“Khiêu vũ giữa bầy sói”: Nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Đây là câu chuyện về số phận của Campuchia trong đêm đầu tiên của quá trình thực dân hóa, trong sự đổ vỡ của các trật tự quan hệ quốc tế truyền thống và sự xác lập của hệ thống tư bản-thực dân dưới bàn tay của người Pháp. Những diễn biến này cho thấy số phận người Khmer và Campuchia trong những chuyển giao quyền lực vùng của các nước lớn và thân phận dễ bị tổn thương của họ trong dòng chảy của biến động khu vực. Đọc tiếp ““Khiêu vũ giữa bầy sói”: Nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp”

Đối đầu Anh – Pháp khiến Mỹ và phương Tây lo lắng

Nguồn:  Gideon Rachman, “UK-French rivalry puts the west at risk”, Financial Times, 01/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đây là tuần mà Boris Johnson phải kêu gọi thế giới đoàn kết chống lại biến đổi khí hậu. Nhưng vị thủ tướng Anh tham dự COP26 trong khi bị phân tâm bởi một cuộc tranh cãi gay gắt với Pháp về vấn đề đánh cá.

“Bắn tỉa” và cạnh tranh nhau giữa Anh và Pháp đang trở thành một vấn đề quốc tế nghiêm trọng. Hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng 6 diễn ra trong bối cảnh một tranh chấp khác giữa Pháp và Anh – lúc đó là về vấn đề Bắc Ireland.

Mọi bất đồng nhỏ giữa hai nước dường như đều leo thang thành một cuộc cãi vã đầy những lời đe dọa và lăng mạ. Vấn đề cơ bản không phải là cá, hay Bắc Ireland. Mà là về Brexit. Nói một cách đơn giản, Johnson muốn Brexit thành công trong khi Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, lại muốn nó thất bại. Đọc tiếp “Đối đầu Anh – Pháp khiến Mỹ và phương Tây lo lắng”

23/10/1983: 241 lính thủy đánh bộ Mỹ bị giết ở Beirut

Nguồn: Beirut barracks blown up, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, một kẻ đánh bom liều chết đã lái một chiếc xe tải chở đầy chất nổ lao thẳng vào doanh trại Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Beirut, giết chết 241 quân nhân. Cũng trong sáng hôm ấy, trong một vụ tấn công khủng bố khác xảy ra cách đó hai dặm, 58 lính Pháp đã thiệt mạng. Thủy quân Lục chiến Mỹ là một phần của lực lượng đa quốc gia được cử đến Lebanon vào tháng 8/1982 để giám sát việc người Palestine rút khỏi Lebanon. Ngay từ những ngày đầu, sứ mệnh này đã gặp phải nhiều vấn đề – và con số thương vong cứ ngày một tăng cao. Đọc tiếp “23/10/1983: 241 lính thủy đánh bộ Mỹ bị giết ở Beirut”

17/10/1912: Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ

Nguồn: Serbia and Greece declare war on Ottoman Empire in First Balkan War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1912, Serbia và Hy Lạp, theo bước Montenegro, đồng minh nhỏ hơn của họ ở khu vực Balkan hỗn loạn, đã tuyên chiến với Đế quốc Ottoman, chính thức bắt đầu Chiến tranh Balkan lần thứ nhất.

Bốn năm trước đó, một cuộc nổi dậy ở Macedonia, lúc đó thuộc Ottoman, được  dẫn đầu bởi một nhóm dân tộc chủ nghĩa gọi là Đảng Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ (Young Turks), đã làm lung lay quyền cai trị của triều đình Ottoman ở châu Âu. Áo-Hung đã nhanh chóng tận dụng điểm yếu này, cho sáp nhập hai tỉnh Balkan gồm Bosnia và Herzegovina, đồng thời thúc giục Bulgaria, cũng đang nằm dưới sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ, tuyên bố độc lập. Đọc tiếp “17/10/1912: Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ”

Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P2)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương là một hội nghị ngoại giao đa phương rất đặc biệt. Tám nước, 9 bên tham gia hội nghị chia thành hai phe Đông – Tây, nhưng trong hai phe đó, lợi ích của các bên lại khác nhau rõ rệt. Tính phức tạp của ngoại giao đa phương thể hiện ở chỗ các nước dự họp chẳng những phải bảo vệ lợi ích của mình mà còn phải bảo vệ lợi ích của các thành viên khác trong phe mình, và lợi ích chung của cả phe. Dĩ nhiên, vì để tạo không gian cho việc hợp tác, còn phải chiếu cố lợi ích của phe đối lập. Tiến trình của Hội nghị Geneva đã thể hiện một cách điển hình tính phức tạp đó của ngoại giao đa phương. Đọc tiếp “Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P2)”

Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P1)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương triệu tập vào năm 1954 chẳng những có các nước lớn như Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, mà cũng có các nước Á Phi như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia tham gia. Qua đàm phán, các bên dự họp đã thành công giải quyết được một vấn đề quan trọng liên quan chiến tranh và hoà bình trong quan hệ quốc tế của châu Á. Đây là sự việc chưa từng có trong lịch sử thế giới. Đồng thời đây cũng là hội nghị ngoại giao đa phương có ý nghĩa quan trọng mà nước CHND Trung Hoa sau khi lập quốc lần đầu tiên tham dự. Trước ngày hội nghị họp, Thủ tướng Chu Ân Lai đã thực hiện một khối lượng lớn công tác chuẩn bị. Sau khi đến Geneva, ông đã triển khai hoạt động ngoại giao nhộn nhịp, có đóng góp lớn vào thành công của hội nghị. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đợt hoạt động ngoại giao này là điển hình thành công của chính sách ngoại gia đa phương do Trung Quốc tiến hành. Đọc tiếp “Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P1)”

Lý do thực sự Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp

Nguồn: Ian Lloyd Neubauer, “Australia owes France nothing”, Nikkei Asia, 25/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Phản bội. Gian dối. Một cú đâm sau lưng. Một sự bội tín.

Đây chỉ là một vài trong những cách đầy màu sắc mà các quan chức Pháp đã dùng để mô tả quyết định của Australia trong việc hủy bỏ thỏa thuận để đóng 12 tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường hồi năm 2016, thay vào đó bằng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Mỹ và Anh cung cấp.

Bề ngoài, sự phẫn nộ của Pháp – thể hiện qua việc Tổng thống Emmanuel Macron triệu hồi các đại sứ của mình ở Úc và Mỹ – dường như là chính đáng. Rốt cuộc, đã thỏa thuận là thỏa thuận. Đọc tiếp “Lý do thực sự Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp”

Chiến tranh Đông Dương: Vị đắng ngày trở về của lính Pháp

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

Sức mạnh quân sự -nếu có, và sức mạnh tài chính không đủ đem lại chiến thắng. Paris không còn khả năng giữ thuộc địa Đông Dương. Sau trận Điện Biên Phủ, hiệp định Genève tháng 7/1954 và chính thức là đến 1956, toàn bộ binh sĩ Pháp đã rời khỏi Đông Dương với vị đắng trong ngày trở về.

1945-1954, hơn 280.000 quân nhân Pháp thuộc các binh chủng Bộ Binh, Không Quân và Hải Quân đã hiện diện trên chiến trường Đông Dương. Ngày trở về họ đã được tiếp đón như thế nào và sau một cuộc chiến gần 10 năm, còn đọng lại gì từ những đợt hành quân ở Viễn Đông? Đọc tiếp “Chiến tranh Đông Dương: Vị đắng ngày trở về của lính Pháp”

Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương

Tác giả: GS. TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Tóm tắt: Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương đã diễn ra cách đây 65 năm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước viết về sự kiện này. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần được làm rõ. Trên cơ sở những tư liệu mới, một số nhà nghiên cứu ở nước ta đã đi đến những đánh giá mới về một số vấn đề. i) Phải chăng không nên ký Hiệp định mà tiếp tục chiến đấu giải phóng hoàn toàn đất nước, vì lúc đó Mỹ không thể can thiệp; ii) Phải chăng Việt Nam tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ trong thế bị động nên có những hạn chế; iii) Trả lời phòng vấn báo Expressen, Thụy Điển cuối năm 1953 Hồ Chí Minh đã khẳng định: đàm phán chủ yếu giữa Việt Nam và Pháp. Tại sao ý kiến vô cùng sáng suốt, đúng đắn của Bác không được triển khai? Đó là những nội dụng được trình bày trong tham luận. Đọc tiếp “Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương”

07/09/1911: Guillaume Apollinaire bị bắt vì nghi trộm bức tranh Mona Lisa

Nguồn: Guillaume Apollinaire is arrested for stealing the Mona Lisa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1911, nhà thơ Pháp Guillaume Apollinaire đã bị bắt giữ và bỏ tù vì tình nghi đánh cắp bức tranh Mona Lisa của Leonardo da Vinci từ Bảo tàng Louvre ở Paris.

Nhà thơ 31 tuổi nổi danh nhờ quan điểm cấp tiến và việc ủng hộ phong trào nghệ thuật “tiên phong cực đoan” (extreme avant-garde), nhưng nguồn gốc xuất thân của ông vẫn là một bí ẩn. Ngày nay, người ta tin rằng ông sinh ra ở Rome và lớn lên ở Ý. Ông đến Paris năm 20 tuổi và nhanh chóng hòa mình vào phong cách bohemian của thành phố. Đọc tiếp “07/09/1911: Guillaume Apollinaire bị bắt vì nghi trộm bức tranh Mona Lisa”

Vai trò lính thuộc địa Phi trong Chiến tranh Đông Dương

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

Gần một nửa triệu lính Pháp đã điều sang Đông Dương trong thời gian 1945-1954 và đến cuối cuộc chiến, 16% Lực Lượng Viễn Chinh là những người lính châu Phi. Những người lính Đông Dương tới nay vẫn là “một ẩn số”. Những bài viết về đóng góp của những người lính từ thuộc địa châu Phi trong Lực Lượng Viễn Chinh Pháp ở Đông Dương lại càng hiếm hoi hơn.

Một phần lớn các công trình nghiên cứu của nhà sử học Michel Bodin* tập trung vào các thành phần tham gia Lực Lượng Viễn Chinh trong Lục Quân Pháp tại Đông Dương. Ông là tác giả của nhiều tập sách nói về những người lính Pháp, những người lính châu Phi, cho dù Lực Lượng Viễn Chinh còn bao gồm luôn cả binh đoàn Lê Dương với những chiến binh là người nước ngoài tình nguyện và lính bản xứ. Đọc tiếp “Vai trò lính thuộc địa Phi trong Chiến tranh Đông Dương”

Tình báo Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương qua tài liệu quân đội Pháp

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

Tình báo Việt Minh là một “mạng lưới tinh vi”, được “tổ chức chặt chẽ”, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng “theo khuôn mẫu của Liên Xô và Trung Quốc”. Một số tài liệu được giải mật của quân đội Pháp trong chiến tranh Đông Dương cho phép nhà sử học Michel Bodin kết luận như trên trong bài nghiên cứu Les services de renseignements Viet Minh (1945-1954) – Các cơ quan tình báo của Việt Minh (1945-1954) đăng trên tạp chí quân sự Guerres Mondiales et Conflits Contemporains – số 191/1998.

Theo các tài liệu của viện lưu trữ Ban Sử Học Lục Quân của Pháp (SHAT), Trung Quốc đã giúp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập một lực lượng quân đội hiện đại và ngay cả trong ngành tình báo cũng đã có sự can thiệp của nước láng giềng sát cạnh phương bắc của Việt Nam. Trong mắt những người lính thuộc Lực Lượng Viễn Chinh của Pháp, tình báo Việt Minh đã trở thành một vũ khí “rất lợi hại”. Đọc tiếp “Tình báo Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương qua tài liệu quân đội Pháp”

Trung Quốc im lặng về sự can thiệp trong Chiến tranh Đông Dương

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

“Nếu không được Trung Quốc giúp đỡ, Điện Biên Phủ đã không thành”, điều đã được các nhà sử học ghi nhận. Thái độ im lặng của tất cả các bên liên quan trong một thời gian dài về sự trợ giúp đó phản ánh hiềm khích lâu đời trong quan hệ Việt – Trung và bối cảnh địa chính trị của thế kỷ XX.  

Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước khi giành được chính quyền năm 1949 đã quyết định giúp đỡ Việt Minh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của Pháp. Đối với Pháp, sự cấu kết giữa đảng Cộng Sản Trung Quốc với Việt Minh là một bước ngoặt trong chiến tranh Đông Dương (1945-1954) và giải thích cho căng thẳng trong bang giao giữa Paris với Bắc Kinh. Đọc tiếp “Trung Quốc im lặng về sự can thiệp trong Chiến tranh Đông Dương”

14/08/1994: Kẻ khủng bố Carlos ‘the Jackal’ bị bắt giữ

Nguồn: The terrorist known as Carlos the Jackal is captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, tên khủng bố Illich Ramirez Sanchez, hay còn được gọi là Carlos the Jackal (Carlos Chó rừng), đã bị đặc vụ tình báo Pháp bắt ở Khartoum, Sudan. Vì không có hiệp ước dẫn độ với Sudan, các đặc vụ Pháp đã dùng cách chuốc thuốc và bắt cóc Carlos. Chính phủ Sudan, tuyên bố rằng họ đã hỗ trợ vụ bắt giữ, liền yêu cầu Mỹ bỏ nước này ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố.

Sanchez, người có liên kết với Mặt trận Bình dân Giải phóng Palestine, Tổ chức Đấu tranh Vũ trang Ả Rập và Hồng quân Nhật Bản, được tin là kẻ chịu trách nhiệm cho nhiều vụ tấn công khủng bố từ năm 1973 đến năm 1992. Năm 1974, hắn đã giam đại sứ Pháp và 10 người khác làm con tin tại La Haye, yêu cầu chính quyền Pháp thả Yutaka Furuya của Hồng quân Nhật Bản. Đọc tiếp “14/08/1994: Kẻ khủng bố Carlos ‘the Jackal’ bị bắt giữ”

27/07/1794: Robespierre bị lật đổ ở Pháp

Nguồn: Robespierre overthrown in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1794, Maximilien Robespierre, kiến trúc sư Thời kỳ Khủng bố (La Terreur) của Cách mạng Pháp, đã bị Quốc Ước lật đổ và bắt giữ. Là thành viên lãnh đạo Ủy ban An toàn Công cộng (Comité de salut public) từ năm 1793, Robespierre đã ủng hộ hành quyết, chủ yếu bằng máy chém, hơn 17.000 kẻ thù của Cách mạng. Một ngày sau khi bị bắt, Robespierre cùng 21 trong số những cận thần của ông đã bị chém đầu trước một đám đông đầy hả hê tại Quảng trường Cách mạng (Quảng trường Concorde), Paris.

Robespierre sinh tại Arras, Pháp, vào năm 1758. Ông theo học ngành luật nhờ đạt học bổng, đến năm 1789 thì được bầu làm đại diện của thường dân Arras trong Hội nghị các Đẳng cấp. Sau khi Đẳng cấp thứ ba, gồm các thường dân và các giáo sĩ cấp thấp, tuyên bố thành lập Quốc Hội Lập hiến, Robespierre đã trở thành một thành viên nổi bật của cơ quan Cách mạng. Đọc tiếp “27/07/1794: Robespierre bị lật đổ ở Pháp”

17/06/1940: Pháp đầu hàng Đức Quốc Xã

Nguồn: France to surrender to Nazis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Paris chính thức thất thủ và cuộc chinh phục nước Pháp của người Đức đã kết thúc, Thống chế Henri Pétain lên thay Paul Reynaud làm thủ tướng và thông báo ý định ký hiệp định đình chiến với Đức Quốc xã. Ngày hôm sau, Tướng Charles de Gaulle – vốn không được nhiều người biết đến, ngay cả ở Pháp – đã có một buổi phát thanh tới dân Pháp từ Anh, kêu gọi đồng bào của ông tiếp tục cuộc chiến chống Đức.

Là một anh hùng quân đội trong Thế chiến I, Pétain được bổ nhiệm làm phó thủ tướng Pháp vào tháng 05/1940 nhằm thúc đẩy tinh thần đất nước đang trên đà sụp đổ dưới sức mạnh của quân xâm lược Đức Quốc xã. Tuy nhiên, Pétain lại quyết định dàn xếp đình chiến với Đức. Hiệp định đình chiến được Pháp ký vào ngày 22/06, có hiệu lực vào ngày 25/06, và đã khiến hơn một nửa nước Pháp rơi vào tay quân Đức. Đọc tiếp “17/06/1940: Pháp đầu hàng Đức Quốc Xã”

11/05/1987: ‘Đồ tể Lyon’ ra tòa vì tội ác chiến tranh sau 40 năm lẩn trốn

Nguồn: “Butcher of Lyon,” former Nazi Gestapo chief, charged with war crimes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, Klaus Barbie – người đứng đầu đơn vị Cảnh sát Mật của Đức Quốc Xã, Gestapo, tại Lyon, Pháp – đã bị đưa ra xét xử ở Lyon, hơn bốn thập niên sau khi Thế chiến II kết thúc. Ông ta phải đối mặt với bản cáo trạng gồm 177 tội ác chống lại loài người.

Với tư cách là lãnh đạo của Gestapo ở Lyon, Barbie đã ra lệnh đưa 7.500 người Pháp gốc Do Thái hoặc các thành viên lực lượng Kháng chiến Pháp đến trại tập trung, đồng thời cho hành quyết khoảng 4.000 người khác. Ngoài ra, ông ta còn đích thân tra tấn và hành quyết nhiều tù nhân. Năm 1943, ông ta bắt được Jean Moulin, thủ lĩnh của Kháng chiến Pháp, và đã chỉ thị đánh cho Moulin chết từ từ. Năm 1944, ông ta tiến hành vây bắt 44 đứa trẻ người Do Thái và 7 giáo viên khi họ trốn trong một ngôi trường nội trú ở Izieu và đưa toàn bộ nhóm này đến trại tử thần Auschwitz. Trong số 51 người bị bắt hôm ấy, chỉ có duy nhất một giáo viên sống sót. Tháng 08/1944, khi quân Đức chuẩn bị rút khỏi Lyon, Barbie cho tổ chức một chuyến tàu cuối cùng đưa hàng trăm người đến trại tử thần. Đọc tiếp “11/05/1987: ‘Đồ tể Lyon’ ra tòa vì tội ác chiến tranh sau 40 năm lẩn trốn”

02/05/1670: Vua Charles II ban đặc quyền cho Công ty Vịnh Hudson

Nguồn: King Charles II grants charter to Hudson’s Bay Company, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1670, Vua Charles II của Anh đã cấp sắc lệnh trao đặc quyền vĩnh viễn cho Công ty Vịnh Hudson (Hudson’s Bay Company), được thành lập bởi một nhóm các nhà thám hiểm người Pháp, những người đã mở đường cho hoạt động buôn bán lông thú béo bở ở Bắc Mỹ cho các thương gia London. Sắc lệnh này không chỉ trao cho họ thế độc quyền thương mại mà còn cả quyền kiểm soát khu vực rộng lớn xung quanh Vịnh Hudson của Bắc Mỹ.

Mặc dù phải đối mặt với tranh chấp từ các thương nhân người Anh và người Pháp khác trong khu vực, Công ty Vịnh Hudson đã rất thành công trong việc khai thác vùng đất sẽ trở thành miền đông Canada sau này. Trong thế kỷ 18, họ đã giành được lợi thế so với người Pháp, nhưng cũng bị chỉ trích mạnh mẽ ở Anh vì liên tục thất bại trong việc tìm kiếm một lối đi phía tây bắc để ra khỏi Vịnh Hudson. Đọc tiếp “02/05/1670: Vua Charles II ban đặc quyền cho Công ty Vịnh Hudson”

20/03/1778: Vua Louis XVI tiếp các đại sứ Mỹ

Nguồn: King Louis XVI receives U.S. representatives, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, Benjamin Franklin, Silas Deane và Arthur Lee đã tới diện kiến trước vua Vua Louis XVI của Pháp với tư cách là các đại diện chính thức của nước Mỹ. Dù bản thân Louis XVI vẫn hoài nghi về nền cộng hòa non trẻ, nhưng thái độ ghét bỏ đối với người Anh cuối cùng đã khiến ông gạt đi quan ngại của mình và Pháp chính thức công nhận nền độc lập của Mỹ vào tháng 02/1778.

Một vài điều trớ trêu nhất của Cách mạng Mỹ nằm trong chính mối quan hệ giữa Mỹ và Pháp. Năm 1774, khi Quốc hội Pháp quyết định trao quyền tự do tôn giáo và quyền tự trị về tư pháp cho những người Công giáo nói tiếng Pháp ở Quebec, cư dân các thuộc địa Bắc Mỹ đã ‘kinh hoàng’ trước việc những người Công giáo Pháp được trao quyền trên biên giới của họ. Đọc tiếp “20/03/1778: Vua Louis XVI tiếp các đại sứ Mỹ”

Bernard-Henri Lévy: Một gương mặt trí thức Pháp thời nay

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nước Pháp thời nào cũng có những nhà trí thức nổi tiếng trong nước và thế giới. Ở đây xin giới thiệu sơ qua một gương mặt được gọi là nhà trí thức siêu sao, triết gia siêu sao (super star intellectual, super star philosopher) của nước Pháp thời nay.

Đó là Bernard-Henri Lévy mà người Pháp ưa nói ngắn thường gọi tắt là BHL.

Triết gia kiêm nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội, nhà làm phim và đạo diễn điện ảnh sinh năm 1948 này là tác giả của hàng tá đầu sách và nhiều bộ phim. Trong đó ba cuốn sách Ngỡ ngàng nước Mỹ (American Vertigo), Sự man rợ mang bộ mặt con người (Barbarism with a Human Face), Ai giết Daniel Pearl? (Who Killed Daniel Pearl?) và hai bộ phim tài liệu Bosna!Một ngày tại Sarajevo chết chóc (A Day in the Death of Sarajevo) từng làm châu Âu và khắp thế giới biết đến tên tuổi Bernard-Henri Lévy. Đọc tiếp “Bernard-Henri Lévy: Một gương mặt trí thức Pháp thời nay”