Sự thật về viện trợ phát triển

Nguồn: Mark Suzman, “The Truth About Development Aid,” Project Syndicate, 03/04/2017.

Biên dịch: Đỗ Thị Thu Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bản dự thảo ngân sách 2018 được chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố gần đây đã đề xuất cắt giảm đáng kể các khoản viện trợ nước ngoài của Mỹ, gây ra một cuộc tranh luận về vai trò của những khoản chi đó trong việc cải thiện sức khỏe và phúc lợi cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Cuộc tranh luận này là quan trọng, vì trong quá trình xóa bỏ những sự bất bình đẳng thu nhập lớn nhất trên thế giới, viện trợ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng – và có lẽ thậm chí còn quan trọng hơn bao giờ hết – vì những lý do chưa được thấu hiểu rộng rãi. Continue reading “Sự thật về viện trợ phát triển”

Trump không biết được sự thiếu hiểu biết của mình?

Nguồn: Steven Nadler, “Donald Trump’s Unexamined Life,” Project Syndicate, 12/04/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong Euthyphro, một trong những cuộc đối thoại thời kỳ đầu của Plato, Socrates đến toà án Athens để tự biện hộ trước những cáo buộc vu khống ông làm hư hỏng giới thanh niên thành bang và không tin vào thánh thần. Ngay trước khi đến nơi, ông đã có một cuộc gặp gỡ mà nay có thể giúp ta hiểu rõ hơn điều có thể là khiếm khuyết nghiêm trọng nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Khi gần đến toà, Socrates tình cờ gặp bạn mình, Euthyphro, một thanh niên cũng đến đây để tố cáo cha mình vì tội giết người. Euthyphro bảo Socrates rằng anh tin là mình đang làm điều đúng đắn vì, bất kể kẻ giết người là ruột thịt trong gia đình, bất kể nạn nhân là người thân hay người dưng, kẻ có tội phải bị trừng trị. Euthyphro nhấn mạnh rằng các thánh thần sẽ chấp thuận hành động của anh, vì anh đang làm điều mà một người ngoan đạo phải làm. Continue reading “Trump không biết được sự thiếu hiểu biết của mình?”

Cuộc cách mạng sắp đến của nước Pháp

Nguồn: Zaki Laïdi, “The Coming French Revolution,” Project Syndicate, 17/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trong vài tuần tới, Pháp sẽ bầu ra vị tổng thống kế tiếp. Với quyền lực hành pháp đáng kể, bao gồm thẩm quyền giải thể Quốc hội, cuộc bầu cử tổng thống tổ chức năm năm một lần là cuộc bầu cử quan trọng nhất của Pháp. Nhưng lần này rủi ro đang lớn hơn bao giờ hết.

Hai ứng cử viên dẫn đầu là Marine Le Pen của Đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu và Emmanuel Macron, bộ trưởng kinh tế dưới thời Tổng thống François Hollande của Đảng Xã hội nhưng đang tranh cử với tư cách là ứng cử viên độc lập. Nếu đúng như dự kiến, Le Pen và Macron sẽ đối đầu trong vòng hai của cuộc bầu cử vào ngày 7 tháng 5, thì đây sẽ là một dấu mốc chính trị lớn đối với nước Pháp: lần đầu tiên trong 60 năm các đảng chính của cả cánh tả lẫn cánh hữu đều không góp mặt trong vòng bầu cử thứ hai. Continue reading “Cuộc cách mạng sắp đến của nước Pháp”

Hãy thay đổi cách tiếp cận đối với chính sách tiền tệ

Nguồn: Michael Heise, “Rewriting the Monetary-Policy Script,” Project Syndicate, 02/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Các ngân hàng trung ương lớn sẽ còn tiếp tục mù quáng dựa vào những luật lệ cứng nhắc để kiểm soát lạm phát và kích thích tăng trưởng trong bao lâu nữa? Với những lợi ích rõ ràng của chính sách tiền tệ linh hoạt, các nhà điều hành ngân hàng trung ương cần nhìn vào những cơ hội mà sự linh hoạt có thể mang lại.

Từ lâu, quy tắc vàng của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ là nếu lạm phát xuống dưới khoảng mục tiêu chính thức, lãi suất ngắn hạn sẽ được điều chỉnh xuống một mức có thể thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư. Cách tiếp cận này có nghĩa là một khi lãi suất ngân hàng xuống gần đến hoặc đến mức 0%, các ngân hàng trung ương sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kích hoạt các chương trình mua tài sản lớn với nhiệm vụ kích cầu. Khi tình huống này xảy ra, các nhà hoạch định chính sách tự động đi theo các kịch bản định trước của các mô hình kinh tế tân Keynes. Continue reading “Hãy thay đổi cách tiếp cận đối với chính sách tiền tệ”

Playboy và lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Amber Batura, “How Playboy Explains Vietnam,” The New York Times, 28/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khoảng giữa bộ phim Apocalypse Now có một cảnh nổi tiếng là khi con tàu chạy sông của Martin Sheen đến được một trạm cung ứng nằm sâu trong rừng rậm, trong lúc thủy thủ đoàn mua dầu diesel, nhân viên cung ứng đã cho họ những tấm vé miễn phí để xem một chương trình – “Các anh biết đấy,” anh ta nói, “những cô thỏ.” Không lâu sau, họ ngồi ở một sân khấu tạm bợ dựng quanh một bãi đáp, xem ba cô người mẫu Playboy nhảy xuống từ trực thăng và nhảy theo bài “Suzie Q.”

Cảnh phim đó là hoàn toàn hư cấu; các người mẫu Playboy gần như chưa bao giờ đến lưu diễn ở Việt Nam, và chắc chắn không phải là theo nhóm. Nhưng ngay cả khi không có cô thỏ nào thì chắc chắn tờ tạp chí vẫn có mặt ở đây. Trên thực tế, khó mà nói hết vai trò hết sức sâu sắc của tạp chí Playboy đối với hàng triệu lính và nhân viên dân sự Mỹ có mặt ở Việt Nam trong suốt cuộc chiến: để giải trí, đúng, nhưng quan trọng hơn nó còn là nguồn tin tức, và thông qua mục trao đổi thư từ dày đặc, nó còn là một nơi để tâm sự và xưng tội. Continue reading “Playboy và lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam”

Nghệ thuật phản kháng trong thời đại của Trump

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Laughing in the Dark,” Project Syndicate, 01/03/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Là một cựu công dân Liên Xô, tôi có thể nói với bạn điều này: khi giới nghệ sĩ lên tiếng chống lại một hệ thống chính trị thì đó chưa bao giờ là một dấu hiệu tốt cho hệ thống chính trị đó. Và khi phát ngôn của họ làm người ta lo lắng thấy rõ thì nhiều khả năng là hệ thống đó có vấn đề.

Trong một nền dân chủ, nghệ thuật có thể đơn thuần là bị bỏ qua. Tất nhiên, người ta có thể trân trọng văn hóa, nhưng đó là lựa chọn của mỗi người chứ không phải là điều cần thiết. Sự thờ ơ (đối với nghệ thuật) là một điều xa xỉ được ban cho những người mà các quyền tự do của họ được bảo vệ tốt. Tuy nhiên, khi các quyền tự do ấy bị đe dọa, nghệ thuật lại trở thành một tuyến phòng thủ quan trọng. Ngày nay, Hoa Kỳ đang học được bài học ấy. Continue reading “Nghệ thuật phản kháng trong thời đại của Trump”

Tại sao Johnson đưa Mỹ lún sâu vào Chiến tranh Việt Nam?

Nguồn: Mark K. Updegrove, “Lyndon Johnson’s Vietnam,” The New York Times, 24/02/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tại sao một vị tổng thống dù hiểu rõ những rủi ro nhưng vẫn lao vào một cuộc chiến không thể thắng?

Sáng ngày 27 tháng 5 năm 1964, chỉ hơn hai tháng trước khi Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ được Quốc hội thông qua, cho phép Nhà Trắng nắm quyền chỉ huy quân đội để làm những việc cần thiết ở Đông Nam Á, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã gọi hai cuộc điện thoại.

Cuộc đầu tiên, được nhật ký điện thoại ghi nhận lúc 10:55, là với thượng nghị sĩ Richard B. Russell thuộc Đảng Dân chủ của tiểu bang Georgia, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện. “Ông nghĩ sao về vấn đề Việt Nam?” Johnson hỏi thượng nghị sĩ, một người bạn và cũng là người cố vấn lâu năm. “Tôi muốn nghe ông nói chuyện một chút.” Continue reading “Tại sao Johnson đưa Mỹ lún sâu vào Chiến tranh Việt Nam?”

Chiến tranh Việt Nam và dấu ấn trong văn chương Mỹ

Nguồn: Maureen Ryan, “The Long History of the Vietnam Novel,” The New York Times, 17/03/2017.

Biên dịch: Tram Nguyen | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 2012, nhà văn Ben Fountain đoạt giải National Book Critics Circle (của Hiệp hội Phê bình Sách Quốc gia) cho cuốn Billy Lynn’s Long Halftime Walk. Cuốn tiểu thuyết đầu tay này của Fountain cũng lọt vào vòng chung khảo giải Sách Quốc gia Mỹ, cùng với một cuốn tiểu thuyết đầu tay khác, The Yellow Birds của Kevin Powers, tác phẩm đoạt giải PEN/Hemingway năm 2013 cho tác phẩm hư cấu đầu tay. Cả hai đều là tiểu thuyết Mỹ viết về chiến tranh Iraq. Trong nửa thập niên từ đó cho đến nay, văn chương về chiến tranh Iraq và Afghanistan – hầu hết, nhưng không phải tất cả, được viết bởi các cựu chiến binh trong hai cuộc chiến – đã góp phần rất lớn trong việc định hình bình luận văn hóa về các cuộc can dự quân sự gần đây nhất của Mỹ, trong lúc hàng ngàn nhân viên quân sự Mỹ vẫn đang ở thực địa. Continue reading “Chiến tranh Việt Nam và dấu ấn trong văn chương Mỹ”

Anh có phải trả giá cho sự cai trị thực dân ở Ấn Độ?

Nguồn: Shashi Tharoor, “The Price of Empire,” Project Syndicate, 20/02/2017.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Người Ấn Độ không hay nhắc lại quá khứ thuộc địa của đất nước mình. Dù là vì sức mạnh quốc gia hay là vì văn minh còn yếu, Ấn Độ lâu nay luôn không muốn lưu giữ sự oán hận nào đối với nước Anh về 200 năm nô dịch, bóc lột, và khai thác thực dân. Nhưng sự trầm tĩnh của người Ấn Độ về quá khứ không loại bỏ được những gì đã diễn ra.

Sự rút lui hỗn loạn của Anh khỏi Ấn Độ năm 1947, sau hai thế kỷ cai trị, kéo theo một cuộc chia cắt bạo lực và thù nghịch dẫn đến sự trỗi dậy của Pakistan. Nhưng điều đó xảy ra một cách lạ kỳ khi không hề có một sự oán giận nào với nước Anh. Ấn Độ đã chọn ở lại trong khối Thịnh vượng chung trong vai trò một nước cộng hòa thành viên và duy trì quan hệ thân mật với vị lãnh chúa cũ của mình. Continue reading “Anh có phải trả giá cho sự cai trị thực dân ở Ấn Độ?”

Món quà của Trump cho Trung Quốc

Nguồn: Kaushik Basu, “Trump’s Gift to China,” Project Syndicate, 09/03/2017.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Những lời đe dọa mang màu sắc chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với Trung Quốc đã làm dấy lên nhiều lo ngại. Nếu ông thực hiện lời hứa của mình và chính thức coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ hoặc áp mức thuế nhập khẩu cao hơn chẳng hạn thì những hệ quả ngắn hạn – bao gồm một cuộc chiến thương mại – có thể sẽ rất nghiêm trọng. Nhưng về dài hạn, việc Hoa Kỳ xoay theo chủ nghĩa bảo hộ cũng có thể là một điều trong cái rủi có cái may cho Trung Quốc.

Rõ ràng Trung Quốc đang phải trải qua một giai đoạn phát triển khó khăn. Sau ba thập niên đạt mức tăng trưởng GDP hai con số – một thành tựu rất hiếm có trong lịch sử – tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể. Giá nhân công tăng kèm theo nhu cầu yếu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã khiến mức tăng GDP hàng năm của nước này giảm xuống còn 6,9% năm 2015 và 6,7% trong năm ngoái. Chính phủ Trung Quốc hiện giờ đã giảm mục tiêu tăng trưởng cho giai đoạn 2016–2020 xuống mức 6,5 đến 7%. Continue reading “Món quà của Trump cho Trung Quốc”

Việt Nam 1967: Hệ lụy từ ‘Sự kiện Vịnh Bắc Bộ’

Nguồn: Mark Atwood Lawrence, “America’s Case of ‘Tonkin Gulfitis’,” The New York Times, 07/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 22 tháng 5 năm 1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson nhận được tin đáng lo ngại từ Trung Đông. Chính phủ Ai Cập đã đóng cửa eo biển Tiran, tuyến đường thủy hẹp nối Biển Đỏ với Israel, qua đó chặn đường vận tải biển của Israel. Động thái này đã làm leo thang đáng kể căng thẳng Ả Rập-Israel và đẩy khu vực đến bờ vực chiến tranh.

Bản năng của Johnson là hành động táo bạo để tháo gỡ cuộc khủng hoảng. Ông đề xuất tập hợp một lực lượng hải quân do Mỹ dẫn đầu để hộ tống các tàu Israel qua eo biển và buộc Ai Cập phải xuống nước. Nhưng ông nhanh chóng phát hiện ra vấn đề. Continue reading “Việt Nam 1967: Hệ lụy từ ‘Sự kiện Vịnh Bắc Bộ’”

Trump, nợ quốc gia và trật tự toàn cầu

Nguồn: Harold James, “National Debt and Global Order,” Project Syndicate, 25/01/2017.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong lúc chúng ta bước vào năm mới, mọi chỉ dấu đều hướng đến một sự tái tạo trật tự toàn cầu. Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra lời biện hộ cho toàn cầu hóa tại Davos, và các nhà lãnh đạo cánh hữu như Marine Le Pen và Geert Wilders đã tổ chức một “hội nghị thượng đỉnh thay thế của châu Âu” tại thành phố Koblenz ở Đức.

Trump và các đồng minh dân túy của ông ở châu Âu lên án toàn cầu hóa, trong khi Tập lại trở thành người bảo vệ chính cho vấn đề này. Tuy nhiên, riêng thông điệp của Trump lại chứa đựng sự mâu thuẫn: theo đuổi chặt chẽ những lợi ích kinh tế quốc gia có thể đòi hỏi hợp tác quốc tế ít hơn, nhưng việc tăng cường an ninh lại đòi hỏi hợp tác quốc tế nhiều hơn. Continue reading “Trump, nợ quốc gia và trật tự toàn cầu”

Quan hệ Việt-Trung qua con mắt một học giả Trung Quốc

Nguồn: Xie Tao, “China and Vietnam: Thoughts From a Chinese Sojourner in Ho Chi Minh City,” The Diplomat, 02/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Đầu tháng 2 năm nay, tôi có chuyến thăm thứ hai đến Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khác với chuyến thăm lần đầu cách đây bốn năm, lần này tôi quyết định dành phần lớn thời gian trong năm ngày ở đây để khám phá các bảo tàng trong thành phố. Ở Việt Nam lúc này là mùa khô, và các bảo tàng sẽ cung cấp một nơi trú ẩn dễ chịu trước cái nóng hầm hập trên đường phố. Vả lại, con trai tôi mới bốn tuổi trong chuyến thăm đầu, và tôi nghĩ lớn thêm bốn năm là đủ cho nó học được chút gì đó từ các bảo tàng về lịch sử và văn hóa của một đất nước mà nó đã đến thăm hai lần. Continue reading “Quan hệ Việt-Trung qua con mắt một học giả Trung Quốc”

ASEAN và cuộc khủng hoảng người Rohingya

Nguồn: Syed Munir Khasru, “ASEAN and the Rohingya Crisis,” Project Syndicate, 01/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Cảnh ngộ ngày càng tồi tệ của các cộng đồng người Hồi giáo Rohingya tại tiểu bang Rakhine của Myanmar có thể sẽ sớm làm tổn hại chính phủ nước này, cũng như danh tiếng của nhà lãnh đạo, người đoạt giải Nobel Hòa bình, bà Aung San Suu Kyi. Cuộc khủng hoảng leo thang từ tháng 10/2016, khi quân đội Myanmar tấn công làm chết 130 người Rohingya, và đốt cháy hàng chục căn nhà của họ. Vào thời điểm đó, các nhà lãnh đạo quân đội nói rằng cuộc tấn công là một phần trong nỗ lực nhằm định vị các nhóm phiến loạn chưa xác định, được cho là gây ra vụ giết hại chín cảnh sát vào ngày 9 tháng 10 năm ngoái tại ba trạm biên giới thuộc quận Maungdaw. Continue reading “ASEAN và cuộc khủng hoảng người Rohingya”

Tại sao Trump không thể bắt nạt Trung Quốc?

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Why Trump Can’t Bully China,” Project Syndicate, 09/02/2017.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây bất ổn trật tự kinh tế thế giới thời hậu Thế chiến II, phần đông thế giới đang cùng lúc nín thở. Các nhà bình luận tìm kiếm những từ ngữ miêu tả cuộc tấn công của ông vào các quy chuẩn truyền thống về vai trò lãnh đạo và sự khoan dung trong một nền dân chủ tự do hiện đại. Các kênh truyền thông chủ lưu, phải đối mặt với một tổng thống thi thoảng có thể hết sức thiếu thông tin nhưng lại thực sự tin vào những điều mình đang nói, ngập ngừng gọi các tuyên bố sai lệch rõ ràng của ông là những lời nói dối.

Nhưng một số người sẽ lập luận rằng bên dưới sự hỗn loạn và ầm ỹ đó, có một lý do kinh tế duy lý cho việc chính quyền Trump rút lui một cách thiếu trật tự khỏi quá trình toàn cầu hóa. Theo quan điểm này, Hoa Kỳ đã bị lừa vào thế khiến uy thế của Trung Quốc ngày càng nâng cao, và rồi một ngày nào đó người Mỹ sẽ phải hối hận. Giới kinh tế học chúng ta lại có xu hướng xem việc Hoa Kỳ từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới là một sai lầm lịch sử. Continue reading “Tại sao Trump không thể bắt nạt Trung Quốc?”

Phong cách ‘gia đình trị’ kiểu Bắc Triều Tiên của Trump

Nguồn: Kent Harrington, “Donald Trump’s North Korean Family Values,” Project Syndicate, 05/01/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Mỗi tân tổng thống Hoa Kỳ đến Washington, DC, đều dẫn theo một số nhân viên tư vấn và trợ lý có mối quan hệ cá nhân được xây dựng qua nhiều năm và được tôi luyện trong chiến dịch tranh cử, điều mang lại cho họ niềm tự hào của một vị trí trong chính quyền. Từ “tình anh em Ireland” đưa John F. Kennedy đến Nhà Trắng tới “Bức tường Berlin” canh cửa cho Richard Nixon, các chiến hữu và bạn bè thân tín thường lấn át những tên tuổi lớn nhất của chính quyền. Nhưng chưa tổng thống Mỹ nào từng đưa vào Nhà Trắng một nhóm thân cận do gia đình chi phối như Donald Trump. Continue reading “Phong cách ‘gia đình trị’ kiểu Bắc Triều Tiên của Trump”

Thế giới ‘hậu thực tế’ và mối đe dọa đối với dân chủ

Nguồn: Francis Fukuyama, “The Emergence of a Post-Fact World,” Project Syndicate, 12/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những diễn biến nổi bật nhất của năm 2016 và nền chính trị rất bất thường của năm là sự xuất hiện của một thế giới “hậu thực tế” (post-fact), nơi mà hầu hết các nguồn thông tin đáng tin cậy bị nghi ngờ và bị thách thức bởi những thực tế trái ngược có chất lượng và nguồn gốc mập mờ.

Sự trỗi dậy của Internet và World Wide Web vào thập niên 1990 được chào đón như một thời khắc của giải phóng và một điều có lợi cho nền dân chủ trên khắp thế giới. Thông tin là một dạng quyền lực, và nhờ thông tin trở nên rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn, các cộng đồng dân chủ có thể tham gia vào những lĩnh vực mà trước kia họ bị loại trừ. Continue reading “Thế giới ‘hậu thực tế’ và mối đe dọa đối với dân chủ”

Nước Anh đâm đầu vào đá với ‘Brexit cứng’?

Nguồn: Philippe Legrain, “Brexit into Trumpland,” Project Syndicate, 19/01/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thủ tướng Theresa May đang đưa Vương quốc Anh vào một cuộc Brexit rất “cứng” vào năm 2019 – và có khả năng tệ hơn, nếu Anh rời EU mà không có một thoả thuận rời EU hay thỏa thuận thương mại. Trong bài phát biểu ngày 17 tháng 1, bà May vạch ra các mục tiêu đàm phán với EU, và tỏ rõ bà sẽ đặt những yêu cầu của phe ủng hộ Brexit cứng rắn lên các lợi ích kinh tế của đất nước.

Không ngạc nhiên khi bà May sẽ chọn một đường lối Brexit mà theo đó Anh sẽ rời cả thị trường chung lẫn liên minh thuế quan của EU: bà biết rất ít về kinh tế, và quan tâm đến nó còn ít hơn. Mục đích cuối cùng của bà là giữ được chức Thủ tướng, và bà tin rằng kiểm soát nhập cư – một mối ám ảnh cá nhân từ lâu – sẽ giúp bà được lòng các cử tri chọn rời EU, và việc chấm dứt thẩm quyền của Toà Công lý châu Âu ở Anh sẽ xoa dịu phe dân tộc chủ nghĩa trong Đảng Bảo thủ của bà. Continue reading “Nước Anh đâm đầu vào đá với ‘Brexit cứng’?”

Cuộc chiến ba mươi năm ở Việt Nam

Nguồn: Christopher Goscha, “The 30-Years War in Vietnam,” The New York Times, 07/02/2017.

Biên dịch: Vũ Đức Liêm | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Rõ ràng là chiến tranh Việt Nam được người ta nhớ đến theo những cách rất khác nhau. Phần lớn người Mỹ nhớ đến nó như một cuộc chiến diễn ra từ năm 1965 đến năm 1975, làm quân đội của họ sa lầy vào một nỗ lực nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống Đông Nam Á, đồng thời làm chia rẽ người Mỹ một cách sâu sắc. Người Pháp nhớ đến thất bại của họ ở đó như một cuộc xung đột kéo dài một thập niên, từ năm 1945 đến năm 1954, khi họ cố gắng giành giữ viên ngọc châu Á của đế quốc thực dân của mình cho đến khi thất trận ở một nơi được gọi là Điện Biên Phủ. Continue reading “Cuộc chiến ba mươi năm ở Việt Nam”

Tại sao những người học cao thường có tư tưởng tự do?

Nguồn: Neil Gross, “Why Are the Highly Educated So Liberal?The New York Times, 13/05/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1979, trong một cuốn sách ngắn có nhan đề The Future of Intellectuals and the Rise of the New Class (Tương lai của giới trí thức và sự trỗi dậy của giai cấp mới), nhà xã hội học Alvin Gouldner giải quyết một câu hỏi được các nhà phân tích xã hội tranh luận sôi nổi lúc bấy giờ: Có phải các phong trào sinh viên trong những năm 1960 là dấu hiệu cho thấy những người có trình độ giáo dục cao đang trên đường trở thành một lực lượng chính trị lớn trong xã hội Mỹ?

Câu trả lời của tiến sĩ Gouldner là đúng thế. Là một người tả khuynh, ông có nhiều cảm xúc lẫn lộn với diễn biến này, bởi ông nghĩ giới tri thức có thể sẽ muốn đặt những quyền lợi của riêng mình lên trên quyền lợi của những nhóm ngoài lề mà họ thường tự nhận là đại diện. Continue reading “Tại sao những người học cao thường có tư tưởng tự do?”