15/05/1756: Chiến tranh Bảy năm bắt đầu

Nguồn: The Seven Years War begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1756, Chiến tranh Bảy năm, một cuộc xung đột toàn cầu mà người Mỹ gọi là Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ, đã chính thức bắt đầu khi Anh tuyên chiến với Pháp. Tuy nhiên, các trận chiến và đụng độ giữa Anh và Pháp đã diễn ra ở Bắc Mỹ từ nhiều năm trước.

Đầu những năm 1750, việc Pháp bành trướng sang thung lũng sông Ohio đã liên tục khiến nước này xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756 – năm chính thức bắt đầu Chiến tranh Bảy năm – người Anh đã phải hứng chịu một loạt thất bại trước Pháp và mạng lưới liên minh người Mỹ bản địa rộng lớn của họ. Continue reading “15/05/1756: Chiến tranh Bảy năm bắt đầu”

So sánh chủ nghĩa thế tục ở Pháp và Mỹ

Tác giả: Lê Thiên Hương

Pháp và Mỹ theo hai trường phái rất khác nhau liên quan đến chủ nghĩa thế tục – khởi nguồn cho vấn đề cấm khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo.

Trong chiến dịch bầu cử Tổng thống tại Pháp lần này, chủ đề khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo lại là vấn đề bàn cãi của các chính trị gia. Có nên mở rộng lệnh cấm các biểu tượng tôn giáo “rõ rệt” ở các trường học công tới đại học, hay tới nơi công cộng, đó là điều mà mọi ứng cử viên tổng thống từ cánh hữu đến cánh tả đều khai thác, tìm câu trả lời hợp lý nhất để lấy điểm trước người dân Pháp.

Bên kia bờ đại dương, người Mỹ tỏ ra kinh ngạc trước hiện tượng này ở Pháp, cũng như đã từng ngạc nhiên khi mùa Hè vừa rồi, nhiều thành phố biển nước Pháp ra sắc lệnh cấm mặc “Burkini” (trang phục tắm biển che kín toàn cơ thể cho phụ nữ Hồi giáo). Trên các mặt báo Mỹ, không thiếu những bài bình luận chỉ trích gay gắt Pháp, cho rằng “tự do” bị hạn chế nặng nề bởi các lệnh cấm chống trang phục phụ nữ Hồi giáo, hay đơn giản kết luận rằng Pháp là nước “kỳ thị” cộng đồng người Hồi giáo. Tại sao hai cường quốc phương Tây hàng đầu thế giới Pháp và Mỹ lại có quan điểm khác nhau đến thế? Continue reading “So sánh chủ nghĩa thế tục ở Pháp và Mỹ”

09/05/1955: Tây Đức gia nhập NATO

Nguồn: West Germany joins NATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, mười năm sau khi Đức Quốc Xã bị đánh bại trong Thế chiến II, Tây Đức chính thức gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một nhóm phòng vệ chung nhằm ngăn chặn Liên Xô bành trướng ở châu Âu. Hành động này đánh dấu bước cuối cùng trong việc Tây Đức tham gia hệ thống phòng thủ Tây Âu.

Đức đã bị chia đôi từ năm 1945. Mỹ, Anh và Pháp chiếm đóng Tây Đức và Tây Berlin; Liên Xô kiểm soát Đông Đức và Đông Berlin. Mặc dù cả Mỹ và Liên Xô đã công khai tuyên bố mong muốn của họ về một nước Đức thống nhất và độc lập, nhưng mọi chuyện nhanh chóng trở nên rõ ràng rằng hai phe trong Chiến tranh Lạnh chỉ chấp nhận một nước Đức thống nhất phục vụ lợi ích cụ thể của mình. Continue reading “09/05/1955: Tây Đức gia nhập NATO”

Marine Le Pen là ai?

Nguồn: Christine Ockrent, “Who Is Marine Le Pen,” Project Syndicate, 24/04/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Tôi còn nhớ như in lần đầu ứng cử viên tổng thống Pháp Marine Le Pen xuất hiện trên truyền hình. Đó là trước thềm cuộc vận động bầu cử tổng thống năm 2002 và tôi chịu trách nhiệm điều phối một cuộc tranh luận trên sóng truyền hình công cộng Pháp. Để cân bằng quan điểm chính trị, chúng tôi cần một đại diện từ Đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu, lúc đó do cha của Le Pen, ông Jean-Marie Le Pen, dẫn dắt. Bruno Gollnisch, người quản lý chiến dịch tranh cử và là người có vẻ sẽ kế nhiệm Jean-Marie, đã từ chối tham gia và đề nghị để Marine thế chỗ.

Đây rõ ràng là một món đòn không chỉ đối với một kênh truyền thông bị coi là thù địch, mà còn với chính Le Pen – đối thủ mà Gollnisch không ưa vì theo ông, bà được cha mình đề bạt một cách thái quá trong bộ máy của Đảng Mặt trận Quốc gia. Le Pen phần lớn vẫn là một luật sư vô danh 33 tuổi với kinh nghiệm non nớt dù rõ ràng bà có khiếu hài hước tinh tế. Cuối cùng, kế hoạch của Gollnisch lại phản tác dụng: chỉ vài ngày sau khi Le Pen xuất hiện, tiêu đề trên một tuần san viết rằng, “Đảng Mặt trận Quốc gia có gì mới? Marine!” Continue reading “Marine Le Pen là ai?”

29/04/1429: Joan d’Arc giải phóng Orleans

Nguồn: Joan of Arc relieves Orleans, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1429, trong Chiến tranh Trăm năm, cô gái nông dân 17 tuổi Joan d’Arc (Joan of Arc) đã dẫn dầu một lực lượng người Pháp đến giải phóng thành phố Orleans, vốn đã bị bao vây bởi người Anh kể từ tháng 10.

Ở tuổi 16, Joan nhận được “mặc khải” từ các vị thánh Thiên Chúa giáo, rằng cô phải hỗ trợ Charles, Hoàng thái tử Pháp, giành lấy ngai vàng và đánh đuổi người Anh khỏi nước Pháp. Tin vào sứ mệnh thần thánh của cô, Charles đã ban cho Joan một lực lượng nhỏ. Cô dẫn đoàn quân đến Orleans, và vào ngày 29/04, trong khi đợt tấn công vòng ngoài của người Pháp đã khiến quân Anh kéo tới phía tây thành phố, thì Joan tiến vào cổng thành phía đông. Bằng việc đưa tiếp viện và binh lính vào thành phố bị bao vây, cô cũng trở thành nguồn cảm hứng để người Pháp tiến hành kháng chiến. Continue reading “29/04/1429: Joan d’Arc giải phóng Orleans”

Cuộc cách mạng sắp đến của nước Pháp

Nguồn: Zaki Laïdi, “The Coming French Revolution,” Project Syndicate, 17/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trong vài tuần tới, Pháp sẽ bầu ra vị tổng thống kế tiếp. Với quyền lực hành pháp đáng kể, bao gồm thẩm quyền giải thể Quốc hội, cuộc bầu cử tổng thống tổ chức năm năm một lần là cuộc bầu cử quan trọng nhất của Pháp. Nhưng lần này rủi ro đang lớn hơn bao giờ hết.

Hai ứng cử viên dẫn đầu là Marine Le Pen của Đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu và Emmanuel Macron, bộ trưởng kinh tế dưới thời Tổng thống François Hollande của Đảng Xã hội nhưng đang tranh cử với tư cách là ứng cử viên độc lập. Nếu đúng như dự kiến, Le Pen và Macron sẽ đối đầu trong vòng hai của cuộc bầu cử vào ngày 7 tháng 5, thì đây sẽ là một dấu mốc chính trị lớn đối với nước Pháp: lần đầu tiên trong 60 năm các đảng chính của cả cánh tả lẫn cánh hữu đều không góp mặt trong vòng bầu cử thứ hai. Continue reading “Cuộc cách mạng sắp đến của nước Pháp”

11/04/1803: Talleyrand đề nghị bán Louisiana cho Mỹ

Nguồn: Talleyrand offers to sell Louisiana, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1803, trong một sự kiện bất ngờ của lịch sử ngoại giao, Ngoại trưởng Pháp Charles Maurice de Talleyrand đã đưa ra đề nghị bán toàn bộ Lãnh thổ Louisiana (Louisiana Territory) cho Mỹ.

Talleyrand hoàn toàn không phải kẻ ngốc. Là Ngoại trưởng của Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte, ông là một trong những người quyền lực nhất trên thế giới. Ba năm trước đó, Talleyrand đã thuyết phục Napoleon rằng ông có thể tạo ra một Đế chế Pháp ở Bắc Mỹ. Người Pháp từ lâu đã tuyên bố chủ quyền, dù khá mờ nhạt, đối với vùng đất rộng lớn nằm về phía tây sông Mississippi, được gọi là Lãnh thổ Louisiana. Năm 1800, Napoleon đã bí mật ký một hiệp ước với Tây Ban Nha, giúp người Pháp chính thức giành toàn quyền kiểm soát khu vực. Sau đó, ông bắt đầu đưa quân đội hùng mạnh của mình đến chiếm đóng New Orleans và tăng cường sự thống trị của nước Pháp. Continue reading “11/04/1803: Talleyrand đề nghị bán Louisiana cho Mỹ”

08/03/1957: Ai Cập mở cửa kênh đào Suez

Nguồn: Egypt opens the Suez Canal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, sau khi Israel rút khỏi các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng của Ai Cập, kênh đào Suez được mở cửa trở lại cho giao thương quốc tế. Tuy nhiên, có rất nhiều những đống đổ nát từ Khủng hoảng Kênh đào Suez trên khắp con kênh, và các công nhân Ai Cập và Liên Hiệp Quốc đã phải mất nhiều tuần dọn dẹp trước khi các tàu lớn có thể đi qua.

Kênh đào Suez, nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ bằng lối qua Ai Cập, đã được các kỹ sư người Pháp hoàn thành vào năm 1869. Suốt 88 năm sau đó, con kênh hầu như chỉ thuộc quyền kiểm soát của Anh và Pháp, và châu Âu phụ thuộc vào nó như là một tuyến đường ít tốn kém để vận chuyển dầu từ Trung Đông. Continue reading “08/03/1957: Ai Cập mở cửa kênh đào Suez”

23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên

Nguồn: First council meeting of SEATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, trong cuộc họp hội đồng đầu tiên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố Mỹ cam kết bảo vệ khu vực khỏi sự xâm lăng của cộng sản. Cuộc họp và sự tham gia của Mỹ vào SEATO đã trở thành cơ sở để nước này hoạt động tích cực hơn tại Việt Nam.

SEATO được thành lập tại Manila năm 1954, trong một cuộc họp mà Dulles đứng ra kêu gọi. Sau đó, Mỹ, Anh, Pháp, Úc, New Zealand, Thái Lan, Pakistan và Philippines trở thành các thành viên của tổ chức phòng thủ khu vực này. Mỹ thành lập SEATO chủ yếu là để phản ứng trước “tình hình đang xấu đi” tại Đông Nam Á. Continue reading “23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên”

25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ

Nguồn: Thailand declares war on the United States and England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Thái Lan – “quốc gia bù nhìn” trong tay Nhật Bản, đã tuyên chiến với các nước Đồng minh.

Khi Thế chiến nổ ra ở châu Âu vào tháng 09/1939, Thái Lan đã tuyên bố trung lập. Điều này khiến cho Pháp và Anh vô cùng thất vọng. Hai nước này đều có thuộc địa xung quanh đất Thái và đã hy vọng người Thái sẽ hỗ trợ Đồng minh ngăn chặn Nhật Bản xâm lược các lãnh thổ thuộc khu vực Thái Bình Dương. Nhưng người Thái thậm chí còn đi ngược lại mong muốn của các nước châu Âu, khi “làm bạn” với Nhật Bản và thêm vào sách giáo khoa bản đồ tương lai của “nước Thái Lan rộng lớn” với một phần lãnh thổ nằm trên đất Trung Quốc. Continue reading “25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ”

21/01/1793: Vua Louis XVI bị xử tử

Nguồn: King Louis XVI executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1793, một ngày sau khi bị buộc tội cấu kết với ngoại bang và bị tuyên án tử hình bởi Quốc Ước (National Convention), Vua Louis XVI đã bị đưa lên máy chém ở Quảng trường Cách mạng tại Paris.

Louis XVI lên ngôi năm 1774. Ngay từ đầu, ông đã không phải người thích hợp để xử lý các vấn đề tài chính nghiêm trọng thừa hưởng từ ông nội của mình, vua Louis XV. Năm 1789, trong một nỗ lực cuối cùng để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính của đất nước, Louis triệu tập Hội nghị các Đẳng cấp (States-General) gồm đại diện của Đẳng cấp thứ nhất (tăng lữ), Đẳng cấp thứ hai (quý tộc), và Đẳng cấp thứ ba (gồm đại tư sản, tư sản công thương, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân nghèo). Continue reading “21/01/1793: Vua Louis XVI bị xử tử”

19/01/1950: CHND Trung Hoa công nhận Việt Nam DCCH

Nguồn: Communist China recognizes North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã chính thức công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hành động này giúp chế độ cộng sản của Hồ Chí Minh có được những hỗ trợ tài chính và quân sự mà họ cần trong cuộc chiến chống Pháp. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy Mỹ giữ một vai trò tích cực và năng động hơn trong xung đột ở khu vực Đông Nam Á.

Thực dân Pháp và lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh đã tranh giành quyền kiểm soát Việt Nam kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Mặc dù duy trì lập trường trung lập, chính quyền của Tổng thống Harry S. Truman thực ra vẫn hỗ trợ người Pháp về tiền và vật chất. Continue reading “19/01/1950: CHND Trung Hoa công nhận Việt Nam DCCH”

19/12/1946: Pháp đàn áp Việt Minh

Nguồn: French crack down on Vietnamese rebels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, vào buổi sáng sau khi lực lượng Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh phát động cuộc nổi dậy vào đêm hôm trước ở Hà Nội, thực dân Pháp đã tiến hành đàn áp Việt Minh. Hồ Chí Minh cùng các binh sĩ của mình nhanh chóng rời khỏi thủ đô và tập hợp lại tại vùng nông thôn. Tối hôm đó, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến:

“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Continue reading “19/12/1946: Pháp đàn áp Việt Minh”

Tại sao các chính đảng Pháp bầu cử sơ bộ kiểu Mỹ?

85-why-french-political-parties-are-staging-america-style-primaries

Nguồn:Why French political parties are staging America-style primaries“, The Economist, 14/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Lần đầu tiên, cả hai đảng phái chính thống thuộc cánh tả và trung hữu ở Pháp cùng tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ để lựa chọn ứng cử viên của mình cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới. Trong quá khứ, các đảng phái của Pháp có xu hướng lựa chọn ứng cử viên một cách không công khai, hoặc sau một cuộc bỏ phiếu hẹp giữa các thành viên của đảng. Đôi khi, sự đối địch chưa được giải quyết khiến các ứng cử viên đến từ một gia đình chính trị cùng tham gia chạy đua, dẫn đến việc phiếu bầu bị phân tán.

Lần này, một hệ thống mới đã được đặt ra. Vào ngày 20 và 27 tháng 11, Đảng Cộng hòa trung hữu lần đầu tiên tổ chức cuộc bầu cử mở cửa cho bất kỳ người ủng hộ nào sẵn sàng chi trả 2 euro (2,15 đô la) và ký vào một bản điều lệ về các giá trị của phái trung hữu. Tiếp theo đó là Đảng Xã hội với cuộc bầu cử sơ bộ hai vòng được diễn ra vào ngày 22 và 29 tháng 1 năm tới. Continue reading “Tại sao các chính đảng Pháp bầu cử sơ bộ kiểu Mỹ?”

25/11/1947: Hội đồng Ngoại trưởng London họp về nước Đức

25

Nguồn: London Council of Foreign Ministers meeting begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trong bối cảnh mà một tờ báo gọi là “bầu không khí u ám hoàn toàn”, đại diện của Mỹ, Pháp, Anh, và Liên Xô đã nhóm họp để thảo luận về số phận của châu Âu thời hậu chiến, với trọng tâm là tương lai của nước Đức.

Bầu không khí thực sự rất ảm đạm và đến tháng 12, cuộc họp đã kết thúc trong mâu thuẫn và chống đối lẫn nhau. Vấn đề xác định tương lai nước Đức – vốn đã bị chia thành nhiều phần khác nhau và bị lực lượng từ bốn nước chiếm đóng kể từ khi Thế chiến kết thúc vào năm 1945 – là chìa khóa để hiểu sự thất bại của cuộc họp này. Continue reading “25/11/1947: Hội đồng Ngoại trưởng London họp về nước Đức”

29/10/1956: Khủng hoảng Kênh đào Suez bắt đầu

29-10-1956-israel-invades-egypt-suez-crisis-begins

Nguồn: Israel invades Egypt; Suez Crisis begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, lực lượng vũ trang Israel đã tiến vào Ai Cập và hướng tới kênh đào Suez, khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng. Không lâu sau đó, quân Pháp và Anh cũng nhập cuộc, gây nên “Chiến tranh Lạnh” nghiêm trọng ở Trung Đông.

Chất xúc tác giúp hình thành liên minh Israel-Anh-Pháp chính là quyết định quốc hữu hóa kênh đào Suez của Tổng thống Ai Cập – Gamal Abdel Nasser – vào tháng 7/1956. Căng thẳng đã kéo dài suốt một thời gian. Hai năm trước, quân đội Ai Cập đã bắt đầu gây sức ép buộc người Anh chấm dứt sự hiện diện quân sự ở kênh đào Suez (dù Hiệp ước Anh-Ai Cập 1936 lại cho phép điều đó). Lực lượng của Nasser cũng tham gia vào các trận đánh lẻ tẻ với binh sĩ Israel dọc biên giới hai nước. Còn bản thân nhà lãnh đạo Ai Cập thì chẳng hề che giấu ác cảm của mình đối với quốc gia Do Thái. Continue reading “29/10/1956: Khủng hoảng Kênh đào Suez bắt đầu”

19/10/1812: Napoleon rút khỏi Moskva

19-10-1812-napoleon-retreats-from-moscow

Nguồn: Napoleon retreats from Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1812, một tháng sau khi tiến vào Moskva, nơi mà ít lâu sau đó đã bị thiêu rụi và bỏ hoang, Napoleon Bonaparte và quân Pháp đã cạn kiệt lương thực, buộc phải rút khỏi Nga.

Sau khi Nga hoàng Alexander I từ chối tham gia Hệ thống Lục địa (Continental System, tức cuộc phong tỏa hải quân do Pháp dẫn dắt chống lại nước Anh), Hoàng đế Pháp Napoleon I đã quyết định đưa Đại Quân (Grande Armée) của mình sang xâm lược Nga vào ngày 24/06/1812. Đại Quân bấy giờ có hơn 500.000 binh sĩ và nhân viên, là lực lượng quân sự lớn nhất châu Âu thời đó. Continue reading “19/10/1812: Napoleon rút khỏi Moskva”

Những nghịch lý đằng sau cuộc tranh cãi về burkini

burkiniban

Nguồn: Ian Buruma, “The Battle of the Burkini”, Project Syndicate, 06/09/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Gần đây đã có nhiều phản ứng về việc một số phụ nữ Hồi giáo khi tắm nắng tại các bãi biển ở Pháp mặc một loại trang phục đặc biệt che kín đầu (nhưng không che mặt) và phần lớn cơ thể. Loại trang phục đó được gọi là “burkini”, do Aheda Zanetti, một người phụ nữ Úc gốc Lebanon, thiết kế vào năm 2004 với mục đích giúp những người phụ nữ dù có theo luật Hồi giáo nghiêm khắc nhất cũng có thể bơi lội hoặc chơi thể thao nơi công cộng. Lúc đó Zanetti chẳng thể nào ngờ được phát minh của mình lại có thể gây nên một cuộc tranh cãi trên cấp độ quốc gia. Continue reading “Những nghịch lý đằng sau cuộc tranh cãi về burkini”

Mâu thuẫn giữa Hồi giáo và chủ nghĩa thế tục ở Pháp

burkini

Nguồn: Noëlle Lenoir, “The Burqa and French Values”, Project Syndicate, 25/08/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã có nhiều cơ quan truyền thông phương Tây chỉ trích đạo luật năm 2010 của Pháp về việc cấm che mặt, cụ thể là những chiếc khăn burqa được sử dụng để che đi khuôn mặt và toàn bộ cơ thể của phụ nữ, và sắc lệnh vừa được ban hành vào năm nay cấm sử dụng đồ bơi toàn thân “burkini” tại những bãi biển công cộng cũng đã thu hút nhiều sự chú ý tiêu cực.[1] Việc chỉ trích Pháp trên mặt báo không còn là điều gì mới mẻ, nhưng những người chỉ trích động thái này đã bỏ qua những yếu tố lịch sử và chính trị – xã hội, lý do khiến đa số người Pháp ủng hộ chúng.

Đầu tiên, chủ nghĩa thế tục – hay còn gọi là laïcité – là một nguyên tắc đã định hình xã hội Pháp. Theo Hiến pháp Pháp – mà trong đó tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận được bảo vệ – tất cả công dân có thể chọn theo bất kỳ tôn giáo nào, hoặc không theo tôn giáo nào cả; nói cách khác, họ có thể chỉ trích và nhạo báng các đức tin và phong tục tôn giáo. Continue reading “Mâu thuẫn giữa Hồi giáo và chủ nghĩa thế tục ở Pháp”

14/06/1940: Đức Quốc xã tiến vào Paris

nur009a

Nguồn: Germans enter Paris”, History.com (truy cập ngày 13/06/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1940, người dân Paris bị đánh thức bởi một giọng Đức thông báo qua loa phóng thanh rằng một lệnh giới nghiêm đã được áp đặt từ 8 giờ tối hôm đó khi quân đội Đức tiến vào và chiếm đóng Paris.

Thủ tướng Anh Winston Churchill trong nhiều ngày trước đó đã cố gắng thuyết phục chính phủ Pháp chờ đợi, không theo đuổi hòa bình (bằng cách đầu hàng), rằng Mỹ sẽ bước vào cuộc chiến và hỗ trợ cho Pháp. Thủ tướng Pháp Paul Reynaud đánh điện cho Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt, đề nghị cung cấp viện trợ và Mỹ tuyên bố chiến tranh, và nếu không làm được như vậy thì bất kỳ sự giúp đỡ nào cũng được. Continue reading “14/06/1940: Đức Quốc xã tiến vào Paris”