Erdoğan là một đồng minh khó chịu nhưng lại không thể thiếu

Nguồn: Gideon Rachman, “Erdoğan is an infuriating but indispensable ally”, Financial Times, 04/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang ‘tống tiền’ các thành viên khác của NATO, nhưng ông ta cũng có những điểm yếu của riêng mình.

Tại sao không loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO? Điều đó nghe như một ý tưởng tuyệt vời – nhất là khi chúng ta đã uống vài ly sau cuộc hội nghị thượng đỉnh.

Không nghi ngờ gì, Recep Tayyip Erdoğan là một đồng minh khó chịu. Sau khi từ bỏ việc phản đối Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO vào tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã ngay lập tức tạo ra vấn đề mới – bóng gió rằng Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không phê chuẩn thỏa thuận, trừ khi Thụy Điển đồng ý dẫn độ 73 người mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc là khủng bố. Continue reading “Erdoğan là một đồng minh khó chịu nhưng lại không thể thiếu”

07/07/1917: Thành lập Quân đoàn Phụ nữ Anh Quốc

Nguồn: British Women’s Auxiliary Army Corps is officially established, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Chỉ thị số 1069 của Hội đồng Quân đội Anh Quốc đã chính thức thành lập Quân đoàn Phụ nữ Anh (British Women’s Auxiliary Army Corps, WAAC), cho phép các nữ tình nguyện viên được phục vụ cùng với các đồng nghiệp nam giới tại Pháp trong Thế chiến I.

Tính đến năm 1917, một số lượng lớn phụ nữ đã làm việc trong các nhà máy sản xuất vũ khí trên khắp nước Anh, giữ một vai trò quan trọng là cung cấp đủ đạn pháo và các loại vũ khí khác cho nỗ lực chiến tranh của phe Hiệp ước. Điều kiện khắc nghiệt trong các nhà máy là không thể phủ nhận, công nhân phải làm việc trong thời gian dài với các hóa chất độc hại như thuốc nổ TNT. Đã có tổng cộng 61 nữ công nhân chế tạo bom đạn chết vì ngộ độc, và 81 người khác chết vì tai nạn lao động. Vụ nổ tại một nhà máy sản xuất vũ khí ở Silvertown, Đông London, khi một ngọn lửa vô tình làm cháy 50 tấn thuốc nổ TNT, đã khiến 69 phụ nữ thiệt mạng và 72 người khác bị thương nặng. Continue reading “07/07/1917: Thành lập Quân đoàn Phụ nữ Anh Quốc”

Thế giới hôm nay: 07/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thủ tướng Anh Boris Johnson được cho là đã phản đối lời kêu gọi ông từ chức của một số bộ trưởng trong nội các tại Phố Downing. Nhóm này bao gồm Nadhim Zahawi, người được Johnson bổ nhiệm làm tân Bộ trưởng Tài chính vào hôm thứ Ba vừa qua, cũng như nhiều cá nhân trung thành trước đây như Grant Shapps, Bộ trưởng Giao thông. Trước đó, Michael Gove, một bộ trưởng cấp cao khác, cũng nói rằng Johnson nên rời ghế, nhưng một số bộ trưởng vẫn ủng hộ ông. Nếu Johnson kiên quyết không từ chức, nhiều khả năng sẽ có thêm nhiều thành viên chính phủ tiếp bước 38 quan chức đã từ chức kể từ hôm thứ Ba.

Hôm thứ Sáu, Pat Cipollone, cựu Cố vấn tại Nhà Trắng, đã đồng ý tham gia phỏng vấn kín với Ủy ban Điều tra Bạo loạn Điện Capitol ngày 06/01. Cipollone được coi là nhân chứng quan trọng trong nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử năm 2020 của Donald Trump, cũng như cách cựu tổng thống xử lý cuộc nổi dậy ở Điện Capitol. Cuộc phỏng vấn là một bước đột phá đối với ủy ban, những người đã gửi trát hầu tòa cho Cipollone vào tuần trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/07/2022”

Liệu Putin có thể đứng vững? (P2)

Nguồn: Vladislav Zubok, “Can Putin Survive?,” Foreign Affairs, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Chia để trị

Các hình phạt của phương Tây có thể không làm thay đổi tư duy của Moscow. Tuy nhiên, chúng rõ ràng đã làm tổn thương một số thành phần dân cư Nga: cụ thể là giới tinh hoa của đất nước và tầng lớp trung lưu thành thị. Các chính phủ, trường đại học, và các tổ chức khác trên khắp thế giới đã hủy bỏ hàng nghìn dự án khoa học và học thuật với các nhà nghiên cứu Nga. Các dịch vụ mà trước đó đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của nhiều nhân viên văn phòng Nga – từ Facebook đến Netflix, và cả Zoom – đột nhiên không còn khả dụng nữa. Người Nga không thể nâng cấp MacBook hoặc iPhone của mình. Việc xin thị thực nhập cảnh vào Vương quốc Anh hoặc Liên minh châu Âu đã trở nên vô cùng khó khăn, và ngay cả nếu có thành công, thì cũng chẳng chuyến bay hoặc chuyến tàu nào có thể đưa họ thẳng đến đó. Họ không còn có thể sử dụng thẻ tín dụng của mình ở nước ngoài, hoặc thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Đối với dân cư thành thị Nga, cuộc xâm lược của nước họ đã khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn trước. Continue reading “Liệu Putin có thể đứng vững? (P2)”

Thế giới hôm nay: 06/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Y tế của Anh từ chức, khiến chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson rơi vào tình trạng hỗn loạn. Bộ trưởng Y tế Sajid Javid cho biết ông đã mất niềm tin vào Johnson, người đang chìm trong những vụ bê bối liên tiếp, mà gần đây nhất là vụ say xỉn của một nhân vật cấp cao trong chính phủ. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak nói rằng công chúng mong đợi một chính phủ được điều hành một cách “đúng đắn, thành thạo, và nghiêm túc”, đồng thời ám chỉ những điểm khác biệt với Johnson về chính sách tài khóa.

Quốc hội Nga đã thông qua hai dự luật mới nhằm đưa nền kinh tế của đất nước bước vào trạng thái chuẩn bị cho chiến tranh. Dự luật thứ nhất có thể buộc các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho quân đội, còn dự luật thứ hai có thể buộc nhân viên của các doanh nghiệp đó làm việc bất kể giờ giấc và không có ngày nghỉ phép. Cả hai dự luật này đều phải được duyệt thêm vòng thứ hai và thứ ba, và phải có chữ ký của Tổng thống Vladimir Putin, thì mới trở thành luật. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/07/2022”

Liệu Putin có thể đứng vững? (P1)

Nguồn: Vladislav Zubok, “Can Putin Survive?,” Foreign Affairs, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Putin đã học được bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô.

Ngày 09/05/2022, một đoàn xe tăng và pháo binh đổ dồn về Quảng trường Đỏ ở Moscow. Hơn 10.000 binh sĩ diễu hành qua các đường phố của thành phố. Đó là cảnh tượng của cuộc diễu binh thường niên lần thứ 27 nhân dịp Ngày Chiến thắng của Nga, nhằm kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc Xã trong Thế chiến II. Tổng thống Nga Vladimir Putin, người chủ trì buổi lễ, đã có bài phát biểu ca ngợi quân đội và lòng dũng cảm của đất nước mình. “Việc bảo vệ tổ quốc khi vận mệnh của chúng ta bị đe dọa luôn là điều thiêng liêng,” ông nói. “Chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc.” Putin đang nói về quá khứ, nhưng cũng đồng thời nói về hiện tại, truyền tải một thông điệp rõ ràng cho phần còn lại của thế giới: Nga sẽ quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đối với Ukraine. Continue reading “Liệu Putin có thể đứng vững? (P1)”

05/07/1978: “Gang of 19” chiếm giao lộ Denver

Nguồn: “Gang of 19” activists occupy Denver intersection to protest inaccessibility on the city’s bus system, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, trong lúc một chiếc xe buýt của Cơ quan Vận tải Khu vực (Regional Transportation District, RTD) dừng tại điểm giao giữa Đại lộ Colfax và Broadway ở Denver, Colorado để chờ hành khách lên xe, một nhóm người ngồi xe lăn đã chặn trước đầu xe buýt, ngăn không cho nó rời khỏi trạm. Khi chiếc xe buýt thứ hai chạy đến phía sau chiếc thứ nhất, một nhóm người ngồi xe lăn khác lại tiến đến ngay sau chiếc xe buýt đó và từ chối rời đi, khiến hai chiếc xe bị kẹt cứng. Trong 24 giờ tiếp theo, 19 nhà hoạt động vì quyền của người khuyết tật được gọi chung là “Gang of 19” đã khiến hai xe buýt không thể di chuyển, theo đó đưa ra một thông điệp mạnh mẽ về tính thân thiện đối với người khuyết tập của các phương tiện giao thông trong thành phố Denver cũng như trên toàn nước Mỹ. Continue reading “05/07/1978: “Gang of 19” chiếm giao lộ Denver”

Bắc Kinh và cuộc chơi đường dài ở Đài Loan

Nguồn: Andrew J. Nathan, “Beijing Is Still Playing the Long Game on Taiwan”, Foreign Affairs, 23/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Trung Quốc lại không có kế hoạch xâm lược trong tương lai gần?

Quan ngại đang gia tăng ở Đài Loan, Mỹ, cũng như các đồng minh của Mỹ ở châu Á, rằng Trung Quốc đang chuẩn bị tấn công Đài Loan trong tương lai gần. Trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ vào năm ngoái, Đô đốc Philip Davidson, khi đó là Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể tìm cách chiếm hòn đảo trong sáu năm tới. Thống nhất Đài Loan với Trung Quốc đại lục là yếu tố quan trọng trong “giấc mơ Trung Hoa” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Và như nhà khoa học chính trị Oriana Skylar Mastro đã lập luận trong bài viết của mình, Tập muốn “thống nhất với Đài Loan là một phần di sản cá nhân của ông”, cho thấy rằng một cuộc xâm lược vũ trang có thể xảy ra trước khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thư ký Đảng Cộng sản thứ ba của ông vào năm 2027, và gần như chắc chắn sẽ xảy ra trước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ tư tiềm năng vào năm 2032. Continue reading “Bắc Kinh và cuộc chơi đường dài ở Đài Loan”

Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc đang hướng đến một châu Á hậu Mỹ

Nguồn: Sam Roggeveen, “China’s Third Aircraft Carrier Is Aimed at a Post-U.S. Asia,” Foreign Policy, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh chưa thể trực tiếp thách thức sức mạnh hải quân của Mỹ.

Việc Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay mới nhất, chiếc thứ ba của nước này, đồng thời là con tàu thứ hai được đóng hoàn toàn trong nước, nói lên tham vọng của Bắc Kinh trong việc trở thành một cường quốc quân sự có vị thế và tầm vóc toàn cầu. Nó cũng cho thấy rằng Trung Quốc đã sẵn sàng để cạnh tranh với Mỹ trong lĩnh vực mà lâu nay vẫn là thế mạnh của Washington. Sự thống trị quân sự của Mỹ, đặc biệt là ở châu Á, được xây dựng dựa trên sức mạnh hàng hải, và sức mạnh hàng hải đó lại được xây dựng dựa trên hạm đội tàu sân bay của họ. Giờ đây, Trung Quốc đang trực tiếp thách thức: Bất cứ điều gì các anh có thể làm, chúng tôi cũng có thể làm, thậm chí lớn hơn và tốt hơn. Continue reading “Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc đang hướng đến một châu Á hậu Mỹ”

03/07/1989: Martha Ann Johnson bị buộc tội giết bốn đứa con của mình

Nguồn: A mother is arrested and accused of killing her four children, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, Martha Ann Johnson đã bị bắt ở Georgia vì tội giết hại đứa con đầu của mình, Jennyann Wright, hồi năm 1982, sau khi một tờ báo ở Atlanta mở lại cuộc điều tra về cái chết đáng ngờ của cô bé. Ba người con khác của Johnson cũng đã qua đời một cách bí ẩn từ năm 1977 đến năm 1982.

Quay trở lại tháng 09/1977, Johnson (lúc đó mới 21 tuổi) và người chồng thứ ba, Earl Bowen, sống với hai đứa con từ những cuộc hôn nhân trước của Johnson, Jennyann Wright và James Taylor. Ngay sau một trận cãi vã, trong đó Bowen quyết định chia tay với Johnson, cậu bé James hai tuổi đã được đưa đến bệnh viện và được tuyên bố là đã chết. Các bác sĩ phán đoán nguyên nhân tử vong là do hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Continue reading “03/07/1989: Martha Ann Johnson bị buộc tội giết bốn đứa con của mình”

02/07/1944: Máy bay Mỹ ném bom Budapest

Nguồn: American bombers deluge Budapest, in more ways than one, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, như một phần trong chiến lược thả thủy lôi xuống sông Danube từ trên không của Anh và Mỹ, máy bay Mỹ cũng đã bắt đầu thả bom và truyền đơn xuống Budapest, vốn đang do Đức chiếm đóng.

Các nhà máy lọc dầu và kho dự trữ nhiên liệu của Hungary, vốn giữ vai trò quan trọng đối với cỗ máy chiến tranh của Đức, đã bị cuộc không kích của người Mỹ phá hủy. Không chỉ có bom đạn, các tờ rơi đe dọa “trừng phạt” những người chịu trách nhiệm đối với việc “trục xuất” người Hungary gốc Do Thái đến những  phòng hơi ngạt tại Auschwitz cũng được thả xuống Budapest. Chính phủ Mỹ muốn SS và Hitler biết họ đang bị theo dõi. Continue reading “02/07/1944: Máy bay Mỹ ném bom Budapest”

Tạm biệt nước Nga và Học thuyết Sinatra

Nguồn: Gideon Rachman, “Farewell to Russia and to the Sinatra doctrine,” Financial Times, 20/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Putin đã đưa đất nước của mình trở lại với chủ nghĩa đế quốc, chế độ chuyên chế, và sự cô lập của thời kỳ Xô-viết.

“Xin chúc mừng/chia buồn, cậu đã nằm trong danh sách trừng phạt của Nga,” một đồng nghiệp đã gửi tin nhắn như vậy. Và đó là cách tôi phát hiện ra rằng mình đã có tên trong danh sách kẻ thù của Điện Kremlin, những người bị cấm nhập cảnh vào Nga.

Nhận thức rằng tôi có lẽ sẽ không còn có thể đến thăm đất nước này khiến tôi hồi tưởng lại chuyến đi đầu tiên của mình tới đó vào năm 1987. Cảm giác như nước Nga đã quay lại quá khứ của mình – trở về với chế độ chuyên chế, với cuộc xâm lược và sự cô lập đã định hình nên thời kỳ Xô-viết. Continue reading “Tạm biệt nước Nga và Học thuyết Sinatra”

30/06/1981: Glen Godwin – một trong kẻ bị truy nã gắt gao nhất bởi FBI

Nguồn: A first-time offender ends up on the FBI’s Ten Most Wanted List, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, Glen Godwin, một doanh nhân trẻ tuổi, đã bị kết tội giết người ở Hạt Riverside, California và bị kết án tù 26 năm. Theo lời khai của người bạn cùng phòng, Godwin đã dẫm đạp, bóp cổ, và sau đó đâm Kim LeValley, một người quen đồng thời là tay buôn ma túy địa phương, tổng cộng 28 lần, trước khi dùng chất nổ tự chế để cho nổ tung xác anh ta trên sa mạc gần Palm Springs. Godwin, người không hề có tiền án trước đó, cuối cùng đã trở thành một cái tên trong Danh sách 10 Tội phạm bị truy nã gắt gao nhất của FBI. Continue reading “30/06/1981: Glen Godwin – một trong kẻ bị truy nã gắt gao nhất bởi FBI”

28/06/1992: Hai trận động đất lớn ở California

Nguồn: Two big quakes rock California, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, hai trong số những trận động đất mạnh nhất từng xảy ra ở California đã làm rung chuyển khu vực sa mạc phía đông Los Angeles. Dù tiểu bang này nằm trên Khe nứt San Andreas rộng lớn, nhưng trong thời hiện đại, có tương đối ít trận động đất lớn xảy ra ở California. Hai trong số những trận mạnh nhất, nhưng không phải nguy hiểm nhất, đã tấn công miền nam California vào một buổi sáng mùa hè năm 1992. Continue reading “28/06/1992: Hai trận động đất lớn ở California”

Emmanuel Macron đối mặt thách thức khi để mất đa số tại Quốc hội

Nguồn: Ben Hall, “Emmanuel Macron crashes to earth after losing his hold on parliament,” Financial Times, 20/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chặng đường 5 năm sắp tới sẽ rất khác với Tổng thống Pháp, người được xác định sẽ là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của EU.

Thần Juptier[1] đã mất đi tia sét của mình. Hôm Chủ nhật 19/06, các cử tri Pháp đã đưa Emmanuel Macron về lại mặt đất, chỉ hai tháng sau khi ông giành chiến thắng vang dội và tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là Tổng thống Pháp.

Liên minh Ensemble (Cùng nhau) của Macron không chỉ để mất đa số tuyệt đối trong vòng bầu cử thứ hai của cuộc bầu cử cơ quan lập pháp, mà nhiều khả năng sẽ phải chật vật để thông qua các đạo luật trong bối cảnh những người có khả năng ủng hộ họ cao nhất lại là phe trung hữu yếu ớt và chia rẽ. Continue reading “Emmanuel Macron đối mặt thách thức khi để mất đa số tại Quốc hội”

Tại sao Tập giáng chức thứ trưởng ngoại giao thứ nhất Lạc Ngọc Thành?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Russia hand’s demotion signals shift in Xi’s strategy,” Nikkei Asia, 23/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lạc Ngọc Thành là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí ngoại trưởng tiếp theo của Trung Quốc.

Việc Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng), Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Trung Quốc, bị giáng chức đã gây ra làn sóng chấn động trong giới chính trị nước này.

Ngày 14/06 vừa qua, người ta thông báo rằng Lạc đã được bổ nhiệm làm cục phó Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia, đồng thời “không còn giữ chức vụ thứ trưởng ngoại giao.”

Điều đó có nghĩa là nhà ngoại giao thân Nga cũng không còn là người dẫn đầu trong cuộc đua trở thành ngoại trưởng tiếp theo của Trung Quốc. Continue reading “Tại sao Tập giáng chức thứ trưởng ngoại giao thứ nhất Lạc Ngọc Thành?”

26/06/1917: Những người lính Mỹ đầu tiên đến Pháp

Nguồn: First U.S. troops arrive in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong Thế chiến I, 14.000 lính bộ binh Mỹ đầu tiên đã đến Pháp tại cảng Saint-Nazaire. Địa điểm đổ bộ đã được giữ bí mật, vì mối đe dọa từ tàu ngầm Đức, nhưng vào thời điểm lính Mỹ xếp hàng để thực hiện nghi lễ đầu tiên trên đất Pháp, một đám đông nhiệt tình đã tập trung để chào đón họ. Tuy nhiên, Doughboys (Mấy cậu trai bột mì) – tên gọi mà người Anh dành cho lính Mỹ còn non trẻ – là một lực lượng không được đào tạo, trang bị kém, và chưa sẵn sàng cho những khó khăn của chiến trường dọc theo Mặt trận phía Tây. Continue reading “26/06/1917: Những người lính Mỹ đầu tiên đến Pháp”

25/06/1915: Đức thừa nhận sử dụng khí độc tại Ypres

Nguồn: Germans release statement on use of poison gas at Ypres, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, báo chí Đức đã đăng một tuyên bố chính thức từ bộ chỉ huy chiến tranh của đất nước, đề cập đến việc Đức sử dụng khí độc khi bắt đầu Trận Ypres II hai tháng trước đó.

Việc Đức xả hơn 150 tấn khí clo gây chết người nhắm vào hai sư đoàn thuộc địa của Pháp tại Ypres, Bỉ vào ngày 22/04/1915, đã gây sốc và kinh hoàng cho các đối thủ Đồng minh Hiệp ước của họ trong Thế chiến I, đồng thời gây ra làn sóng giận dữ phải đối những gì được coi là hành vi dã man không thể bào chữa, ngay cả trong bối cảnh chiến tranh. Continue reading “25/06/1915: Đức thừa nhận sử dụng khí độc tại Ypres”

Đài Loan chuẩn bị cho kịch bản bị Trung Quốc xâm lược

Nguồn: Kathrin Hille và Demetri Sevastopulo, “Taiwan: preparing for a potential Chinese invasion”, Financial Times, 07/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tham vọng của Tập Cận Bình và quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đang làm gia tăng lo ngại về nỗ lực sáp nhập Đài Loan.

Tháng trước, khi Joe Biden cam kết sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, tuyên bố của ông đã bị Bắc Kinh phản ứng gay gắt.

Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, “Nếu Mỹ tiếp tục đi vào con đường sai lầm, họ sẽ phải trả một cái giá đắt không thể ngờ.”

Câu nói này có thể được hiểu là lời cảnh báo về một cuộc chiến. Cùng ngày, máy bay ném bom hạt nhân của Trung Quốc và Nga đã có một cuộc tập trận chung gần Nhật Bản. Continue reading “Đài Loan chuẩn bị cho kịch bản bị Trung Quốc xâm lược”

23/06/1956: Gamal Abdel Nasser được bầu làm tổng thống Ai Cập

Nguồn: Gamal Abdel Nasser elected president of Egypt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, 99,95% cử tri Ai Cập đã bầu Gamal Abdel Nasser làm Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Ai Cập. Nasser, người đã lật đổ chế độ quân chủ Ai Cập vào năm 1952, trong một cuộc đảo chính quân sự, là ứng viên tổng thống duy nhất có tên trên lá phiếu. Cũng trong lá phiếu đó, hiến pháp mới mà Nasser đề xuất, theo đó Ai Cập trở thành nhà nước xã hội chủ nghĩa độc đảng, với đạo Hồi là tôn giáo chính thức, đã được 99,8% cử tri tán thành.

Gamal Abdel Nasser sinh ra ở Alexandria năm 1918. Khi còn trẻ, ông đã tham gia các cuộc biểu tình chống lại sự cai trị của người Anh ở Ai Cập. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo học tại một trường cao đẳng luật trong vài tháng, rồi chuyển đến Học viện Quân sự Hoàng gia. Năm 1938, ông tốt nghiệp với hàm thiếu úy. Trong quãng thời gian phục vụ tại Sudan trong Thế chiến II, ông đã giúp thành lập một tổ chức cách mạng bí mật, Sĩ quan Tự do (Free Officer), với mục tiêu lật đổ hoàng gia Ai Cập và đánh đuổi người Anh. Năm 1948, Nasser trở thành thiếu tá trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel đầu tiên, và bị thương khi chiến đấu. Continue reading “23/06/1956: Gamal Abdel Nasser được bầu làm tổng thống Ai Cập”