03/09/2004: Khủng hoảng con tin tại trường học Nga

Nguồn: Russian school siege ends in bloodbath, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2004, cuộc khủng hoảng con tin kéo dài ba ngày tại một trường học ở Nga đã đi đến kết cục đầy bạo lực sau khi những kẻ bắt cóc con tin đấu súng với lực lượng an ninh Nga. Cuối cùng, đã có hơn 300 người chết, nhiều trong số đó là trẻ em, ngoài ra hàng trăm người khác bị thương.

Sáng ngày 01/09, khi mọi người đang dự lễ khai giảng năm học, một nhóm khủng bố Chechnya đã bao vây học sinh, giáo viên và phụ huynh ngay trên sân chơi của Trường số 1 ở Beslan. Một số người may mắn trốn thoát trong khi những người khác bị giết hại; tuy nhiên, phần lớn con tin, ước tính vào khoảng 1.200 người lớn và trẻ em, đã bị dồn vào phòng tập thể dục của trường, nơi bọn tội phạm đã lắp một số thiết bị nổ. Continue reading “03/09/2004: Khủng hoảng con tin tại trường học Nga”

01/09/1939: Đức xâm lược Ba Lan

Nguồn: Germany invades Poland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, các lực lượng Đức dưới sự kiểm soát của Adolf Hitler đã tấn công Ba Lan cả trên bộ và trên không. Thế chiến II chính thức bắt đầu.

Tại sao Đức xâm lược Ba Lan?

Đức xâm lược Ba Lan nhằm giành lại lãnh thổ đã mất, và cuối cùng thống trị nước láng giềng phía đông của họ. Cuộc xâm lược Ba Lan của Đức là phần mở đầu cho kế hoạch tiến hành chiến tranh của Hitler – những gì sau này sẽ trở thành chiến lược “blitzkrieg” (tấn công chớp nhoáng). Continue reading “01/09/1939: Đức xâm lược Ba Lan”

Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine

Nguồn: John J. Mearsheimer, “Playing With Fire in Ukraine,” Foreign Affairs, 17/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Về những rủi ro không được đánh giá đúng mực của leo thang chiến tranh.

Các nhà hoạch định chính sách phương Tây dường như đã đạt được đồng thuận về cuộc chiến ở Ukraine: xung đột sẽ đi vào bế tắc kéo dài, và cuối cùng, nước Nga suy yếu sẽ chấp nhận một thỏa thuận hòa bình có lợi cho Mỹ và các đồng minh NATO, cũng như Ukraine. Dù các quan chức thừa nhận cả Washington và Moscow đều có thể leo thang để giành lợi thế, hoặc để ngăn thất bại, nhưng họ cho rằng vẫn có thể tránh được leo thang thảm khốc. Hiếm có ai cho rằng lực lượng Mỹ sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc giao tranh, hay Nga sẽ dám sử dụng vũ khí hạt nhân.

Washington và các đồng minh đang quá ung dung. Dù đúng là có thể tránh được thảm họa leo thang, nhưng khả năng quản lý mối nguy này của các bên tham chiến là không chắc chắn. Về cơ bản thì rủi ro lớn hơn đáng kể so với những gì chúng ta nghĩ. Và bởi vì hậu quả của leo thang có thể bao gồm một cuộc chiến lớn ở châu Âu, thậm chí bao gồm sự hủy diệt hạt nhân, nên lại càng có lý do chính đáng để lo ngại. Continue reading “Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine”

30/08/1969: Hồ Chí Minh trả lời thư của Nixon

Nguồn: Ho Chi Minh responds to Nixon letter, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, lá thư của Hồ Chí Minh hồi đáp thư ngày 15/07 của Tổng thống Richard Nixon đã được nhận tại Paris. Hồ Chí Minh cáo buộc Mỹ đang tiến hành một “cuộc chiến tranh xâm lược” chống lại nhân dân Việt Nam, “vi phạm các quyền dân tộc cơ bản của chúng tôi” và cảnh báo rằng “cuộc chiến càng kéo dài, sẽ chỉ càng gây ra nhiều tang thương và gánh nặng cho nhân dân Mỹ.” Continue reading “30/08/1969: Hồ Chí Minh trả lời thư của Nixon”

Thặng dư thương mại của Nga và Trung Quốc là tốt hay xấu?

Nguồn: Paul Krugman, “Of Dictators and Trade Surpluses,” New York Times, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo một cuộc thăm dò mới đây của NBC News, cử tri Mỹ hiện đang coi “các mối đe dọa đối với nền dân chủ” là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước họ phải đối mặt. Điều này vừa đáng lo ngại, vừa đáng hoan nghênh – vì nó có nghĩa là mọi người đã chú ý. Cũng cần lưu ý rằng đây không chỉ là vấn đề của riêng nước Mỹ. Các nền dân chủ đang sa sút trên toàn thế giới. Theo khảo sát mới nhất của Economist Intelligence Unit, hiện có 59 quốc gia theo chế độ chuyên chế, tương đương 37% dân số thế giới.

Tuy nhiên, trong số 59 chế độ này, chỉ có hai chế độ – Trung Quốc và Nga – là đủ mạnh để gây ra những thách thức lớn đối với trật tự quốc tế. Continue reading “Thặng dư thương mại của Nga và Trung Quốc là tốt hay xấu?”

28/08/1879: Vua Zulu bị bắt giữ

Nguồn: Zulu king captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1879, Vua Cetshwayo, người cai trị cuối cùng của Zululand, đã bị người Anh bắt giữ sau thất bại trong Chiến tranh Anh-Zulu. Sau đó, ông đã bị đưa đi lưu đày. Hành động chống lại sự cai trị của người Anh ở miền nam châu Phi của Cetshwayo đã dẫn đến cuộc xâm lược của Anh vào Zululand vào năm 1879.

Năm 1843, người Anh thừa hưởng từ người Boer địa vị cai trị Natal, vốn kiểm soát Zululand, vương quốc của người Zulu. Boer, còn được gọi là người Afrikaner, là hậu duệ của những người định cư gốc Hà Lan đến Nam Phi vào thế kỷ 17. Zulu, một dân tộc di cư từ phía bắc, cũng đến miền nam châu Phi trong thế kỷ 17, định cư quanh vùng sông Tugela. Continue reading “28/08/1879: Vua Zulu bị bắt giữ”

27/08/1875: Nhà tài phiệt William Ralston bị chết đuối

Nguồn: Tycoon William Ralston drowns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1875, vài giờ sau khi bị yêu cầu từ chức chủ tịch Ngân hàng California, nhà tư bản miền Tây đầy quyền lực William Ralston đã được tìm thấy bị chết đuối ở Vịnh San Francisco.

Là một trong những người đầu tiên xây dựng một đế chế tài chính lớn ở Viễn Tây, Ralston sinh ra ở Ohio vào năm 1826. Năm 1854, ông chuyển đến sống tại thị trấn San Francisco đang phát triển mạnh mẽ, nơi từng một thời là ngôi làng truyền giáo Tây Ban Nha, rồi trở thành trung tâm của Cơn sốt Vàng California trước đó 5 năm. Tại đây, ông trở thành đối tác của một công ty tàu hơi nước, và 10 năm sau, ông sử dụng lợi nhuận của mình để thành lập Ngân hàng California. Continue reading “27/08/1875: Nhà tài phiệt William Ralston bị chết đuối”

25/08/1875: Matthew Webb bơi xuyên Eo biển Manche

Nguồn: Englishman swims the Channel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1875, Matthew Webb, một đại úy hải quân 27 tuổi, trở thành người đầu tiên bơi thành công xuyên qua Eo biển Manche. Webb đã hoàn thành chuyến vượt biển dài 21 dặm  – thực tế là phải bơi 39 dặm vì thủy triều – trong 21 giờ và 45 phút. Ông lên đường trong sự cổ vũ nhiệt liệt của mọi người một ngày trước đó, 24/08. Trong chuyến vượt biển xuyên đêm từ Dover, Anh, đến Calais, Pháp, ông đã uống rượu mạnh, cà phê, và nước thịt bò (beef tea) để giữ sức và giữ ấm. Ông được ca ngợi như một anh hùng dân tộc khi trở về Anh, và một cổng chào đã được dựng lên để vinh danh ông tại quê nhà ở Shropshire. Tờ Daily Telegraph khẳng định, “Lúc này đây, Đại úy có lẽ là người đàn ông nổi tiếng và được yêu thích nhất trên thế giới.” Continue reading “25/08/1875: Matthew Webb bơi xuyên Eo biển Manche”

Mổ xẻ 9 hiểu lầm về tình hình kinh tế Nga

Nguồn: Jeffrey Sonnenfeld và Steven Tian, “Actually, the Russian Economy Is Imploding,” Foreign Policy, 22/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Diễn giải chín hiểu lầm về tác động của các lệnh trừng phạt và việc các tập đoàn rút khỏi Nga.

Đã năm tháng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, nhưng nhiều nhà hoạch định chính sách và nhà bình luận phương Tây vẫn thiếu hiểu biết đến mức đáng kinh ngạc về khía cạnh kinh tế trong cuộc xâm lược của Tổng thống Vladimir Putin, và ý nghĩa của nó đối với vị thế kinh tế của Nga ở trong và ngoài nước.

Dù nhiều người cho rằng chúng không hiệu quả hoặc gây thất vọng, nhưng thực ra các lệnh trừng phạt quốc tế và việc nhiều tập đoàn tự nguyện rút lui khỏi Nga đã có tác động tàn phá nền kinh tế nước này. Nền kinh tế suy thoái đóng vai trò là một đòn giáng mạnh mẽ, dù không được đánh giá cao, bổ sung cho bối cảnh chính trị tồi tệ mà Putin phải đối mặt. Continue reading “Mổ xẻ 9 hiểu lầm về tình hình kinh tế Nga”

Ảnh hưởng toàn cầu của Alexander Dugin

Nguồn: Gideon Rachman, “The global reach of Alexander Dugin,” Financial Times, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà dân tộc chủ nghĩa người Nga đã trở thành một phát ngôn viên quốc tế của phe cực hữu.

Với bộ râu nổi bật và những luận điệu khác thường, Alexander Dugin vẫn luôn dễ dàng thu hút sự chú ý. Một số người thậm chí còn gọi nhà triết học cực hữu là “bộ não của Putin” hoặc “Rasputin của Putin.” Tuy nhiên, các nhà bình luận khác lại bác bỏ ý kiến cho rằng Dugin rất được Điện Kremlin coi trọng, với dẫn chứng là việc ông đã bị mất việc ở Đại học Quốc gia Moscow hồi năm 2014.

Dù vậy, rõ ràng vẫn có người cho rằng Dugin quan trọng. Cuối tuần trước, con gái của ông, Daria Dugina, một nhà báo theo chủ nghĩa dân tộc, đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe bên ngoài thủ đô Moscow. Nhiều người cho rằng chính Dugin mới là mục tiêu thực sự. Continue reading “Ảnh hưởng toàn cầu của Alexander Dugin”

23/08/1914: Trận Mons trong Thế chiến I

Nguồn: Battle of Mons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong lần đối đầu đầu tiên trên đất châu Âu kể từ trận Waterloo năm 1815, bốn sư đoàn của Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF), do Sir John French chỉ huy, đã chiến đấu với Tập đoàn quân số 1 của Đức ở Kênh Mons rộng 18m ở Bỉ, nằm gần biên giới Pháp.

Trận Mons là trận cuối cùng trong số bốn “Trận chiến Biên giới” diễn ra nhiều ngày ở Mặt trận phía Tây, giữa lực lượng Đồng minh và Đức, trong tháng đầu tiên của Thế chiến I. Ba trận đánh đầu tiên – tại Lorraine, Ardennes và Charleroi – có sự tham gia của quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Tướng Joseph Joffre. Ban đầu, lực lượng BEF tại Pháp dự kiến sẽ hỗ trợ Tập đoàn quân số 5 của Pháp, do tướng Charles Lanrezac chỉ huy, trong nỗ lực phá vỡ phòng tuyến của quân Đức. Tuy nhiên, khởi đầu chậm trễ và quan hệ kém thân thiện giữa BEF và Lanrezac có nghĩa là Tập đoàn quân số 5 và BEF sẽ tham gia các trận đánh riêng biệt chống lại quân Đức đang tiến lên tại Charleroi và Mons. Continue reading “23/08/1914: Trận Mons trong Thế chiến I”

Khủng hoảng việc làm và cuộc “Đại nhảy lùi” của Tập Cận Bình

Nguồn: Craig Singleton, “Xi’s Great Leap Backward”, Foreign Policy, 04/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh hiện đã chẳng còn lý lẽ nào để bào chữa cho cuộc khủng hoảng việc làm tiềm tàng – và việc tái sinh các chính sách thời Mao.

Trung Quốc, thường được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, chiếm khoảng 30% sản lượng sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên, có một mặt hàng mà Trung Quốc không thể sản xuất đủ nhanh: việc làm cho hàng triệu sinh viên mới tốt nghiệp đại học.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng, gần 1/5 số người ở Trung Quốc trong độ tuổi từ 16 đến 24 hiện đang thất nghiệp, và hàng triệu người khác đang trong cảnh ‘bán thất nghiệp.’ Một khảo sát cho thấy trong số 11 triệu sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp đại học vào mùa hè này, chưa đến 15% đã nhận được lời mời làm việc vào giữa tháng 4. Trong khi tiền lương của các công nhân người Mỹ hoặc châu Âu tăng vọt, sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc năm nay có lẽ sẽ kiếm được ít hơn 12% so với nhóm tốt nghiệp năm 2021. Thậm chí, nhiều người trong số này có thể còn kiếm được ít hơn các tài xế xe tải – đấy là nếu họ đủ may mắn tìm được việc làm. Continue reading “Khủng hoảng việc làm và cuộc “Đại nhảy lùi” của Tập Cận Bình”

21/08/1980: PETA được thành lập

Nguồn: People for the Ethical Treatment of Animals (PETA) is founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, những người ủng hộ quyền động vật Ingrid Newkirk và Alex Pacheco đã thành lập tổ chức People for the Ethical Treatment of Animals (tạm dịch: Chống đối xử vô đạo đức với động vật), viết tắt là PETA. Vươn lên từ những khởi đầu khiêm tốn, PETA sẽ sớm trở thành tổ chức vì quyền động vật hoạt động mạnh mẽ nhất và cũng gây tranh cãi nhất trên thế giới.

Sở thích bảo vệ động vật của Newkirk bắt đầu từ 11 năm trước đó, khi cô tìm thấy một số chú mèo con bị bỏ rơi và kinh hoàng trước những gì chờ đợi chúng tại một trại động vật ở Thành phố New York. Cô gác lại kế hoạch trở thành một nhà môi giới chứng khoán, và thay vào đó tập trung vào động vật, cuối cùng trở thành nữ nhân viên chăm sóc động vật hoang đầu tiên trong lịch sử của Quận Columbia. Năm 1980, cô bắt đầu hẹn hò với Pacheco, một nghiên cứu sinh sau đại học và là nhà hoạt động từng tham gia chuyến tàu bảo vệ cá voi. Hai người đồng sáng lập PETA một thời gian ngắn sau đó. Continue reading “21/08/1980: PETA được thành lập”

Đánh giá chính sách đối ngoại của chính quyền Biden sau nửa nhiệm kỳ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Biden Needs Architects, Not Mechanics, to Fix U.S. Foreign Policy,” Foreign Policy, 12/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc bầu cử giữa kỳ đang đến gần, Washington đã bị cản trở bởi tư duy nhóm và sự thiếu tầm nhìn, khiến họ không thể tìm ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề của kỷ nguyên mới.

Tôi vừa trở về nhà sau kỳ nghỉ, còn Tổng thống Mỹ Joe Biden thì đã lên đường tới Trung Đông. Tôi nhận ra đây là thời điểm thích hợp để đánh giá kết quả chính sách đối ngoại của chính quyền. Tôi đã bỏ phiếu cho Biden vào năm 2020 và thực sự cảm thấy nhẹ nhõm khi ông được bầu, nhưng tôi lo rằng Biden và đội ngũ nhân viên quá hòa hợp của ông sẽ không đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ thiết kế chính sách đối ngoại và đại chiến lược cho thế kỷ 21. Điều nguy hiểm là họ sẽ lại quay về với những ý tưởng hão huyền, những câu khẩu hiệu, và những chính sách có thể đã thành công trong Chiến tranh Lạnh, nhưng từ đó đến nay gần như luôn thất bại. Continue reading “Đánh giá chính sách đối ngoại của chính quyền Biden sau nửa nhiệm kỳ”

20/08/1911: Bức điện tín vòng quanh thế giới đầu tiên được gửi đi

Nguồn: First around-the-world telegram sent, 66 years before Voyager II launch, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1911, một nhân viên điều phối tại văn phòng New York Times đã gửi đi bức điện tín vòng quanh thế giới đầu tiên, sử dụng dịch vụ thương mại. Đúng 66 năm sau, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) gửi đi một loại thông điệp khác – một đĩa than chứa thông tin về Trái Đất, gửi đến các sinh vật ngoài hành tinh – khi tàu vũ trụ không người lái Voyager II được phóng vào không gian.

Tờ Times quyết định gửi bức điện năm 1911 nhằm xác định tốc độ mà một thông điệp thương mại có thể được gửi đi vòng quanh thế giới bằng cáp điện báo. Thông điệp – chỉ đơn giản có nội dung là “This message sent around the world” (Thông điệp này được gửi đi vòng quanh thế giới), rời khỏi phòng điều phối trên tầng 17 của tòa soạn Times ở New York vào lúc 7 giờ tối ngày 20/08. Continue reading “20/08/1911: Bức điện tín vòng quanh thế giới đầu tiên được gửi đi”

Lính Triều Tiên có thể sẽ xuất hiện ở miền đông Ukraine?

Nguồn: A.B. Abrams, “Will We See North Korean Forces in Eastern Ukraine?,” The Diplomat, 10/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cam kết quân sự của Bình Nhưỡng có thể thành hiện thực như thế nào?

Các báo cáo từ nhiều nguồn tin của Nga và từ Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng ở miền đông Ukraine cho thấy, Triều Tiên có thể sẽ triển khai lực lượng vũ trang của mình cho các chiến dịch tại Ukraine. Bình Nhưỡng chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước cộng hòa ly khai vào ngày 13/07, và chỉ vài ngày sau đó, có thông tin cho rằng công nhân Triều Tiên sẽ được cử đến để hỗ trợ các nỗ lực tái thiết ở miền đông Ukraine. Nhà nước Đông Á này nhiều khả năng cũng hỗ trợ và tham gia vào các phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh ở Donetsk. Continue reading “Lính Triều Tiên có thể sẽ xuất hiện ở miền đông Ukraine?”

18/08/1590: Cư dân Thuộc địa Đảo Roanoke biến mất bí ẩn

Nguồn: Roanoke Colony deserted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1590, trở về sau chuyến đi đến Anh để nhận đồ tiếp tế, John White, Thống đốc của Thuộc địa Đảo Roanoke, ngày nay thuộc Bắc Carolina, đã chứng kiến cảnh khu định cư của mình bị bỏ hoang. White và cấp dưới đã không tìm thấy dấu vết của khoảng 100 cư dân đang sống tại thuộc địa, cũng chẳng hề có dấu hiệu của bạo lực. Trong số những người mất tích có Ellinor Dare, con gái của White, và Virginia Dare, cháu gái của White đồng thời là đứa trẻ người Anh đầu tiên sinh ra ở đất Mỹ. Ngày 18/08 thực ra là sinh nhật thứ ba của Virginia. Manh mối duy nhất cho sự biến mất bí ẩn của đoàn người này là từ “CROATOAN” được khắc trên hàng rào quanh khu định cư. White cho rằng thông điệp này có nghĩa là cư dân thuộc địa đã chuyển đến Đảo Croatoan, cách đó khoảng 50 dặm, nhưng cuộc tìm kiếm trên đảo sau đó đã không mang lại kết quả nào. Continue reading “18/08/1590: Cư dân Thuộc địa Đảo Roanoke biến mất bí ẩn”

Trung Quốc nhắm vào Đài Loan và Okinawa sau chuyến thăm của Pelosi

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China targets Taiwan, Okinawa in Pelosi damage control,” Nikkei Asia, 11/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trò chơi nguy hiểm của Tập có nguy cơ gây xung đột rộng lớn hơn.

Khi chiếc Boeing C-40C của Không quân Mỹ chở theo Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hạ cánh an toàn tại sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc, vào đêm muộn ngày 2/8, những lời phàn nàn bắt đầu xuất hiện khắp Trung Quốc.

“Chết tiệt! Thật không thể tin được!”

“Cái gì? Máy bay đã hạ cánh rồi sao?”

“Không có chuyện Trung Quốc sánh ngang với Putin về chiến lược đâu.” Continue reading “Trung Quốc nhắm vào Đài Loan và Okinawa sau chuyến thăm của Pelosi”

Cuộc di cư khổng lồ của tầng lớp trí thức Nga

Nguồn:Much of Russia’s intellectual elite has fled the country,” The Economist, 09/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc di cư sẽ có những tác động đáng kể đối với nước Nga và với chính những người lưu vong.

Vào một đêm thứ Bảy ấm áp và mát mẻ, khoảng vài chục người Nga – hầu hết đang trong độ tuổi 20 và 30 – đã cùng nhau chen chúc trong một căn hộ nhỏ kiểu Liên Xô ở Vakke, khu nhà giàu thuộc Tbilisi, thủ đô của Gruzia, và giờ đây, là ngôi nhà mới của họ. Trong khi hàng nghìn đồng hương khác đang thưởng thức đồ ăn và rượu của Gruzia trong các quán cà phê đường phố và quán bar nói tiếng Nga, thì những người này quây quần bên chiếc máy chiếu, tổ chức một sự kiện mà họ gọi là “hội nghị tại gia”. Continue reading “Cuộc di cư khổng lồ của tầng lớp trí thức Nga”

16/08/2009: Usain Bolt lập kỷ lục thế giới chạy nước rút cự ly 100 mét

Nguồn: Usain Bolt sets 100-meter dash world record, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2009, dưới ánh đèn của Sân vận động Olympic Berlin, trong Giải Vô địch Điền kinh Thế giới, Usain Bolt, 22 tuổi, đã tạo dáng hình tia chớp và cười rất tươi vì vừa mới lập kỷ lục. Khi đó, vận động viên người Jamaica, cũng là người đàn ông nhanh nhất thế giới, đã phá kỷ lục thế giới của chính mình trên đường chạy 100 mét, hoàn tất chặng đua chỉ trong 9,58 giây. Anh đã trở thành người đầu tiên chạy hết cự ly này trong vòng chưa đầy 9,6 giây.

Thành tích 9,69 giây của Bolt tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008 không chỉ là một kỷ lục thế giới, mà còn là lần đầu tiên cự ly 100 mét được hoàn tất dưới 9,7 giây. Tốc độ khủng khiếp và tính cách thoải mái, vui tươi đã giúp Bolt nổi tiếng toàn thế giới sau khi giành huy chương vàng Olympic, nhưng các nhà quan sát chỉ ra rằng anh đã không sử dụng tốc độ tối đa của mình trong cuộc đua ở Bắc Kinh. Ngay sau đó, nhiều người đồn đoán, Bolt có thể xô đổ kỷ lục thế giới của chính mình. Continue reading “16/08/2009: Usain Bolt lập kỷ lục thế giới chạy nước rút cự ly 100 mét”