27/02/1844: Cộng hòa Dominica tuyên bố độc lập

Nguồn: Dominican Republic declares independence as a sovereign state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1844, ngọn lửa cách mạng đã bùng lên ở phía đông của đảo Hispaniola, Caribbean. Một nhóm lấy tên là La Trinitaria (Bộ Ba), sau nhiều năm lên kế hoạch bí mật, đã chiếm được thành công pháo đài Puerta del Conde ở thành phố Santo Domingo và bắt đầu Chiến tranh Giành Độc lập của người Dominica.

Phần lớn Cộng hòa Dominica ngày nay thực ra đã giành được quyền tự trị thực tế (de factor) ngay từ đầu những năm 1800, khi mà người Tây Ban Nha còn bận rộn chống lại cuộc xâm lược của Napoléon, còn người Haiti ở phía tây thì mải chống lại thực dân Pháp. Bị ảnh hưởng và được khuyến khích mạnh mẽ bởi Haiti, quốc gia đã giành được độc lập vào năm 1804, người Dominica đã tuyên bố độc lập với tên gọi Cộng hòa Haiti thuộc Tây Ban Nha vào năm 1821. Dù trở thành một đất nước tự do trên danh nghĩa, nhưng Dominica – phần đảo nghèo đói và dân cư thưa thớt hơn – vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Haiti, và đã chính thức liên minh với nước láng giềng vào năm 1822. Continue reading “27/02/1844: Cộng hòa Dominica tuyên bố độc lập”

26/02/1990: Phe Sandinista bị đánh bại trong cuộc bầu cử ở Nicaragua

Nguồn: Sandinistas are defeated in Nicaraguan elections, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, một năm sau khi đồng ý tổ chức bầu cử tự do, chính phủ Sandinista cánh tả của Nicaragua đã thua trong cuộc bỏ phiếu. Đợt bầu cử đã chấm dứt hơn một thập niên nỗ lực của người Mỹ nhằm lật đổ chính phủ Sandinista.

Phe Sandinista lên nắm quyền khi họ lật đổ nhà độc tài lâu năm Anastacio Somoza vào năm 1979. Ngay từ đầu, các quan chức Mỹ đã phản đối chế độ mới, cho rằng nó có định hướng theo chủ nghĩa Marx. Trước sự phản đối này, Sandinista đã quay sang khối cộng sản để được hỗ trợ kinh tế và quân sự. Năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan đã chấp thuận để Mỹ hỗ trợ bí mật cho tổ chức gọi là Contras — phiến quân chống Sandinista chủ yếu ở Honduras và Costa Rica. Các viện trợ này đã được duy trì trong phần lớn nhiệm kỳ của Reagan, mãi cho đến khi công chúng Mỹ hay tin và lên tiếng phản đối, đồng thời các báo cáo về hành động vi phạm của Contra đã khiến Quốc Hội phải cắt nguồn tài trợ. Continue reading “26/02/1990: Phe Sandinista bị đánh bại trong cuộc bầu cử ở Nicaragua”

Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What if Russia Wins?”, Foreign Affairs, 18/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một Ukraine do Điện Kremlin kiểm soát sẽ thay đổi hoàn toàn châu Âu.

Mùa hè năm 2015, khi Nga tham gia cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria, họ đã gây chấn động cho Mỹ và các đối tác. Vì thất vọng, Tổng thống Barack Obama khi đó tuyên bố rằng Syria sẽ trở thành một “vũng lầy” đối với Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Syria sẽ là Việt Nam của Nga, hay Afghanistan của Putin, một sai lầm đáng tiếc mà cuối cùng sẽ phản lại lợi ích của Nga.

Nhưng Syria đã không là vũng lầy đối với Putin. Nga đã thay đổi cục diện cuộc chiến, cứu Tổng thống Syria Bashar al-Assad khỏi thất bại nhãn tiền, và sau đó biến lực lượng quân sự thành đòn bẩy ngoại giao. Họ giữ cho chi phí và thương vong ở mức chấp nhận được, và giờ đây, Nga trở thành tiếng nói không thể bị bỏ qua ở Syria. Không có một dàn xếp ngoại giao nào. Thay vào đó, Moscow đã gầy dựng được tầm ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực, trải rộng từ Israel đến Libya, và tìm được đối tác trung thành – Assad – cho việc phát huy sức mạnh của Nga. Ở Syria, điều mà chính quyền Obama không lường trước được là khả năng sự can thiệp của Nga sẽ thành công. Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?”

24/02/1988: Tối cao Pháp viện bảo vệ quyền châm biếm người nổi tiếng

Nguồn: Supreme Court defends right to satirize public figures, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, Tối cao Pháp viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 8-0 để đảo ngược dàn xếp bồi thường trị giá 200.000 đô la được trao cho Mục sư Jerry Falwell, vì tổn thất tinh thần mà ông phải chịu đựng khi bị đưa vào câu chuyện chế (parody) trên Hustler, một tạp chí khiêu dâm. Continue reading “24/02/1988: Tối cao Pháp viện bảo vệ quyền châm biếm người nổi tiếng”

Quan hệ Nga-Trung chỉ là liên kết chứ không phải liên minh

Nguồn: Sergey Radchenko, an expert on Russia’s foreign relations, writes on its evolving friendship with China, The Economist, 15/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cùng nhau phản đối NATO bành trướng thì dễ, nhưng cùng nhau điều hướng địa chính trị lại khó.

Đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đại từ nhân xưng rất quan trọng. Ông thích thể hiện sự gần gũi với một số lãnh đạo thế giới bằng cách gọi họ bằng đại từ thân mật ты (‘ty’), thay vì đại từ trang trọng là вы (‘vy’). Angela Merkel, Emmanuel Macron, Silvio Berlusconi và Victor Orban đều được gọi bằng lối nói thân thiện này. Thế nhưng, Putin luôn giữ sự trang trọng với “người bạn thân thiết” là Chủ tịch Tập Cận Bình. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tổng cộng 38 lần, lần gần đây nhất là tại Bắc Kinh vào ngày 04/02. Tuy nhiên, bất chấp những nghi thức ngoại giao thì Putin và Tập là cặp song sinh có quan điểm gần gũi về chính trị. Họ chia sẻ quan điểm chuyên chế về các vấn đề thế giới, và cùng có cam kết sâu sắc đối với mối quan hệ Trung-Nga, mà cả hai tuyên bố là đang ở giai đoạn nồng ấm nhất trong lịch sử. Continue reading “Quan hệ Nga-Trung chỉ là liên kết chứ không phải liên minh”

22/02/2014: Trùm ma túy khét tiếng ‘El Chapo’ bị bắt ở Mexico

Nguồn: ‘El Chapo,’ the world’s most-wanted drug kingpin, is captured in Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2014, một trong những tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất thế giới, Joaquin “El Chapo”[1] Guzmán Loera, ông trùm đứng đầu băng Sinaloa, tổ chức buôn bán ma túy lớn nhất thế giới, đã bị bắt sau một thập niên sống ngoài vòng pháp luật, trong một chiến dịch chung giữa Mỹ và Mexico ở Mazatlán, Mexico.

Guzmán trở thành tội phạm bị truy nã quốc tế kể từ năm 2001, khi trốn thoát khỏi một nhà tù Mexico, nơi hắn đang thụ án 20 năm. Trong thời gian sống ngoài vòng pháp luật, khả năng thoắt ẩn thoắt hiện của Guzmán đã nhiều lần được nhắc đến trong các bản nhạc “narcocorridos”[2] chuyên ca ngợi việc buôn bán ma tuý. Còn ở những thành phố như Chicago, nơi băng đảng của tay trùm cung cấp phần lớn lượng ma tuý trên thị trường, hắn chính là “kẻ thù số 1 của công chúng.” Continue reading “22/02/2014: Trùm ma túy khét tiếng ‘El Chapo’ bị bắt ở Mexico”

Đằng sau việc Trung Quốc đàn áp “bành trướng tư bản vô trật tự”

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Who’s too cozy with the private sector? Xi Jinping decides, Nikkei Asia, 17/02/2022.

Vụ bắt giữ đầu tiên tại Trung Quốc vì lý do “bành trướng tư bản vô trật tự” đã gây ra một làn sóng chấn động.

Không khí lễ hội của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh vẫn không thể cản trở cuộc chiến chính trị tại Trung Quốc.

Thứ Sáu tuần trước (11/02/2022), nhà chức trách nước này đã chính thức công khai vụ bắt giữ Chu Giang Dũng (Zhou Jiangyong), 54 tuổi, cựu quan chức cấp cao nhất của thành phố Hàng Châu. Với dân số 12 triệu người, nơi này là thủ phủ của tỉnh Chiết Giang ở miền đông và là quê hương của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba. Continue reading “Đằng sau việc Trung Quốc đàn áp “bành trướng tư bản vô trật tự””

20/02/1939: Mít-tinh ủng hộ Đức Quốc Xã diễn ra ở Mỹ

Nguồn: Americans hold a Nazi rally in Madison Square Garden, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, sáu tháng rưỡi trước khi Adolf Hitler xâm lược Ba Lan, đã có một cuộc mít-tinh kỷ niệm sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Quốc xã ở Đức, diễn ra tại Madison Square Garden, Thành phố New York. Bên trong nơi tổ chức sự kiện, hơn 20.000 người tham dự đã giơ cao tay chào kiểu Đức Quốc Xã, hướng về phía bức chân dung George Washington cao 30m được trang trí với những chữ thập ngoặc. Bên ngoài, có cảnh sát và khoảng 100.000 người biểu tình tụ tập.

Đứng đằng sau sự kiện này là German American Bund (Liên bang Mỹ-Đức, “Bund” trong tiếng Đức có nghĩa là “liên bang”). Tổ chức bài Do Thái này đã tổ chức các trại hè Đức Quốc Xã cho thanh niên và gia đình họ trong những năm 1930. Các thành viên trẻ tuổi của Bund đã có mặt trong đêm đó, cùng với Ordnungsdienst (OD), lực lượng cảnh vệ của tổ chức, những người ăn mặc theo phong cách như các sĩ quan SS của Hitler. Continue reading “20/02/1939: Mít-tinh ủng hộ Đức Quốc Xã diễn ra ở Mỹ”

19/02/1942: F.D. Roosevelt ra lệnh cho người Mỹ gốc Nhật vào trại giam

Nguồn: FDR orders Japanese Americans into internment camps, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký Sắc lệnh Hành pháp 9066, bắt đầu một chính sách gây tranh cãi trong Thế chiến II và sau này để lại nhiều hậu quả lâu dài đối với người Mỹ gốc Nhật. Văn bản này đã ra lệnh buộc “những người ngoại quốc thù địch” (enemy aliens) phải di dời khỏi các vùng đất phía Tây, được mô tả một cách mơ hồ là các khu vực quân sự.

Sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng vào năm 1941, các cố vấn quân sự và chính trị ngày càng gây áp lực lên Roosevelt, yêu cầu ông giải quyết nỗi lo ngại về việc Nhật Bản sẽ tấn công hoặc phá hoại thêm nữa, đặc biệt là ở Bờ Tây, nơi có nhiều quân cảng, cơ sở vận tải biển và nông nghiệp dễ bị tổn thương nhất. Các khu quân sự bị hạn chế xâm nhập được đề cập trong sắc lệnh có nhiều khu vực không xác định, nằm xung quanh các thành phố, cảng biển và các khu vực công nghiệp và nông nghiệp của Bờ Tây. Dù Sắc lệnh 9066 cũng ảnh hưởng đến người Mỹ gốc Ý và gốc Đức, nhưng nhóm người bị di dời đông nhất vẫn là người Mỹ gốc Nhật. Continue reading “19/02/1942: F.D. Roosevelt ra lệnh cho người Mỹ gốc Nhật vào trại giam”

Sự nghiệp của Vương Hỗ Ninh phản ánh thay đổi chính trị ở Trung Quốc

Nguồn: Wang Huning’s career reveals much about political change in China, The Economist, 12/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị giáo sư đại học đã giúp định hình chính sách của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong hơn hai thập niên.

Một năm trước khi nổ ra biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, các khu học xá ở Trung Quốc xôn xao tranh luận về việc làm thế nào để đất nước họ trở nên tự do hơn. Đối với một số trí thức, phương Tây mang lại một mô hình. Còn ở Liên Xô, Mikhail Gorbachev đã chỉ cho họ cách khởi đầu như thế nào. Giữa những chuyển đổi này, vào tháng 8/1988, một nhà khoa học chính trị đã đến Mỹ học tập nửa năm, trước tiên là tại Đại học Iowa. Ông nhận ra có nhiều điều đáng chỉ trích, nhưng cũng có nhiều điều đáng ngưỡng mộ ở Mỹ: các trường đại học, sự đổi mới và sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ từ tổng thống này sang tổng thống khác. Chủ nghĩa tư bản, người đảng viên 32 tuổi ấy viết, là thứ “không thể coi thường”. Continue reading “Sự nghiệp của Vương Hỗ Ninh phản ánh thay đổi chính trị ở Trung Quốc”

17/02/1947: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phát sóng đến Liên Xô

Nguồn: Voice of America begins broadcasts to Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, với câu nói “Xin chào! Đây là New York đang gọi” (Hello! This is New York calling), Đài tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America, VOA) đã chính thức bắt đầu các buổi phát thanh đầu tiên tới Liên Xô. Nỗ lực của VOA là một phần quan trọng trong chiến dịch tuyên truyền của Mỹ nhằm chống lại Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

VOA bắt đầu hoạt động kể từ năm 1942 với tư cách là một chương trình phát thanh được thiết kế để giải thích các chính sách của Mỹ trong Thế chiến II, và nâng cao tinh thần của các đồng minh trên khắp châu Âu, châu Á, Trung Đông, và châu Phi. Sau chiến tranh, VOA tiếp tục là một phần trong kho vũ khí tuyên truyền Chiến tranh Lạnh của Mỹ và chủ yếu hướng đến khán giả Tây Âu. Continue reading “17/02/1947: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phát sóng đến Liên Xô”

15/02/1933: Tổng thống F.D. Roosevelt thoát mưu sát ở Miami

Nguồn: FDR escapes assassination attempt in Miami, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, một thợ làm gạch – khi ấy đang loạn trí và thất nghiệp – tên là Giuseppe Zangara đã hét lên “Có quá nhiều người đang chết đói!” và nã súng vào tổng thống Mỹ vừa đắc cử, Franklin D. Roosevelt.

Trên ghế sau của chiếc xe mui trần trong chuyến công du của mình, Roosevelt chỉ vừa mới kết thúc bài phát biểu ở Bayfront Park, Miami, thì Zangara đã nổ súng bắn ra sáu phát đạn. Đã có tổng cộng năm người trúng đạn. Tổng thống may mắn không gặp chấn thương, nhưng Thị trưởng Chicago, Anton Cermak, người cũng có mặt lúc đó, đã bị đạn găm vào bụng. Continue reading “15/02/1933: Tổng thống F.D. Roosevelt thoát mưu sát ở Miami”

Biden nên sử dụng bài học Chiến tranh Lạnh để ngăn chặn Putin tại Ukraine

Nguồn: Edward Luce, Biden should use cold war handbook to stop Putin’s Ukraine threat, Financial Times, 11/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền của Jimmy Carter đã từng thành công khiến Liên Xô không xâm lược Ba Lan vào năm 1980.

Karl Marx từng nói, lịch sử lặp lại chính nó, trước là như một bi kịch, sau là như một trò hề. Nhưng đôi khi, nó đơn giản chỉ là sự lặp lại, như lời Mark Twain. Năm 1980, việc Liên Xô cho tập hợp nhiều sư đoàn ở biên giới với Ba Lan đã trở thành một bước leo thang chết người trong Chiến tranh Lạnh. Người Mỹ cảnh báo Moscow rằng một cuộc xâm lược vào Ba Lan sẽ giết chết giai đoạn hòa hoãn Mỹ-Xô (détente) – và nhiều khả năng còn hơn thế nữa. Ngày nay, việc Nga huy động quân ở biên giới với Ukraine – điều mà Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia của Joe Biden, cho là có thể dẫn tới một cuộc xâm lược “bất cứ khi nào” – cũng là một mối nguy tương tự. Nhưng Washington đã có sẵn một cuốn cẩm nang hữu ích. Continue reading “Biden nên sử dụng bài học Chiến tranh Lạnh để ngăn chặn Putin tại Ukraine”

13/02/1920: Hội Quốc Liên công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ

Nguồn: League of Nations recognizes perpetual Swiss neutrality, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Hội Quốc Liên – tổ chức quốc tế được thành lập tại hội nghị hòa bình Versailles sau Thế chiến I – đã chính thức công nhận tình trạng trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ.

Thụy Sĩ vẫn là một liên minh lỏng lẻo của các cộng đồng nói tiếng Đức, Pháp và Ý mãi cho đến năm 1798, khi người Pháp, dưới thời Napoléon Bonaparte, chinh phục và thống nhất đất nước với tên gọi Cộng hòa Helvetic, sau đó áp đặt một hiến pháp được thực thi bởi quân Pháp đang chiếm đóng. Luôn vấp phải sự căm phẫn của người dân Thụy Sĩ, sự chiếm đóng của Pháp đã kết thúc vào năm 1803, khi Napoléon đồng ý với một hiến pháp mới được Thụy Sĩ phê chuẩn và ra lệnh rút quân về nước. Hội nghị Vienna năm 1815 – sự kiện xác lập các đường biên giới của Châu Âu cho đến khi Thế chiến I bùng nổ gần một thế kỷ sau – đã công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ. Continue reading “13/02/1920: Hội Quốc Liên công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ”

12/02/1817: José de San Martín đánh bại lực lượng Tây Ban Nha ở Chile

Nguồn: Revolutionary leader José de San Martín routs Spanish forces in Chile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1817, ngay từ rạng sáng, nhà cách mạng người Argentina, José de San Martín, đã dẫn quân của mình xuống sườn núi Andes, tiến về phía quân Tây Ban Nha đang bảo vệ Chile. Khi màn đêm buông xuống, người Tây Ban Nha đã bị đánh bại, và đất nước Chile còn non trẻ sẽ có một bước đi quan trọng để giành độc lập.

San Martín khi đó đã là một nhân vật nổi tiếng trên khắp Nam Mỹ, người giải phóng Argentina khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha. Khi quân đội của ông di chuyển qua phần phía nam của lục địa, Simón Bolívar đã tiến hành một chiến dịch giải phóng tương tự ở phía bắc, và đến năm 1817, phần lớn lục địa đã giành được độc lập hoặc đang trong tình trạng nổi dậy. Bất chấp các đợt nổi dậy và tấn công du kích xảy ra khắp vùng đất hẹp giữa dãy Andes và Thái Bình Dương, Chile và các cảng của nó vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Tây Ban Nha. Continue reading “12/02/1817: José de San Martín đánh bại lực lượng Tây Ban Nha ở Chile”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P3)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2

Tháng 11/2021, Vladislav Surkov, nhà tư tưởng trung thành của Putin, đã chuyển sự chú ý sang câu hỏi về đế chế. “Nhà nước Nga, với tình hình nội tại nghiêm trọng và không linh hoạt, chỉ có thể tồn tại được nhờ sự mở rộng không mệt mỏi ra ngoài biên giới. Từ lâu, nó đã không còn biết cách làm thế nào để có thể tồn tại nếu không phải là một đế chế.” Ông lập luận, cách duy nhất để Nga có thể thoát khỏi sự hỗn loạn là xuất khẩu nó sang một quốc gia láng giềng. Nhưng điều ông không nói ra là, việc Putin xuất khẩu hỗn loạn và bạo lực để phục vụ mục đích ấy đã làm đứt gãy mối quan hệ giữa các quốc gia và các dân tộc Slavơ theo cách mà ngay cả sự sụp đổ của đế chế Xô-viết cũng không tạo ra. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P3)”

10/02/1996: Vua cờ Garry Kasparov thua máy tính Deep Blue

Nguồn: World chess champion Garry Kasparov loses game to computer, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, sau ba giờ thi đấu, nhà vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov đã thua ván đầu tiên trong trận đấu sáu ván trước Deep Blue, một máy tính của IBM có khả năng đánh giá 200 triệu nước cờ mỗi giây. Tuy nhiên, sau cùng thì con người vẫn đánh bại máy móc: Kasparov đã thắng Deep Blue bằng ba ván thắng và hai ván hòa, mang về giải thưởng 400.000 đô la. Ước tính có khoảng 6 triệu người trên toàn thế giới đã theo dõi trận đấu trên Internet. Continue reading “10/02/1996: Vua cờ Garry Kasparov thua máy tính Deep Blue”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P2)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Phần 1

Năm 1994, sau ba năm suy thoái kinh tế khủng khiếp, hai trong số ba vị tổng thống trong buổi họp tại Viskuli đã phải rời nhiệm sở. Tại Belarus, Alexander Lukashenko, người từng điều hành một nông trại tập thể chuyên chăn nuôi heo, đã thắng cử trước Shushkevich. Lukashenko nói với người dân rằng mình sẽ giải quyết tình trạng kinh tế hỗn loạn bằng cách đưa nó trở lại trật tự trước đây. Cải cách bị dừng lại, và ở giai đoạn sau, trong 27 năm cầm quyền của Lukashenko, các cuộc bầu cử cạnh tranh và công bằng cũng bị chấm dứt. Quốc kỳ, vốn trước đó được đổi thành màu đỏ và trắng như cờ của nước Cộng hòa Belarus tồn tại ngắn ngủi hồi năm 1918, đã được chuyển lại thành một lá cờ giống như thời Liên Xô. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P2)”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tám giờ tối Chủ nhật, ngày 08/12/1991, Mikhail Gorbachev, Tổng thống Liên Xô, nhận được một cuộc điện thoại bằng đường dây tối mật. Người ở đầu dây bên kia là Stanislav Shushkevich, một giáo sư vật lý khiêm tốn, người mà vài tháng trước đó, trong công cuộc cải tổ của Gorbachev, đã được giao đảm nhận chức vụ lãnh đạo Cộng hòa Belarus thuộc Liên Xô. Shushkevich gọi từ một cabin đi săn trong khu rừng Belovezh tươi đẹp để nói với nhà cải cách vĩ đại rằng, ông đã ‘mất việc’: Liên Xô đã kết thúc rồi.

Nhìn lại, dấu hiệu cáo chung đã xuất hiện từ tháng 8, khi KGB, những nhân vật Cộng sản cứng rắn và quân đội đã buộc Gorbachev chịu quản thúc tại gia, và tiến hành một cuộc đảo chính. Sau ba ngày kháng cự hòa bình, dẫn đầu bởi Boris Yeltsin, Tổng thống Cộng hòa Xô viết Nga, họ đã rút lui. Sự kiện đó đã loại trừ mọi khả năng quay trở lại một Liên Xô trong quá khứ. Nhưng Gorbachev vẫn nuôi hy vọng về một người kế nhiệm hậu Xô Viết theo chủ trương tự do, như một cách để có thể giữ, chí ít là, một số nước cộng hòa liên kết với nhau. Cuộc gọi của Shushkevich đã giết chết hy vọng cuối cùng đó. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)”

08/02/1587: Nữ hoàng Mary của Scotland bị xử trảm

Nguồn: Mary, Queen of Scots beheaded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1587, sau 19 năm bị giam cầm, Nữ hoàng Mary của Scotland đã bị xử trảm tại Lâu đài Fotheringhay ở Anh, vì tội đồng lõa âm mưu sát hại Nữ hoàng Elizabeth I.

Năm 1542, khi mới 6 ngày tuổi, Mary đã được trao ngai vàng Scotland sau cái chết của cha mình, Vua James V. Mẹ của nữ hoàng quyết định gửi con đến nuôi dưỡng trong triều đình Pháp, và vào năm 1558, Mary kết hôn với Thái tử Pháp, người sẽ trở thành Vua Francis II vào năm 1559, nhưng không may qua đời chỉ một năm sau đó. Sau khi Francis băng hà, Mary trở lại Scotland để đảm nhận vai trò nữ vương. Continue reading “08/02/1587: Nữ hoàng Mary của Scotland bị xử trảm”