01/09/1917: Lính Mỹ kể lại việc bị trúng khí độc 

NguồnSoldier recounts brush with poison gasHistory.com 

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, một người lính Mỹ tên Stull Holt đã viết một lá thư kể về những trải nghiệm chiến trường của mình trên Mặt trận phía Tây tại Verdun, Pháp.

Sinh ra tại Thành phố New York vào năm 1896, Holt tham gia phục vụ trong Thế chiến I với vị trí tài xế lái xe cứu thương cho Quân Y Hoa Kỳ (American Ambulance Field Service). Sau đó ông gia nhập Không Quân (American Air Service), nhận nhiệm vụ phi công đầu tiên với tư cách là trung úy.  Continue reading “01/09/1917: Lính Mỹ kể lại việc bị trúng khí độc “

26/08/1346: Trận Crecy

Nguồn: Battle of Crecy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1346, trong Chiến tranh Trăm năm, quân Anh của vua Edward III đã tiêu diệt quân Pháp dưới quyền vua Philip VI trong trận Crecy ở Normandy. Trận chiến này, nơi mà người Anh lần đầu tiên sử dụng cung bắn tên (longbow), được coi là một trong những trận đánh mang tính quyết định nhất trong lịch sử.

Ngày 12/07/1346, khoảng 14.000 quân của Edward đã đổ bộ lên bờ biển Normandy. Từ đây, quân Anh tiến quân lên phía bắc, cướp bóc vùng nông thôn Pháp. Biết được sự xuất hiện của người Anh, Philip liền cho tập hợp một đội quân gồm 12.000 người, gồm khoảng 8.000 kỵ sĩ (mounted knight) và 4.000 lính đánh thuê người Genoa – đội quân chuyên sử dụng ná bắn tên (crossbow). Tại Crecy, Edward cho dừng quân để chuẩn bị cho cuộc tấn công của Pháp. Cuối buổi chiều ngày 26/08, quân của Philip bắt đầu tấn công. Continue reading “26/08/1346: Trận Crecy”

22/08/1914: Thương vong nặng nề trong Trận chiến Biên giới

Nguồn: Heavy casualties suffered in the Battles of the Frontiers, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, khi các lực lượng Pháp và Đức đối đầu nhau trên Mặt trận phía Tây trong tháng mở màn Thế chiến I, những cuộc chạm trán riêng lẻ của ngày hôm trước biến thành một trận chiến toàn diện trong các khu rừng thuộc Ardennes và tại Charleroi, gần ngã ba sông Sambre và Meuse.

Cuốn nhật ký của một người lính Đức đã mô tả sự hỗn loạn khủng khiếp của ngày hôm đó trên các chiến tuyến ở Tintigny, gần Ardennes, nơi Tập đoàn quân số 4 và số 5 của Đức đang chiến đấu chống lại các Tập đoàn quân số 3 và số 4 của Pháp. “ Không thể tưởng tượng được điều gì khủng khiếp hơn…Chúng tôi tiến quân quá nhanh – một người dân đã bắn vào chúng tôi – anh ta bị bắn ngay lập tức – chúng tôi được lệnh tấn công cánh của đối phương trong một rừng sồi – chúng tôi đã mất phương hướng – đội quân rơi vào tình thế nguy hiểm – kẻ địch đã nổ súng – đạn rơi xuống đầu chúng tôi như mưa đá.” Continue reading “22/08/1914: Thương vong nặng nề trong Trận chiến Biên giới”

17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ

Nguồn: Russian troops invade East Prussia, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Tập đoàn quân số 1 và số 2 của Nga bắt đầu tiến vào Đông Phổ, hoàn thành lời hứa của Nga với đồng minh của mình là Pháp trong việc tấn công Đức từ phía đông càng sớm càng tốt nhằm chuyển hướng quân lực của Đức và giảm áp lực lên Pháp trong những tuần đầu của Thế chiến I.

Tập đoàn quân số 1 của Nga, được chỉ huy bởi Pavel Rennenkampf, và Tập đoàn quân số 2, do Aleksandr Samsonov dẫn đầu, tiến quân theo đội hình hai nhánh – cách nhau bởi hồ Masurian, trải dài hơn 100 km – với mục tiêu là cuối cùng tập hợp và kẹp chặt Tập đoàn quân số 8 của Đức ở giữa. Continue reading “17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ”

10/07/1985: Pháp đánh chìm tàu của tổ chức Hòa Bình Xanh

Nguồn: The sinking of the Rainbow Warrior, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, tại bến cảng Auckland ở New Zealand, tàu Rainbow Warrior của Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) đã chìm sau khi các đặc vụ Pháp đi thuyền máy đã gài một quả bom trên thân tàu. Một người, nhiếp ảnh gia người Hà Lan Fernando Pereira, đã thiệt mạng. Rainbow Warrior, con tàu đại diện cho Tổ chức bảo tồn quốc tế Greenpeace, đang chuẩn bị cho một chuyến đi biểu tình đến một địa điểm thử nghiệm hạt nhân của Pháp ở Nam Thái Bình Dương. Continue reading “10/07/1985: Pháp đánh chìm tàu của tổ chức Hòa Bình Xanh”

Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P2)

Tác giả: Trần Bích San

Hệ Thống Giáo Dục Cao Đẳng Và Đại Học Pháp-Việt Khác Biệt Giữa Trường Cao Đẳng Và Đại Học

Hệ thống giáo dục Pháp-Việt (Enseignement Franco-Indigène) áp dụng ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc đã rập khuôn theo chế độ và tổ chức giáo dục của Pháp nhưng được điều chỉnh, thêm bớt cho phù hợp với thực tế ở Đông Dương và chủ yếu là để đạt mục đích khai thác thuộc địa. Vì thế, học chế áp dụng tại Đông Dương cho bậc học cao nhất, hình thức tương tự như ở Pháp (lúc đầu không có thực chất, sau đuợc cải tiến vì lý do chính trị), gồm có hai loại trường là cao đẳng và đại học:

Trường Cao Đẳng (École Supérieure): là loại trường chuyên nghiệp, nhập học phải hội đủ điều kiện văn bằng đòi hỏi và qua một kỳ thi tuyển (concours). Trúng tuyển được cấp học bổng ăn học suốt học trình. Tốt nghiệp phải làm việc cho chính quyền (trong lãnh vực chuyên nghiệp do trường đào tạo) một thời gian ấn định (1), nếu không, theo nguyên tắc, phải bồi thường tiền học bổng. Các trường cao đẳng, đào tạo các chuyên viên có nghề nghiệp nhất định như bác sĩ, kỹ sư, công chức, giáo sư…, chương trình học có qui củ và kỷ luật chặt chẽ. Continue reading “Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P2)”

21/06/1963: Hải quân Pháp rút khỏi NATO

Nguồn: French withdraw navy from NATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, chính phủ Pháp đã gây sốc cho các đồng minh của mình khi thông báo rằng họ sẽ rút hải quân nước mình ra khỏi hạm đội Bắc Đại Tây Dương của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hành động này của Pháp được  người phương Tây cho là bằng chứng của việc Pháp sẽ theo đuổi một chính sách vũ khí hạt nhân độc lập.

Suốt nhiều tháng trước khi Pháp rút quân, Mỹ đã kêu gọi các đồng minh NATO của mình chấp nhận một kế hoạch mà theo đó hạm đội Bắc Đại Tây Dương của NATO sẽ được trang bị tên lửa hạt nhân Polaris. Thủy thủ đoàn của các tàu sẽ đến từ các quốc gia NATO khác nhau. Tuy nhiên, kế hoạch này lại mâu thuẫn với một kế hoạch của Pháp trong đó họ muốn giữ phần lớn kho vũ khí hạt nhân quốc gia trong lực lượng hải quân của mình. Continue reading “21/06/1963: Hải quân Pháp rút khỏi NATO”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P1)

Biên dịch: Việt Xuân

Lời người dịch: Một nhóm tác giả Phần Lan vừa công bố chùm bài điều tra gồm 4 phần về quá trình “thôn tính” châu Âu của Trung Quốc trên trang mạng của YLE (cơ quan phát thanh truyền hình quốc gia Phần Lan). Cụ thể, loạt phóng sự chỉ ra những phương thức mà Trung Quốc đã và đang tiến hành ở châu Âu nhằm thâu tóm kinh tế châu lục này. Chuỗi bài gồm các phần Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ, Đồng tiền Trung Quốc đã đánh hơi sự thành công, Trung Quốc trên những mảnh đất hoang tàn của Hy Lạp, Cảnh quan quốc gia hay phông nền của người Trung Quốc? Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu chuỗi phóng sự này tới độc giả Nghiên cứu Quốc tế.

Bài 1: Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ[1]

Khách du lịch yêu thích rượu đi lại nhộn nhịp trên đường phố cổ kính của thị trấn nhỏ Saint-Émilion. Cô gái trẻ Trung Quốc gần như đánh rơi que kem xuống đất khi có người hỏi cô nghe tên diễn viên Triệu Vi không? Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P1)”

18/06/1915: Quân Pháp ngừng chiến đấu ở vùng Artois

Nguồn: French troops halt fighting in Artois region, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1915, sau vài tuần chiến đấu dữ dội, bao gồm cả chiến đấu giáp lá cà man rợ, nhưng ít thành công, quân đội Pháp đã dừng các cuộc tấn công của họ vào các chiến hào Đức ở vùng Artois thuộc Pháp.

Artois, nằm ở miền bắc nước Pháp giữa Picardy và Flanders, gần Eo biển Manche, là một chiến trường quan trọng mang tính chiến lược trong Thế chiến I và đã chứng kiến ​​những cuộc giao tranh dữ dội trong suốt cuộc xung đột. Trong suốt năm 1915, các cuộc tấn công quan trọng nhất của quân đội Đồng Minh trên Mặt trận phía Tây đã diễn ra ở Artois. Continue reading “18/06/1915: Quân Pháp ngừng chiến đấu ở vùng Artois”

Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P1)

Tác giả: Trần Bích San

Năm Nhâm Tuất 1862 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ gồm 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa. Năm Đinh Mão 1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Hòa ước năm Giáp Tuất 1874 công nhận chủ quyền của Pháp trên toàn thể lãnh thổ Nam Kỳ.  Nam Kỳ trở thành thuộc địa (colonie) của Pháp.

Hai hòa ước năm Quí Mùi 1883 và Patenôtre năm Giáp Thân 1884 công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành đất bảo hộ (protectorat) của Pháp. Ở miền Bắc, trên danh nghĩa, triều đình Huế còn quyền hành nhưng trên thực tế mọi việc do người Pháp điều khiển. Trung Kỳ do triều đình Huế cai trị nhưng được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Pháp (1).  Continue reading “Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P1)”

16/06/1940: Thống chế Petain trở thành Thủ tướng Pháp

Nguồn: Marshal Petain becomes premier of occupied France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Thống chế Henri-Philippe Petain, anh hùng Thế chiến I, đã trở thành Thủ tướng của chính phủ Vichy, Pháp.

Khi người Đức ngày càng chiếm được nhiều lãnh thổ Pháp hơn, Nội các Pháp ngày càng tuyệt vọng mong chờ giải pháp cho cuộc khủng hoảng này. Thủ tướng Paul Reynaud vẫn lạc quan hy vọng, từ chối yêu cầu đình chiến, đặc biệt là khi nước Pháp đã nhận được sự bảo đảm từ Anh rằng cả hai sẽ cùng chiến đấu, và người Anh vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu với Đức ngay cả khi Pháp đã hoàn toàn bị đánh bại. Nhưng những thành viên khác trong chính quyền đã quá chán nản và chỉ muốn có hòa bình. Reynaud từ chức để phản đối. Phó Thủ tướng của ông, Henri Petain, đã thành lập một chính phủ mới và yêu cầu đình chiến – thực ra là đầu hàng – người Đức. Continue reading “16/06/1940: Thống chế Petain trở thành Thủ tướng Pháp”

03/06/1940: Đức ném bom Paris

Nguồn: Germans bomb Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, lực lượng không quân Đức đã ném bom Paris, giết chết 254 người, hầu hết là dân thường.

Quyết tâm phá hoại nền kinh tế và quân sự của Pháp, giảm bớt dân số – nói ngắn gọn, là làm tê liệt tinh thần nước Pháp cũng như khả năng họ ủng hộ các quốc gia bị chiếm đóng khác – người Đức đã ném bom thủ đô Pháp mà không quan tâm chuyện hầu hết nạn nhân là thường dân, kể cả học sinh. Vụ không kích đã thành công trong việc gieo rắc nỗi sợ; Bộ trưởng Nội vụ của Pháp chỉ có thể buộc các quan chức chính phủ không được chạy trốn khỏi Paris bằng cách đe dọa họ với những hình phạt nghiêm trọng. Continue reading “03/06/1940: Đức ném bom Paris”

Tại sao người Pháp tranh luận về một dấu chấm nhỏ?

Nguồn:Why the French are arguing over a small dot”, The Economist, 06/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở nước Pháp, các vấn đề về ngôn ngữ thường khơi dậy những cuộc tranh luận sôi nổi trên toàn quốc. Chỉ vừa mới năm ngoái, những cải cách nhằm đơn giản hóa các cách đánh vần phức tạp – bao gồm cả lựa chọn xóa bỏ dấu mũ của một số từ – đã khuấy động sự bất bình và tạo ra một cuộc phản đối trực tuyến mang tên #JeSuisCirconflexe (Tôi là dấu mũ). Cơn giận dữ về ngôn ngữ mới nhất của Pháp đã dẫn tới sự can thiệp từ thủ tướng và sự cảnh báo của Học viện Pháp ngữ, cơ quan giám hộ chính thức của tiếng Pháp, về một “mối đe dọa chết người” đối với ngôn ngữ này. Nó bắt nguồn từ việc xuất bản một cuốn sách giáo khoa ngữ pháp lớp ba với một dấu chấm hiếm gặp. Tại sao lại có sự căng thẳng đến vậy? Continue reading “Tại sao người Pháp tranh luận về một dấu chấm nhỏ?”

30/05/1431: Joan d’Arc tử vì đạo

Nguồn:  Joan of Arc martyred, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1431, tại xứ Rouen thuộc vùng Normandy do Anh kiểm soát, Joan d’Arc, cô gái nông dân trở thành vị cứu tinh của nước Pháp, đã bị thiêu trói vào cọc vì tội dị giáo.

Joan sinh năm 1412, là con gái của một nông dân làm thuê ở Domremy, một khu vực nằm trên ranh giới  lãnh thổ của các công tước xứ Bar và Lorraine. Năm 1415, cuộc Chiến tranh Trăm năm giữa Anh và Pháp bước vào giai đoạn quyết định khi vị vua trẻ Henry V của nước Anh xâm chiếm nước Pháp và giành được hàng loạt những chiến thắng mang tính quyết định chống lại các lực lượng của vua Charles VI. Continue reading “30/05/1431: Joan d’Arc tử vì đạo”

27/05/1940: Chiến dịch Dynamo tại Dunkirk kết thúc

Nguồn: Operation Dynamo at Dunkirk ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, khi quân Đức tiến vào miền bắc nước Pháp trong giai đoạn đầu của Thế chiến II, họ đã cắt đứt liên hệ giữa quân Anh với đồng minh người Pháp, dẫn đến một cuộc di tản rất lớn của những người lính trên biển Bắc, từ thị trấn Dunkirk tới nước Anh.

Bị mắc kẹt trước biển, quân Đồng Minh đã nhanh chóng bị người Đức bao vây tứ phía. Đến ngày 19/05/1940, các chỉ huy của quân Anh đã cân nhắc việc rút toàn bộ Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF) bằng đường biển. Continue reading “27/05/1940: Chiến dịch Dynamo tại Dunkirk kết thúc”