Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ

Nguồn: Max Boot, “Reagan Didn’t Win the Cold War,” Foreign Affairs, 06/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Huyền thoại về sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến Đảng Cộng hòa đi chệch hướng trong vấn đề Trung Quốc.

Khi các đảng viên Cộng hòa lập ra chiến lược đối phó với Trung Quốc ngày nay, nhiều người trong số họ xem cách tiếp cận đối đầu của Tổng thống Ronald Reagan đối với Liên Xô như một hình mẫu để noi theo. H. R. McMaster, người từng là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Donald Trump, lập luận rằng “Reagan có một chiến lược rõ ràng để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu với Liên Xô. Cách tiếp cận của Reagan – gây áp lực kinh tế và quân sự mạnh mẽ lên một đối thủ siêu cường – đã trở thành nền tảng cho tư duy chiến lược của Mỹ. Nó đã đẩy nhanh hồi kết của cường quốc Liên Xô và dẫn đến một kết cục hòa bình cho Chiến tranh Lạnh đã kéo dài nhiều thập kỷ.” Continue reading “Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ”

18/11/1987: Quốc hội Mỹ ra báo cáo cuối cùng về bê bối Iran-Contra

Nguồn: Congress issues final report on Iran-Contra scandal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, sau gần một năm điều trần về vụ bê bối Iran-Contra, ủy ban điều tra chung của Quốc hội Mỹ đã công bố báo cáo cuối cùng, trong đó kết luận rằng vụ bê bối – liên quan đến một kế hoạch phức tạp, theo đó một phần tiền từ việc bán vũ khí bí mật cho Iran sẽ được sử dụng để tài trợ cho cuộc chiến của phe Contra chống lại chính phủ Sandinista ở Nicaragua – là một vụ việc mà chính quyền Ronald Reagan đã cho thấy thói “bí mật, lừa dối, và coi thường pháp luật.” Continue reading “18/11/1987: Quốc hội Mỹ ra báo cáo cuối cùng về bê bối Iran-Contra”

08/12/1987: Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung

Nguồn: Superpowers agree to reduce nuclear arsenals, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, trong một cuộc họp thượng đỉnh ở Washington, D.C., Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã ký hiệp ước đầu tiên giữa hai siêu cường nhằm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của họ. Các thỏa thuận trước đây chỉ đơn thuần là nỗ lực của hai đối thủ trong Chiến tranh Lạnh nhằm hạn chế sự phát triển kho vũ khí hạt nhân của hai bên. Thỏa thuận lịch sử năm 1987 đã cấm các tên lửa tầm ngắn và tầm trung phóng từ mặt đất. Khi đó, Mỹ và Liên Xô đang sở hữu tổng cộng 2.611 tên lửa thuộc nhóm này, hầu hết nằm ở châu Âu và Đông Nam Á. Continue reading “08/12/1987: Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung”

07/06/1966: Ronald Reagan nhận đề cử Thống đốc California

Nguồn: Ronald Reagan nominated for governor of California, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, cựu diễn viên Ronald Reagan đã nhận được sự đề cử của Đảng Cộng hòa cho chức thống đốc California. Ông thắng cuộc bầu cử vào tháng 11 cùng năm và tuyên thệ nhậm chức vào ngày 02/01/1967. Nhiệm kỳ thống đốc “Tiểu bang Vàng” của Reagan đã mang lại cho ông sự tín nhiệm trong vai trò nhà lãnh đạo chính trị, mở đường cho chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1980.

Reagan sinh ra ở Illinois và từng có thời gian làm công nhân xây dựng, nhân viên cứu hộ, và phát thanh viên trước khi trở thành diễn viên. Vị trí lãnh đạo chính trị đầu tiên của ông là chủ tịch Nghiệp đoàn Diễn viên Điện ảnh (1947-1952). Thật ra, ban đầu ông là thành viên Đảng Dân chủ, nhưng do ngày càng không hài lòng với các chính sách Kinh tế Mới (New Deal) nên đã chuyển sang Đảng Cộng hòa vào năm 1960. Continue reading “07/06/1966: Ronald Reagan nhận đề cử Thống đốc California”

09/04/1987: Ngoại trưởng George Shultz lên án hoạt động gián điệp của Liên Xô

Nguồn: U.S. Secretary of State George Shultz condemns Soviet spying, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, chỉ vài ngày trước khi tới Moscow để đàm phán về kiểm soát vũ khí và một số vấn đề khác, Ngoại trưởng Mỹ George Shultz tuyên bố rằng ông “vô cùng tức giận” về hoạt động có thể là gián điệp của Liên Xô trong Đại sứ quán Mỹ ở nước này. Các quan chức Liên Xô phẫn nộ đáp trả rằng cáo buộc gián điệp là “bịa đặt bẩn thỉu.”

Ngoại trưởng Shultz dự kiến sẽ đến Moscow để đàm phán về nhiều vấn đề, nhưng quan trọng nhất trong số đó là việc cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu. Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã thảo luận về việc cắt giảm vũ khí trong hội nghị thượng đỉnh của họ ở Iceland, vào tháng 10/1986, nhưng đàm phán đã kết thúc trong bất hoà. Gorbachev đã gắn tiến trình cắt giảm tên lửa với việc Mỹ từ bỏ Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (tên thường gọi là chương trình phòng thủ tên lửa “Chiến tranh giữa các vì sao”). Continue reading “09/04/1987: Ngoại trưởng George Shultz lên án hoạt động gián điệp của Liên Xô”

23/10/1983: 241 lính thủy đánh bộ Mỹ bị giết ở Beirut

Nguồn: Beirut barracks blown up, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, một kẻ đánh bom liều chết đã lái một chiếc xe tải chở đầy chất nổ lao thẳng vào doanh trại Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Beirut, giết chết 241 quân nhân. Cũng trong sáng hôm ấy, trong một vụ tấn công khủng bố khác xảy ra cách đó hai dặm, 58 lính Pháp đã thiệt mạng. Thủy quân Lục chiến Mỹ là một phần của lực lượng đa quốc gia được cử đến Lebanon vào tháng 8/1982 để giám sát việc người Palestine rút khỏi Lebanon. Ngay từ những ngày đầu, sứ mệnh này đã gặp phải nhiều vấn đề – và con số thương vong cứ ngày một tăng cao. Continue reading “23/10/1983: 241 lính thủy đánh bộ Mỹ bị giết ở Beirut”

05/08/1981: Ronald Reagan sa thải 11.359 kiểm soát viên không lưu

Nguồn: Ronald Reagan fires 11,359 air-traffic controllers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan bắt đầu cho sa thải 11.359 kiểm soát viên không lưu đã vi phạm sắc lệnh hành pháp – vốn yêu cầu họ phải quay lại làm việc. Hành động của Tổng thống, được nhiều người coi là cực đoan, đã làm trì trệ đáng kể vận tải hàng không trong nhiều tháng.

Hai ngày trước đó, vào ngày 03/08, gần 13.000 kiểm soát viên không lưu đã đình công sau khi các cuộc đàm phán với chính phủ liên bang nhằm tăng lương và rút ngắn tuần làm việc của họ không đạt được kết quả. Nhóm kiểm soát viên phàn nàn về điều kiện làm việc khó khăn và về việc mọi người không thừa nhận những áp lực mà họ phải đối mặt. Trên cả nước Mỹ, khoảng 7.000 chuyến bay đã bị hủy. Continue reading “05/08/1981: Ronald Reagan sa thải 11.359 kiểm soát viên không lưu”

23/03/1983: Reagan kêu gọi sử dụng công nghệ chống tên lửa mới

Nguồn: President Reagan calls for new antimissile technology, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, trong một bài phát biểu trước cả nước, Tổng thống Ronald Reagan đề xuất Mỹ nên bắt tay vào chương trình phát triển công nghệ chống tên lửa có thể khiến nước này gần như không thể bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân. Bài phát biểu của Reagan đánh dấu sự khởi đầu của cái được gọi là “Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược” (Strategic Defense Initiative – SDI) đầy tranh cãi.

Bất chấp việc ông có luận điệu chống cộng mạnh mẽ, Reagan đã coi việc kiểm soát vũ khí hạt nhân là một trong những điểm mấu chốt trong chính quyền của mình. Tuy nhiên, đến năm 1983, các cuộc đàm phán với Liên Xô đã bị đình trệ do các vấn đề như: loại vũ khí nào nên được kiểm soát, loại biện pháp kiểm soát nào nên được thiết lập và làm thế nào để đánh giá mức độ tuân thủ các biện pháp kiểm soát đó. Đây cũng là thời điểm Reagan trở nên đặc biệt quan tâm đến ý tưởng được đề xuất bởi một số cố vấn quân sự và khoa học của mình, bao gồm cả Tiến sĩ Edward Teller, “cha đẻ của bom hydrogen.” Continue reading “23/03/1983: Reagan kêu gọi sử dụng công nghệ chống tên lửa mới”

13/08/1981: Reagan ký Đạo luật Thuế Phục hồi Kinh tế (ERTA)

Nguồn: Reagan signs Economic Recovery Tax Act (ERTA), History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, tại tư trang Rancho del Cielo của mình ở California, Ronald Reagan đã ký Đạo luật Thuế Phục hồi Kinh tế (Economic Recovery Tax Act, ERTA) – một gói giảm thuế và ngân sách mang tính lịch sử, trở thành nền tảng chính sách kinh tế cho chính quyền của ông.

Trong chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng năm 1980, Reagan đã ủng hộ “kinh tế trọng cung” (supply-side economics), lý thuyết sử dụng cắt giảm thuế làm động lực khiến các cá nhân và doanh nghiệp làm việc và sản xuất hàng hóa (cung) thay vì khuyến khích người tiêu dùng mua hàng (cầu). Tại Quốc Hội, Hạ nghị sĩ Jack Kemp (Đảng Cộng hòa, bang New York) và Thượng nghị sĩ Bill Roth (Đảng Cộng hòa, bang Delaware), từ lâu đã ủng hộ các nguyên tắc trọng cung đằng sau ERTA, nên văn bản này còn được gọi là Đạo luật Kemp-Roth. Continue reading “13/08/1981: Reagan ký Đạo luật Thuế Phục hồi Kinh tế (ERTA)”

16/03/1988: Tổng thống Reagan đưa 3.000 quân đến Honduras

Nguồn: President Reagan orders troops into Honduras, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1988, Tổng thống Ronald Reagan đã điều hơn 3.000 lính Mỹ tới Honduras và tuyên bố rằng các binh lính Nicaragua đã vượt qua biên giới của họ. Đây là một phần trong nỗ lực gây áp lực lên chính phủ cánh tả Sandinista ở Nicaragua. Cũng như nhiều hành động khác từng được thực hiện dưới thời Reagan để chống lại Nicaragua, kết quả là chỉ đem về sự hỗn loạn và chỉ trích nhiều hơn.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 1981, chính quyền Reagan đã sử dụng một loạt các biện pháp nhằm loại bỏ chính phủ cánh tả Sandinista ở Nicaragua. Tổng thống Reagan đã buộc tội các quan chức Sandinista là những con tốt của Liên Xô và đang thành lập một tiền đồn cộng sản ở Tây Bán cầu, dù có rất ít bằng chứng cho điều đó. Tuy nhiên, chính quyền Reagan đã dùng áp lực kinh tế lẫn ngoại giao để gây bất ổn cho chế độ Sandinista. Continue reading “16/03/1988: Tổng thống Reagan đưa 3.000 quân đến Honduras”

21/11/1986: Oliver North tiêu hủy chứng cứ Vụ Bê bối Iran-Contra

Nguồn: Oliver North starts feeding documents into the shredding machine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Oliver North, đã cùng với thư ký của ông, Fawn Hall, bắt đầu tiêu hủy các tài liệu có thể tiết lộ sự tham gia của họ vào một loạt các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến việc bán vũ khí cho Iran và chuyển tiền cho một nhóm phiến quân Nicaragua. Ngày 25/11, North bị sa thải nhưng Hall vẫn tiếp tục lén lấy cắp tài liệu cho sếp cũ bằng cách nhét chúng vào váy và giày của cô. Bê bối Iran-Contra, như tên gọi sau này, đã trở thành một nỗi xấu hổ và là vết nhơ pháp lý cho chính quyền Reagan. Continue reading “21/11/1986: Oliver North tiêu hủy chứng cứ Vụ Bê bối Iran-Contra”

19/11/1985: Reagan và Gorbachev tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên

Nguồn: Reagan and Gorbachev hold their first summit meeting, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, lần đầu tiên sau 8 năm, hai nguyên thủ quốc gia Liên Xô và Mỹ đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh. Gặp gỡ tại Geneva, Tổng thống Ronald Reagan và lãnh đạo Mikhail Gorbachev đã không đưa ra bất kỳ thỏa thuận chấn động nào. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ này đã xây dựng nền tảng tốt đẹp cho tương lai, khi hai người có thêm nhiều cuộc nói chuyện cá nhân và dường như đã phát triển một mối quan hệ chân thành và gần gũi.

Cuộc gặp này có phần gây ngạc nhiên cho một số cá nhân tại Mỹ, bởi Reagan thường xuyên có lời lẽ mang tính khiêu khích về chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô, nhưng nó lại phù hợp với mong muốn của vị Tổng thống nhằm kiểm soát cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Continue reading “19/11/1985: Reagan và Gorbachev tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên”

07/07/1981: Sandra Day O’Connor được đề cử vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ

Nguồn: O’Connor nominated to Supreme Court, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan đã đề cử Sandra Day O’Connor, một thẩm phán tòa phúc thẩm ở Arizona, trở thành người phụ nữ đầu tiên tham gia Tối cao Pháp viện trong lịch sử nước Mỹ. Ngày 21/09, Thượng viện nhất trí phê chuẩn việc bổ nhiệm bà vào tòa án cấp cao nhất của quốc gia, và ngày 25/09, bà đã tuyên thệ nhậm chức trong buổi lễ được chủ trì bởi Chánh án Warren Burger.

Sandra Day được sinh ra ở El Paso, Texas, năm 1930. Bà lớn lên trong trang trại chăn gia súc của gia đình ở phía đông nam Arizona, sau đó theo học chuyên ngành kinh tế tại Đại học Stanford. Một tranh chấp pháp lý liên quan đến trang trại của gia đình đã khơi nguồn cho quan tâm của Sarah đối với luật pháp; năm 1950, bà đăng ký vào Trường Luật thuộc Đại học Stanford. Bà chỉ mất hai năm để nhận được bằng luật và được xếp hạng trong tốp đầu lớp. Sau khi tốt nghiệp, bà kết hôn với John Jay O’Connor III, một anh bạn cùng lớp. Continue reading “07/07/1981: Sandra Day O’Connor được đề cử vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ”

31/05/1988: Ba tổng thống Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Nguồn: Three U.S. presidents close chapters on the Cold War, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này trong lịch sử, ba vị tổng thống Hoa Kỳ trong ba năm khác nhau đã thực hiện những bước quan trọng để kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Bắt đầu từ ngày 28 tháng 05 năm 1988, Tổng thống Ronald Reagan đã gặp Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev trong một cuộc hội nghị thượng đỉnh bốn ngày tại Nga. Sau cuộc bầu cử năm 1980, Reagan đã từ bỏ những nỗ lực của Nixon, Ford và Carter nhằm xua tan căng thẳng chính trị giữa hai siêu cường và thay vào đó đã tăng cường chạy đua vũ trang và luận điệu chống Liên Xô. Liên Xô không thể theo kịp với khoản chi tiêu quốc phòng khổng lồ của Hoa Kỳ và điều này, cùng với chính sách của Gorbachev về việc trao quyền tự do ngày càng tăng cho công dân Liên Xô (chính sách glasnost), đã giúp làm xói mòn chủ nghĩa cộng sản cứng rắn ở Nga. Continue reading “31/05/1988: Ba tổng thống Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh”

22/05/1977: Jimmy Carter tái khẳng định cam kết về nhân quyền

Nguồn: Jimmy Carter reaffirms his commitment to human rights, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1977, trong một bài phát biểu tại Đại học Notre Dame, Tổng thống Jimmy Carter đã tái khẳng định cam kết của mình đối với nhân quyền như là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và phê phán “sự sợ hãi quá mức đối với chủ nghĩa cộng sản, điều đã từng khiến chúng ta ủng hộ bất kỳ nhà độc tài nào chia sẻ cùng chúng ta nỗi sợ hãi đó.” Bài phát biểu của Carter đã đánh dấu một hướng đi mới cho chính sách Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ, điều đã mang đến cả sự khen ngợi cũng như tranh cãi. Continue reading “22/05/1977: Jimmy Carter tái khẳng định cam kết về nhân quyền”

17/12/1944: Hoa Kỳ chấm dứt giam giữ người Mỹ gốc Nhật

Nguồn: U.S. approves end to internment of Japanese Americans, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1944, trong Thế chiến II, Thiếu tướng Hoa Kỳ Henry C. Pratt đã ban hành Công bố số 21, trong đó tuyên bố rằng, kể từ ngày 02 tháng 01 năm 1945, những người Mỹ gốc Nhật đã “sơ tán” khỏi Bờ Tây có thể quay trở về nhà của họ.

Vào ngày 19 tháng 02 năm 1942, 10 tuần sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt đã ký Sắc lệnh 9066, cho phép di dời bất kỳ ai hoặc toàn bộ các cụm dân cư khỏi các khu vực quân sự “khi được xem là cần thiết”. Sau đó quân đội đã xác định toàn bộ khu vực Bờ Tây, nơi sinh sống của phần lớn người Mỹ gốc Nhật hoặc có quốc tịch Nhật, là một khu vực quân sự. Continue reading “17/12/1944: Hoa Kỳ chấm dứt giam giữ người Mỹ gốc Nhật”

23/11/1981: Reagan cho phép CIA thành lập Contra

Nguồn: Reagan gives CIA authority to establish the Contras, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan đã ký vào một tài liệu tuyệt mật, Chỉ thị Quyết định An ninh Quốc gia số 17 (NSDD-17), cho phép Cục Tình báo Trung ương (CIA) có quyền tuyển mộ và hỗ trợ một lực lượng 500 người làm phiến quân để thực hiện các hoạt động bí mật chống lại chế độ Sandinista cánh tả ở Nicaragua. Một khoản ngân sách 19 triệu đô la được thành lập cho mục đích đó. Continue reading “23/11/1981: Reagan cho phép CIA thành lập Contra”

12/11/1979: Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran

Nguồn: Carter shuts down oil imports from Iran, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter phản ứng với một mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia bằng cách ngừng nhập khẩu dầu từ Iran.

Đầu tháng đó, vào ngày 04 tháng 11, 66 người Mỹ trong Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tehran đã bị bắt làm con tin bởi một nhóm Hồi giáo cực đoan. Sự kiện đáng báo động này đã khiến Carter và các cố vấn của ông tự hỏi liệu các nhóm khủng bố này hay các nhóm khác có nỗ lực tấn công các nguồn tài nguyên dầu mỏ của Mỹ trong khu vực hay không. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung dầu thô của Iran và việc Carter duy trì một mối quan hệ với nhà vua (Shah) mới bị phế truất của Iran đã tạo thành nguyên nhân căn bản, theo quan điểm của họ, cho việc bắt những người Mỹ làm con tin. Continue reading “12/11/1979: Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran”

17/10/1986: Hoa Kỳ viện trợ cho lực lượng Contra

Nguồn: U.S. aid to Contras signed into law, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1986, trong một chiến thắng ngắn ngủi cho chính sách Nicaragua của chính quyền Reagan, vị Tổng thống này đã ký ban hành đạo luật của Quốc hội phê chuẩn 100 triệu đô la viện trợ quân sự và “nhân đạo” cho Contra. Thật không may cho Ronald Reagan và các cố vấn của ông, vụ bê bối Iran-Contra sắp sửa bùng nổ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu lật đổ chính phủ Sandinista cánh tả ở Nicaragua.

Quốc hội, và đa số công chúng Hoa Kỳ, đã không ủng hộ nỗ lực của chính quyền Reagan để lật đổ chính phủ Sandinista ở Nicaragua. Reagan đã bắt đầu một “cuộc chiến bí mật” để hạ bệ chính phủ Nicaragua ngay sau khi nhậm chức vào năm 1981. Hàng triệu đô la, các khóa đào tạo và vũ khí đã được chuyển đến Contra (một lực lượng vũ trang của những người Nicaragua lưu vong nhằm loại bỏ chế độ Nicaragua cánh tả) thông qua CIA. Continue reading “17/10/1986: Hoa Kỳ viện trợ cho lực lượng Contra”

11/10/1986: Reagan và Gorbachev gặp nhau tại Reykjavik

Nguồn: Reagan and Gorbachev meet in Reykjavik, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, sau cuộc họp thượng đỉnh thành công hồi tháng 11/1985 tại Geneva, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã gặp nhau tại Reykjavik, Iceland, để tiếp tục thảo luận về việc kiểm soát kho vũ khí tên lửa tầm trung của họ ở châu Âu. Nhưng ngay khi sắp sửa đạt được thỏa thuận, đàm phán bất ngờ thất bại do những lời cáo buộc lẫn nhau, và quan hệ Mỹ-Xô đã lùi lại một bước lớn. Continue reading “11/10/1986: Reagan và Gorbachev gặp nhau tại Reykjavik”