại mô tả chính sách an ninh của Trung Quốc phản ảnh sự phòng vệ và yếu kém căn bản của Trung Quốc: “Tính dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa là động lực chính của chính sách đối ngoại của Trung Quốc” (tr. 3), họ viết. Continue reading “Đằng sau quá trình tìm kiếm an ninh của Trung Quốc”

31/05/1941: Thế chiến II – Đức xâm chiếm đảo Kríti

Nguồn:Germans conquer Crete,” History.com (truy cập ngày 30/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, lực lượng cuối cùng của quân Đồng Minh đã phải sơ tán sau 11 ngày chiến đấu với cuộc xâm lược thành công bằng lính dù của Đức tại đảo Kríti (tức đảo Crete, đảo lớn nhất và đông dân nhất của Hy Lạp – NBT). Kríti trở thành lãnh thổ chiếm đóng của phe Trục.

Sáng ngày 20 tháng 5 năm 1941, khoảng 3.000 lính của một sư đoàn Đức đã hạ cánh xuống đảo Kríti, được tuần tra và bảo vệ bởi hơn 28.000 quân Đồng Minh và cũng khoảng từng đó lính Hy Lạp. Dù được dự đoán từ trước, phe Đồng Minh đã không coi trọng cuộc xâm lược của Đức; điều mà họ e sợ thực sự lại là một cuộc tấn công từ biển. 3.000 lính dù ban đầu đã được tăng viện thêm bởi 19.000 người, được gửi đến bằng dù, máy bay, và tàu chở quân. Continue reading “31/05/1941: Thế chiến II – Đức xâm chiếm đảo Kríti”

30/05/1990: Gorbachev dự hội nghị thượng đỉnh ở Washington

121231043853-frum-george-hw-bush-story-top

Nguồn:Gorbachev arrives in Washington for summit,” History.com (truy cập ngày 28/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 30 tháng 5 năm 1990, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã bắt đầu chuyến thăm tới Washington, D.C. trong ba ngày để hội đàm với Tổng thống Mỹ George Bush (cha). Cuộc họp thượng đỉnh lần này tập trung vào các vấn đề của Đức và vị thế của nước này trong một châu Âu đang biến chuyển.

Khi Gorbachev đến dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai này của ông với Tổng thống Bush, tình hình của ông ở Liên Xô đang rất nguy hiểm. Bất chấp nhiều nỗ lực cải cách của Gorbachev, nền kinh tế của Liên Xô đang nhanh chóng tiến đến đỉnh điểm khủng hoảng. Sự kiểm soát của Nga đối với các quốc gia vệ tinh ở Đông Âu đã nhanh chóng suy yếu, và thậm chí một số nước cộng hòa Xô viết như Litva đã bắt đầu theo theo đuổi con đường độc lập. Continue reading “30/05/1990: Gorbachev dự hội nghị thượng đỉnh ở Washington”

29/05/1972: Mỹ-Xô ra thông cáo chung về vấn đề Việt Nam

Nguồn:United States and USSR issue a joint communique,” History.com (truy cập ngày 28/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 29 tháng 5 năm 1972, trong một thông cáo chung được Hoa Kỳ và Liên Xô công bố sau khi bế mạc hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng Bí thư Liên Xô Leonid Brezhnev và Tổng thống Mỹ Richard Nixon tại Moskva (trong chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ tới Liên Xô), cả hai nước đã nêu ra lập trường của họ về vấn đề Việt Nam.

Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng tương lai của miền Nam Việt Nam nên được quyết định bởi chính người dân miền Nam Việt Nam mà không nên bị can thiệp. Còn Liên Xô nhấn mạnh rằng quân đội Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh phải rút khỏi miền Nam Việt Nam và chấm dứt ném bom miền Bắc. Continue reading “29/05/1972: Mỹ-Xô ra thông cáo chung về vấn đề Việt Nam”

Nghịch lý của nền chính trị bản sắc

470423482

Nguồn: Kemal Derviş, “The Paradox of Identity Politics,” Project Syndicate, 12/05/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc tổng tuyển cử gần đây của Vương quốc Anh đã cung cấp một ví dụ rõ ràng về cách mà vấn đề bản sắc dân tộc đang định hình lại bộ mặt chính trị của châu Âu. Đảng Dân tộc Scotland (SNP), một phiên bản cánh tả của nền chính trị bản sắc, đã vượt qua Công đảng ở Scotland, cho phép Đảng Bảo thủ giành được đa số tuyệt đối tại Quốc hội (Vương quốc Anh). Chính phủ của Thủ tướng David Cameron – người tập trung vào bản sắc của người Anh hơn là vận mệnh chung của Vương quốc Anh với châu Âu – chắc chắn sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh có nên tiếp tục tư cách thành viên của mình tại Liên minh Châu Âu, với những hệ quả không thể lường trước. Continue reading “Nghịch lý của nền chính trị bản sắc”

Tài trợ phát triển mang đặc sắc Trung Quốc?

0,,16479340_401,00

Nguồn: Richard Kozul-Wright & Daniel Poon, “Development Finance with Chinese Characteristics?Project Syndicate, 20/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau một loạt bổ sung vào phút cuối các thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), bây giờ người ta chuyển hướng chú ý sang việc thiết lập các luật lệ và quy tắc hoạt động của AIIB do Trung Quốc dẫn đầu. Nhưng vẫn còn những câu hỏi quan trọng – và quan trọng nhất là AIIB là một đối thủ tiềm năng hay là thành viên mới được chào đón để bổ sung cho các tổ chức tài chính đa phương hiện có như Ngân hàng Thế giới.

Kể từ khi Trung Quốc và 20 quốc gia chủ yếu là châu Á ký bản ghi nhớ thành lập AIIB hồi tháng 10 năm ngoái, 36 quốc gia khác – trong đó có Australia, Brazil, Ai Cập, Phần Lan, Pháp, Đức, Indonesia, Iran, Israel, Ý, Na Uy, Nga, Ả Rập Xê-út, Nam Phi, Hàn Quốc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, và Vương quốc Anh – đã tham gia với tư cách là các thành viên sáng lập. Continue reading “Tài trợ phát triển mang đặc sắc Trung Quốc?”

28/05/1961: Chiến dịch “Kêu gọi ân xá” được phát động

Nguồn:Appeal for Amnesty campaign launches,” History.com (truy cập ngày 27/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 28 tháng 5 năm 1961, tờ báo Anh The London Observer đã đăng tải một bài viết của luật sư Peter Benenson có nhan đề “The Forgotten Prisoners” (Những tù nhân bị quên lãng) trên trang nhất, chính thức phát động phong trào Kêu gọi ân xá 1961 – một chiến dịch nhằm kêu gọi trả tự do cho tất cả tù nhân ở nhiều nơi trên thế giới bị giam giữ vì đã biểu đạt niềm tin của họ một cách ôn hòa.

Benenson có cảm hứng viết lời kêu gọi sau khi đọc được một bài viết về hai sinh viên người Bồ Đào Nha bị bắt giữ sau khi nâng cốc ủng hộ sự tự do trong một nhà hàng công cộng. Ở thời điểm đó, Bồ Đào Nha đang nằm dưới chế độ độc tài do António de Oliveira Salazar cai trị. Bất bình, Benenson viết một bài báo gửi cho tờ The Observer để kêu gọi trả tự do cho hai học sinh và thúc giục độc giả viết thư phản đối để gửi tới chính phủ Bồ Đào Nha. Continue reading “28/05/1961: Chiến dịch “Kêu gọi ân xá” được phát động”

Thách thức từ ngân sách quân sự quá lớn của Nga

moscow_victory_parade_759

Nguồn: Surgei Guriev, “Russia’s Indefensible Military Budget,” Project Syndicate, 14/05/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 9 tháng 5 vừa qua, Nga đã tổ chức cuộc duyệt binh lớn nhất kể từ thời Liên Xô. Tiếp nối truyền thống thời kỳ đó, Quảng trường Đỏ đã tràn ngập các thiết bị quân sự tối tân nhất, bao gồm cả siêu tăng đời mới T-14 “Armata.” Và cũng theo truyền thống đó, khi chiếc siêu tăng chết máy trong buổi tổng duyệt, người dân đã tức thì nói đùa rằng: “Chiếc xe tăng Armata thực sự có sức công phá chưa từng có; một tiểu đoàn có thể tiêu diệt toàn bộ ngân sách Nga!”

Dù là cường điệu (mỗi chiếc xe tăng có giá khoảng 8 triệu đô la Mỹ), câu nói đùa đã làm nổi bật thêm một đặc điểm khác trong khuynh hướng quay về thời kỳ Liên Xô của Nga: bội chi ngân sách quân sự. Continue reading “Thách thức từ ngân sách quân sự quá lớn của Nga”